Tập đọc- k/c
Người đi săn và con vượn
I. Mục tiêu:
- Đọc đúng - Biết đọc với giọng cảm xúc, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung.
- Hiểu nghĩa các từ mới: tận số, nỏ, bùi nhùi.
- Hiểu nội dung truyện: Giết hại thú rừng là độc ác, từ đó, có ý thức bảo vệ môi trường.
- Kể lại được toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật. Kể tự nhiên với giọng diễn cảm.
- Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp lời bạn.
II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
Tập đọc
A. Bài cũ: HS đọc thuộc bài "Bài hát trồng cây"
? Cây xanh mang lại những gì cho con người.
Tuần 32 Thứ hai, ngày 23 tháng 4 năm 2007 Buổi 1 Tập đọc- k/c Người đi săn và con vượn I. Mục tiêu: - Đọc đúng - Biết đọc với giọng cảm xúc, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung. - Hiểu nghĩa các từ mới: tận số, nỏ, bùi nhùi. - Hiểu nội dung truyện: Giết hại thú rừng là độc ác, từ đó, có ý thức bảo vệ môi trường. - Kể lại được toàn bộ câu chuyện theo lời của nhân vật. Kể tự nhiên với giọng diễn cảm. - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn; kể tiếp lời bạn. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài tập đọc. III. Các hoạt động dạy học: Tập đọc A. Bài cũ: HS đọc thuộc bài "Bài hát trồng cây" ? Cây xanh mang lại những gì cho con người. B. Bài mới: 1.HĐ1: Giới thiệu bài. 2. HĐ2: Luyện đọc. a. GV đọc mẫu toàn bài. b. Hướng dẫn HS luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu. HS nối tiếp đọc từng câu trong mỗi đoạn, GV theo dõi HS đọc, GV phát hiện lỗi đọc sai để sửa phát âm. - Đọc từng đoạn trước lớp. - Bốn HS đọc 4 đoạn trước lớp. GV giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải: tận số, nỏ, bùi nhùi. - Đọc từng đoạn trong nhóm, thi đọc đoạn. 3. HĐ3: Tìm hiểu bài. - Một HS đọc đoạn 1. ? Chi tiết nào nói lên tài săn bắn của bác thợ săn. - Một HS đọc đoạn 2. ? Cái nhìn căm giận của vượn mẹ nói lên điều gì. - Cả lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời: ? Những chi tiết nào cho thấy cái chết của vượn mẹ rất thương tâm. - HS đọc thầm đoạn 4, trả lời: ? Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, bác thợ săn đã làm gì. ? Câu chuyện muồn nói điều gì với chúng ta. 4. HĐ4: Luyện đọc lại. - GV đọc lại đoạn 2. - GV hướng dẫn HS đọc đoạn 2, chú ý ngắt hơi và nhấn giọng cho đúng. - Một số HS đọc lại đoạn 2. Kể chuyện 1. GV nêu nhiệm vụ: Dựa vào trí nhớ và 4 tranh minh hoạ 4 đoạn câu chuyên HS kể lại câu chuyện theo lời người thợ săn. 2. Hướng dẫn HS kể chuyện . - GV treo tranh. - HS quan sát tranh. Các em có thể nêu vắn tắt, nhanh nội dung từng tranh. - Từng cặp HS tập kể theo tranh - HS nối tiếp thi kể, Hai HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. IV. Củng cố, dặn dò: ? Câu chuyện này muốn nói điều gì với chúng ta. - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Toán T156: Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng thực hiện phép tính nhân, chia các số có 5 chữ số với số có 1 c/s. - Rèn luyện kĩ năng giải toán. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - Hai hS lên bảng đặt tính và nêu cách tính: 30 755 : 5 48 729 : 6 - Một HS giải bài 2 (SGK) Bài giải Số bánh nhà trường đã mua là: 105 x 4 = 420 (cái) Số bạn nhận bánh là: 420 : 2 = 210 (bạn) Đáp số : 210 Bạn - Nhận xét, đánh giá B. Hướng dẫn luyện tập: - HS đọc yêu cầu và làm vào vở bài 1, 2, 3. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm HS yếu - Chấm và chữa bài bổ sung. Bài 1,2,4 : HS nêu miệng kết quả. Cả lớp theo dõi, đối chiếu bài của mình. Bài 3: 1HS lên bảng giải - GV chữa bài Bài giải Chiều rộng hình chữ nhật là: 36: 2 = 18 (cm) Diện tích hình chữ nhật là: 36 x 18 = 6 48 (cm2) ĐS: 48 cm 2 III. Củng cố, dặn dò: Tuyên dương những HS làm bài tốt. Tự nhiên - XH Ngày và đêm trên Trái Đất I. Mục tiêu: HS biết: - Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất ở mức độ đơn giản. Biết thời gian để trái đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày. Biết một ngày có 24 giờ. Thực hành biểu diễn ngày và đêm. II. Chuẩn bị: Quả địa cầu, mô hình trái đất và mặt trời, đèn pin III. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Quan sát tranh theo cặp. - Nhóm đôi quan sát hình 1, 2, trang 120, 121, SGK trả lời các câu hỏi sau: ? Tại sao bóng đèn không chiếu sáng được toàn bộ bề mặt quả địa cầu. ? Khoảng thời gian phần Trái Đất được mặt trời chiếu sáng gọi là gì. ? Khoảng thời gian phần Trái Đất không được mặt trời chiếu sáng gọi là gì? ? Tìm vị trí của Hà Nội và La Ha-ba-na trên quả địa cầu. ? Khi Hà Nội là ban ngày thì ở La Ha-ba-na là ngày hay đêm. - Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. - GV kết luận. 2. HĐ2: Thực hành theo nhóm. - GV chia 3 nhóm, mỗi nhóm 1 quả địa cầu. - HS trong nhóm lần lượt làm thực hành như hướng dẫn ở phần "thực hành" trong SGK. - Gọi một số HS lên thực hành trước lớp. - Một vài HS khác nhận xét phần thực hành của bạn. GV kết luận. 3. HĐ3: Thảo lận cả lớp. - GV đánh dấu một điểm trên quả địa cầu. - GV quay quả địa cầu theo chiều quay ngược chiều kim đồng hồ (nhìn từ cực Bắc xuống) có nghĩa là điểm đánh dấu trở về chỗ cũ. - GV nói: Thời gian để trái đất quay được một vòng quanh mình nó được quy ước là một ngày. ? Một ngày có bao nhiêu giờ. ? Hãy tưởng tượng nếu Trái Đất ngừng quay quanh mình nó thì ngày và đêm trên Trái Đất như thế nào? * Kết luận: Thời gian để trái đất quay được một vòng quanh mình nó là một ngày, một ngày có 24 giờ. IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS. Buổi 2 Luyện TV Luyện đọc, kể: Người đi săn và con vượn I. Mục tiêu: - HS ôn luyện lại kỷ năng đọc và kể câu chuyện: Người đi săn và con vượn. - Biết chú ý nghe và nhận xét bạn đọc, kể II. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: GV nêu mục đích và yêu cầu tiết học. HS luyện đọc lại bài - Đọc theo nhóm - Đọc cả bài ? 2. HĐ2: Luyện kể - HS kể theo nhóm đôi - Kể từng đoạn trong nhóm 4 - Kể theo lời của nhân vật Cả lớp chú ý nhận xét - III. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS Tuyên dương những em kể tốt Mỹ thuật Tập nặn: Nặn hoặc xé dán hình dáng người đơn giản I. Mục tiêu: - HS nhận biết hình dáng của người đang hoạt động. - Biết cách nặn hoặc xé dán hình dáng người. - Nặn hoặc xé dán được hình dáng người đang hoạt động. II. Phương tiện: Sưu tẩm tranh ảnh về các hình dáng khác nhau của con người. Đất nặn. III. Hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Quan sát, nhận xét. - Cho HS quan sát các bức tranh GV sưu tầm. ? Các nhân vật trong từng bức tranh đang làm gì. ? Động tác của từng người ntn. 2. HĐ2: Cách nặn hình dáng người. - HS tự chọn hai hình dáng người đang hoạt động để tập nặn. - Nặn từng bộ phận sau đó ghép để tạo thành hình người (thân người, đầu, hai tay, hai chân). Chỉnh sửa các bộ phận, chi tiết cho hoàn chỉnh rồi tạo dáng. 3. HĐ3: Thực hành. - HS thực hành. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm. 4. HĐ4: Nhận xét, đánh giá. - HS để sản phẩm của mình lên bàn, GV đến tận từng bàn đánh giá kết quả. IV. Tổng kết giờ học - Dặn dò HS. Tự học (TV) Luyện viết : Người đi săn và con vượn I. Mục tiêu: - HS nghe - viết chính xác, đúng, đẹp đoạn 3, 4 bài: Người đi săn và con vượn. - Giáo dục HS ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. II. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: GV giới thiệu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. HĐ2: Hướng dẫn HS nghe - viết. - GV đọc đoạn 3, 4 bài văn, HS đọc thầm theo. - Hai HS đọc bài trước lớp. ? Chứng kiến cái chết của Vượn mẹ, người đi săn đã làm gì. ? Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa? Vì sao phải viết hoa. - HS viết một số tiếng khó vào vở nháp: con vượn, giật mình, căm giận - GV nhắc HS cách trình bày đoạn văn. - GV đọc bài, HS viết vào vở. Lưu ý đọc to, rõ ràng, dễ nghe, tốc độ vừa phải, HS viết xong khảo lại bài. - HS đổi vở cho nhau kiểm tra lỗi. - GV chấm một số bài, nhận xét và hướng dẫn HS cách chữa lỗi. III. Tổng kết, dặn dò. Tuyên dương những HS viết bài có nhiều tiến bộ. Thứ ba, ngày 24 tháng 4 năm 2007 Buổi 1 Thể dục Ôn tung và bắt bóng cá nhân - Trò chơi "Chuyển đồ vật" I. Mục tiêu: - Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân theo nhóm 2 người. - Học trò chơi: "Chuyển đồ vật".. II. Phư ơng tiện Còi , bóng , một số đồ vật III. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Phần mở đầu. - GV nhận lớp và phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học. - Tập bài thể dục phát triển chung. - Trò chơi: "Tìm con vật bay được" - Chạy chậm một vòng xung quanh sân tập. 2. HĐ2: Phần cơ bản. - Ôn động tác tung và bắt bóng cá nhân theo nhóm 2 người: 10 - 12 phút Từng em tập tung và bắt bóng một số lần, sau đó chi tổ tập theo từng đôi một. Chú ý động tác phối hợp toàn thân khi thực hiện tung và bắt bóng. Sau một số lần GV hướng dẫn cách di chuyển để bắt bóng. Khi di chuyển cần nhẹ nhàng, nhanh nhẹn, vừa tầm khéo léo tung hoặc bắt bóng. - Trò chơi " Chuyển đồ vật " GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi . Cho HS chơi thử, GV giải thích bổ sung thêm, sau đó cho HS chơi chính thức. Khi các em chơi, GV làm trọng tài và thống nhất với các đội khi chạy về, các em cần chú ý chạy về phía bên phải hoặc trái của đội hình, tránh trình trạng chạy xô vào nhau. 3. HĐ3: Phần kết thúc. - Đứng tại chỗ hát. - Tập một số động tác hồi tĩnh, GV và HS hệ thống lại bài. Tiếng Anh GV chuyên Toán T157: Bài toán liên quan đến rút về đơn vị (tiếp) I. Mục tiêu: - HS biết cách giải toán liên quan đến rút về đơn vị. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Hướng dẫn giải bài toán. - GV nêu bài toán. - HS đọc lại bài toán. ? Bài toán cho biết gì. Tóm tắt. ? Bài toán hỏi gì. 35 L : 7 can - GV yêu cầu một HS nhìn tóm tắt đọc đề toán. 10 L : ? can ? Muốn biết 10 lít mật ong đựng trong mấy can ta phải biết gì. ? Tìm số lít mật ong trong mỗi can bằng cách nào. ? Làm thế nào để tìm số can chứa 10 lít mật ong. - Cả lớp giải vào vở nháp - GV theo dõi và hướng dẫn thêm cho những HS còn lúng túng. - Một HS lên bảng trình bày bài giải, cả lớp nhận xét và bổ sung thêm. Bài giải Số lít mật ong trong mỗi can là: 35 : 7 = 5 (l) Số can cần để dựng 10 lít mật ong là: 10 : 5 = 2 (can) ĐS: 2 can 2. HĐ2: Thực hành. - HS đọc yêu cầu và làm vào vở bài 1, 2, 3. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm HS yếu. - Chấm và chữa bài. Chữa bài 2. Bài giải Số quạt trần lắp mỗi phòng học là: 20 : 5 = 4 (cái) 24 cái quạt thì lắp được số phòng là: 24 : 4 = 6 (phòng) ĐS: 6 phòng III. Củng cố, dặn dò: Tuyên dương những HS làm bài tốt. Chính tả (NV) Ngôi nhà chung I. Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài: Nghe nhạc. - Làm đúng bài tập phân biệt l/n hoặc v/ d. II. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - GV đọc hai HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp: rong ruổi, thong dong, trống dong cờ mở, gánh hàng rong. - Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới. 1. HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả - ... nháp. a. Luyện viết chữ hoa. - Tìm những chữ hoa có trong bài? - GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết chữ: Đ, X, T - HS thực hành luyện viết vào vở nháp. b. Luyện viết từ ứng dụng. - HS đọc Đồng Xuân - GV giới thiệu: Đồng Xuân là tên một chợ lâu đời ở Hà Nội. Đây là nơi buôn bán sầm uất nổi tiếng. - GV viết mẫu tên riêng theo cỡ nhỏ, HS luyện viết vào vở nháp. c. Luyện viết câu ứng dụng. - HS đọc câu ứng dụng. - GV giải thích : Câu tục ngữ đề cao vẻ đẹp tính nết của con người so với vẻ đẹp hình thức. - HS luyện viết: Tốt, Xấu 3. HĐ3: Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết. - GV yêu cầu HS viết chữ cỡ nhỏ. - HS viết vào vở. 4. HĐ4: Chấm, chữa bài. III. Củng cố, dặn dò - GV nhận xét, tiết học. - Biểu dương những HS viết chữ đẹp, có tiến bộ. Nhắc HS luyện viết thêm phần ở nhà. Tự nhiên - XH Năm, tháng và mùa I. Mục tiêu: HS biết: - Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời là một năm. - Một năm thường có 365 ngày và được chia thành 12 tháng. - Một năm thường có 4 mùa. II. Phương tiện Quả địa cầu, tờ lịch III. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Thảo luận theo nhóm. - GV yêu cầu HS dựa vào vốn hiểu biết và quan sát lịch, thảo luận các câu hỏi gợi ý sau: ? Một năm thường có bao nhiêu ngày? Bao nhiêu tháng. ? Số ngày trong các tháng có bằng nhau không. ? Những tháng nào có 31 ngày, 30 ngày và 28 hoặc 29 ngày. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình trước lớp. - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 122 GV hỏi : Khi chuyển động được một vòng quanh Mặt Trời, Trái Đất đã tự quay quanh mình nó bao nhiêu vòng? - Kết luận: Thời gian để Trái Đất chuyển động được một vòng quanh mình nó là một năm. Một năm thường có 356 ngày và được chia thành 12 tháng. 2. HĐ2: Làm việc với SGK theo cặp. - Hai HS làm việc với nhau theo gợi ý sau: ? Trong các vị trí của A, B, C, D cuả Trái Đất trên hình 2 trang 123 trong SGK vị trí nào của trái đất thể hiện Bắc bán cầu là mùa xuân, mùa hạ, mùa thu và mùa đông. ? Hãy cho biết các mùa của Bắc bán cầu vào các tháng 3, 6, 9, 12. 3. HĐ3: Chơi trò chơi Xuân, Hạ, Thu, Đông. - GV hướng dẫn HS cách chơi: + Khi GV nói mùa xuân thì HS cười. + Khi GV nói mùa hạ thì HS lấy tay quạt. + Khi GV nói mùa thu thì HS để tay lên má. + Khi GV nói mùa đông thì HS xuýt xoa. III. Tổng kêt, dặn dò: - GV nhận xét chung tiết học. - Tuyên dương những HS ý thức học tập tốt. Buổi 2 Dạy bài sáng thứ 5 Chính tả (NV) Hạt mưa I. Mục tiêu: - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn thơ: Hạt mưa. - Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm dễ lẫn l/ n ; v/ d. II. Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: GV kiểm tra 2 HS viết bảng lớp, cả lớp viết vở nháp : Cái lọ lục bình lóng lánh nước men nâu. - Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới. 1. HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu, cầu tiết học. 2. HĐ2: Hướng dẫn viết chính tả. - GV đọc một lần bài thơ Hạt mưa, cả lớp theo dõi SGK. - GV giúp HS hiểu nội dung bài thơ: ? Những câu thơ nào nói lên tác dụng của hạt mưa. ? Những câu thơ nào nói lên tính cách tinh nghịch của hạt mưa. - Cho HS đọc thầm lại bài văn, viết ra nháp những từ dễ viết sai. - GV đọc - HS viết vào vở chính tả. - Chấm chữa bài. 3. HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập. - HS làm bài tập 1, bài tập 2 ở vở bài tập Tiếng Việt. - GV theo dõi, chấm chữa bài. Bài tập 1: Hai HS lên bàng làm a : Lào - Năm Cực - Thái Lan b : màu vàng - cây dừa - con voi III. Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học- Âm nhạc Giáo viên chuyên Toán T159: Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp HS rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Luyện tập bài toán về lập bảng thống kê. III. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Giới thiệu bài. 2. HĐ2: Luyện tập. - HS đọc yêu cầu làm bài vào vở. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm HS yếu. - Chấm một số bài, chữa bài. Bài tập 1 : HS nêu miệng bài giải. Bài tâp 2: Một HS lên bảng giải. Bài giải Số gạo trong mỗi túi là: 21 : 7 = 3 (kg) Số túi cần lấy để được 15 kg gạo là: 15 : 3 = 5 (túi) ĐS: 5 túi Bài tập 4 : GV treo bảng phụ - HS đối chiếu bài của mình để chữa bài nếu sai. IV. Củng cố, dặn dò Khen những HS làm bài tốt. Đạo đức Thực hành: Chăm sóc cây trồng, vật nuôi I. Mục tiêu: HS biết: Thực hành chăm sóc cây trồng và vật nuôi. Đồng tình ủng hộ với việc chăm sóc cây trồng và vật nuôi. Phê bình, không tán thành những hành động không chăm sóc cây trồng vật nuôi. II. Các hoạt động dạy học: 1. HĐ1: Thực hành chăm sóc cây trồng và vật nuôi. - GV chia tổ. - Tổ trưởng điều khiển các bạn thực hành chăm sóc cây trồng vật nuôi trong trường. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm. 2. HĐ2: Tổng kết, báo cáo kết quả thực hành. Các tổ thảo luận câu hỏi sau: ? Em đã làm gì để chăm sóc cây trồng và vật nuôi. ? Em cảm thấy như thế nào khi tự tay mình chăm sóc cây trồng và vật nuôi. * Tuyên dương những HS thực hành tốt. Thứ năm, ngày 26 tháng 4 năm 2007 Nghỉ lễ mồng 10 tháng 3 Thứ sáu, ngày 27 tháng 4 năm 2007 Tập làm văn Nói, viết về bảo vệ môi trường I. Mục tiêu: - Rèn kỹ năng nói: Kể lại một việc làm để bảo vệ môi trường theo trình tự hợp lí, lời kể tự nhiên. - Rèn kĩ năng viết: Viết lại được một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu), kể lại việc làm trên. Bài viết hợp lí, diễn đạt rõ ràng. II. Đồ dùg dạy học Tranh ảnh về việc làm bảo vệ môi trường hoặc về tình trạng môi trường. III Các hoạt động dạy học A. Bài cũ: - Hai HS đọc bài viết kể về một buổi biểu diễn nghệ thuật. - GV nhận xét, chấm điểm. B. Bài mới. 1. HĐ1: Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập. Bài tập 1: - Một HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý. - GV giới thiệu một số tranh ảnh về hoạt động bảo vệ môi trường (nếu có). - HS nói tên đề tài mình chọn kể. Các em có thể bổ sung thêm tên những việc làm khác có ý nghĩa bảo vệ môi trường. - HS chia nhóm nhỏ, kể cho nhau nghe việc tốt có ý nghĩa bảo vệ môi trường mình đã làm. - Một vài HS thi kể trước lớp. Bài tập 2: - HS ghi lại lời kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn (từ 7 đến 10 câu). - Một số HS đọc bài viết. Cả lớp và GV bình chọn những HS viết bài hay nhất. III. Củng cố, dặn dò - GV dặn HS về nhà kể lại câu chuyện của em cho người thân nghe; Những HS viết bài chưa xong về nhà tiếp tục viết. Thủ công Làm quạt giấy tròn (T2). I. Mục tiêu: - HS biết cách làm quạt giấy tròn. - HS làm được chiếc quạt giấy tròn đúng qui trình, kĩ thuật. - HS thích làm đồ chơi. II. Chuẩn bị: Tranh qui trình gấp quạt tròn. Giấy, kéo, sợi chỉ. III. Các hoạt động dạy học. 1. HĐ1: Nhắc lại cách làm quạt giấy tròn: - Gọi vài HS nhắc lại các bước làm quạt giấy tròn. - GV nhận xét và hệ thống lại các bước làm quạt giấy tròn: Bước 1: Cắt giấy. Bước 2: Gấp, dán quạt. Bước 3: Làm cán quạt và hoàn chỉnh quạt. 2. HĐ2: Thực hành. - HS thực hành cá nhân. - GV theo dõi và hướng dẫn thêm về cách trang trí cho quạt thêm sinh động như vẽ hình các loài hoa, con vật... - GV nhắc HS: Để làm quạt đẹp, các nếp gấp phải miết thẳngvà kĩ. Gấp xong cần buộc chặt bằng chỉ vào đúng nếp gấp giữa. Khi dán cần bôi hồ mỏng, đều. IV. Tổng kết: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS chuẩn bị để tiết sau hoàn thành sản phẩm. Toán T160: Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Giúp HS: Rèn luyện kĩ năng tính giá trị biểu thức số. - Rèn luyện kĩ năng giải toán liên quan đến rút về đơn vị. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: A. Bài cũ: - GV tóm tắt bài toán, một HS lên bảng trình bày bài giải, cả lớp làm vào vở nháp: 21 kg : 7 túi 14 kg ? túi - Nhận xét, đánh giá. B. Bài mới. 1. HĐ1: Củng cố lý thuyết ? Trong biểu thức có phép tính cộng, trừ, nhân, chia ta thực hiện theo thứ tự thế nào. ? Trong biểu thức có dấu ngoặc đơn ta thực hiện thế nào. ? Một tuần lễ có bao nhiêu ngày. ? Nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. ? Biết chu vi muốn tìm cạnh hình vuông ta làm thế nào. ? Nêu cách tính chu vi hình vuông. 2. HĐ2: Luyện tập. - HS đọc yêu cầu và làm vào vở bài 1, 2, 3, 4.( những em yếu không yêu cầu làm bài 3) - GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS. - Chấm một số bài, chữa bài. Chữa bài tập 4: Bài giải Đổi 3dm 2cm = 32cm Cạnh hình vuông là: 32 : 4 = 8 (cm) Diện tích hình vuông là: 8 x 8 = 64 (cm2) ĐS: 64 cm2 IV. Củng cố, dặn dò Khen những HS làm bài tốt. HĐTT Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: Giúp các em rút ra được những công việc tốt đã thực hiện trong tuần và những tồn tại cần khắc phục. Triển khai các hoạt động trong tuần tới. II. Các hoạt động dạy học 1. GV nêu tiêu chí đánh giá - Đảm bảo sỉ số - Chậm, vắng - Tổng số điểm 10 trong tuần - Vệ sinh trực nhật.- Các hoạt động Đội Sao... - Trang phục HS Các tổ dựa vào tiêu chí bình xét thi đua giữa các tổ, giữa các cá nhân. GV cùng tập thể lớp tuyên dương những HS có nhiều thành tích và tổ xuất sắc. 2. GV triển khai kế hoạch trong tuần 33: - Các tổ kèm cặp giúp đỡ HS yếu trong tổ cùng nhau tiến bộ. - Vệ sinh nhặt rác ở sân trường. Bu#i 2 Đại hội Công Đoàn Luyện toán Luy#n gi#i bài to#n ngược với bài toán rút về đơn vị - Tính giá trị biểu thức – Xem đồng hồ I. Mục tiêu: - HS ôn luyện về cách giải bài toán ngược với bài toán rút về đơn vị và tính giá trị biểu thức số. - Luyện tập xem đồng hồ chính xác đến từng phút. II. Các hoạt động dạy học: * HĐ1: Củng cố lý thuyết. ? Nhắc lại các cách tính giá trị biểu thức số. ? Nêu các bước giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. - Thực hành xem đồng hồ: - GV đặt giờ, HS nối tiếp nêu giờ tương ứng. * HĐ2: Luyện làm bài tập. Bài 1: Đặt tính rồi tính. 38869 + 43866 14257 – 4521 21098 x 4 97856 : 7 42769 + 38572 89025 – 27907 32489 x 2 87652 : 6 Bài 2: Tính giá trị biểu thức: 4512 + 24785 x 3 (4512 +24758) x 3 57824 – 32484 : 4 (57824 – 3232484) : 4 Bài 3: Có 50 lít dầu đựng đều trong 5 thùng. Hỏi có 500 lít dầu thì cần mấy thùng như thế. Bài 4: Một hình chữ nhật có chu vi 64 cm, chiều rộng 8 cm. Tính diện tích hình chữ nhật đó? - HS làm bài vào vở. - GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS. - Chấm một số bài - Chữa bài. III. Tổng kết, dặn dò: GV nhận xét chung tiết học. Luyện âm nhạc GV chuyên HĐNG Tổng phụ trách đội dạy
Tài liệu đính kèm: