Tiết 1, 2 Môn: Tập đọc
Bài: Bóp nát quả cam
I. Mục tiêu:
* Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- HS đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Đọc phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện.
* Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
- Hiểu ý nghĩa các từ mới trong truyện: Nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu.
- Biết được sự kiện lịch sự và các danh nhân anh hùng được nhắc đến trong truyện.
- Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng căm thù giặc.
LỊCH BÁO GIẢNG Tuần: 33; Từ ngày 25/04/2011 đến ngày 29/04/ 2011 Thứ Ngày Tiết Mơn dạy Thời gian Tên bài dạy Nội dung điều chỉnh từng tiết Tên ĐDDH sử dụng trong tiết dạy Hai 25/04 1 SHDC 25’ Chào cờ 2 Tập đọc 45’ Bĩp nát quả cam ( T1 ) Tranh 3 Tập đọc 45’ Bĩp nát quả cam ( T2 ) 4 Tốn 45’ Ơn tập các số trong phạm vi 1000 5 Đạo đức 40’ Dành cho địa phương Tổng thời gian: 200’ Ba 26/04 1 Chính tả 40’ Nghe – viết: Bĩp nát quả cam Bảng phụ 2 Tốn 40’ Ơn tập các số trong phạm vi 1000 (TT) 3 Kể chuyện 40’ Bĩp nát quả cam Tranh minh hoạ Tổng thời gian: 120’ Tư 27/04 1 Tập đọc 40’ Lượm Tranh 2 Tập viết 40’ Chữ hoa : V ( kiểu 2 ) Mẫu chữ viết 3 Tốn 40’ Ơn tập về phép cộng và phép trừ 4 TN & XH 40’ Mặt trăng và các vì sao Tranh, ảnh Tổng thời gian: 160’ Năm 28/04 1 LT & câu 40’ Từ chỉ nghề nghiệp Bảng phụ 2 Tốn 40’ Ơn tập về phép cộng và phép trừ (TT) Tổng thời gian: 80’ Sáu 29/04 1 Chính tả 40’ Nghe – viết : Lượm Bảng phụ 2 Tốn 40’ Ơn tập về phép nhân và phép chia 3 Tập làm văn 40’ Đáp lời an ũi - kể chuyện được chứng kiến Bảng phụ 4 SHTT 40’ Sinh hoạt lớp Tổng thời gian: 160’ Thứ hai ngày 25 tháng 04 năm 2011 Tiết 1, 2 Môn: Tập đọc Bài: Bóp nát quả cam I. Mục tiêu: * Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - HS đọc trơn được cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. - Ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. - Đọc phân biệt được lời của các nhân vật trong truyện. * Rèn kĩ năng đọc – hiểu: - Hiểu ý nghĩa các từ mới trong truyện: Nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu. - Biết được sự kiện lịch sự và các danh nhân anh hùng được nhắc đến trong truyện. - Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng căm thù giặc. II. Đồ dùng dạy – học: - GV: Tranh minh hoạ trong bài tập đọc. Bảng phụ ghi từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng. - HS: SGK. III. Các hoạt động dạy – học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 40’ 20’ 20’ 5’ Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng chổi tre và trả lời các câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới: a) Giới thiệu: - Treo bức tranh và hỏi: Bức tranh vẽ ai? Người đó đang làm gì? - Đó chính là Trần Quốc Toản. Bài tập đọc Bóp nát quả cam sẽ cho các con hiểu thêm về người anh hùng nhỏ tuổi này. b) Luyện đọc: GV đọc mẫu: - GV đọc mẫu lần 1. Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghãi từ: * Đọc tiếp nối từng câu: - Tổ chức cho HS đọc tiếp nối từng câu và luyện phát âm các từ ngữ khó: * Đọc từng đoạn trước lớp: - Hướng dẫn HS đọc từng đoạn. Chú ý hướng dẫn đọc các câu dài, khó ngắt giọng. - Yêu cầu HS đọc mục giải nghĩa từ: * Đọc từng đoạn trong nhóm: - Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm. * Thi đọc giữa các nhóm: - Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. - Nhận xét, cho điểm. * Cả lớp đọc đồng thanh: - Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4. Tiết 2 c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và lần lượt trả lời các câu hỏi: + Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta? + Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì? + Tìm những từ ngữ thể hiện Trần Quốc Toản rất nóng lòng muốn gặp Vua. + Trần Quốc Toản đã làm điều gì trái với phép nước? + Vì sao Vua không những thua tội mà còn ban cho Trần Quốc Toản cam quý? + Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì điều gì? d) Luyện đọc lại: - GV đọc mẫu lần 2. 3. Củng cố – Dặn dò: + Con biết gì về Trần Quốc Toản? Nhận xét tiết học. - Nhận xét tiết học. - Giới thiệu truyện Lá cờ thêu 6 chữ vàng để HS tìm đọc. - Chuẩn bị bài : Lượm. - 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu, cả lớp nghe và nhận xét. + Vẽ một chàng thiếu niên đang đứng bên bờ sông tay cầm quả cam. - Theo dõi và đọc thầm theo. - Mỗi HS đọc một câu theo hình thức nối tiếp. Đọc từ đầu cho đến hết bài. - HS luyện đọc các từ khó: giả vờ, ngang ngược,quát lớn, nghiến răng, trở ra, - Đọc từng đoạn theo hướng dẫn của GV. Chú ý ngắt giọng các câu sau: + Đợi từ sáng đến trưa./ vẫn không được gặp,/ cậu bèn liều chết/ xô mấy người lính gác ngã chúi,/ xăm xăm xuống bến.// + Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại (giọng giận dữ). Quốc Toản tạ ơn Vua,/ chân bước lên bờ mà lòng ấm ức:// “Vua ban cho cam quý/ nhưng xem ta như trẻ con,/ vẫn không cho dự bàn việc nước.”// Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình,/ cậu nghiến răng,/ hai bàn tay bóp chặt.// - HS đọc các từ được giải nghĩa. - Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau. - Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi: + Giặc giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. + Trần Quốc Toản gặp Vua để nói hai tiếng: Xin đánh. + Đợi từ sáng đến trưa, liều chết xô lính gác, xăm xăm xuống bến. + Xô lính gác, tự ý xông xuống thuyền. + Vì Vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo việc nước. + Vì bị Vua xem như trẻ con và lòng căm giận khi nghĩ đến quân giặc khiến Trần Quốc Toản nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt làm nát quả cam. - HS thi đọc lại toàn bài. + Trần Quốc Toản là một thiếu niên nhỏ tuổi nhưng chí lớn./ Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi nhưng có chí lớn, biết lo cho dân, cho nước./ Tiết 3 Môn: Toán Bài: Ôn tập các số trong phạm vi 1000 (Tiết 161) I. Mục tiêu: * Giúp HS: - Ôn luyện về đọc, viết số, so sánh số, thứ tự số trong phạm vi 1000. - Tính đúng nhanh, chính xác. II. Đồ dùng dạy – học: - GV: Viết trước lên bảng nội dung bài tập 2. - HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động dạy – học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 35’ 5’ 1. Kiểm tra bài cũ: - Sửa bài 4. - GV nhận xét. 2. Bài mới: a) Giới thiệu: - Trong giờ học các em sẽ được ôn luyện về các số trong phạm vi 1000. b) Hướng dẫn ôn tập: * Bài 1: - Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài. - Nhận xét bài làm của HS. + Tìm các số tròn chục trong bài. + Tìm các số tròn trăm có trong bài. + Số nào trong bài là số có 3 chữ số giống nhau? * Bài 2. + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu cả lớp theo dõi nội dung phần a. + Điền số nào vào ô trống thứ nhất? + Vì sao? - Yêu cầu HS điền tiếp vào các ô trống còn lại của phần a, sau đó cho HS đọc tiếp các dãy số này và giới thiệu: Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 380 đến 390. - Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại và chữa bài. * Bài 3. HS nêu yêu cầu BT. - Gọi vài HS đọc lại các số tròn trăm. - 1 Hs lên bảng làm bài. - Nhận xét, cho điểm. * Bài 4. + Hãy nêu yêu cầu của bài tập. - Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó giải thích cách so sánh: - Chữa bài và cho điểm HS. * Bài 5: - Đọc từng yêu cầu của bài và yêu cầu HS viết số vào bảng con. - Nhận xét bài làm của HS. 3. Củng cố – Dặn dò: - Tổng kết tiết học. - Tuyên dương những HS học tốt, chăm chỉ, phê bình, nhắc nhở những HS còn chưa tốt. - Chuẩn bị: Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 (tiếp theo). - 2 HS lên bảng thực hiện, bạn nhận xét. - Làm bài vào vở bài tập. 2 HS lên bảng làm bài, 1 HS đọc số, 1 HS viết số. + Đó là 250 và 900. + Đó là số 900. + Số 555 có 3 chữ số giống nhau, cùng là 555. +Bài tập yêu cầu chúng ta điền số còn thiếu vào ô trống. + Điền 382. + Vì đếm 380, 381, sau đó đến 382. - HS tự làm các phần còn lại và chữa bài. - Các số cần điền theo thứ tự là: a) 382, 384, 385, 387, 388, 389. b) 501, 503, 504, 505, 506, 508, 510. c) 730, 740, 750, 760, 770, 780,800. - Viết các số tròn trăm thích hợp vào chỗ chấm: - HS tiếp nối nhau đọc. 1 HS lên bảng chữa bài. 100; 200; 300; 400; 500; 600; 700; 800; 900; 1000. + Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm. 372 > 299 631 < 640 465 < 700 909 = 902 + 7 534 = 500 + 34 708 < 807 - HS lần lượt viết bảng con theo yêu cầu của GV: a) Số bé nhất có ba chữ số: 100 b) Số lớn nhất có ba chữ số: 999 a) Số liền sau của 999: 1000 Tiết 4 Môn: Đạo đức Bài: Dành cho địa phương Thứ ba ngày 26 tháng 04 năm 2011 Tiết 1 Môn: Chính tả (Nghe – viết ) Bài: Bóp nát quả cam (Tiết 65) I. Mục tiêu: - Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn tóm tắt nội dung câu chuyện Bóp nát quả cam. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x; iê/i. II. Đồ dùng dạy – học: - GV: Giấy khổ to có ghi nội dung bài tập 2 và bút dạ. - HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động dạy – học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 30’ 5’ 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết bảng con các từ cần chú ý phân biệt của tiết Chính tả trước theo lời đọc của GV. - GV nhận xét. 2. Bài mới : a) Giới thiệu: - Bóp nát quả cam. b) Hướng dẫn viết chính tả : Hướng dẫn chuẩn bị: * GV đọc đoạn cần viết 1 lần. - Gọi HS đọc lại. * Giúp HS nắm nội dung và nhận xét: + Đoạn văn nói về ai? + Đoạn văn kể về chuyện gì? + Trần Quốc Toản là người ntn? + Đoạn văn ... 00 28 _ b) 345 + 422 674 – 353 517 + 360 + + 345 674 517 422 353 360 767 321 877 * Bài toán: Anh cao 165 cm, em thấp hơn anh 33cm. Hỏi em cao bao nhiêu xăngtimet? - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. Bài giải. Em cao là: 165 – 33 = 132 (cm) Đáp số: 132 cm. + Tìm x. a) x – 32 = 45 b) x + 45 = 79 x = 45 + 32 x =79 – 45 x = 77 x =34 Thứ sáu ngày 29 tháng 04 năm 2011 Tiết 1 Môn: Chính tả (nghe – viết) Bài: Lượm (Tiết 66) I. Mục tiêu: - Nghe và viết lại đúng, đẹp hai khổ thơ đầu trong bài thơ Lượm. - Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x; in/iên. II. Đồ dùng dạy – học: - GV: Giấy A3 to và bút dạ. Bài tập 2 viết sẵn lên bảng. - HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động dạy – học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 30’ 5’ 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng viết các từ theo lời GV đọc: - Nhận xét HS viết. 2. Bài mới: a) Giới thiệu: - Giờ Chính tả hôm nay các con sẽ nghe đọc và viết lại hai khổ thơ đầu trong bài thơ Lượm và làm các bài tập chính tả phân biệt s/x; in/iên. b) Hướng dẫn viết chính tả: Hướng dẫn HS chuẩn bị: * GV đọc đoạn thơ. - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu. * Giúp HS nắm nội dung và nhận xét: + Đoạn thơ nói về ai? + Chú bé liên lạc ấy có gì đáng yêu, ngộ nghĩnh? + Đoạn thơ có mấy khổ thơ? + Giữa các khổ thơ viết ntn? + Mỗi dòng thơ có mấy chữ? + Nên bắt đầu viết từ ô thứ mấy cho đẹp? * Hướng dẫn viết từ khó: - GV cho HS viết các từ khó. loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo. - Chỉnh sửa lỗi cho HS. Viết chính tả: Soát lỗi: Chấm bài: c) Hướng dẫn làm bài tập: * Bài 2.(a) - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm. - Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn. - GV kết luận về lời giải đúng. * Bài 3. + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy, bút cho từng nhóm để HS thảo luận nhóm và làm. - Gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Nhóm nào tìm được nhiều từ và đúng sẽ thắng. 3. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà làm tiếp bài tập 3. - Chuẩn bị: Người làm đồ chơi. - 2 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào nháp: + cô tiên, tiếng chim, chúm chím, cầu khiến. - Theo dõi. - 2 HS đọc bài, cả lớp theo dõi bài. + Chú bé liên lạc là Lượm. + Chú bé loắt choắt, đeo chiếc xắc, xinh xinh, chân đi nhanh, đầu nghênh nghênh, đội ca lô lệch và luôn huýt sáo. + Đoạn thơ có 2 khổ. + Viết để cách 1 dòng. + 4 chữ. + Viết lùi vào 3 ô. - 3 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết bảng con. + loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo. - Đọc yêu cầu của bài tập. - Mỗi phần 3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào vở. a) hoa sen; xen kẽ ngày xưa; say sưa cư xử; lịch sử + Thi tìm tiếng theo yêu cầu. - Hoạt động trong nhóm. a. cây si/ xi đánh giầy so sánh/ xo vai cây sung/ xung phong dòng sông/ xông lên Tiết 2 Môn: Toán Bài: Ôn tập phép nhân và phép chia (Tiết 165) I. Mục tiêu: * Giúp HS: - Thực hành tính trong các bảng nhân, bảng chia đã học. - Giải bài toán bằng một phép tính nhân. Tìm số bị chia, thừa số. II. Đồ dùng dạy – học: - GV: Bảng phụ, phấn màu. - HS: Vở. III. Các hoạt động dạy – học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 30’ 5’ 1. Kiểm tra bài cũ: - Sửa bài 2. - GV nhận xét. 2. Bài mới: a) Giới thiệu: - Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng. b) Hướng dẫn ôn tập: * Bài 1. - Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài. - Yêu cầu HS làm tiếp phần b. - Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm của từng con tính. - Nhận xét bài làm của HS. * Bài 2: - Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài. - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài. - Nhận xét bài của HS và cho điểm. * Bài 3. - Gọi 1 HS đọc đề bài. - GV gợi ý cho HS nắm cách giải: + HS lớp 2A xếp thành mấy hàng? + Mỗi hàng có bao nhiêu HS? + Vậy để biết tất cả lớp có bao nhiêu HS ta làm ntn? + Tại sao lại thực hiện phép nhân 3 x 8? - Chữa bài và cho điểm HS. * Bài 5. + Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? - Yêu cầu HS tự làm bài và nêu cách làm của mình. 3. Củng cố – Dặn dò: - Tổng kết tiết học và giao các bài tập bổ trợ kiến thức cho HS. - Chuẩn bị: Oân tập về phép nhân và phép chia (TT). - HS sửa bài, bạn nhận xét. - Làm bài vào vở bài tập. 16 HS nối tiếp nhau đọc bài làm phần a của mình trước lớp, mỗi HS chỉ đọc 1 con tính. - 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. a) 2 x 8 = 16 12 : 2 = 6 2 x 9 = 18 18 : 3 = 6 3 x 9 = 27 12 : 3 = 4 5 x 7 = 35 45 : 5 = 9 4 x 5 = 20 12 : 4 = 3 5 x 8 = 40 40 : 4 =10 5 x 6 = 30 15 : 5 = 3 3 x 6 = 18 20 : 2 = 10 b) 20 x 4 = 80 30 x 3 = 90 20 x 2 = 40 30 x 2 = 60 80 : 4 = 20 90 : 3 = 30 40 : 2 = 20 60 : 2 = 30 - 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập. 4 x 6 + 16 = 24 + 16 20 : 4 x 6 = 5 x 6 = 40 = 30 5 x7 + 25 = 35 + 25 30 : 5 : 2 = 6 : 2 = 60 = 3 * Bài toán: Học sinh lớp 2A xếp thành 8 hàng, mỗi hàng có 3 học sinh. Hỏi lớp 2A có bao nhiêu học sinh? + Xếp thành 8 hàng. + Mỗi hàng có 3 HS. + Ta thực hiện phép tính nhân 3x8. + Vì có tất cả 8 hàng, mỗi hàng có 3 HS, như vậy 3 được lấy 8 lần nên ta thực hiện phép tính nhân 3 x 8. Bài giải Số HS của lớp 2A là: 3 x 8 = 24 (HS) Đáp số: 24 HS. + Tìm x. - Nhắc lại cách tìm số bị chia, thừa số. a) x : 3 = 5 b) 5 x x = 35 x = 5 x 3 x = 35 : 5 x = 15 x = 7 Tiết 3 Môn: Tập làm văn Bài: Đáp lời an ủi. Kể chuyện được chứng kiến (Tiết 33) I. Mục tiêu: - Biết đáp lại các lời an ủi trong các trường hợp giao tiếp. - Biết viết một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em. - Theo dõi, nhận xét, đánh giá bài của bạn. II. Đồ dùng dạy – học: - GV: Tranh minh hoạ bài tập 1. Các tình huống viết vào giấy khổ nhỏ. - HS: Vở. III. Các hoạt động dạy – học: TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS 5’ 30’ 5’ 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng thực hành hỏi đáp lời từ chối theo các tình huống trong bài tập 2, SGK trang 132. - Gọi một số HS nói lại nội dung 1 trang trong sổ liên lạc của em. - Nhận xét, cho điểm HS nói tốt. 2. Bài mới: a) Giới thiệu: - Nêu mục đích, yêu cầu tiết học. b) Hướng dẫn làm bài tập: *Bài 1. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Treo tranh minh họa và hỏi: + Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì? + Khi thấy bạn mình bị ốm, bạn áo hồng đã nói gì? + Lời nói của bạn áo hồng là một lời an ủi. Khi nhận được lời an ủi này, bạn HS bị ốm đã nói thế nào? - Khuyến khích các em nói lời đáp khác thay cho lời của bạn HS bị ốm. - Khen những HS nói tốt. * Bài 2. + Bài yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu 1 HS đọc các tình huống trong bài. - Yêu cầu HS nhắc lại tình huống a. - Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này. Sau đó, yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm lời đáp lại cho từng tình huống. - Gọi 1 số cặp HS trình bày trước lớp. - Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trình bày trước lớp. - Nhận xét các em nói tốt. * Bài 3. - Gọi HS đọc yêu cầu. + Hằng ngày các con đã làm rất nhiều việc tốt như: bế em, quét nhà, cho bạn mượn bút Bây giờ các con hãy kể lại cho các bạn cùng nghe nhé. - Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn: + Việc tốt của em (hoặc bạn em) là việc gì? + Việc đó diễn ra lúc nào? + Em (bạn em) đã làm việc ấy ntn? (Kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc tốt). + Kết quả của việc làm đó? + Em (bạn em) cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó. - Gọi HS trình bày. - Nhận xét, cho điểm HS. 3. Củng cố – Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS luôn biết đáp lại lời an ủi một cách lịch sự. - Chuẩn bị: Kể ngắn về người thân. - 3 HS thực hành trước lớp. - Cả lớp theo dõi và nhận xét. - Đọc yêu cầu của bài. + Tranh vẽ hai bạn HS. 1 bạn đang bị ốm nằm trên giường, 1 bạn đến thăm bạn bị ốm. + Bạn nói: Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi. + Bạn nói: Cảm ơn bạn. - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Bạn tốt quá./ Cảm ơn bạn đã chia xẻ với mình./ Có bạn đến thăm mình cũng đỡ nhiều rồi, cảm ơn bạn./ + Bài yêu cầu chúng ta nói lời đáp cho một số trường hợp nhận lời an ủi. - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK. - Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi: “Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt.” - HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Con xin cảm ơn cô./ Con cảm ơn cô ạ. Lần sau con sẽ cố gắng nhiều hơn./ Con cảm ơn cô. Nhất định lần sau con sẽ cố gắng./ * Tình huống(b): Cảm ơn bạn./ Có bạn chia xẻ mình thấy cũng đỡ tiếc rồi./ Cảm ơn bạn, nhưng mình nghĩ là nó sẽ biết đường tìm về nhà./ Nó khôn lắm, mình rất nhớ nó./ * Tình huống(c): Cảm ơn bà, cháu cũng mong là ngày mai nó sẽ về./ Nếu ngày mai nó về thì thích lắm bà nhỉ./ Cảm ơn bà ạ./ + Viết một đoạn văn ngắn (3, 4 câu) kể một việc tốt của em hoặc của bạn em. - HS suy nghĩ về việc tốt mà mình sẽ kể. - 5 HS kể lại việc tốt của mình. Người soạn Hồ Thanh Ngào HIỆU TRƯỞNG Duyệt :./../ .... .................
Tài liệu đính kèm: