Giáo án Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Kiều Thị Vân Anh

Giáo án Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Kiều Thị Vân Anh

2 Kể chuyện

Chuyện quả bầu

I, mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Hiểu nội dung: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc đều có một tổ tiên.

- Dựa theo tranh, theo gợi ý, kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT1,

BT2). Một số học sinh biết kể lại toàn bộ câu chuyện theo mở đầu cho trước (BT3)

(M3, M4).

2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói. Biết kể tự nhiên, giọng kể phù hợp với nội dung. Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện và biết nhận xét lời kể của bạn.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích kể chuyện.

II. CHUẨN BỊ:

1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, “động não”

- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm, cá nhân.

2. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên: Sách giáo khoa. Tranh minh hoạ trong bài. Các câu hỏi gợi ý từng đoạn.

- Học sinh: Sách giáo khoa.

 

doc 37 trang Người đăng haibinhnt91 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 32 - Năm học 2018-2019 - Kiều Thị Vân Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: thứ ngày tháng 4 năm 2019
Ngày dạy: thứ 3 ngày 16 tháng 4 năm 2019
Tiết 1 toán
Luyện tập về phép cộng và phép trừ
I,MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh ôn tập lại một số phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.
2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính toán.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán. 
II. CHUẨN BỊ: 
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Chuẩn bị nội dung các bài toán.
- Học sinh: Bút, vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
Trò chơi: Đố bạn: Giáo viên đưa ra phép tính để học sinh nêu kết quả tương ứng:
245 – 233 360 – 210 468 + 110
- Giáo viên tổng kết trò chơi, tuyên dương học sinh tích cực.
- Giới thiệu bài mới và ghi đầu bài lên bảng: luyện
tập về phép cộng và phép trừ trong phạm vi 1000
- Học sinh tham gia chơi.
- Lắng nghe
2 HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: 
- Giúp học sinh ôn tập lại một số phép tính cộng, trừ (không nhớ) trong phạm vi 1000.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân – Chia sẻ trước lớp
Bài 1: Đặt tính rồi tính
a) 245 + 543 220 + 627
 533 + 356 226 + 251
b) 457 + 321 736 + 23 541 + 305
- Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài trên bảng.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
a) 965 - 254 758 – 356 97 - 35
b) 531 - 200 687 - 135 91 - 46
- Yêu cầu 3 em lên bảng chia sẻ kết quả, mỗi em làm 1 ý
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 3: Tính nhẩm
a) 500 + 300 = 500 + 200 = 600 + 400=
b) 800 – 200 = 700 – 300 = 900 – 500 =
- Yêu cầu học sinh nối tiếp chia sẻ kết quả.
- Giáo viên nhận xét chung.
Bài 4: 
 Con lợn to cân nặng 175 ki-lô-gam, con lợn
bé cận nhẹ hơn con lợn to 42 ki-lô-gam. Hỏi con
lợn bé cận nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
- Yêu cầu 2 em lên bảng, 1 em tóm tắt, 1 em giải.
- Yêu cầu học sinh nhận xét.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương học sinh.
Lưu ý giúp đỡ để đối tượng M1 hoàn thành bài.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- 2 lượt học sinh lên bảng làm,
mỗi lượt 4 học sinh (dưới lớp
làm bảng con)
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu
của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- 2 lượt học sinh lên bảng làm,
mỗi lượt 3 học sinh (dưới lớp
làm bảng con)
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu
của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- Học sinh nối tiếp báo cáo kết
quả trước lớp.
- Học sinh tự tìm hiểu yêu cầu
của bài và làm bài.
- Kiểm tra chéo trong cặp.
- 1 học sinh tóm tắt, 1 học sinh
giải.
- Học sinh nhận xét, sửa sai (nếu
có)
3. HĐ Tiếp nối: (5 phút)
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết
dạy.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về xem lại bài học trên lớp. Tiếp
tục ôn tập bảng nhân, bảng chia.
- Học sinh lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện
 ______________________________________________
Tiết 2+4 Tập đọc
Chuyện quả bầu (2 tiết) (tích hợp ANQP)
I, MỤC TIÊU : 
1.Kiến thức: 
- Hiểu nội dung: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc đều có một tổ tiên.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 5 trong sách giáo khoa. Một số học sinh trả lời được câu hỏi 4 (M3, M4).
2. Kỹ năng: Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng. Chú ý các từ: ngập lụt, khoét rỗng, ùn ùn, mênh mông.
3. Thái độ: Học sinh ham học hỏi, tìm tòi kiến thức mới.
Tích hợp ANQP: câu chuyện kể về sự đoàn kết giữa các dân tộc anh em làm nên sức mạnh to lớn để chiến thắng kẻ xâm lược
II. CHUẨN BỊ: 
1. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
- Hình thức dạy học cả lớp, theo nhóm đôi, cá nhân.
2. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa,
bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III . CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Tổ chức cho học sinh thi đọc bài Cây và hoa bên lăng Bác.
- Giáo viên nhận xét. 
- Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?
- Tại sao quả bầu bé mà lại có rất nhiều người ở
trong? Câu chuyện mở đầu chủ đề Nhân dân
hôm nay sẽ cho các con biết nguồn gốc các dân
tộc Việt Nam.
- Giáo viên ghi tựa bài: Chuyện quả bầu.
Học sinh thực hiện.
- Lắng nghe.
- Mọi người đang chui ra từ quả bầu.
- Học sinh nhắc lại tên bài và mở
sách giáo khoa
2. HĐ Luyện đọc: (30 phút)
*Mục tiêu: 
- Rèn đọc đúng từ khó: ngập lụt, khoét rỗng, ùn ùn, mênh mông.
- Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ mới: con dúi, sáp ong, nương, tổ tiên.
*Cách tiến hành: Hoạt động cả lớp
a. Giáo viên đọc mẫu toàn bài.
- GV đọc mẫu đoạn toàn bài. Chú ý giọng đọc: 
+ Đoạn 1: giọng chậm rãi.
+ Đoạn 2: giọng nhanh, hồi hộp, căng thẳng.
+ Đoạn 3: ngạc nhiên.
b. Luyện đọc câu:
- Giáo viên theo dõi học sinh đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của học sinh 
- Cho các nhóm báo cáo quá trình đọc
- Luyện đọc từ khó mà HS phát âm sai: ngập
lụt, khoét rỗng, ùn ùn, mênh mông.
c. Luyện đọc đoạn:
- Cho HS chia đoạn
- Luyện đọc đoạn trong nhóm
- Luyện đọc câu khó: GV đưa câu khó, cho HS phát hiện chỗ ngắt nghỉ, nhấn giọng
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải theo nhóm đôi
- Y/C 1 HS nêu lại nghĩa của từ “nương”
- Y/C đặt câu với từ “nương”
- GV yêu cầu 1 nhóm đọc nối tiếp 3 đoạn văn
trong nhóm.
- GV yêu cầu đại diện 3 nhóm đọc nối tiếp 3
đoạn văn.
d. Lớp đọc đồng thanh (đoạn 1 và 2). 
* Nhận xét, đánh giá, chuyển hoạt động
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng
câu trong nhóm
- Các nhóm báo cáo
- Học sinh luyện từ khó (đọc mẫu
(M4) => cá nhân (M1) => cả
lớp).
- 1 HS chia đoạn
+ Đoạn 1: Ngày xửa ngày xưa  hãy chui ra.
+ Đoạn 2: Hai vợ chồng không còn một bóng người.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn trong nhóm.
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả đọc của nhóm
- HS nêu
- HS luyện đọc cá nhân câu khó
- HS đọc theo nhóm đôi.
- 1 HS đọc to phần chú giải trước lớp.
- HS nêu.
- VD: Bác em đi làm trên nương
- 1 nhóm đọc, nhóm khác nhận xét.
- 3 em đọc, các nhóm khác nhận xét
3. HĐ Tìm hiểu bài: (20 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh hiểu ý nghĩa câu chuyện: Các dân tộc trên đất nước Việt Nam là anh em một nhà, mọi dân tộc đều có một tổ tiên.
*Cách tiến hành: Làm việc cá nhân -> Chia sẻ cặp đôi -> Chia sẻ trước lớp.
- GV yêu cầu 1 học sinh đọc to 5 câu hỏi 
- GV yêu cầu các nhóm trưởng điều
hành các nhóm thảo luận nhóm (thời
gian 3 phút)
(GV sẽ quan sát, trợ giúp khi cần)
- GV yêu cầu TBHT lên điều hành lớp chia sẻ kết quả thảo luận.
GV cho TBHT hướng dẫn cả lớp thảo luận theo nội dung các câu hỏi bên dưới
(in sẵn ra giấy)
- Con dúi là con vật gì?
- Sáp ong là gì?
- Con dúi làm gì khi bị hai vợ chồng người đi rừng bắt được?
- Con dúi mách cho hai vợ chồng người
đi rừng điều gì?
- Hai vợ chồng làm cách nào để thoát
nạn lụt?
- Tìm những từ ngữ miêu tả nạn lụt rất
nhanh và mạnh.
- Sau nạn lụt mặt đất và muôn vật ra sao?
- Nương là vùng đất ở đâu?
- Tổ tiên nghĩa là gì?
- Có chuyện gì lạ xảy ra với hai vợ chồng sau nạn lụt?
- Những con người đó là tổ tiên của những dân tộc nào?
- Hãy kể tên một số dân tộc trên đất nước ta mà bạn biết?
- Giáo viên kể tên 54 dân tộc trên đất nước.
- Câu chuyện nói lên điều gì?
- Ai có thể đặt tên khác cho câu chuyện?.
- 1 HS đọc
- Các nhóm HĐ
- TBHT lên điều hành các bạn chia sẻ
kết quả thảo luận 
- Là loài thú nhỏ, ăn củ và rễ cây sống trong hang đất.
- Sáp ong là chất mềm, dẻo do ong mật
luyện để làm tổ.
- Nó van lạy xin tha và hứa sẽ nói ra điều bí mật.
- Sắp có mưa to, gió lớn làm ngập lụt
khắp miền và khuyên họ hãy chuẩn bị
cách phòng lụt.
- Hai vợ chồng lấy khúc gỗ to, khoét
rỗng, chuẩn bị thức ăn đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào đó, bịt kín miệng gỗ bằng sáp ong, hết hạn bảy ngày mới chui ra.
- Sấm chớp đùng đùng, mây đen ùn ùn
kéo đến, mưa to,gió lớn,nước ngập mênh mông.
- Mặt đất vắng tanh không còn một bóng người, cỏ cây vàng úa.
- Là vùng đất ở trên đồi, núi.
- Là những người đầu tiên sinh ra một
dòng họ hay một dân tộc.
- Người vợ sinh ra một quả bầu. Khi đi
làm về hai vợ chồng nghe thấy tiếng nói lao xao. Người vợ lấy dùi dùi vào quả bầu thì có những người từ bên trong nhảy ra.
- Dân tộc Khơ-me, Thái, Mường, Dao,
H’mông, Ê-đê, Ba-na, Kinh.
-Tày, Hoa, Khơ-me, Nùng,
- Học sinh theo dõi đọc thầm, ghi nhớ.
- Các dân tộc cùng sinh ra từ quả bầu.
Các dân tộc cùng một mẹ sinh ra.
- Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam./ Chuyện quả bầu lạ./ Anh em cùng một tổ tiên./
4. HĐ Luyện đọc lại - Đọc diễn cảm: (10 phút)
*Mục tiêu:
- Học sinh đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết.
*Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân - Cả lớp
- Gọi HS M4 đọc mẫu toàn bài. 
- Yêu cầu HS tìm giọng đọc phù hợp cho bài văn
+ Với bài văn kể chuyện thế này, chúng ta cần đọc với giọng như thế nào cho phù hợp? 
- Yêu cầu HS Luyên đọc diễn cảm đoạn
3: Các nhóm điều khiển nhóm mình
luyện đọc đoạn 2 của bài
- Nhận xét HS - Chuyển HĐ
Lưu ý:
- Đọc đúng: M1, M2
- Đọc hay: M3, M4
- 1 HS đọc - Lớp theo dõi.
- Thảo luận nhóm tìm ra giọng đọc của 
bài văn sau đó chia sẻ trước lớp. 
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm luyện 
đọc đoạn 2.
- HS đại diện 2 nhóm thi đọc trước lớp
đoạn 2 (1 – 2 nhóm)
- Lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay
5. HĐ tiếp nối: (5 phút)
- Chúng ta phải làm gì đối với các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam?
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn học sinh về luyện đọc bài và chuẩn bị bài: Chiếc chổi tre.
- Phải biết yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và thực hiện
 _________________________________
Tiết 5 Toán
Luyện tập chung
I, MỤC TIÊU : 
1. Kiến thức:
- Biết cách đọc, viết, so  ... . Củng cố – Dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học lại bài.
Chuẩn bị: Từ ngữ chỉ nghề nghiệp.
 - 3 HS lên bảng.
- Đọc, theo dõi.
- 2 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập 
- Đẹp – xấu; ngắn – dài
 Nóng – lạnh; thấp – cao.
 Lên – xuống; yêu – ghét; chê – khen
Trời – đất; trên – dưới; ngày - đêm
 - HS chữa bài vào vở.
- Đọc đề bài trong SGK.
- 2 nhóm HS lên thi làm bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Đồng bào Kinh hay Tày, Mường hay Dao, Gia-rai hay Ê-đê, Xơ-đăng hay Ba-na và các dân tộc ít người khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau”.
Ngày soạn: thứ ngày tháng 4 năm 2019
Ngày dạy: thứ 6 ngày 19 tháng 4 năm 2019
Tiết 1 Toán
Kiểm tra
A, Mục tiêu.
Kiểm tra HS:
-Kiến thức về thứ tự các số.
- kỹ năng so sánh các số có ba chữ số.
-kỹ năng tính cộng, trừ các số có ba chữ số.
B, Dự kiến đề kiểm tra.
Số?
255,.,257,258,..,260,,
 2, >,<
357.400 301297
601563 9991000
238.259
 3, Đặt tính rồi tính.
432+325; 251+346
872-320; 786-135
 4,tính
25m+17m= 700 đồng- 300 đồng=
900km-200km= 200 đồng+ 5 đồng=
63mm – 8mm=
32cm
24cm
 5. tính chu vi hình tam giác ABC. 
40cm
 ______________________________________
Tiết 2 Chính tả( nghe viết)
Tiếng chổi tre
MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức:
- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng hai khổ thơ theo hình thức thơ tự do.
- Làm được BT2 a / b hoặc BT (3) a /b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
2. Kỹ năng: Rèn cho học sinh quy tắc chính tả l/n.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, chính xác, yêu thích chữ Việt.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 2. Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ : Chuyện quả bầu
- Gọi 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp theo GV đọc.
- Nhận xét HS.
B. Bài mới 
1. Hướng dẫn viết chính tả 
- GV đọc mẫu bài
- Gọi 1 HS đọc bài
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết 
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn cần viết.
 - Đoạn thơ nói về ai?
 - Công việc của chị lao công vất vả ntn? 
 -
 - Qua đoạn thơ, em hiểu điều gì?
 c) Hướng dẫn viết từ khó
 - Hướng dẫn HS viết các từ sau: 
+ lặng ngắt, quét rác, gió rét.
b) Hướng dẫn cách trình bày
 - Bài thơ thuộc thể thơ gì?
 - Những chữ đầu dòng thơ viết như thế nào?
 - Nên bắt đầu dòng thơ từ ô thứ 3 trong vở.
d) Viết chính tả
e) Soát lỗi
g) GV nhận xét một số bài viết của HS 
2. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2a/: Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm.
 - Gọi HS làm bài trên bảng lớp, nhận xét, chữa bài và nhắc nhở HS.
Bài 3a/: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Chia lớp 2 nhóm. Yêu cầu HS tìm các từ 
theo hình thức tiếp sức.
- Nhận xét, tuyên dương các nhóm tìm nhanh và đúng.
C. Củng cố – Dặn dò: Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm lại bài tập vào vở. 
- 2 HS lên bảng viết các từ sau: 
 - ra vào, quàng dây, nguệch ngoạc.
- 1 HS đọc.
- Chị lao công.
- Chị phải làm việc vào những đêm hè, những đêm đông giá rét.
- Chị lao công làm công việc có ích cho xã hội, chúng ta phải biết yêu quý, giúp đỡ chị.
- HS đọc và viết các từ khó.
- Thuộc thể thơ tự do.
- Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.
- HS viết chính tả 
- HS tự soát bài, sửa lỗi
- Tự làm bài theo yêu cầu:
a) Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong. thương nhau cùng.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- HS làm theo hình thức tiếp sức.
a) lo lắng – no nê ; lâu la – cà phê nâu
- con la – quả na ; cái lá – ná thun,
lề đường – thợ nề
 _______________________________
Tiết 4 Tập làm văn
ĐÁP LỜI TỪ CHỐI. NGHE ĐỌC SỔ LIÊN LẠC
I. MỤC TIÊU:
 1.Kỹ năng: 
- Biết đáp lời từ chối của người khác trong các tình huống giao tiếp với thái độ lịch sự , nhã nhặn.(BT1, BT2)
 -Biết đọc và nói lại nội dung một trang trong sổ liên lạc(BT3).
2. Kiến thức:
- Đáp lời từ chối trong những tình huống giao tiếp cụ thể
- Thuật lại nội dung sổ liên lạc.
3. Thái độ: HS có thái độ đúng mực khi đáp lời từ chối
II. CHUẨN BỊ: Sổ liên lạc từng HS. Vở.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Bài cũ: 
- Nghe – Trả lời câu hỏi:
 - Gọi HS đọc bài văn viết về Bác Hồ.
 - Nhận xét từng HS
 B B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài
2. HD làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Bạn nam áo tím nói gì với bạn nam áo xanh?
- Bạn kia trả lời thế nào?
- Lúc đó, bạn áo tím đáp lại thế nào?
- Yêu cầu HS suy nghĩ để tìm lời đáp khác cho bạn HS áo tím.
- HS đóng lại tình huống trên trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS nói tốt.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu và đọc các tình huống của bài.
- Gọi 2 HS lên làm mẫu với tình huống 1.
(Với mỗi tình huống GV gọi từ 3 đến 5 HS lên thực hành. Khuyến khích, tuyên dương các em nói bằng lời của mình).
Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS tự tìm một trang sổ liên lạc mà mình thích nhất, đọc thầm và nói lại theo nội dung:
+ Lời ghi nhận xét của thầy cô.
+ Ngày tháng ghi.
+ Suy nghĩ của con, việc con sẽ làm sau khi đọc xong trang sổ đó.
 - Nhận xét cho HS.
C. Củng cố, Dặn dò: Dặn HS luôn tỏ ra lịch sự, văn minh trong mọi tình huống giao tiếp.
- Chuẩn bị: Đáp lời an ủi.
- 3 đến 5 HS đọc bài làm của mình.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Bạn nói: Cho tớ mượn truyện với!
- Xin lỗi. Tớ chưa đọc xong.
- Nói: Thế thì tớ mượn sau vậy.
- Suy nghĩ và tiếp nối nhau phát biểu ý kiến: Khi nào cậu đọc xong, tớ sẽ mượn vậy./ Hôm sau cậu cho tớ mượn nhé./
 - 3 cặp HS thực hành.
- 1 HS đọc yêu cầu, 3 HS đọc tình huống.
HS1: Cho mình mượn quyển truyện với.
HS2: Truyện này tớ cũng đi mượn.
HS 1: Vậy à! Đọc xong cậu kể lại cho tớ nghe nhé.
 * Tương tự phần b,c
- Đọc yêu cầu trong SGK.
- HS tự làm việc.
- 5 đến 7 HS được nói theo nội dung và suy nghĩ của mình.
 ______________________________________
Tiết 5 Tự nhiên xã hội
Mặt trời và phương hướng (BTNB)
I, Mục tiêu:
1, kiến thức: - Nói được tên 4 phương chính và kể được phương mặt trời mọc và lặn.
2 kỹ năng: Dựa vào Mặt Trời xác định được phương hướng ở bất cứ điạ điểm nào.
3: giáo dục học sinh yêu thích thiên nhiên.
II,- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: -Tranh SGK (phóng to)
 HS: - Mỗi nhóm chuẩn bị: 5 tấm bìa, tấm 1 vẽ hình Mặt Trời và 4 tấm còn lại, mỗi tấm viết tên 1 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc.
III,- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I- Ổn định:
II- Khởi động: Mặt Trời.
- Mời 2 HS trả lời.	
+ Tại sao, khi đi nắng các em cần phải đội mũ nón hay che ô ?
+ Tại sao chúng ta không bao giờ được quan sát Mặt Trời trực tiếp bằng mắt ?
- GV nhận xét, đánh giá.
III- Bài mới:
1- Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã biết về hình dạng của Mặt Trời. Vậy đã có bao giờ các em tự hỏi: Mặt trời mọc ra ở phương nào và lặn đi ở phương nào không? Hôm nay cô trò ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài Mặt Trời và phương hướng nhé.
- GV ghi bảng tựa bài.
2- Bài học.
*Mục tiêu: Khái quát thời gian mọc và lặn của Mặt trời. HS biết kể tên 4 phương chính và biết quy ước phương Mặt Trời mọc là phương Đông.
Áp dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” 
*Bước 1: Tình huống xuất phát- Câu hỏi nêu vấn đề.
GV: Bây giờ cô muốn các em trình bày hiểu biết của mình về thời gian và vị trí xuất hiện cũng như khi lặn đi của Ông Mặt trời.
*Bước 2: Bộc lộ những hiểu biết ban đầu của học sinh: 
-Yêu cầu HS mô tả bằng lời hoặc vẽ những hiểu biết của mình về thời gian và vị trí xuất hiện cũng như khi lặn đi ông Mặt trời.
*Bước 3: Dề xuất giả thuyết( câu hỏi) 
- Đề xuất câu hỏi: GV tổ chức cho HS thảo luận từ các ý kiến ban đầu được TB, sau đó cho HS tự đặt câu hỏi thắc mắc.
- GV ghi lại các câu hỏi của HS lên bảng.
- Đề xuất phương án giải quyết.
- Theo em làm thế nào để chúng ta tìm ra câu trả lời mà các bạn đã nêu ra?
*Bước 4: Tiến hành quan sát.
- Cho HS quan sát hình 1,2,3 trong sách giáo khoa 
- Thảo luận nhóm 4 sau đó mỗi em tự ghi vào vở thực hành.
*Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức.
- Cho các nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung.
- GV chốt ý đi đến kết luận chung.
- Cho HS so sánh kết quả với biểu tượng ban đầu để khắc sâu kiến thức.
GV chuyển ý: Khi chúng ta bị lạc vào trong rừng chúng ta sẽ rất khó tìm được đường ra vì chúng ta không xác định rõ được phương hướng. Vậy để giúp các em xác định được phương hướng như thế nào cô và các em sang hoạt động tiếp theo.
* Mục tiêu: 
- HS biết được nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
- HS được thực hành xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
Bước 1: Hoạt động theo nhóm.
- GV treo tranh 3 SGK (phóng to)
- Yêu cầu các nhóm thảo luận về cách xác định phương hướng bằng Mặt Trời.
Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả làm việc.
- GV nhắc lại nguyên tắc xác định phương hướng bằng Mặt Trời: Nếu biết phương Mặt Trời mọc, ta sẽ đứng thẳng, tay phải hướng về Mặt Trời mọc (phương Đông) thì:
 Tay trái của ta chỉ phương Tây
 Trước mặt ta là phương Bắc
 Sau lưng ta là phương Nam
Bước 3: Chơi trò chơi “Tìm phương hướng bằng Mặt Trời”
- GV cho HS ra sân chơi theo nhóm (mỗi nhóm ít nhất có 7 HS). Các nhóm sử dụng 5 tấm bìa để chơi.
IV- Củng cố :
- GV cho các nhóm lên thể hiện cách tìm phương hướng bằng Mặt Trời.
- Các nhóm khác quan sát và nhận xét.
- GV tuyên dương các nhóm làm đúng.
- Nhận xét tiết học.
V-Dặn dò:Dặn Hs về nhà xem trước bài” Mặt trăng và các vì sao”.
- Hát.
- 2 HS trả lời, cả lớp theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
- HS làm cá nhân.
- Đại diện lên TB
- HS nêu 
Vd: - Nếu như ban ngày không có mặt trời thì chúng ta như thế nào?
- Mặt trời có mọc vào ban đêm không?
- Mặt trời có mọc từ dưới đất không?
.......
- HS: Chúng ta phải quan sát và theo dõi xem Mặt trời mọc vào thời gian nào và lặn vào thời gian nào.
- Chúng ta phải để ý xem mặt trời mọc ra từ đâu và lặn đi ở đâu.
- Hoạt động theo nhóm .
- HS theo dõi
- HS so sánh
- Mặt trời mọc vào buổi sáng sớm, lặn vào lúc chiều tối.
- Mặt trời mọc ở phương Đông và lặn đi ở phương Tây.
- Vài em đọc.
- H/s quan sát.
- HS quan sát.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS chú ý.
- HS chơi trò chơi.
- Các nhóm thực hiện.
- HS lắng nghe.
____________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_32_nam_hoc_2018_2019_kieu_thi_van_anh.doc