Tập đọc : Tiết 101 + 102
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI (Trang 133)
I.Mục tiêu :
1.Kiến thức : HS hiểu nội dung câu chuyện : Câu chuyện nói về sự thông cảm đáng quý và cách an ủi tế nhị của một bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi vốn rất yêu nghề nghiệp, yêu trẻ nhỏ.
2. Kỹ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, ngắt, nghỉ hơi đúng ; Bước đầu biết đọc bài với giọng kể chuyện nhẹ nhàng, tình cảm.
3. Thái độ : Qua bài văn, HS học được ở bạn nhỏ lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động.
II. Đồ dùng dạy học :
GV : Tranh minh hoạ (sgk), bảng phụ ghi câu luyện đọc
HS : sgk
TUẦN 35 Thứ hai ngày 17 tháng 5 năm 2010 Chào cờ : TẬP TRUNG Tập đọc : Tiết 101 + 102 NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI (Trang 133) I.Mục tiêu : 1.Kiến thức : HS hiểu nội dung câu chuyện : Câu chuyện nói về sự thông cảm đáng quý và cách an ủi tế nhị của một bạn nhỏ với bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi vốn rất yêu nghề nghiệp, yêu trẻ nhỏ. 2. Kỹ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch, ngắt, nghỉ hơi đúng ; Bước đầu biết đọc bài với giọng kể chuyện nhẹ nhàng, tình cảm. 3. Thái độ : Qua bài văn, HS học được ở bạn nhỏ lòng nhân hậu, tình cảm quý trọng người lao động. II. Đồ dùng dạy học : GV : Tranh minh hoạ (sgk), bảng phụ ghi câu luyện đọc HS : sgk III. Các hoạt động dạy học : Tiết 1 1. Ổn định lớp (1p) : HS hát, báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ : (2p) HS : 1 HS đọc TL bài Lượm, trả lời câu hỏi về nội dung bài. GV : Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2 : Luyện đọc GV : Đọc mẫu, hướng dẫn đọc. HS : Đọc nối tiếp câu, kết hợp luyện đọc từ khó. GV : chia đoạn (3 đoạn - như sgk) HS : Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp. GV: Trưng bảng phụ, hướng dẫn đọc ngắt nghỉ. HS : + Luyện đọc đoạn trong nhóm. + Thi đọc giữa các nhóm. + Lớp đọc đồng thanh cả bài. + 1HS đọc phần chú giải (sgk) Tiết 2 Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài HS : đọc thành tiếng, đọc thầm từng đoạn, cả bài, trả lời các câu hỏi trong sgk CH : Bác Nhân làm nghề gì ? HS : Trả lời. + Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào ? + Hai vợ chồng làm cách nào để thoát nạn lụt ? + Hai vợ chồng nhìn thấy mặt đất và muôn vật như thế nào sau nạn lụt ? + Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt ? + Những con người đó là tổ tiên những dân tộc nào ? + Kể thêm tên một số dân tộc trên đất nước ta mà em biết. + Đặt tên khác cho câu chuyện. HS : 2 HS nêu nội dung câu chuyện. GV : Chốt lại nội dung câu chuyện : Hoạt động 4 : Luyện đọc lại HS : 4 HS thi đọc lại câu chuyện. GV : cùng HS nhận xét, bình chọn người đọc hay nhất. (2p) (30p) (18p) (14p) + Từ khó : sào nứa, xúm lại, nặn, làm ruộng, suýt khóc, nông thôn. - Tôi suýt khóc, / nhưng cố tỏ ra bình tĩnh : // - Bác đừng về. // Bác ở đây làm đồ chơi / bán cho chúng cháu. // - Nhưng độ này / chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa. // - Cháu mua / và sẽ rủ các bạn cháu cùng mua.