I. Yêu cầu cần đạt:
- Tìm được từ ngữ chỉ tình cảm,yêu thương.
- Đặt được câu giới thiệu theo mẫu.
- Phát triển vốn từ chỉ tình cảm,yêu thương.
- Rèn kĩ năng đặt câu giới thiệu.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Hình ảnh minh họa của bài học.
- HS: Sách giáo khoa, VBTTV.
TUẦN 31 Thứ hai ngày 17 tháng 4 năm 2023 Buổi sáng: TIẾNG VIỆT Bài 23. Tiết 1 + 2: Đọc: Bóp nát quả cam. Lồng ghép ANQP: Giới thiệu thêm một số tấm gương anh hùng nhỏ tuổi. I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng rõ ràng một câu chuyện về nhân vật lịch sử - Trần Quốc Toản; hiểu được nội dung câu chuyện và chỉ anh hùng của Trần Quốc Toản. - Trả lời được các câu hỏi của bài. - Hiểu được nội dung câu chuyện và chỉ anh hùng của Trần Quốc Toản. - Hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong chuyện. - Có tình cảm biết yêu quê hương đất nước; rèn kĩ năng hợp tác làm việc nhóm. - Lồng ghép ANQP: Giới thiệu thêm một số tấm gương anh hùng nhỏ tuổi. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Sách giáo khoa, VBTTV. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Thảo luận nhóm đôi: Nói tên một người anh hùng nhỏ tuổi mà em biết. - Dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - Đọc mẫu: đọc đúng lời người kể và lời nhân vật - HS chia đoạn: 4 đoạn. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ - Luyện đọc đoạn: HS đọc nối tiếp từng đoạn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS. - HS đọc toàn bài - Nhận xét, khen ngợi. 3. Luyện tập thực hành * Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi - HS đọc nối tiếp từng đoạn bài bóp nát quả cam. - HS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện bài 1 tromg VBTTV/tr.5. - HS lần lượt chia sẻ ý kiến. - Hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại. - HS đọc toàn bài - Nhận xét, khen ngợi. - Lồng ghép ANQP: Giới thiệu thêm một số tấm gương anh hùng nhỏ tuổi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc. - HS đọc lần lượt 2 yêu cầu SGK. - HS viết bảng lớp câu hỏi 1, đồng thời hoàn thiện bài trong VBTTV - Tuyên dương, nhận xét. - HS viết câu vào bài 2, VBTTV - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. ... ... TOÁN Bài 63: Tiết 1: Luyện tập chung. I. Yêu cầu cần đạt: - HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ) trong phạm vi 1000. Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn. - Xác định được các hình khối, hình phẳng. - Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải bài toán có lời văn có một bước tính liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính. - Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - SGK. Bộ đồ dùng dạy học Toán. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Khởi động: Hát. - HS nhắc lại cách đặt tính cộng, trừ số có ba chữ số. 2. Luyện tập, thực hành Bài 1: - HS làm bài cá nhân vào vở, 1 HS làm bảng nhóm. - HS trình bày bảng, nhận xét. - Cả lớp đổi vở, soát lỗi bài - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - HS thảo luận nhóm 4 và thực hiện các yêu cầu. - HS nêu tên các hình khối: khối lập phương, khối hộp chữ nhật, khối cầu, khối trụ. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Đại diện nhóm trình bày kết quả: a) 523 + 365 = 888 b) 572 – 416 = 156 - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - HS làm bài cá nhân vào vở, 1 HS trình bày bảng. - Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - HS chia sẻ trước lớp – Nhận xét. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: - HS thảo luận nhóm đôi, xác định hình dạng các miếng bìa. HS thực hiện các phép tính trên mỗi miếng bìa, sau đó so sánh kết quả để tìm ra đáp án cho các câu hỏi. - HS chia sẻ đáp án: a) Bạn Mai cầm tấm bìa ghi phép tính có kết quả bé nhất. b) Miếng bìa ghi phép tính có kết quả lớn nhất có dạng hình tứ giác. - Nhận xét, tuyên dương, khen ngợi HS. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm. - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. ... ... Thứ ba ngày 18 tháng 4 năm 2023 Buổi sáng: TIẾNG VIỆT Bài 23. Tiết 3: Viết: Chữ hoa (kiểu 2) I. Yêu cầu cần đạt: - Biết viết chữ viết hoa cỡ vừa và cỡ nhỏ. - Viết đúng câu ứng dụng: Trần Quốc Toản là người anh hùng nhỏ tuổi. - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Mẫu chữ hoa (kiểu 2). - HS: Vở Tập viết; bảng con. III. Các hoạt động dạy học: 1.Khởi động: - HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - Dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - Tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa + Chữ hoa gồm mấy nét? - HD quy trình viết chữ hoa - Thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - HS viết bảng con. - Hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - HS đọc câu ứng dụng cần viết. - Viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa đầu câu. + Cách nối từ sang u. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. 3. Luyện tập thực hành: - HS thực hiện luyện viết chữ hoa và câu ứng dụng trong vở Luyện viết. - Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. ... ... TOÁN Bài 63: Tiết 2: Luyện tập chung. I. Yêu cầu cần đạt: - HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ) trong phạm vi 1000. Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ trong phạm vi các số và phép tính đã học. Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc tình huống thực tiễn. - Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải bài toán có lời văn có một bước tính liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính. - Ôn tập về đường gấp khúc và đơn vị đo độ dài mét. - Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng so sánh số. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - SGK. Bộ đồ dùng dạy học Toán. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Khởi động: Hát. 2. Luyện tập, thực hành Bài 1: - Hướng dẫn HS kiểm tra tất cả các phép tính để tìm ra có 2 phép tính sai và sửa lại cho đúng. - 1-2 thảo luận nhóm đôi, thực hiện các yêu cầu, viết lại phép tính sai ra bảng con. - HS trình bày (Phép tính B, D sai). - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - HS làm bài cá nhân trên bảng con. Nhắc HS thứ tự thực hiện các phép tính (tính từ trái sang phải), HS có thể thực hiện đặt tính rồi tính hoặc tính nhẩm. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - HS trình bày kết quả: 800 – 200 + 135 = 735 1000 – 500 + 126 = 626 - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - HS làm bài cá nhân vào vở, 1 HS trình bày bảng. - Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - HS trình bày bài giải. HS khác nhận xét. - HS đổi chéo vở kiểm tra. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 3. Trò chơi: Cờ ca-rô - Nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - Phát cho các nhóm 1 con xúc xắc; - HS tham gia trò chơi. - HS kiểm tra lại đáp án trên bàn cờ ca-rô, nhận xét, chữa bài. - Nhận xét, tuyên dương đội chơi thắng cuộc 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. ... ... Buổi chiều: TIẾNG VIỆT Bài 23. Tiết 4: Nói và nghe: Kể chuyện Bóp nát quả cam I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ. - Nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình. - Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm. - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Sách giáo khoa, VBTTV. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - HS chia sẻ. - Giới thiệu bài. 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Kể về điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè. - HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi: - HS thảo luận theo cặp, sau đó chia sẻ trước lớp. - Hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. 3. Luyện tập thực hành: - HS đọc lại bài Bóp nát quả cam để nhớ các chi tiết chính về nhân vật Trần Quốc Toản. - HS viết 1-2 câu bày tỏ lòng cảm phục,tự hào... đối với người anh hùng nhỏ tuổi Trần Quốc Toản. - HS hoàn thiện bài tập trong VBTTV. - Nhận xét, tuyên dương HS. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. ... ... TIẾNG VIỆT Bài 24. Tiết 1: Đọc: Chiếc rễ đa tròn I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng các tiếng trong bài, ngắt nghỉ đúng nhịp thơ trong bài. - Trả lời được các câu hỏi của bài. - Hiểu nội dung bài: vì sao Bác Hồ cho trồng chiếc rễ đa tròn,hiểu được tình yêu thương Bác dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng - Hình thành và phát triển năng lực văn học: phát triển vốn từ chỉ người, chỉ vật; kĩ năng đặt câu. - Biết yêu quý thời gian, yêu quý lao động. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Hình ảnh của bài học. - HS: Sách giáo khoa, VBTTV. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - HS nghe nhạc bài Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng của nhạc sĩ Phong Nhã? - HS quan sát tranh TLCH: Các bạn nhỏ đang làm gì? Em đoán xem các bạn đang ở đâu? Có điều gì đặc biệt trong bức tranh? - HS chia sẻ - Nhận xét. - Dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá: * Đọc văn bản. - Đọc mẫu: giọng đọc lưu luyến, tình cảm. - HS chia đoạn: 3 đoạn. - Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: ngoằn ngoèo,cuốn,cuộn,chiếc rễ, - HS đọc những câu dài (Vd: Một sớm hôm ấy,/như thường lệ,Bác Hồ đi dạo trong vườn...) - Luyện đọc đoạn theo nhóm 3: HS đọc nối tiếp từng đoạn. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS. 3. Luyện tập thực hành: * Luyện đọc lại. - HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc lời của các nhân vật. - HS đọc theo vai. - Nhận xét, khen ngợi. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. ... ... TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Luyện đọc: Bài 23: Bóp nát quả cam I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng rõ ràng một câu chuyện về nhân vật lịch sử - Trần Quốc Toản; hiểu được nội dung câu chuyện và chỉ anh hùng của Trần Quốc Toản. - Trả lời được các câu hỏi của bài. - Hiểu được nội dung câu chuyện và chỉ anh hùng của Trần Quốc Toản. - Hình th ... dạy học chủ yếu 1. Khởi động: - HS xem video và lắng nghe bài hát Tướng quân Võ Nguyên Giáp https://www.youtube.com/watch?v=znSBUNQPbsk - HS lắng nghe và trả lời câu hỏi: Nhân vật nào được nhắc đến trong bài hát? - HS chia sẻ, nhận xét. - Giới thiệu bài mới. 2. Khám phá: Hoạt động 1: Đọc thông tin và quan sát hình ảnh - HS đọc thầm thông tin trong SGK. 2 HS chia sẻ nội dung. - Chiếu hình ảnh về đại tướng Võ Nguyên Giáp. - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: + Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh và mất năm nào? + Đại tướng quê ở đâu? Em biết đến đại tướng từ đâu? - Chia sẻ và nhận xét. + Ngoài nhân vật em vừa nêu còn có nhân vật tiêu biểu nào khác ở quê hương mà em biết? (Mẹ Suốt, anh hùng Lâm Úy, trung tướng Đồng Sĩ Nguyên,) - Lắng nghe nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 2: Chọn đáp án cột B cho phù hợp với câu hỏi ở cột A - 1 HS nêu yêu cầu, cả lớp đọc thầm. - HĐ nhóm 2 để nối cho phù hợp. - Gọi HS chia sẻ kết quả. - Nhận xét bài làm của nhóm bạn - Nhận xét, kết luận: 1 - c, 2 - a, 3 - b 3. Hoạt động thực hành: - Chia sẻ những thông tin hoặc câu chuyện mà em biết về đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổ chức HS hoạt động theo nhóm. Nhóm 1: Nêu những thông tin về đại tướng Nhóm 2: Kể những câu chuyện em biết về đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhóm 3: Những câu nối bất hủ của đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhóm 4: Vẽ tranh về đại tướng Võ Nguyên Giáp - Quan sát, hỗ trợ các trạm gặp khó khăn. - HS thảo luận và chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. 4. Hoạt động ứng dụng: Hoạt động 1: Giới thiệu nhân vật tiêu biểu ở quê em - HS chọn một trong hai nhiệm vụ để chia sẻ trước lớp a. Giới thiệu một nhân vật tiêu biểu ở quê em dựa vào các gợi ý sau: Tên nhân vật, quê quán, đóng góp chính. b. Kể một câu chuyện về nhân vật tiêu biểu ở quê em. - HS chia sẻ. - Nhận xét và giới thiệu thêm các nhận vật tiêu biểu khác. Hoạt động 2: Những việc nên làm để bày tỏ lòng biết ơn đối với những người có công - HS quan sát tranh và cho biết các bạn nhỏ trong tranh đã làm gì để tỏ lòng biết ơn với người có công? - HS thảo luận và chia sẻ. - Nhận xét và chiếu thêm một số hoạt động khác của các bạn học sinh đã làm để tỏ lòng biết ơn đối với người có công - HS quan sát, lắng nghe. ?Ngoài những việc làm trên em còn có những tình cảm gì đối với họ ? ? Để báo đáp công ơn của các vị anh hùng, chúng ta cần phải làm gì? - HS chia sẻ (Em học giỏi, chăm ngoan, vâng lời bố mẹ và thầy cô giáo) - Nhận xét, tuyên dương. IV. Điều chỉnh sau bài dạy Thứ sáu ngày 21 tháng 4 năm 2023 Buổi sáng: TIẾNG VIỆT Bài 24. Tiết 5+6: Luyện tập: Viết đoạn văn kể một sự việc. Đọc mở rộng. I. Yêu cầu cần đạt: - Viết được 4-5 câu kể về việc Bác đã làm trong bài Chiếc rễ đa tròn. - Tìm đọc câu chuyện kể về Bác. - Phát triển kĩ năng kể về việc đã làm. - Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua việc làm đó. II. Đồ dùng dạy học: - Sách giáo khoa, VBTTV. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: 2. Luyện tập thực hành: * Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn theo gợi ý. - Đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe tham khảo. - HS lắng nghe, hình dung cách viết. - HS thực hành viết vào VBT tr.57. - Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - HS đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. * Hoạt động 2: Đọc mở rộng. - HS đọc thầm YC bài 1, 2. - HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện ở Thư viện lớp. - HS đọc một bài thơ, câu chuyện. - HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện. - HS chia sẻ theo nhóm 4. - Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay. - Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. ... ... TOÁN Bài 65: Tiết 2: Biểu đồ tranh I. Yêu cầu cần đạt: - Củng cố nhận biết, đọc, mô tả, nhận xét số liệu của biểu đồ tranh. - Biết biểu thị các con vật, đồ vật theo đơn vị khác khái quát hơn như chấm tròn, bó que tính,. khi kiểm đếm số liệu dựa vào biểu đồ tranh. - Phát triển năng lực tính toán. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - SGK. Bộ đồ dùng dạy học Toán. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Hát một bài. 2. Luyện tập thực hành: Bài 1: - HS TL các câu hỏi theo nhóm đôi: + Có bao nhiêu con búp bê? Gấu bông và sóc bông? + Số búp bê như thế nào với số sóc bông? + Phải thêm mấy gấu bông để số búp bê và số gấu bông bằng nhau? + Số thú bông nhiều hơn số búp bê là bao nhiêu con? - Các nhóm chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - Giới thiệu điểm mới trong biểu đồ tranh là mỗi con vật (gà, ngỗng, vịt) được biểu thị là một chấm tròn. - HS đếm số chấm tròn ở mỗi cột, mô tả, nhận xét các chấm tròn trong biểu đồ. - HS làm việc nhóm đôi. + Con vật nào nhiều nhất? Con vật nào ít nhất? + Mỗi loại có bao nhiêu con? + Số gà nhiều hơn số ngỗng mấy con? + Số ngỗng ít hơn số vịt mấy con? - Đại diện nhóm chia sẻ. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - HS quan sát làm việc cá nhân + Mỗi hộp có bao hiêu que tính? + Hộp nào có nhiều que tính nhất? Hộp nào có ít que tính nhất? - HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm. - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. ... ... TĂNG CƯỜNG TOÁN Bài 65: Biểu đồ tranh I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được biểu đồ tranh (biểu thị số liệu kiểm đếm bằng hình ảnh hoặc tranh vẽ theo cột hoặc hàng theo yêu cầu của việc kiểm đếm). - Đọc và mô tả được các số liệu trên biểu đồ tranh. Nêu được một số nhận xét đơn giản từ biểu đồ tranh. - HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp toán học. - Có tính tính cẩn thận khi làm bài II. Đồ dùng dạy học: - VBTT. Bộ đồ dùng dạy học Toán. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - HS hát tập thể. 2. Luyện tập thực hành: Bài 1: Số ? - HS quan sát tranh - HS làm bài, 1 HS làm bảng lớp. - HS nhận xét. Bài 2: Số? - HS làm bài vào VBT cá nhân. + Mai cắt được các hình gì? - HS TL: Mai cắt hình tròn, hình tam giác, hình vuông. - HS chữa bài: a) Số hình của ba loại có tất cả là 20 hình Số hình tròn nhiều hơn số hình tam giác là: 3 hình. b) Hình có số lượng ít nhất: C. Hình tam giác. - Nhận xét, tuyên dương HS. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm. - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. ... ... Buổi chiều: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Luyện viết: Chữ hoa (kiểu 2) I. Yêu cầu cần đạt: - Biết viết chữ viết hoa cỡ vừa và cỡ nhỏ. - Viết đúng câu ứng dụng: Trần Quốc Toản là người anh hùng nhỏ tuổi. - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Mẫu chữ hoa (kiểu 2). - HS: Vở Tập viết; bảng con. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Hát 1 bài. - Dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - Tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa . + Chữ hoa gồm mấy nét? - HD quy trình viết chữ hoa - Thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - Hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - HS đọc câu ứng dụng cần viết. - Viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa đầu câu. + Cách nối từ sang u. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. 3. Luyện tập thực hành: - HS thực hiện luyện viết chữ hoa và câu ứng dụng trong vở ôli. - Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Hôm nay em học bài gì? - Nhận xét giờ học. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. ... ... HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Bài 31 (T3): SHL – SH Chủ đề: Lớp học xanh. Tự đánh giá sau chủ đề. I. Yêu cầu cần đạt: * Sơ kết tuần: - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định. - Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp. * Hoạt động trải nghiệm: - HS thực hiện kế hoạch đã lập ra ở tiết trước: thực hiện dự án “Lớp học xanh”. HS tham gia hoạt động vui vẻ, qua đó giáo dục ý thức trách nhiệm cho mỗi HS trong vấn đề xây dựng lớp học thân thiện. II. Đồ dùng dạy học: - GV và HS: SGK; Cây, chậu, xẻng nhỏ, bình tưới. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Lớp hát một bài. 2. Hoạt động Tổng kết tuần. a. Sơ kết tuần 31: - Từng tổ báo cáo. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần. - HS nghe GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. b. Phương hướng tuần 32: - Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, thi đua lập thành tích chào mừng các ngày lễ lớn. 3. Hoạt động trải nghiệm. a. Chia sẻ thu hoạch sau trải nghiệm lần trước: Dự án: “Lớp học xanh” - HS mang những đồ dùng, vật liệu đã chuẩn bị ra - Theo dõi, động viên, cổ vũ hoạt động của các nhóm bằng cách khen ngợi chi tiết cách làm, hỏi han trong quá trình thực hiện, theo sát để đảm bảo sự an toàn của HS khi làm việc ở vườn trường, ngoài hành lang, b. Hoạt động nhóm: *Đặt các chậu hoa ở góc phù hợp để trang trí trường, lớp - HS thảo luận về các góc lớp, trường có thể đặt chậu hoa, GV phân chia vị trí cho các tổ để tiện theo dõi, chăm sóc. - HS đưa cây, chậu, xẻng nhỏ... ra - HS tiến hành thực hiện dự án trong không gian lớp học, vườn trường. - Theo dõi, cùng làm với HS. - Có thể hỏi HS sau khi cùng nhau làm xong công việc em cảm thấy thế nào? *Phân công các tổ chăm sóc các chậu hoa hằng ngày. - Kết luận: Các em đều thấy vui khi cùng các bạn tham gia lao động làm đẹp lớp học, tạo một không gian xanh, sạch sẽ. Góp sức làm lớp học xanh, sạch, đẹp thật là một việc vui và tự hào. - Khen ngợi, đánh giá. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm. - Nhắc nhở HS tiếp tục phân công nhau chăm sóc các chậu hoa hằng ngày: tưới vừa đủ nước, ngắt lá úa, đưa cây ra nhận ánh nắng mặt trời, cất vào vị trí cũ,... - HS tự đánh giá sau chủ đề. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. ... ... Quảng Hòa, ngày tháng năm 2023 Tổ trưởng CM Nguyễn Thị Liên
Tài liệu đính kèm: