Giáo án Lớp 2 tuần 5 - Trường tiểu học Đức Yên

Giáo án Lớp 2 tuần 5 - Trường tiểu học Đức Yên

Thể dục

TIẾT 10: ĐỘNG TÁC BỤNG - CHUYỂN ĐỘI HÌNH

I . YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách thực hiện 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng của bài thể dục chung.

- Biết cách chơi và thực hiện theo yêu cầu của trò chơi.

- Ôn 4 động tác đã học và học mới động tác bụng của bài thể dục phát triển chung.

II . ĐỊA ĐIỂM , PHƯƠNG TIỆN

- Sân trường.

- Chuẩn bị trò chơi Kéo cưa lừa xẻ.

 

doc 11 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1339Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 5 - Trường tiểu học Đức Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 1 tháng 10 năm 2009
Thể dục
Tiết 10: Động tác bụng - Chuyển đội hình
I . yêu cầu cần đạt
- Biết cách thực hiện 5 động tác vươn thở, tay, chân, lườn, bụng của bài thể dục chung.
- Biết cách chơi và thực hiện theo yêu cầu của trò chơi.
- Ôn 4 động tác đã học và học mới động tác bụng của bài thể dục phát triển chung.
II . Địa điểm , phương tiện 
- Sân trường.
- Chuẩn bị trò chơi Kéo cưa lừa xẻ.
III . Hoạt động dạy học 
HĐ1:Phần mở đầu
 - Nhận lớp, phố biến nội dung, yêu cầu giờ học.
 - Vỗ tay, hát 
 - Khởi động : Xoay khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay.
HĐ2: Phần cơ bản
- Chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình vòng tròn và ngược lại. Giáo viên dùng khẩu lệnh (2 lần).
- GV hô khẩu lệnh cho HS chuyển đội hình.
 + Học động tác bụng 
 Giáo viên làm mẫu: GV vừa làm mẫu vừa phân tích cho học sinh làm theo.
 + Ôn 4 động tác tay, vươn thở, chân, lườn .
 Thi đua giữa các tổ .
+ Chơi trò chơi: Kéo cưa lừa xẻ.
 Học sinh tự chơi 
 - GV theo dõi, nhận xét.
HĐ3: Phần kết thúc
- Hệ thống nội dung bài học.
- Nhận xét chung giờ học. 
Toán
Tiết 24: Bài toán về nhiều hơn
I. yêu cầu cần đạt
- Biết cách giải và trình bày giải bài toán về nhiều hơn.
- HS cả lớp làm bài tập 1 (không yêu cầu tóm tắt), bài 3.
- HS khá, giỏi làm thêm các bài còn lại.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng cài, mô hình trực quan
III . Hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ
 - Gọi 1 học sinh lên vẽ hình chữ nhật, 1 học sinh vẽ hình tứ giác.
 - Nhận xét, ghi điểm
2- Bài mới 
Giới thiệu bài: Trong giờ học toán hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với một dạng toán có lời văn mới, đó là: Bài toán về nhiều hơn. . 
HĐ1: Giới thiệu bài toán về nhiều hơn
 - Giáo viên: Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả. Hỏi hàng dưới có bao nhiêu quả cam?
 - Học sinh lần lượt lấy các quả cam đặt lên bàn. GV cũng lấy cài lên bảng.
 Hàng trên có 5 quả cam (gài 5 quả cam).
 Hàng dưới có 5 quả cam, thêm 2 quả nữa (gài tiếp 2 quả cam vào bên phải).
 - GV gợi ý để học sinh nêu phép tính và viết câu lời giải.
 - Hãy so sánh số cam hai hàng với nhau?
 - Hàng dưới nhiều hơn bao nhiêu quả?
 - Muốn biết hàng dưới có bao nhiêu quả cam ta làm thế nào? (Thực hiện phép cộng 5 + 2).
 - Yêu cầu HS đọc câu trả lời của bài toán. (Số quả cam hàng dưới có là/ Hàng dưới có số quả cam là).
 - Yêu cầu HS làm vào vở nháp, 1 HS lên bảng lớp làm
 Tóm tắt:
Hàng trên: 5 quả
Hàng dưới nhiều hơn hàng trên: 2 quả
Hàng dưới:  quả?
 Bài giải:
Số quả cam hàng dưới có là:
 5 + 2 = 7 (quả cam)
 Đáp số: 7 quả cam
HĐ2 : Thực hành
 - Học sinh lần lượt nêu yêu cầu bài tập 1, BT2, và tự làm vào vở.
 Gọi HS chữa bài .
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài
- Gọi HS tóm tắt 
- Bài toán cho biết gì? (Hoà có 4 bông hoa, Bình có nhiều hơn Hoà 2 bông hoa)
- Bài toán hỏi gì? (Bình có bao nhiêu bông hoa?)
- Muốn biết Bình có bao nhiêu bông hoa ta làm thế nào?
- Trước khi làm phép tính ta phải trả lời như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở sau đó nhận xét.
Bài giải:
Bình có số bông hoa là:
4 + 2 = 6 (bông hoa)
Đáp số: 6 bông hoa
Bài 2: Gọi học sinh đọc bài toán.
 - Phân tích bài toán. 
 - Bài toán này cho biết những gì liên quan đén số bi của Bảo?
 - Để giải bài toán này chúng ta làm phép tính gì? 
 - Học sinh làm bài tập vào vở.
 - Gọi học sinh chữa bài.
Bài giải:
Số bi Bảo có là:
10 + 5 = 15 (viên)
Đáp số: 15 viên bi
Bài 3: Gọi học sinh đọc bài toán.
 - Phân tích bài toán. 
 - Bài toán này cho biết gì?
 - Bài toán hỏi gì?
 Tóm tắt:
 Mận cao: 95 cm
 Đào cao hơn Mận: 3 cm
 Đào cao:  cm
Bài giải:
Bạn Đào cao là:
95 + 3 = 98 (cm)
Đáp số: 98 cm
3 . Củng cố, dặn dò
- Hôm nay chúng ta vừa học dạng toán gì?
- Chúng ta giảI bài toán nhiều hơn trong bài bằng phép tính gì?
- Giáo viên nhận xét chung giờ học.
Tập viết
Tiết 5: Chữ D hoa
i. yêu cầu cần đạt
- Viết đúng chữ hoa D ( một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Dân ( một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ), Dân giàu nước mạnh (ba lần)
Ii. đồ dùng dạy học
- Chữ mẫu.
III-Hoạt động trên lớp
1-Kiểm tra:
-1 HS lên bảng viết C , Chia ngọt – cả lớp viết vào bảng con.
2- Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Hướng dẫn viết chữ hoa
-HS quan sát và nhận xét các chữ D.
- Độ cao của chữ D 5 li gồm một nét kết hợp của 2 nét cơ bản, nét lượn 2 đầu dọc và nét cong phải nối liền nhau tạo thành vòng xoắn nhỏ ở chân chữ.
- GV viết mẫu: vừa viết vừa nêu qui trình viết
-HS theo dõi.
-Hướng dẫn HS viết trên bảng con
-GV theo dõi .
HĐ3: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng
- GV giới thiệu cụm từ: Dân giàu nước mạnh
- HS đọc câu ứng dụng.
- GV giúp HS hiểu câu ứng dụng.
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
+ Về độ cao của các chữ cái, khoảng cách giữa các chữ.
- GV viết mẫu trên dòng kẻ- HS theo dõi.
- Cả lớp viết vào bảng con.
- GV theo dõi hướng dẫn.
HĐ4: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết
- HS viết lần lượt từng dòng.
- GV đi từng bàn uốn nắn, hướng dẫn HS yếu.
HĐ5: Chấm chữa bài
- GV chấm một số bài.
- Nhận xét, hướng dẫn HS sữa lỗi.
3-Củng cố-dặn dò
- Về nhà hoàn thành bài viết
- Luyện viết thêm ở nhà.
Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2009
Chính tả
Tiết 10 : Cái trống trường em.
I-yêu cầu cần đạt
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng hai khổ thơ đầu của bài: Cái trống trường em.
- Làm được bài tập 2a/ b hoặc 3a/ b. 
- GV nhắc HS đọc bài thơ: Cái trống trường em trước khi viết bài.
II-Hoạt động trên lớp
1-Kiểm tra:
- Gọi 2 – 3 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con ba chữ (tiếng) có âm giữa vần ia hoa ya. 
2-Bài mới:
 HĐ1: GV giới thiệu bài viết:
Bài thơ Cái trống trường em có mấy khổ thơ? Hôm nay các em sẽ viết 2 khổ thơ đầu.
HĐ2: Hướng dẫn nghe viết
* Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc toàn bài, 1 HS đọc lại Cái trống trường em.
H? Nội dung 2 khổ thơ nói lên điều gì?
- Khổ thơ đầu có mấy dấu câu? là những dấu gì?
- Có bao nhiêu chữ viết hoa, vì sao phải viết hoa?
-HS tập viết chữ khó vào bảng con: trống, nghỉ, ngẩm nghĩ, buồn, tiếng.
* HS viết bài vào vở:
-GV đọc từng dòng thơ, lưu ý cách trình bày (viết lùi vào 3, 4 ô tính từ lề vở)
- HS chép bài vào vở.
*Chấm chữa bài
HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài tập 2: 
- HS đọc yêu cầu bài 
- GV hướng dẫn, học sinh làm bài vào vở.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn: Long lanh đáy nước in trời
 Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng
- HS trình bày bài, nhận xét chữa bài.
 Bài tập 3:
- Chia lớp thành 3 nhóm. Mỗi nhóm tìm những tiếng có chứa n/l, en/ eng; im/ iêm.
- Gọi các nhóm trình bày, các nhóm có cùng yêu cầu bổ sung các từ bạn chưa tìm được.
3 -Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- HS về nhà sửa lại những từ viết sai.
Toán
Tiết 25: Luyện tập 
I- yêu cầu cần đạt
- Biết cách giải và trình bày bài giải toán về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau.
- HS cả lớp làm BT1, BT2, BT4
- HS khá giỏi làm thêm các BT còn lại.
II-Hoạt động trên lớp
1-Kiểm tra
- Gọi HS lên bảng giải bài 3.
- GV nhận xét ghi điểm.
2-Luyện tập
- GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK.
Bài 1: HS đọc đề toán
H? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn biết hộp có bao nhiêu bút chì ta làm thế nào?
- HS trả lời từ đó tìm ra cách giải.
- GV hướng dẫn HS giải vào vở.
 Tóm tắt
Cốc có: 6 bút chì
Hộp nhiều hơn cốc: 2 bút chì.
Hộp có:  bút chì?
Bài giải:
Số bút chì trong hộp có là:
6 + 2 = 8 (bút chì)
Đáp số: 8 bút chì
Bài 2: HS đọc đề toán
- Yêu cầu HS dựa vào tóm tắt và đọc đề toán: An có 11 bưu ảnh, Bình có nhiều hơn An 3 bưu ảnh. Hỏi Bình có bao nhiêu bưu ảnh?
Bài giải:
Số bưu ảnh của Bình có là:
11 + 3 = 14 (bưu ảnh)
Đáp số: 14 bưu ảnh
Bài 3: HS KG: Nêu yêu cầu bài toán, giải bài.
Bài giải:
Số người đội 2 có là:
15 + 2 = 17 (người)
Đáp số: 17 người
Bài 4: HS đọc đề toán
- HD tính độ dài đoạn thẳng CD sau đó vẽ đoạn thẳng. 
- HS làm bài vào vở 
- GV bao quát lớp hướng dẫn thêm.
3- Chấm chữa bài
- GV chấm một số bài, nhận xét - chữa bài.
4- Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài mới.
Tập làm văn
Tiết 5: Trả lời câu hỏi - Đặt tên cho bài
I. yêu cầu cần đạt
- Dựa vào tranh trả lời được câu hỏi rõ ràng, đúng ý (BT1), bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài tập 2.
- Biết đọc mục lục một tuần học, ghi được tên các bài tập đọc trong tuần đó (BT3)
 II - Đồ dùng dạy học
 Tranh minh họa ở sách giao khoa (trang 47)
III . Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ: Cho 2 cặp học sinh đóng vai Tuấn trong truyện Bím tóc đuôi sam (nói lời xin lỗi) ( cặp 1)
Cặp 2: Đóng vai Lan trong truyện chiếc bút mực (Cảm ơn bạn Mai)
2 . Bài mới . Giới thiệu bài ghi bảng
 HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập 
 Bài 1: HS nêu yêu cầu ( HS thảo luận nhóm theo cặp thực hành hỏi đáp)
+ Bạn trai đang vẽ ở đâu?
+ Bạn trai nói gi với bạn gái ?
+Bạn gái nhận xét như thế nào ?
+ Hai bạn đang làm gì?
+ Vì sao không nên vẽ bậy?
GV: Hãy ghép nội dung từng bức tranh thành một đoạn văn.
 HS trình bày – nhận xét
Bài 2: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu
- Cả lớp suy nghĩ, nhiều HS phát biểu ý kiến.
- GV kết luận những tên hợp lí.
Không nên vẽ bậy. Đẹp mà không đẹp. Bức vẽ làm hỏng tường 
Bài 3. Gọi 1 học sinh nêu yêu cầu.
 - HS tự tìm và viết tên bài tập đọc ở tuần 6 
 - Gọi 4 HS đọc toàn bộ nội dung tuần 6 theo hàng ngang
 - Tuần 6 chủ điểm: Trường học
Tập đọc: Mẫu giấy vụn - Trang 48
Kể chuyện: Mẫu giấy vụn – Trang 49
Chính tả: Tập chép Mẫu giấy vụn – Trang 50
 - Nhận xét
3. Củng cố , dặn dò
 - Câu chuyện bức vẽ trên tường ,khuyên ta điều gì?
Câu chuyện khuyên chúng ta không nên viết vẽ bậy lên trường, lớp mà phải biết giữ gìn, bảo vệ để trường lớp luôn khang trang, sạch đẹp.
 - Yêu cầu HS kể lại câu chuỵên
 - Nhận xét tiết học
Sinh hoạt lớp
Nhận xét đánh giá cuối tuần
I.yêu cầu cần đạt
 - Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần.
 - Xây dựng kế hoạch tuần tới.
II. Các hoạt động dạy học
 Giới thiệu tiết sinh hoạt.
HĐ1: Đánh giá kết quả hoạt động của lớp trong tuần.
 - Lớp trưởng điều hành. Yêu cầu tổ trởng lên nhận xét từng cá nhân trong tổ.
 - Về nề nếp, học tập và các hoạt động khác.
 - Bình chọn cá nhân xuất sắc đề nghị tuyên dương, nhắc nhở các cá nhân còn chậm tiến.
 - Giáo viên nhận xét và cho lớp bình chọn tổ xuất sắc, nhắc nhở các tổ chậm tiến.
HĐ2. Xây dựng kế hoạch tuần tới.
 - GV lên kế hoạch tuần tới.
 - Các thành viên trong tổ thảo luận, thống nhất kế hoạch.
 - Lớp trưởng thông qua kế hoạch đã được thống nhất.
*GV nhận xét, tuyên dương những cá nhân, tổ xuất sắc. Nhắc nhở những cá nhân chậm tiến cần cố gắng hơn.
Tổng kết tiết sinh hoạt.
Buổi chiều
Thứ sáu ngày 2 tháng 10 năm 2009
Luyện Toán
Luyên tập
I. yêu cầu cần đạt 
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau.
- Làm thêm được một số bài tập giáo viên đưa ra
II - Các hoạt động dạy học
 HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập 
Hướng dẫn HS làm Vở bài tập Toán trang 27.
 Bài 1: HS nêu yêu cầu. Đọc bài toán tự giải 
Chữa bài. HS đưa ra các lời giải khác nhưng phù hợp với bài toán
Bài giải
Số bút chì màu hộp của Bình có là:
8 + 4 = 12 (bút chì)
Đáp số: 12 bút chì
 Bài 2: HS đọc tóm tắt bài toán
Hướng dẫn HS cách giải
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết đội 2 có bao nhiêu người ta thực hiện phép tính gì?
Bài 3: - Yêu cầu HS nêu bài toán dựa vào tóm tắt.
Bài giải
Số nhãn vở Hồng có là:
12 + 3 = 15 (nhãn vở)
Đáp số: 15 nhãn vở
 Bài 4. Gọi 1 học sinh đọc đề bài. GV ghi tóm tắt. HS làm 
 - Chữa bài: Đoạn thẳng Cd dài là:
 8 + 3 = 11 (cm)
 Đáp số: 11 cm
Bài tập làm thêm
Bài 1: Lớp 1A có 18 học sinh, lớp 1B có nhiều hơn lớp 1A 8 học sinh. Hỏi lớp 1B có bao nhiêu học sinh?
Bài 2: Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Lan có: 28 quyển vở
Bình có nhiều hơn An 5 quyển
Hỏi Bình có bao nhiêu quyển vở?
3 . Củng cố, dặn dò 
Trò chơi
 - Đặt đúng đề toán: 7 và 5 
 28 và 15 
HS xem và đặt đề 
- Nhận xét, tuyên dương
Luyện Tiếng Việt
Trả lời câu hỏi - Đặt tên cho bài
I. yêu cầu cần đạt
- Rèn kĩ năng nghe, nói, viết :Dựa vào tranh vẽ và câu hỏi kể lại được từng việc thành câu. Bước đầu tổ chức các câu thành bài và đặt tên.
II- Hoạt động trên lớp
HĐ1: Hướng dẫn HS hoàn thành bài tập SGK.
- HS quan sát tranh sau đó trả lời câu hỏi:
+ Bạn trai đang vẽ ở đâu?
+ Bạn trai nói gì với bạn gái?
+ Bạn gái nhận xét ntn?
+ Hai bạn đang làm gì?
- HS khá có thể liên kết các câu trả lời thành đoạn.
*Luyện thêm: Đọc mục lục tuần 7 rồi viết các bài tập đọc trong tuần đó.
HĐ2: HS làm bài tập:
- HS lần lượt làm các bài tập.
- GV lưu ý HS cách trình bày.
- GV bao quát giúp đỡ HS yếu.
HĐ3: Chấm chữa bài
Củng cố – dặn dò
- HS về nhà hoàn thành bài tập
Luyện Tiếng Việt
Ôn luyện: tên riêng - câu kiểu ai là gì?
I. yêu cầu cần đạt
- Củng cố vốn từ chỉ sự vật
- HS phân biệt được các từ chỉ sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật. Biết viết hoa tên riêng.
- HS có kĩ năng đặt câu theo mẫu ai ? (cái gì? con gì?) là gì?
II-Hoạt động dạy học 
HĐ1:Hướng dẫn HS làm bài tập :
 GV hướng dẫn HS hoàn chỉnh các bài tập trong SGK.
- HS làm bài cá nhân
- GV theo dõi hướng dẫn chung.
- HS trình bày bài – chữa bài.
HĐ2: Luyện thêm: Câu 1: Hãy viết vào chổ trống:
a- Tên hai bạn trong lớp:..
b- Tên một dòng sông hoặc ngọn núi:..
Câu 2: Đặt câu theo mẫu:
- Mẫu : Môn học em yêu thích là môn Tiếng Việt.
Giới thiệu về trường em :
.
Giới thiệu một môn học em yêu thích :
.
Giới thiệu làng ( thôn ,xóm) của em.
..
- HS làm bài- GV theo dõi hướng dẫn chung.
HĐ3: Chấm, chữa bài
 HĐ4: Củng cố - dặn dò

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 2(2).doc