Giáo án Lớp 2 tuần 7 (Đậu Thị Giang)

Giáo án Lớp 2 tuần 7 (Đậu Thị Giang)

TẬP ĐỌC (2 tiết):

NGƯỜI THẦY CŨ

I. Mục tiêu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Giáo dục hs kính trọng thầy cô giáo.

II. Chuẩn bị:Tranh (sgk), bảng phụ

 

doc 17 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1154Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 7 (Đậu Thị Giang)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7
Thứ hai : Ngày dạy 11 tháng 10 năm 2010
TẬP ĐỌC (2 tiết):
NGƯỜI THẦY CŨ
I. Mục tiêu:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Người thầy thật đáng kính trọng, tình cảm thầy trò thật đẹp đẽ.(trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Giáo dục hs kính trọng thầy cô giáo.
II. Chuẩn bị:Tranh (sgk), bảng phụ
Tiết 1
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
2 em đọc bài: Ngôi trường mới và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc (tranh).
2. Luyện đọc:
a. Gv đọc mẫu.
b.Hướng dẫn hs luyện đọc và giải nghĩa từ:
* Đọc từng câu:
Hs nối tiếp nhau đọc từng câu.
Gv chú ý sữa sai cho học sinh: xuất hiện, mắc lỗi, nhộn nhịp,
* Đọc từng đoạn trước lớp:
Hs nối tiếp nhau đọc đoạn.
- Gv hướng dẫn ngắt nghỉ câu (bảng phụ)
- 2 em đọc chú giải.
- Gv giải nghĩa thêm từ: Lễ phép - có thái độ, cử chỉ, lời nói kính trọng người trên.
* Đọc từng đoạn trong nhóm.
* Thi đọc giữa các nhóm.
* Lớp đọc đồng thanh.
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài:
? Bố Dũng đến trường để làm gì ?(Tìm gặp lại thầy giáo cũ.)
? Em thử đoán xem vì sao bố Dũng lại tìm gặp thầy ngay ở trường ?(Vì bố vừa về nghỉ phép, muốn đến chào thầy giáo ngay./Vì bố là bộ đội )
? Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?(Bố vội bỏ mũ đang đội trên đầu, lễ phép chào thầy.)
? Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy giáo ?(Kỷ niệm thời đi học...)
? Dũng nghĩ gì khi bố đã ra về ?(Bố cũng có lần mắc lỗi,....) 
Gv nêu câu hỏi – hs trả lời – gv chốt lại.
4. Luyện đọc:
2 – 3 nhóm thi đọc phân vai.
5. Củng cố, dặn dò:
? Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì ?(Học sinh nhớ ơn, kính trọng và yêu quý thầy cô giáo.)
Về nhà kể chuyện cho mọi người cùng nghe.
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Biết giải bài toán về nhiều hơn,ít hơn.
 - Hs vận dụng làm toán tốt.
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
-	Nhắc lại cách giải từng loại bài toán về nhiều hơn, ít hơn.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt.
Gv ghi tóm tắt lên bảng.
Vài em nhìn tóm tắt nêu đề toán.
Giúp hs hiểu: kém hơn tức là ít hơn.
Cả lớp trình bày bài giải vào vở.
Gọi 1 em trình bày bảng lớp.Gv cùng cả lớp nhận xét.
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt.
Gv ghi tóm tắt lên bảng.
Hs thực hiện theo các bước tóm tắt bài 2.
Bài 4: Bài giải.
Hs mở sgk (31) quan sát tranh, đọc đề.
Nhận dạng và giải vở.Gv thu chấm bài 3, 4.
 - 2 hs lên bảng chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
Hs nhắc lại cách giải dạng toán: “Nhiều hơn, ít hơn”. 
Về làm các bài tập vbt.
TOÁN:
LUYỆN TẬP GIẢI TOÁN 
I. Mục tiêu:
- Củng cố giải bài toán về nhiều hơn,ít hơn.
- Củng cố cách giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn.
- Rèn kĩ năng tính toán chính xác.
II. Chuẩn bị: 
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Số?
Cho hs làm vào vở BT.
Gọi HS lần lượt nêu kết quả 
Gv nhận xét
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt.
Vài em nhìn tóm tắt nêu đề toán.
Giúp hs hiểu: kém hơn tức là ít hơn.
Cả lớp trình bày bài giải vào vở.
Gọi 1 em trình bày bảng lớp.Gv cùng cả lớp nhận xét.
Bài giải
Số tuổi của em là:
 15 - 5 = 10 ( tuổi)
 Đáp số : 10 tuổi
Bài 3: 1HS đọc đề bài, GV tóm tắt lên bảng
	Nhà thứ nhất 	: 17 tầng
	Nhà thứ hai ít hơn nhà thứ nhất : 6 tầng
 Nhà thứ hai : ...tầng?
 - HS làm vào vở. 1HS lên bảng giải. Lớp nhận xét.
Bài 4:Số: 
HS làm bài.
Chữa bài:
 a) Có 1 hình chữ nhật
 b) Có 8 hình tam giác
 - Gv thu chấm bài một số em.
4. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. .
Thứ ba: Ngày dạy 12 tháng 10 năm 2010
TOÁN:
KI – LÔ – GAM
I. Mục tiêu:
 - Biết nặng hơn, nhẹ hơn giữa hai vật thông thường.
 - Biết ki-lô-gam là đơn vị đo khối lượng; đọc, viết tên và kí hiệu của nó.
 - Biết dụng cụ cân đĩa,thực hành cân một số đồ vật quen thuộc.
 - Biết thực hiện phép cộng, phép trừ các số kèm đơn vị đo kg.
II. Chuẩn bị: 
Cân đĩa, túi gạo, đường, sách.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
Gv tổng kết dạng toán: “Nhiều hơn, ít hơn”.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Giới thiệu vật nặng hơn, nhẹ hơn:
- Yêu cầu hs: Tay phải cầm sách toán 2, tay trái cầm vở. Quyển nào nặng hơn, quyển nào nhẹ hơn ?
- Hs nhấc 1 quả cân 1 kg - nhấc 1 quyển vở. Vật nào nặng hơn, vật nào nhẹ hơn ?
Vài em lên làm thử - gv kết luận.
3. Giới thiệu cái cân đĩa và cách cân:
Gv cho hs quan sát và giới thiệu cân đĩa.
Gv thực hành cân – hs quan sát.
+ Cân thăng bằng: 2 vật nặng bằng nhau.
+ Cân nghiêng về bên nào thì bên đó nặng hơn.
4. Giới thiệu ki – lô – gam, quả cân 1 kg:
Gv giới thiệu và viết tắt lên bảng: kg.
Hs đọc: “ki – lô – gam”, viết tắt là: kg
Gv giới thiệu các quả cân: 1 kg, 2 kg, 3 kg.
5. Thực hành: 
Bài 1: Đọc, viết theo mẫu.
Hs xem hình vẽ để tập đọc, viết tên kg.
Nêu miệng kết quả cần điền.
Bài 2: Tính( theo mẫu).
Hướng dẫn hs làm vào vở: Đọc kĩ và làm theo như mẫu.
Cộng như cộng số tự nhiên, chú ý tên đơn vị.
- Vài học sinh lên bảng- Chữa bài
6. Củng cố, dặn dò:
Gv nhận xét tiết học. Khắc sâu cho hs đơn vị đo kg.
Hs làm bài tập vbt.
TOÁN:
LUYỆN TẬP VỀ KI - LÔ - GAM 
I. Mục tiêu:
- Củng cố giải bài toán về kg .
- Củng cố cách giải và trình bày bài giải bài toán về kg .
- Rèn kĩ năng tính toán chính xác.
II. Chuẩn bị: 
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:Đọc ,viết ( Theo mẫu)
Cho hs làm vào vở BT.
- Gọi HS lần lượt nêu kết quả : hai ki-lô-gam,một ki- lô- gam, ba ki- lô- gam; 2 kg, 1kg 
Gv nhận xét
Bài 2: Tính (theo mẫu) 
 1kg + 2kg = 3kg	30kg - 20kg =
16kg + 10kg = 	26kg - 14kg =
Giúp hs hiểu: Trừ có kèm theo tên đơn vị. 
Cả lớp làm bài vào vở.
Gọi 2 em trình bày bảng lớp.Gv cùng cả lớp nhận xét.
Bài 3: Giải bài toán theo tóm tắt: 
 - HS làm vào vở
 - 1HS lên bảng giải. Lớp nhận xét.
Bài giải
Số kg cả hai baolà:
 50 + 30 = 80 ( kg )
Đáp số : 80 kg 
Bài 4:Số: 
HS nhìn vào cân để biêt quả dưa cân nặng 4kg. 
 - Gv thu chấm bài một số em.
4. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. .
KỂ CHUYỆN:
NGƯỜI THẦY CŨ
I. Mục tiêu:
- Xác định được 3 nhân vật trong truyện(BT1)
- Kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện(BT2). ĐV hs K,G kể lại toàn bộ câu chuyện;phân vai dựng lại đoạn 2(BT3)
- Giáo dục hs lòng kính trọng thầy cô giáo.
II. Chuẩn bị:
Mũ bộ đội, kính đeo mắt, ca vát.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
4 em dựng lại câu chuyện: “Mẫu giấy vụn”.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện:
a. Nêu tên các nhân vật trong câu chuyện.
? Câu chuyện có những nhân vật nào ?(Thầy giáo, chú Khánh, Dũng)
b. Kể từng đoạn câu chuyện:
Kể chuyện trong nhóm.
Hs kể nối tiếp từng đoạn.
Vài hs kể lại toàn bộ câu chuyện. Gv gợi ý nếu hs lúng túng.
c. Dựng lại phần chính của câu chuyện theo vai(đoạn 2):
*Lần 1: Gv làm người dẫn chuyện, 1 hs vai chú Khánh, 1 hs vai thầy giáo, 1 hs vai Dũng.
*Lần 2: 3 hs xung phong dựng lại câu chuyện theo 3 vai.
Hs được chia thành các nhóm 3 người tập trung dựng lại câu chuyện.
Các nhóm thi dựng lại câu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò:
Gv nhận xét tiết học.
Yêu cầu hs về nhà tiếp tục phân vai dựng lại câu chuyện.
Luyện viết:
NGƯỜI THẦY CŨ
I. Mục tiêu.
 - HS nhìn bảng chép lại một đoạn trong bài:Người thầy cũ .
 - HS viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ đoạn văn
 - Rèn luyện chữ viết cho HS.
II. Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài.
Luyện viết.
GV chép đoạn văn cần luyện viết lên bảng.
HS nhìn bảng đọc lại đoạn văn.
2hs đọc lại
GV lưu ý HS cách trình bày, cỡ chữ
HS nhìn bảng chép đoạn văn vào vở.
GV theo dõi, uốn nắn thêm, nhắc nhở những em viết chưa đẹp, sai cỡ chữ.
GV chấm bài một số em.
 Nhận xét.
Củng cố dặn dò.
Gv nhắc một số HS về nhà luyện viết thêm
Nhận xét giờ học
Thứ tư Ngày dạy 13 tháng 10 năm 2010
TOÁN:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Biết dụng cụ đo khối lượng: cân đĩa, cân đồng hồ (cân bàn).
 - Biết làm tính cộng, trừ và giải toán với các số kèm đơn vị kg.
II. Chuẩn bị:
Cân đồng hồ loại 5 kg.
III. Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: KT vbt
B.Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
Gv cho hs quan sát cân đồng hồ và giới thiệu các bộ phận.
Hướng dẫn hs cách cân.
Hs thực hành cân một số đồ dùng của mình.
Bài 3(cột1):Tính.
Hs ghi (tính rồi ghi kết quả cuối cùng vào bài).
Gv chép đề lên bảng.
Hs nêu miệng – gv ghi nhanh kết quả.
Bài 4: Bài giải.
Hs tự đọc thầm đề toán - nhận dạng - giải vào vở.
Gv lưu ý cách trình bày, viết phép tính.
* Thu chấm – 2 em chữa bài - lớp nhận xét.
Gv trả bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Khắc sâu cho hs cách giải bài toán dạng nhiều hơn, ít hơn có kèm tên đơn vị kg.
Làm bài tập 1, 2 vbt (35).
TẬP ĐỌC :
THỜI KHOÁ BIỂU
I. Mục tiêu:
 - Đọc rõ ràng, dứt khoát thời khóa biểu; bết nghỉ hơi sau từng cột, từng dòng.
 - Hiểu được tác dụng của thời khóa biểu.(TL được các CH 1,2,4; Câu 4 ĐV hs K,G)
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
Đọc mục lục sách tuần 7 + 8 (2 em).
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc:
a. Gv đọc mẫu: 
b. Hướng dẫn hs luyện đọc:
* Luyện đọc trình tự thứ, buổi, tiết.
1 hs đọc ngày thứ 2 theo mẫu sgk.
Các hs khác đọc các ngày còn lại.
Hs luyện đọc theo nhóm.Các nhóm thi đọc.
* Luyện đọc theo trình tự buổi, thứ, tiết.
1 hs đọc thứ 2 theo mẫu sgk.
Nhiều em đọc thời khoá biểu các buổi, ngày còn lại.
Luyện đọc theo nhóm.Các nhóm thi đọc
 * Thi tìm môn học: 1 hs xướng tên 1 ngày, 1 buổi,  ai tìm nhanh, đọc đúng nội dung thời khoá biểu của ngày, những tiết học của buổi đó là thắng.
3. Tìm hiểu bài:
1 hs đọc yêu cầu của bài.
- Cả lớp đọc thầm thời khoá biểu, đếm số tiết từng môn học, số tiết học chính, số tiết học bổ sung, số tiết học tự chọn, ghi lại vào vở nháp.
Trình bày miệng. Hs nhận xét, đánh giá.
? Em cần thời khoá biểu để làm gì ?( Để biết lịch học, chuẩn bị bài ở nhà, mang sách vở và đồ dùng học tập cho đúng).
4. Củng cố, dặn dò:
2 hs đọc thời khoá biểu của lớp.
Rèn thói quen sử dụng thời khoá biểu.
CHÍNH TẢ (TC):
NGƯỜI THẦY CŨ
I. Mục tiêu:
Chép chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
Làm được BT2; BT3a.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
2 – 3 em viết bảng lớp, lớp viết bảng con: 2 chữ có vần ai/ay cụm từ: hai ...  hướng dẫn tới phép tính: 6 + 5 = ?
Đặt tính:
+
6
5
1
1
+ Tính:
* Lập bảng cộng: HS thao tác bằng que tính để tìm kết quả.
6 + 6 	6 + 8
6 + 7 6 + 9
Học thuộc lòng các công thức cộng.
3. Thực hành: 
Bài 1:Tính nhẩm.
Hs vận dụng bảng cộng ghi ngay kết quả vào vbt.
Chữa bài: Lưu ý hs tính chất giao hoán. Ví dụ: 7 + 6 = 6 + 7.
Bài 2: Tính.
Gv nêu bài tập – 2 hs lên bảng.
Lớp làm bảng con.
Gv nhận xét, chữa ngay từng bài.
Bài 3:Số ?.
Gv ghi đề lên bảng - 3 nhóm thảo luận.
Đại diện lên điền kết quả. Nhóm nào nhanh, đúng thì thắng cuộc.
4. Củng cố, dặn dò:
2 em đọc lại bảng cộng 6.
Về làm các bài tập vbt.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:
TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC - TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG
I. Mục tiêu:
 - Tìm được một số từ ngữ về các môn học và hoạt động của người(BT1,2); kể được nội dung mỗi tranh (SGK) bằng một câu(BT3).
 - Chọn được từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu(BT4) 
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm (gạch chân).
Bé Hà là học sinh lớp 1.
Tìm những cách nói có nghĩa giống câu sau: Em không thích nghỉ học.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:Kể tên các môn học ở lớp 2.
1 em đọc yêu cầu.
Hs ghi vở nháp.
Hs phát biểu ý kiến – gv ghi bảng, 3 – 4 hs đọc lại.
Bài 2:Tìm từ chỉ mỗi hoạt động.
Hs quan sát 4 tranh trong sgk tìm từ chỉ hoạt động ghi vbt.
Hs phát biểu ý kiến.
Gv cùng các hs khác nhận xét.
Bài 3: 
Hs nêu và nắm được yêu cầu: Kể lại nội dung mỗi tranh bằng 1 câu.
4 hs lên bảng - cả lớp làm vbt - chữa bài.
Bài 4:Chọn từ chỉ hoạt độngthích hợp với mỗi chỗ trống dưới đây.
Gv giúp hs nắm vững yêu cầu.
Hs thực hiện vào vở.
Gv thu chấm – nhận xét – chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò:
Gv nhận xét tiết học
Về nhà làm các bài tập vbt.
TẬP VIẾT:
CHỮ HOA: E, Ê
I. Mục tiêu:
 - Viết đúng hai chữ hoa E,Ê(1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ - E hoặc Ê), chữ và câu ứng dụng : Em(1 dòng cỡ vừa,1 dòng cỡ nhỏ), Em yêu trường em(3 lần)
II. Chuẩn bị:
Chữ mẫu:
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
Cả lớp viết chữ Đ (bảng con), 2 em lên bảng viết Đẹp.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
* Quan sát, nhận xét:
Gv treo chữ mẫu – hs quan sát.
? Chữ E, Ê cao mấy ô ? Gồm mấy nét ?
- Gv viết chữ mẫu và nhắc lại cách viết: Hs viết bảng con.
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
a. Giới thiệu câu ứng dụng:
1 hs đọc: Em yêu trường em.
Gv giúp hs hiểu nghĩa.
b. Hướng dẫn hs quan sát, nhận xét:
Những chữ cao 1 ô; 1,25 ô; 1,5 ô; 2,5 ô.
Cách đặt dấu thanh.
Gv viết mẫu từ ứng dụng.
c. HS viết bảng con: Em.
4. Hướng dẫn hs viết vở:
Gv nêu yêu cầu – hs viết vở.
5. Chấm, chữa bài:
Gv chấm ½ lớp – nhận xét.
6. Củng cố, dặn dò:
Gv nhận xét tiết học, khen 1 số hs.
Hs viết phần bài tập.
Luyện viết:
CHỮ HOA E, Ê
I. Mục tiêu:
 - HS luyện viết đúng chữ hoa E, Ê, từ và câu ứng dụng.
 - HS viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ.
 - Rèn luyện chữ viết cho HS.
II. Chuẩn bị:
	Chữ mẫu + bảng phụ.
III. Hoạt động dạy học:
	1.Giới thiệu bài:
	2. Hướng dẫn luyện viết.
a, Viết chữ hoa: E, Ê
 	- HS quan sát chữ mẫu, nhận xét:
 ? Chữ E, Ê cao mấy dòng ? Gồm có mấy nét ?
 ? Chữ Ê giống với chữ nào ?
	- HS nhắc lại và hướng dẫn cách viết.
	- GV viết mẫu lên bảng:
 - HS luyện viết bảng con.
b, Luyện viết vở.
	- GV nêu yêu cầu viết:
	+ 1 dòng chữ E, Ê cỡ vừa (cao 5 li)
	+ 2 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ: Em yêu trường em.
 - HS luyện viết vào vở
 - GV theo dõi giúp đỡ thêm các em yếu.
	3. Chấm, chữa bài: 
- GV chấm ½ lớp – nhận xét.
	4. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét chung.
 - Khen 1 số em viết tốt; nhắc nhở những em còn hay mắc lỗi.
Thứ sáu Ngày dạy 15 tháng 10 năm 2010
TOÁN:
26 + 5
I. Mục tiêu:
 - Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5.
 - Biết giải bài toán về nhiều hơn.
 - Biết thực hành đo độ dài đoạn thẳng.
II. Chuẩn bị:	
3 bó que tính + 1 que tính.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
3 em đọc bảng cộng 6.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu phép cộng: 26 + 5.
GV nêu bài toán (sgk).
Dẫn ra phép tính: 26 + 5.
HS thao tác trên que tính để tìm và nêu kết quả.
Hướng dẫn hs đặt tính cột dọc
+
26
 5
 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 nhớ 1.
31
 2 thêm1 bằng 3, viết 3.
Vài hs nhắc lại.
3. Thực hành:
Bài 1 (dòng 1): Tính.
- GV nêu yêu cầu và phép tính:16 + 4; 36 + 6; 46 + 7; 56 + 8; 66 + 9.
Gọi 2 em lên bảng - lớp làm bảng con.
Nhận xét, đánh giá kết quả. Yêu cầu hs nhắc lại các bước.
Bài 3 :
1 hs đọc to đề toán - lớp đọc thầm.
GV hướng dẫn cách giải.
HS giải vở - gv lưu ý cách trình bày.
Bài 4 : Củng cố kĩ năng đo đoạn thẳng.
GV nêu yêu cầu, hs dùng thước có cm để đo (bắt đầu từ 0)
Hs làm bài vào vở.
* GV thu chấm ½ lớp.
1 hs lên bảng trình bày bài giải.
Vài em nêu miệng bài 4.
4. Củng cố, dặn dò :
Khắc sâu cho hs kĩ năng đặt tính, tính.
Về làm các bài tập vbt
Toán:
LUYỆN TẬP VỀ 26 + 5.
I. Mục tiêu:
 - Củng cố về cách thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100, dạng 26 + 5.
 - Biết giải toán bằng một phép cộng .
 - Rèn tính giải toá cho HS.
II.Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Tính 
Cho hs làm vào vở BT.
Gọi HS lên bảng chữa bài
Gv nhận xét
Bài 2:Số 
- HS thực hiện phép tính sau đó điền kết quả vào ô trống. 
- Hs tự làm vào vở
- Hs chữa bài (hs nêu cách tính).Gv nhận xét, 
Bài 3: 1HS đọc đề bài,nêu tóm tắt và giải vào vở.
HS làm vào vở
1HS lên bảng giải.
Bài giải
Tháng sau con Lợn cân nặng là:
16kg + 8kg = 24 (kg)
 Đáp số: 24kg
Lớp nhận xét.
Bài 4: Đo rồi viết số thích hợp vào chỗ chấm:
HS dùng thước đo sau đó điền số vào chỗ chấm. 
Gv thu chấm bài một số em.
4. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét tiết học. .
CHÍNH TẢ (nghe viết):
CÔ GIÁO LỚP EM
I. Mục tiêu:
	- Nghe, viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài Cô giáo lớp em.
Làm được BT2; BT3a.
II. Chuẩn bị:
	 Bảng phụ 
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
Lớp viết bảng con: huy hiệu, tiến bộ, con trăn.
2 em lên bảng 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:
 2. Hướng dẫn nghe viết:
a. Chuẩn bị: 
GV treo bảng phụ đọc bài – 2 em đọc lại.
? Khi cô dạy viết gió nắng thế nào ?
? Câu thơ nào cho thấy bạn hs rất thích điểm 10 cô cho ?
? Mỗi dòng thơ có mấy chữ ?
? Các chữ đầu mỗi dòng viết như thế nào ? 
HS viết bảng con: giảng, dạy, lớp, nghé.
b. HS viết bài:
c. Chấm, chữa bài:
3. Bài tập:
HS làm các bài tập vbt. Chữa bài (miệng).
* Lời giải:
Bài 1: Thuỷ - thuỷ thủ, tàu thuỷ.
Núi - ngọn núi, đồi núi.
Luỹ - luỹ tre, thành luỹ.
Bài 2: Tre, che, trăng, trắng.
4. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét, lưu ý hs cách trình bày bài thơ.
Về nhà luyện viết.
TẬP LÀM VĂN:
KỂ NGẮN THEO TRANH - LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHOÁ BIỂU
I. Mục tiêu:
	- Dựa vào tranh minh họa, kể được câu chuyện ngắn có tên Bút của cô giáo(BT1).
	- Dựa vào thời khóa biểu hôm sau của lớp để trả lời được các câu hỏi ở BT3.
	- Giúp HS biết sử dụng đúng TKB.
II. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
Làm lại bài tập 2 (tuần 6).
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài1(miệng): Kể chuyện theo tranh.
1 em đọc yêu cầu bài tập.
GV hướng dẫn bằng 1 số câu hỏi:
	* Tranh 1: ? Tranh vẻ hai bạn hs đang làm gì?- ? Bạn trai nói gì?- ?Bạn kia trả lời ra sao ?
3 em tập kể đoạn 1.Các hs khác nhận xét.
* Tranh 2: ? Tranh vẻ cảnh gì? - ? Bạn nói gì với cô ?
 * Tranh 3: Gv gợi ý để hs kể tranh 3.
 * Tranh 4: ? Tranh 4 vẻ cảnh gì ? Mẹ bạn nói gì ?
Gọi hs kể toàn bộ câu chuyện.
Bài tập 2(v) : Viết lại thời khoá biểu của lớp em ngày hôm sau.
GV giúp hs nắm yêu cầu bài tập.
HS đọc thầm thời khoá biểu .
1 em đọc thời khoá biểu ngày hôm sau.
HS viết lại vào vbt.
HS nêu miệng - GV nhận xét.
Bài tập 3: Dựa vào thời khoá biểu bài 2.
? Ngày thứ hai có mấy tiết ? Đó là những tiết gì ?(4 tiết: TĐ,TĐ,T,T (ôn)
Em cần mang những sách gì đến trường ?(TV,T.)
3. Củng cố, dặn dò:
GV nhận xét, dặn dò.
Về nhà kể cho mọi người nghe.
SINH HOẠT LỚP
 I. Mục tiêu.
 - HS thấy được ưu khuyết điểm trong tuần, đề ra kế hoạch hoạt động tuần tới.
 - HS có thói quen thực hiện nội quy của lớp.
 - Giáo dục hs lòng say mê học tập
II. Các hoạt động dạy học.
Đánh giá tuần qua.
 - Thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh
 - Nề nếp: thực hiện nghiêm túc nề nếp ra vào lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ 
 - Sĩ số: đảm bảo
 - Đã quyên góp ủng hộ được 18000 đồng.
 - Một số em chưa nghiêm túc trong học tập, hay nói chuyện.
 - Quên sách vở đồ dùng học tập: Cường, Lê Vỹ. 
 - Chưa tự giác lao động vệ sinh lớp
Kế hoạch tuần tới.
Duy trì ổn định nề nếp
Đảm bảo sĩ số.
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ trong mùa mưa: Mặc đủ ấm, có dép đi trong nhà.
Kiểm tra dụng cụ học tập: 15 phút đầu giờ
Về nhà học bài, lên lớp tập trung nghe giảng, phát biểu xây dựng bài
Vệ sinh lớp sạch sẽ.
ĐẠO ĐỨC:
CHĂM LÀM VIỆC NHÀ
I. Mục tiêu:
 - Biết: Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà ,cha mẹ. 
 - Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng.
II. Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: KT vbt
2.Bài mới:
 *Hoạt động 1: Phân tích bài thơ Khi mẹ vắng nhà.
 - MT: Hs biết một tấm gương chăm làm việc nhà ; hs biết chăm làm việc nhà là thể hiện tình yêu thương ông bà, cha mẹ.
 - CTH: 
 + GV đọc bài thơ, 1hs đọc.
 + Thảo luận:
 ? Bạn nhỏ đã làm gì khi mẹ vắng nhà?(luộc rau,cùng chị giã gạo,...)
 ? Việc làm của bạn nhỏ thể hiện tình cảm ntn đv mẹ?(chia sẻ nổi vất vả với mẹ/ thương mẹ)
 ? Em đoán xem mẹ bạn nghỉ gì khi thầy những việc bạn đã làm?(mẹ vui) 
 KL: Bạn nhỏ làm các việc nhà vì bạn thương mẹ,muốn chia sẻ nổi vất vả với mẹ.Việc làm của bạn đem lại niềm vui và sự hài lòng cho mẹ.Chăm làm việc nhà là một đức tính tốt mà chúng ta nên học tập.
 *Hoạt động 2: Bạn đang làm gì?
 - MT: Hs biết được một số việc nhà phù hợp với khả năng của các em.
 - CTH: 
 + Chia lớp 6 nhóm. y/c nêu tên việc nhà mà các bạn nhỏ trong mỗi bức tranh đang làm.
 + Đại diện các nhóm trình bày.
 KL: Chúng ta nên làm những việc nhà phù hợp với khả năng.
 * Hoạt động 3: Điều này đúng hay sai?
 - MT: Hs có nhận thức, thái độ đúng đv công việc gia đình.
 - CTH:
 + GVlần lượt nêu từng ý kiến, y/c hs giơ tay theo quy ước: tán thành, không tán thành, không biết.Hs 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7 T.doc