// + Bác Nhân làm nghề nặn đồ chơi bằng bột màu, bán rong trên các vỉa hè thành phố. + Các bạn xúm đông lại ở chỗ dựng cái xào nứa cắm đồ chơi của bác. Các bạn ngắm đồ chơi, tò mò xem hai bàn tay bác khéo léo tạo nên những con giống rực rỡ sắc màu. + Làm theo lời khuyên của dúi : lấy khúc gỗ to, khoét rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày, bảy đêm, rồi chui vào đó, bịt kín miệng lỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra. + Cỏ cây vàng úa. Mặt đất vắng tanh không một bóng người. + Người vợ sinh ra một quả bầu, đem cất bầu lên giàn bếp. Một lần, hai vợ chồng đi làm nương về, nghe thấy tiếng cười đùa trong bếp, lấy bầu xuống, áp tai nghe thì thấy có tiếng lao xao. Người vợ lấy que đốt thành dùi, dùi quả bầu. Từ trong quả bầu, những con người bé nhỏ nhảy ra. + Khơ-mú, Thái, Mường,Hmông, Dao, Ê-đê, Ba-na, Kinh, + Tày, Nùng, Sán Dìu, Cao Lan, (VD: Nguồn gốc các dân tộc trên đất nước Việt Nam / Cùng là anh em. / Anh em cùng một tổ tiên. *Nội dung: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc có chung một tổ tiên. 4. Củng cố (2p): CH : Câu chuyện về nguồn gốc các dân tộc Việt Nam giúp em hiểu điều gì ? (Các dân tộc trên đất nước ta đều là anh em một nhà, có chung một tổ tiên. Phải yêu thương, giúp đỡ nhau.) GV : Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1p): Đọc lại bài, CB bài sau Tiếng chổi tre (Trang 121). Toán: Tiết 150 TIỀN VIỆT NAM (Trang 162) I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp HS : Biết được đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. 2. Kỹ năng : Nhận biết được một số loại giấy bạc : 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng ; Biết thực hành đổi tiền trong trường hợp đơn giản ; Biết làm các phép cộng, phép trừ các số với đơn vị là đồng. 3. Thái độ : HS tích cực, tự giác trong giờ học ; có ý thức tiết kiệm trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Một số loại giấy bạc : 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng ; Bảng phụ (BT2) - HS: III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức (1p) : HS hát, báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra (2p) : HS : Làm bài vào bảng con : 346 274 + 433 + 225 779 499 GV : Nhận xét, cho điểm 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2 : Giới thiệu các loại giấy bạc: 200 đồng, 500 đồng và 1000 đồng GV : gt và cho HS quan sát các tờ giấy bạc 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. HS : Quan sát kĩ cả hai mặt các tờ giấy bạc và nêu nhận xét Hoạt động 2 : Thực hành HS : Nêu y/c của BT1. GV : Hướng dẫn HS làm bài . HS: Quan sát tranh vẽ trong sgk,nêu phép tính giải thích rồi trả lời câu hỏi. CH: Đổi một tờ 200 đồng thì được mấy tờ 100 đồng ? + Đổi một tờ 500 đồng thì được mấy tờ 100 đồng ? + Đổi một tờ 1000 đồng thì được mấy tờ 100 đồng ? HS : Nêu yêu cầu của BT2. GV: H/d HS cách làm bài ; Cho HS làm bài vào bảng phụ (theo nhóm) HS: nhìn hình vẽ, thực hiện phép cộng các số tròn trăm rồi điền số vào ô trống - Trình bày bài. GV: Nhận xét, chữa bài. HS: 1HS đọc yêu cầu của BT3. GV: H/d HS làm bài. HS : Thực hiện liên tiếp các phép cộng, so sánh kết quả tìm được rồi trả lời câu hỏi. GV: cùng HS nhận xét, chữa bài. GV: Nêu y/c của BT4, h/d HS làm bài. HS: Làm bài vào vở ; 2 HS lên bảng làm bài. GV: Chấm điểm một số bài ; Nhận xét, chữa bài. (1p) (7p) (21p) + Tờ giấy bạc 200 đồng có dòng chữ "Hai trăm đồng" và số 200 ; Tờ giấy bạc 1000 đồng có dòng chữ "Một nghìn đồng" và số 1000 ; Bài 1 (162) : + Đổi một tờ 200 đồng thì được 2 tờ 100 đồng. + Đổi một tờ 500 đông thì được 5 tờ 100 đồng. + Đổi một tờ 1000 đồng thì được 10 tờ 100 đồng. Bài 2 (163): Số ? a. 200 đồng 200 đồng 600 đồng 200 đồng 200 đồng b. 700 đồng 200 đồng 100 đồng 200 đồng c. 800 đồng 200 đồng 500 đồng 100 đồng d. 1000 đồng 200 đồng 500 đồng 200 đồng 100 đồng Bài 3 ( 163): A) 200 + 200 + 100 = 500 B) 200 + 200 + 200 = 600 C) 500 + 200 = 700 D) 500 + 200 + 100 = 800 Trả lời: Chú lợn D chứa nhiều tiền nhất. Bài 4 (163) : Tính: 100 đồng + 400 đồng = 500 đồng 900 đồng - 200 đồng = 700 đồng 700 đồng + 100 đồng = 800 đồng 800 đồng - 300 đồng = 500 đồng 4. Củng cố: (2p) HS : nhắc lại nội dung cần ghi nhớ : Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Trong phạm vi 1000 đồng có các loại giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng. GV: nhận xét giờ học 5. Dặn dò (1p): Dặn HS về làm bài ở VBT ; xem trước bài : Luyện tập - Trang 164. Đạo đức : Tiết 32 DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG I. Mục tiêu : 1.Kiến thức : - HS hiểu : Giữ gìn môi trường trong sạch là để bảo vệ sức khoẻ cho mọi người và cho chính mình. 2. Kĩ năng : Phân biệt được hành vi đúng và hành vi sai đối với việc giữ gìn môi trường ; Biết giữ gìn môi trường sống luôn trong sạch. 3.Thái độ : HS có thái độ đồng tình với những người biết bảo vệ môi trường ; không đồng tình với những người không biết bảo vệ môi trường. II. Đồ dùng dạy học : GV : HS : Dụng cụ để vệ sinh lớp học. III. Các hoạt động dạy học : 1. Ổn định lớp (1p) : HS hát 2. Kiểm tra bài cũ : (3p) CH : Vì sao phải bảo vệ loài vật có ích ? (Cần phải bảo vệ loài vật có ích để giữ gìn môi trường, giúp chúng ta được sống trong môi trường trong lành,) GV : Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới : Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Họat động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hành GV : Cho HS quan sát môi trường xung quanh lớp học. CH: Em thấy môi trường xung quanh lớp, xung quanh trường đã được giữ gìn sạch, đẹp chưa ? + Để giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp ta phải làm gì ? + Giữ gìn môi trường sạch có ích lợi gì ? HS : Trả lời lần lượt từng câu hỏi. GV : nhận xét, kết luận : GV : Chia nhóm và cho HS vệ sinh xung quanh lớp học. HS : Thực hành :+ xếp dọn lại lớp học cho sạch, đẹp + Vệ sinh xung quanh lớp học. GV : Theo dõi, nhận xét, tuyện dương HS tích cực làm việc. (1p) (27p) *KL : Giữ gìn môi trường sạch đẹp là bổn phận của mọi người. Đó là nếp sống văn minh giúp cho công việc của mỗi người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khoẻ. 4. Củng cố (2p) GV : nhắc lại nội dung bài : Cuộc sống con người không thể thiếu các loài vật có ích. Cần bảo vệ các loài vật có ích để giữ gìn môi trường, giúp chúng ta được sống trong môi trường trong lành. GV : Nhận xét giờ học. 5. Dặn dò (1p): Sưu tầm tư liệu (bài hát, bài thơ, câu chuyện, tranh, ảnh) về các loài vật có ích. *Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy : Tiết 1 : Chàocờ : Tiết 2 + 3 : Tập đọc:.. Tiết 4 : Toán : Tiết 5 : Đạo đức : Thứ ba ngày 4 tháng 5 năm 2010 Toán: Tiết 151 LUYỆN TẬP (Trang 164) I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: Giúp HS : - Củng cố việc nhận biết và cách sử dụng một số loại giấy bạc. 2. Kỹ năng : Biết sử dụng một số loại giấy bạc : 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng ; Biết làm các phép tính cộng, trừ các số với đơn vị là đồng ; Biết trả tiền và nhận lại tiền thừa trong trường hợp mua bán đơn giản. 3. Thái độ : HS tích cực, tự giác trong giờ học. Có ý thức sử dụng tiết kiệm tiền bạc trong cuộc sống. II. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng nhóm (BT2) ; Phiếu BT(BT3) - HS: III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức (1p) : HS hát, báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra (2p) : HS: 2HS làm bài trên bảng: 200 đồng + 500 đồng = 700 đồng 400 đồng + 600 đồng = 1000 đồng 1000 đồng - 300 đồng = 700 đồng 900 đồng - 300 đồng = 600 đồng GV : Nhận xét, cho điểm 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Hoạt động 2 : Làm bài tập HS : 1HS nêu y/c của BT1. GV : HD HS làm bài. HS : Thực hiện cộng giá trị các tờ giấy bạc cho trong các túi, trả lời lần lượt các câu hỏi của bài toán. GV : Nhận xét, sửa sai HS: 1HS đọc BT2. GV: H/d HS làm bài. HS : Làm bài theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày. GV : cùng HS nhận xét, chữa bài. HS : 1HS đọc yêu cầu của BT3. GV : H/d HS làm bài. HS: Làm bài vào vở, 2 ... a sẽ đứng thẳng, tay phải hướng về Mặt Trời mọc (phương Đông) thì : Tay trái của ta sẽ chỉ phương Tây Trước mặt ta là phương Bắc Sau lưng ta là phương Nam. * Trò chơi: "Tìm phương hướng bằng Mặt Trời" - Một bạn là người đứng làm trục, 1 bạn đóng vai MT, 4 bạn khác, mỗi bạn là một phương. Người còn lại trong nhóm sẽ làm quản trò. - Khi quản trò nói :"Ò ó oMặt Trời mọc" bạn HS làm MT sẽ chạy ra đứng ở một chỗ nào đó, lập tức bạn làm trục sẽ chạy theo và đứng dang tay như hình vẽ Tr.67, các bạn còn lại bạn đóng phương nào thì đứng đúng vị trí của phương đó. - Bạn nào đứng sai vị trí là thua. 4. Củng cố (2p) HS: Nhắc lại nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời. GV: nhận xét giờ học 5. Dặn dò (1p): Về nhà học bài ; Chuẩn bị bài Mặt Trăng và các vì sao _______________________________________________ *Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy: Tiết 1 : Toán .. Tiết 2: Luyện từ và câu:.. . Tiết 3:Tự nhiên và Xã hội ___________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 7 tháng 5 năm 2010 Toán Tiết 154 LUYỆN TẬP CHUNG (Trang 167) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố về: - Cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số ; Tìm một thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ ; Quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng. 2. Kỹ năng: Biết cộng, trừ (không nhớ) các số có ba chữ số ; Biết tìm số hạng, số bị trừ ; Biết quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài thông dụng. 3. Thái độ: HS có thái độ tích cực, tự giác trong học tập. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng nhóm (BT2) ; Phiếu BT (BT3) HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức (1p): HS hát, báo cáo sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ (2p): HS: 2 em lên bảng làm bài : Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị : 456 = 400 + 50 + 6 808 = 800 + 8 260 = 200 + 60 612 = 600 + 10 + 2 GV: Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Làm bài tập HS: 1 HS đọc y/c của BT1 GV: HD HS làm bài trên bảng con HS: Làm bài vào bảng con - giơ bảng. GV: Nhận xét, chữa bài HS: 1 em đọc y/c của BT2 GV: H/d HS làm bài theo nhóm HS: Hoạt động nhóm - trình bày GV: Nhận xét, chữa bài. HS: 1 em đọc y/c của BT3 GV: HD HS làm bài HS: Làm bài vào vở - 2 HS làm bài trên phiếu- trưng trên bảng lớp. GV: cùng HS nhận xét, chữa bài trên bảng. HS: 1HS nêu y/c của BT4 GV: Cho HS thực hành theo nhóm HS: Hoạt động nhóm - trình bày GV: Nhận xét, chữa bài. (1p) (28p) Bài 1 (167): Đặt tính rồi tính: a. b. c. 456 + 323 779 357 + 621 978 421 + 375 796 897 _ 253 644 962 _ 861 101 431 _ 411 20 Bài 2 (167): Tìm x : a. b. 300 + x = 800 x = 800 - 300 x = 500 x - 600 = 100 x = 600 + 100 x = 700 x + 700 = 1000 x = 1000 - 700 x = 300 700 - x = 400 x = 700 - 400 x = 300 Bài 3 (167): > < = 60cm + 40cm = 1m ? 300cm + 53cm < 300cm + 57cm 1km > 800m Bài 4 (167) : Vẽ hình theo mẫu. 4. Củng cố (2p) HS: nhắc lại cách thực hiện phép cộng (không nhớ) các số có ba chữ số. GV: Nhận xét giờ học 5. Dặn dò (1p): Về nhà học bài, làm bài trong VBT ; Chuẩn bị bài Luyện tập - Trang 157. ________________________________________ Tập làm văn Tiết 31 ĐÁP LỜI KHEN NGỢI. TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ (Trang 114) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết cách đáp lời khen ngợi ; Biết cách quan sát tranh, trả lời câu hỏi. 2. Kỹ năng: Đáp lại được lời khen ngợi theo tình huống cho trước (BT1) ; quan sát ảnh Bác Hồ, trả lời được các câu hỏi về ảnh Bác ; Viết được một vài câu ngắn về ảnh Bác Hồ. 3. Thái độ: HS biết kính yêu Bác Hồ, học tập và làm theo năm điều Bác Hồ dạy. II. Đồ dùng dạy học: GV: Ảnh Bác Hồ. HS: VBT III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức (1p): 2. Kiểm tra bài cũ (2p) HS: 1 HS kể lại câu chuyện Qua suối (Tiết TLV tuần 30). GV: Nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Làm bài tập HS: 1HS đọc y/c và các tình huống của BT1. GV: mời 1 cặp HS thực hành đóng vai (làm mẫu) với tình huống a. HS: 1 cặp lên bảng làm mẫu - Từng cặp HS tiếp nối nhau thực hành nói lời khen và lời đáp lại theo các tình huống a, b, c. GV: cùng HS nhận xét, bình chọn cá nhân, nhóm thực hành đóng vai hay nhất, tự nhiên nhất. HS: 1 HS đọc y/c của BT2 GV: HD HS quan sát ảnh Bác treo trên bảng lớp. HS: Ngắm kĩ ảnh Bác, trao đổi theo nhóm để trả lời lần lượt các câu hỏi : CH: a) Ảnh Bác được treo ở đâu ? b) Trông Bác như thế nào (râu, tóc, vầng trán, đôi mắt,) ? c) Em muốn hứa với Bác điều gì ? HS: Đại diện nhóm thi trả lời liền một lúc cả 3 câu hỏi trong sgk. GV: cùng HS nhận xét, góp ý. GV: Nêu y/c của BT3 ; HD HS làm bài. HS: Làm bài vào VBT - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài viết. GV: nhận xét, chấm điểm một số bài. (1p) (28p) Bài 1: Nói lời đáp của em : a) Con cảm ơn bố. / Thật thế hở bố ? Ngày nào con cũng sẽ quét nhà thật sạch để bố mẹ vui. b) Thế ư ? Cảm ơn bạn. / Bạn khen mình quá rồi. c) Cháu cảm ơn cụ, không có gì đâu ạ. Bài 2 : Quan sát ảnh Bác Hồ, trả lời câu hỏi: a) Ảnh Bác Hồ được treo trên tường. b)Trong ảnh, em thấy Bác có bộ râu dài, mái tóc bạc phơ, vầng trán cao và rộng. Đôi mắt hiền từ của Bác như đang cười với em. c) Em muốn hứa với Bác : Bác ơi, cháu sẽ chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng là cháu ngoan của Bác. Bài 3 : Viết một đoạn từ 3 đến 5 câu về ảnh Bác Hồ. Trên bức tường chính giữa lớp học của em treo một tấm ảnh Bác Hồ. Trong ảnh, trông Bác thật đẹp. Râu tóc Bác bạc trắng, vầng trán cao, đôi mắt hiền từ. Em muốn hứa với Bác là em sẽ chăm ngoan, học giỏi để xứng đáng là cháu ngoan của Bác. 4. Củng cố (2p): HS: nhắc lại lời em muốn hứa với Bác : (Em muốn hứa với Bác . để xứng đáng là cháu ngoan của Bác.) GV: Nhận xét giờ học 5. Dặn dò (1p) : Về nhà học bài, thực hành đáp lại lời cha mẹ, người lớn hay bạn bè khen em. ________________________________________________ Chính tả (TC) Tiết 63 CHUYỆN QUẢ BẦU (Trang 118) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài chính tả : Giải thích nguồn gốc ra đời của các dân tộc anh em trên đất nước ta. 2. Kỹ năng: Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài tóm tắt Chuyện quả bầu ; viết hoa đúng tên các dân tộc trong bài CT ; Làm được BT(2) a / b, BT(3) a / b. 3. Thái độ: HS có ý thức rèn luyện chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng nhóm (BT2) HS: Bảng con III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức (1p): 2. Kiểm tra bài cũ (2p) : HS : Cả lớp viết bảng con : con dao , giao việc. GV: Nhận xét, sửa sai. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn tập chép GV: Đọc bài chính tẻpten bảng phụ 1 lần HS: 2 HS đọc lại CH: Nêu nội dung bài chính tả HS: Trả lời + Tìm những tên riêng trong bài chính tả. GV: Cho HS viết tên riêng vào bảng con HS: viết các tên riêng vào bảng con GV: nhận xét, sửa sai GV: cho HS chép bài vào vở HS: Nhìn bảng, chép bài vào vở. GV: + Quan sát, giúp đỡ khi HS viết bài + Thu, chấm một số bài - nêu nhận xét trước lớp. Hoạt động 3: Làm bài tập HS: 1HS đọc y/c của BT2 GV: HD HS làm bài HS: Làm bài theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày GV: Nhận xét, chốt lời giải đúng. HS: đọc y/c của BT3 GV: Hd HS làm bài HS: Làm bài vào bảng con - giơ bảng GV: Nhận xét, chữa bài (1p) (20p) (8p) + Đoạn chép giải thích nguồn gốc ra đời của các dân tộc anh em trên đất nước ta. + Khơ-mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba -na, Kinh. Tên riêng : Khơ-mú, Thái, Tày, Nùng, Mường, Dao, Hmông, Ê-đê, Ba - na, Kinh. Bài 2a (118): Điền vào chỗ trống l hay n ? năm nay , thuyền nan, lênh đênh, ngày này qua tháng khác, chăm lo, qua lại. Bài 3a (119) : Tìm từ: a) nồi - lội - lỗi. b) vui - dai - vai. 4. Củng cố (2p): HS: Nhắc lại nội dung bài chính tả : Giải thích nguồn gốc ra đời của các dân tộc anh em trên đất nước ta. GV: Nhận xét giờ học 5. Dặn dò (1p) : Về viết lại bài chính tả ; Làm bài tập 2b. ___________________________________________________ Âm nhạc Tiết 31 ÔN TẬP BÀI HÁT : BẮC KIM THANG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết bài Bắc kim thang là dân ca Nam Bộ 2. Kỹ năng: Hát đúng giai điệu và lời ca ; Hát đồng đều, rõ lời ; Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. 3. Thái độ: Yêu thích hát dân ca ; thích tìm hiểu về dân ca. II. Đồ dùng dạy học: GV: Thanh phách HS: III. Các hoạt động dạy - học: 1. Ổn định tổ chức (1p): HS hát 2. Kiểm tra bài cũ (2p): HS: 2 HS hát bài Bắc kim thang GV: Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò TG Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Ôn tập bài hát Bắc kim thang GV: Hát lại bài hát 1 lần, HD HS ôn tập. HS: Lắng nghe ; Ôn luyện bài hát (theo CN, nhóm, ĐT) GV: HD HS biểu diễn trước lớp. HS: Tập biểu diễn trước lớp (CN, nhóm) GV: cùng HS nhận xét. Hoạt động 3: Dạy hát lời mới theo điệu Bắc kim thang GV: Trưng bảng phụ chép lời bài hát. GV: Hát mẫu, H/d HS hát kết hợp vận động phụ hoạ HS: Đọc lời ca, hát từng câu - cả bài GV: Theo dõi, sửa sai. HS: Hát kết hợp vận động phụ hoạ - Tập biểu diễn trước lớp (theo nhóm) GV: cùng HS nhận xét, bình chọn nhóm, CN hát hay, hát đúng nhất. (1p) (16p) (12p) *Ôn tập bài hát Bắc kim thang Lời mới : Có con chim là chim chích choè Trưa nắng hè mà đi tới trường Ấy thế mà không chịu đội mũ Tối đến mới về nhà nằm rên Ôi ôi đau quá nhức cả đầu Chích choè ta cảm liền suốt ba ngày đêm. 4. Củng cố (2p): GV: nhắc HS : giữ gìn vệ sinh, giữ gìn sức khoẻ để luôn luôn khoẻ mạnh, không giống như chú cò trong bài hát vừa học. GV: Nhận xét tiết học 5. Dặn dò (1p) : Về nhà ôn lại bài hát. ______________________________________________________ Sinh hoạt TUẦN 32 - Ban cán sự lớp báo cáo hoạt động của lớp trong tuần 32 - GV nhận xét, đánh giá ưu, nhược điểm - Đưa ra phương hướng cho tuần sau. _____________________________________________________ *Tự rút kinh nghiệm sau ngày dạy : Tiết 1: Toán : .. Tiết 2: Tập làm văn :. .. Tiết 3: Chính tả: .. Tiết 4: Âm nhạc: ____________________________________________________________________ ..
Tài liệu đính kèm: