I. Mục tiêu
1. Năng lực:
1.1. Năng lực đặc thù:
- Giao tiếp toán học: Ồn tập về số và phép tính
- Tư duy và lập luận toán học: Tính nhẩm. Thực hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 1000. Vận dụng mối liên hệ cộng, trừ để tìm thành phần trong phép cộng, phép trừ.
1.2. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động học.
- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.
Thứ hai ngày 01 tháng 05 năm 2023 KẾ HOẠCH BÀI DẠY HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHỦ ĐỀ 9: NHỮNG NGƯỜI SỐNG QUANH EM THAM GIA KỂ CHUYỆN VỀ VIỆC LÀM TỐT CỦA EM I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Phẩm chất Chăm chỉ: Chăm học, chăm làm, tích cực tham gia các hoạt động học tập. Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. Trách nhiệm: Thể hiện được thái độ yêu thương, sự quan tâm đến những người thân trong gia đình và thể hiện được sự tôn trọng với những nghề nghiệp khác nhau của mọi người xung quanh; Thực hiện được việc làm tốt với những người xung quanh. 2. Năng lực 2.1. Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi, phỏng vấn, trò chuyện được với bố, mẹ, người thân và bạn bè khi tìm hiểu về nghề nghiệp của bố mẹ. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn. 2.2. Năng lực đặc thù Chú ý, lắng nghe và tham gia tích cực các hoạt động chung của trường. Ghi nhớ những câu chuyện về việc làm tốt mà mình ấn tượng nhất để học hỏi và chia sẻ với mọi người xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên Một số câu chuyện kể về gương người tốt, việc tốt. Một số tiết mục văn nghệ của đội văn nghệ trường. Phần thưởng cho HS. 2. Học Sinh SGK Hoạt động trải nghiệm 2. Một số câu chuyện kể về việc làm tốt của bản thân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động: NGHI LỄ CHÀO CỜ - Ổn định tổ chức - Tổng phụ trách điều khiển nghi lễ chào cờ. - Tổng phụ trách giới thiệu sơ lược nội dung tiết sinh hoạt dưới cờ. - Các lớp xếp hàng theo vị trí lớp - HS hát Qốc ca - HS lắng nghe 2. Khám phá 2.1. Nhận xét công tác tuần 33 Mục tiêu: HS biết được các ưu, khuyết điểm về các hoạt động của tuần 33. Cách tiến hành: - Lớp trực nhận xét hoạt động trong tuần 33 của toàn trường. - Tổng phụ trách sơ kết tuần 33, thông báo điểm trừ và xếp hạng các lớp. - Ban giám hiệu tuyên dương những lớp hoạt động tích cực tuần 33 và rút kinh nghiệm để thực hiện tốt cho hoạt động ở tuần sau. 2.2. Triển khai phương hướng tuần 34 Mục tiêu: HS nắm được hướng phấn đấu cho tuần 34 Cách tiến hành: - BGH triển khai những hoạt động quan trọng và kế hoạch giáo dục của tuần 34. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS theo dõi - HS lắng nghe 3. Sinh hoạt theo chủ đề Tham gia kể chuyện về việc làm tốt của em Mục tiêu: Tạo điều kiện để HS tham gia chia sẻ các câu chuyện về việc làm tốt của bản thân và hiểu được ý nghĩa những việc làm đó Cách tiến hành: - Tổng phụ trách Đội giới thiệu các tiết mục văn nghệ của đội văn nghệ trường. - Tổng phụ trách Đội giới thiệu chủ đề sinh hoạt Tham gia kể chuyện về việc làm tốt của em. - GV nhắc nhở những HS tham gia cuộc thi kể chuyện chuẩn bị tâm thế sẵn sàng lên dự cuộc thi với tinh thần thoải mái nhất có thể. - GV yêu cầu HS cả lớp chú ý lắng nghe các bạn và những anh, chị lớp trên kể về việc làm tốt với những người xung quanh và ghi nhớ những câu chuyện mà mình tâm đắc nhất - GV tổng kết hoạt động. - HS lắng nghe - HS lắng nghe - HS tham gia cuộc thi kể chuyện. - HS lắng nghe và cổ vũ cho các bạn. - HS lắng nghe 4. Củng cố – Vận dụng - GV nhắc nhở HS ghi nhớ những câu chuyện về việc làm tốt mà mình ấn tượng nhất để học hỏi và chia sẻ với bạn bè và người thân trong gia đình. - Nhắc nhở các lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ cho tuần sau liên quan đến chủ đề: “Tham gia kỉ niệm sinh nhật Bác Hồ”. - GV nhận xét, đánh giá thái độ của HS khi tham gia tiết Chào cờ. - HS về lớp theo hướng dẫn của GV - HS lắng nghe - HS lắng nghe và thực hiện - HS lắng nghe - HS về lớp Thứ hai ngày 01 tháng 05 năm 2023 ĐẠO ĐỨC TUÂN THỦ QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG BÀI 15: THỰC HIỆN QUY ĐỊNH NƠI CÔNG CỘNG (tiết 3, sách học sinh, trang 66-67) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh: 1. Kiến thức: -Nêu được một số quy định cân tuân thủ ở nơi công cộng; -Nêu được vì sao phải tuân thủ quy định nơi công cộng; -Đồng tình với những lời nói, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành vi vi phạm quy định nơi công cộng -Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng. 2. Kĩ năng: + Nhận biết chuẩn mực hành vi: Nhận biết được một số chuẩn mực hành vi đạo đức, nêu được một số quy định cần tuân thủ ở nơi công cộng; nhận biết được sự cần thiết phải tuân thủ quy định nơi công cộng. +Đánh giá hành vi của bản thân và người khác thể hiện được thái độ đổng tình với những lời nói, hành vi tuân thủ quy định nơi công cộng; không đồng tình với những lời nói, hành vi vi phạm quy định nơi công cộng. +Điều chỉnh hành vi:Thực hiện được các hành vi phù hợp để tuân thủ quy định nơi công cộng; nhắc nhở bạn bè cùng tuân thủ các quy định nơi công cộng. 3. Phẩm chất: +Trách nhiệm: Thể hiện trách nhiệm của bản thân khi thực hiện các quy định nơi công cộng. II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: SGK Đạo đức2, màn hình - máy chiếu (nếu có điều kiện); nhạc và lời bài hát Em đi chơi thuyền; Tranh ảnh phóng to trong SGK Đạo đức 2, trang 65: 5 tranh; trang 66: 4 tranh; trang 67: tranh 1, 2 và 3; bộ tranh, video clip về tuân thủ quy định nơi công cộng. 2. Học sinh: SGK Đạo đức 2, tranh/ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương, bút màu, giấy, hồ dán,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC Luyện tập Hoạt động 1: Lựa chọn của em. Mục tiêu: HS nhận xét được hành động của các nhân vật trong tình huống và đưa ra lời khuyên phù hợp. Tổ chức thực hiện: GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi, quan sát tranh và nhận xét về hành động của các bạn trong 2 tranh đầu ở trang 66 SGK Đạo đức2 theo gợi ý: Các bức tranh vẽ gì? Em nhận xét gì về việc làm của Tin và Na ? Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm của Tin và Na? Vì sao? -Em hãy đưa ra lời khuyên cho các bạn. GV gọi 1 - 2 HS mỗi tranh, gọi HS khác góp ý, bổ sung (nếu có). GV nhận xét phần trả lời của HS. Gợi ý: -Tranh 1 : Tin và mẹ đi tàu du lịch. Mẹ bảoTin mặc áo phao nhưng Tin không mặc và trả lời là vướng lắm. + Không đổng tình với việc làm của Tin vì Tin không thực hiện quỵ định phải mặc áo phao khi đi tàu biển. + Tin nên mặc áo phao để tuân thủ quy định nhằm đảm bảo an toàn tính mạng khi đi tàu, thuyền. -Tranh 2: Na đang chơi xích đu trong khu vui chơi. Na vừa đu vừa nhổ bã kẹo cao su xuống đất. + Không đồng tình với việc làm của Na vì Na đã làm bẩn khu vui chơi. + Na nên bỏ bã kẹo cao su vào thùng rác ở góc khu vui chơi. GV nhận xét, tổng kết hoạt động. 1.Chia sẻ việc làm của em về việc làm của Tin. Nếu là Tin, em sẽ làm gì ? 2.Nhận xét về việc làm của Na, em sẽ làm gì? -Cá nhân học sinh tham gia trả lời. -Học sinh khác nhân xét, bổ sung. Tranh 1 Tranh 2 Hoạt động 2: xử lí tình huống. Mục tiêu: HS xử lí được tình huống liên quan đến việc thực hiện quỵ định nơi công cộng. Tổ chức thực hiện: GV chia lớp thành các nhóm 4 HS. GV yêu cầu các nhóm quan sát tình huống 1 (bạn nam đang đùa nghịch với các nút bấm trong thang máy), thảo luận, nêu tác hại việc bạn nam đang làm và đưa ra cách ứng xử phù hợp (khuyên can, ngăn chặn). GV gọi 2 - 3 nhóm nêu hoặc sắm vai cách xử lí tình huống, các nhóm khác bổ sung, góp ý. Lưu ý: GV khuyến khích HS đưa ra nhiều cách xử lí sáng tạo và chú ý phân tích ích lợi của từng phương án cho HS hiểu rỗ. GV thực hiện tương tự đối với tình huống 2 (các bạn nhỏ sẽ làm gì khi có người già bước vào trạm xe buýt). GV nhận xét, tổng kết hoạt động. -Học sinh chia sẻ nhóm 4, xử lí tình huống sau: +Tình huống 1: (bạn nam đang đùa nghịch với các nút bấm trong thang máy) +Tình huống 2: (các bạn nhỏ sẽ làm gì khi có người già bước vào trạm xe buýt). -Đại diện các nhóm trình bày. -Nhóm khác bổ sung Hoạt động 3: sắm vai tuyên truyền các quy định nơi công cộng. Mục tiêu: HS sắm vai thực hiện được những việc làm tuyên truyền các quỵ định nơi công cộng. Tổ chức thực hiện: GVchia lớp thành các nhóm 4, mỗi nhóm sẽ cùng thảo luận về nội dung của 3 bức tranh trong SGK, trang 67 và nêu việc làm của các bạn trong tranh. Gợi ý: -Tranh 1: Các bạn nhỏ đang phát tờ rơi về việc tuân thủ quy định nơi công cộng. -Tranh 2: Một bạn nữ đang giải thích cho các em nhỏ những lưu ý khi đi bộ qua đường. -Tranh 3: Các bạn nhỏ đang diễn hoạt cảnh/sắm vai tình huống bơi dưới hồ, một bạn khác nhắc nhở. GV gọi đại diện các nhóm lần lượt nêu việc làm của các bạn trong tranh mà các bạn vừa trao đổi. GV nhận xét: Như vậy, chúng ta thấy các bạn nhỏ trong tranh đã thực hiện một số việc làm để tham gia tuyên truyền các quy định nơi công cộng như phát tờ rơi, giải thích về các quy đinh nơi công cộng, xử lí các tình huống tuân thủ quy định nơi công cộng. GV tiếp tục cho HS hoạt động theo nhóm 4, mỗi nhóm lựa chọn một hoạt động các em thích nhất để sắm vai tuyên truyền các quy định nơi công cộng. GV gọi một số nhóm diễn hoạt cảnh trước lớp, gọi các nhóm có cùng lựa chọn nhận xét, góp ý và chuyển tiếp sang hoạt động sau. -Sắm vai xử lí tình huống trang 67/SGK. * RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: Thứ hai ngày 01 tháng 05 năm 2023 TOÁN EM LÀM ĐƯỢC NHỮNG GÌ ? (TIẾT 3) (SGK trang 146-147) I/ Mục tiêu : 1. Kiến thức, kĩ năng: * Luyện tập: - Đếm nhóm đối tượng trong phạm vi 100 ( đếm thêm 1,2,5,10). - Sắp xếp nhóm 4 số theo thứ tự. - Phân tích số có hai chữ số theo cấu tạo thập phân. - Cộng, trừ nhẩm các số tròn chục. - Cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 100. - Bước đầu làm quen với bài toán có lời văn và giải toán có lời văn: viết phép tính, nói câu trả lời. ( Chưa chính thức giới thiệu thuật ngữ bài toán có lời văn). - Đọc giờ đúng trên đồng hồ. Giải quyết vấn đề có liên quan đến thời gian. - Giải quyết vấn đề thực tiễn đơn giản liên quan đến đo độ dài: dùng số đo gang tay theo xăng-ti-mét, tìm số đo độ dài của một vật cụ thể. 2. Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giải quyết vấn đề toán hộc, giao tiếp toán học. 3. Tích hợp: Toán học và cuộc sống. Tự nhiên và xã hội. Phẩm chất: Ham học toán, có trách nhiệm ( có ý thức giữ gìn sách, không làm hỏng, làm mất). II/ Thiết bị dạy học - GV: SGK, bảng phụ. - HS : S ... hát về chủ đề nghề nghiệp đã được học ở lớp dưới như: + Anh phi công ơi (sáng tác: Xuân Giao) + Bác đưa thư vui tính (sáng tác: Hoàng Lân) + Bắc kim thang (Dân ca Nam Bộ) + Cháu yêu cô chú công nhân (sáng tác: Hoàng Văn Yến) + Chú bộ đội (sáng tác: Hoàng Hà) + Em tập lái ô tô (Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý) + Lớn lên cháu lái máy cày (sáng tác: Kim Hữu) + Thương lắm thầy cô ơi (sáng tác Lê Phúc Vinh). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho học sinh khi vào học bài mới Cách tiến hành: + Ổn định lớp + Trò chơi: Con thỏ. - Nhận xét, tuyên dương - GV giới thiệu mục tiêu tiết học: Hát về chủ đề nghề nghiệp - HS hát bài Thương lắm thầy cô ơi - HS tham gia - HS lắng nghe 2. Khám phá 2.1. Kiểm điểm công tác tuần 33 Mục tiêu: HS nhận xét được các hoạt động trong tuần 33, biết được các ưu điểm và tồn tại, hướng khắc phục. Cách tiến hành - Yêu cầu các tổ trao đổi, nêu được những việc làm được và chưa làm được trong tuần qua. - Nhận xét, rút ra ưu, khuyết điểm, tuyên dương từng cá nhân hoặc nhóm tiêu biểu 2.2. Phương hướng kế hoạch tuần 34 Mục tiêu: HS nắm phương hướng, kế hoạch hoạt động, giáo dục của tuần 34 Cách tiến hành - GV thông qua phương hướng, kế hoạch tuần 34: Thi đua học tốt, tích cực tham gia hoạt động của trường. - HS thảo luận nhóm 4 nêu các biện pháp để thi đua học tốt, tích cực tham gia các hoạt động, hát, múa về mái trường. - GV cho HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, chốt lại các biện pháp, phương hướng phấn đấu cho tuần 33, yêu cầu HS thực hiện tốt các kế hoạch đề ra chuẩn bị tốt các bài hát về chủ đề ở tiết sau. - Thực hiện: tổ trưởng báo cáo về nề nếp, chuyên cần, học tập, vệ sinh lớp, cá nhân, các hoạt động khác - HS nghe và rút kinh nghiệm - HS lắng nghe - HS thảo luận nhóm 4 - HS chia sẻ trước lớp: Tích cực học tập, ôn và đọc trước bài mới, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở. Tập luyện văn nghệ chuẩn bị cho chủ đề ở tiết sau. - HS lắng nghe và thực hiện 3. Trò chơi hát về chủ đề nghề nghiệp Mục tiêu: HS nhớ và biết thêm nhiều bài hát về chủ đề của các ngành, nghề Cách tiến hành: - GV phổ biến luật chơi Luật chơi: GV chia lớp thành các nhóm (khoảng 5-6 nhóm) và nêu yêu cầu hoạt động: Mỗi nhóm sẽ hát một đoạn (hoặc cả bài hát) có nội dung nhắc đến một nghề nghiệp hoặc tên một nghề nghiệp nào đó, các nhóm lần lượt hát, nhóm hát sau không được hát lại bài của nhóm hát trước. Nhóm thứ nhất hát xong, nhóm thứ hai hát tiếp, sau một vòng sẽ quay lại nhóm thứ nhất, cứ như vậy cho đến khi không còn nhóm nào hát được nữa thi kết thúc hoạt động. Nhóm nào hát được nhiều lần nhất là nhóm thắng cuộc. - GV tổ chức cho HS các nhóm hát liên khúc. - Kết thúc hoạt động GV nêu câu hỏi: + Hãy kể tên những nghề nghiệp đã được nhắc đến trong các bài hát vừa rồi? + Qua trò chơi này, em có cảm nhận gì? - GV nhận xét - GV kết luận: Trò chơi này được thực hiện với mục đích hết sức lành mạnh, thông qua đó giới thiệu cho các em một số ngành nghề nhằm tạo sự phong phú, đa dạng cho việc lựa chọn nghề trong tương lai. - HS nghe phổ biến luật chơi - HS nối tiếp tham gia hát một đoạn (bài hát) có nội dung nhắc đến nghề nghiệp nào đó (ví dụ: Cháu yêu cô chú công nhân, Bố em là phi công, Em làm bác sĩ,) - HS tham gia hát liên khúc. - HS trả lời câu hỏi. - HS lắng nghe - HS lắng nghe và ghi nhớ. 4. Củng cố – Vận dụng - GV nhận xét, đánh giá chung. - GV nhận xét tiết học. - GV nhắc nhở HS hoàn thành nhiệm vụ đã giao. - GV tổng kết hoạt động - HS lắng nghe - HS lắng nghe và thực hiện * RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG: Thứ ba ngày 02 tháng 05 năm 2023 Rèn Tiếng việt Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì? YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Tìm được các từ ngữ chỉ sự vật ở biển hoặc ở rừng; đặt câu giới thiệu sự vật ở biển hoặc ở rừng; Đặt câu có từ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu?, hoặc Vì sao? II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HS Làm VBT Câu 1 Viết điều em mong ước cho Trái Đất. - Em ước dịch bệnh không còn trên trái đất nữa. - Em mong sao trái đất luôn khỏe mạnh. Câu 2 Viết 3 – 5 từ ngữ chỉ sự vật: a. Có ở biển: cá heo, ngọn hải đăng, tàu biển, b. Có ở rừng: con sóc, con hổ, hoa lá, Câu 3 Viết 2 – 3 câu giới thiệu về sự vật ở biển hoặc ở rừng. Trong câu có từ ngữ trả lời câu hỏi Ở đâu? hoặc Vì sao? - Ngọn hải đăng là nơi phát ra tín hiệu ánh sáng giúp các thủy thủ xác định đường đi. - Con hổ là một loài vật hung dữ. Thứ tư ngày 03 tháng 05 năm 2023 Rèn Tiếng Việt Rèn viết: Luyện tập nghe - viết Hừng đông mặt biển I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Viết đúng đoạn trong bài “ Hừng đông mặt biển ” II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: -HS làm bài VBT Câu 1 : Nghe - viết Hừng đông mặt biển - HS viết bài, soát lỗi. Câu 2 Viết lời giải cho từng câu đố sau, biết rằng lời giải chứa tiếng có vần ui hoặc vần uy. Thân tôi bằng sắt Nổi được trên sông Chở chú hải quân Tuần tra trên biển. Là tàu thủy Sừng sững mà đứng giữa trời Ai lay chẳng chuyển, ai dời chẳng đi. Là ngọn núi Câu 3 Chọn tiếng trong ngoặc đơn rồi điền vào chỗ trống: a. Những cây dầu con mới lớn, phiến là đã to gần bằng lá già rụng xuống. Lá như cái quạt nan che lấp cả thân cây. Đang giữa trưa nắng, gặp rừng dầu non, mắt bỗng dịu lại như đang lạc vào một vùng rau xanh mát. Theo Chu Lai b. Mùa hè, thời tiết vùng này thật đặc biệt. Trời trong xanh. Gió rào rạt thổi trong những vòm lá biếc Không khí dịu mát như mùa thu. Núi rừng yên tĩnh, nghe được cả những tiếng chim gù tha biết từ đâu đó vọng lại. Theo An Khuê Thứ tư ngày 03 tháng 05 năm 2023 Rèn toán Rèn: Ôn tập cuối năm (t2) Yêu cầu cần đạt: - Viết số theo cấu tạo thập của số, viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. - Khái quát cách đọc viết số trong phạm vi 1000. - Tia số. - Ước lượng theo nhóm chục. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HS làm VBT Bài 1 Làm theo mẫu. Bài 2 >, <, = 315 > 122 58 < 416 707 < 770 200 + 80 + 2 = 282 Bài 3 Viết số vào chỗ chấm. a) Ta có 821 > 537 > 524 > 138 Vậy các số viết theo thứ tự từ lớn đến bé là 821, 537, 524, 138. b) Ta có 239 < 293 < 923 < 932 Vậy các số viết theo thứ tự từ bé đến lớn là 239, 293, 923, 932. Thứ năm ngày 04 tháng 05 năm 2023 Rèn toán Rèn: Ôn tập cuối năm (t2) Yêu cầu cần đạt: - Viết số theo cấu tạo thập của số, viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. - Khái quát cách đọc viết số trong phạm vi 1000. - Tia số. - Ước lượng theo nhóm chục. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HS làm VBT Bài 4 Số? Bài 5 Nối theo mẫu. Bài 6 Số? Ước lượng: Có khoảng 40 con. Đếm: Có 42 con. Bài 7 Thử thách. Số? Cho các số 100, 300, 600, 700, 900. Chọn hai hay ba số đã cho để gộp lại được 1000. Thứ sáu ngày 05 tháng 05 năm 2023 Rèn Tiếng Việt Rèn: Luyện tập nói, viết về tình cảm với một sự việc I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: - Viết được 4- 5 câu về tình cảm với một sự việc theo gợi ý. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: - GV cho học sinh làm VBT Câu 4 Nối lời giải nghĩa phù hợp với mỗi từ ngữ. Câu 5 Viết 2 – 3 câu có sử dụng từ ngữ ở bài tập 4. - Loài khủng long đã tuyệt chủng. - Em tham gia trồng cây để bảo vệ môi trường. Câu 6 Chọn từ ngữ trong khung rồi điền vào chỗ trống: Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi ngọn tre. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Mặt trăng nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều. Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xóa. Câu 7 Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em khi được tham gia một ngày hội ở trường dựa vào gợi ý: Tết Trung thu năm ngoái, em được tham gia Đêm hội trăng rằm ở trường. Tất cả các bạn học sinh của trường em đều tham gia. Đầu tiên, chúng em được xem các tiết mục văn nghệ vô cùng sôi động và hấp dẫn. Chú Cuội và chị Hằng là người dẫn chương trình cho Đêm hội trăng rằm. Cuối cùng, chúng em được cùng nhau phá cỗ. Em rất vui và cảm thấy thích thú vì được tham gia Đêm hội trăng rằm ở trường em. Duyệt của Tổ trưởng Duyệt của P.HT Ngày..thángnăm 2023 Nguyễn Thị Thanh Nga Ngày..thángnăm 2023 Ngô Thị Kim Yến KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 33 (Từ ngày 01/05/2023 đến ngày 05/05/2023) Thứ Buổi Tiết Môn Tên bài giảng Thứ hai ( 01/05) Sáng 1 SHDC SHDC: Tham gia kể chuyện về việc làm tốt của em 2 Đạo đức Thực hiện quy định nơi công cộng ( tiết 3) 3 Toán Em làm được những gì? (t3) 4 Nghệ thuật ( âm nhạc ) Vui cùng âm nhạc Chiều 1 Tiếng Việt Tiết 1- Đọc Trái Đất xanh của em 2 Tiếng Việt Tiết 2- Đọc Trái Đất xanh của em 3 TABN Thứ ba (02/05) Sáng 1 Toán Ôn tập cuối năm (t1) 2 GDTC Bài 4: Các tư thế của chân kết hợp nhún gối (Tiết 2) 3 Tiếng Việt Tiết 3- Viết chữ hoa M (kiểu 2), Mưa thuận gió hoà 4 Tiếng Việt Tiết 4- Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì? Chiều 1 Tiếng Anh Test Sample 2 Tiếng Anh Test Sample 3 Rèn TV Rèn: Từ chỉ sự vật. Câu kiểu Ai là gì? Thứ tư ( 03/05) Sáng 1 Toán Ôn tập cuối năm (t2) 2 Tiếng Việt Tiết 1- Đọc Hừng đông mặt biển 3 Tiếng Việt Tiết 2- Nghe - viết Hừng đông mặt biển Phân biệt ui/uy; r/d/gi, iêc/iêt 4 TNXH Phòng tránh rủi ro thiên tai ( tiết 1 ) Chiều 1 HĐTN Chủ đề: những người sống quanh em - Chia sẻ về nghề nghiệp của bé, mẹ hoặc người thân - Chia sẻ những đức tính liên quan đến nghề nghiệp của bố, mẹ hoặc người thân 2 RÈN TV Rèn viết: Hừng đông mặt biển 3 Rèn Toán Rèn: Ôn tập cuối năm (t2) Thứ năm ( 04/05) Sáng 1 Tiếng Anh Test Sample 2 Tiếng Anh Test Sample 3 Nghệ thuật ( Mĩ thuật ) Con rối đáng yêu (Tiết 1) 4 Toán Ôn tập cuối năm (t3) Chiều 1 Tiếng Việt Tiết 3- MRVT Trái Đất (tiếp theo) 2 Tiếng Việt Tiết 4- Nghe - kể Chuyện của cây sồi 3 Rèn Toán Rèn:Ôn tập cuối năm (t3) Thứ sáu ( 05/05) Sáng 1 GDTC Bài 4: Các tư thế của chân kết hợp nhún gối (Tiết 3) 2 Toán Ôn tập cuối năm (t4) 3 Tiếng Việt Tiết 5- Luyện tập nói, viết về tình cảm với một sự việc 4 Tiếng Việt Tiết 6- Đọc một bài thơ về thiên nhiên Chiều 1 TNXH Phòng tránh rủi ro thiên tai( tiết 2 ) 2 HĐTN SHL: Hát về chủ đề nghề nghiệp 3 Rèn TV Rèn: Luyện tập nói, viết về tình cảm với một sự việc
Tài liệu đính kèm: