Giáo án Lớp 2 tuần 30 - Trường tiểu học Bắc Lũng

Giáo án Lớp 2 tuần 30 - Trường tiểu học Bắc Lũng

THỦ CÔNG

Làm vòng đeo tay (tiết 2)

I.Mục tiêu:

1-Củng cố cách làm vòng đeo tay.Biết gấp các nếp gấp đều, đẹp.

2- Rèn kĩ năng khéo léo.

3- Yêu thích sản phẩm mình làm ra.

II.Đồ dùng dạy học :

- Qui trình làm vòng đeo tay .

- HS- GV :giấy màu , hồ dán .

III.Hoạt động dạy học:

 

doc 38 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1122Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 30 - Trường tiểu học Bắc Lũng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 2
Nguyễn Thị Dung 
 Tuần 30
ngày soạn :12-4-2008
ngày dạy : Thứ hai ngày 14tháng 4 năm 2008
Thủ công
Làm vòng đeo tay (tiết 2)
I.Mục tiêu:
1-Củng cố cách làm vòng đeo tay.Biết gấp các nếp gấp đều, đẹp.
2- Rèn kĩ năng khéo léo.
3- Yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II.Đồ dùng dạy học : 
Qui trình làm vòng đeo tay .
HS- GV :giấy màu , hồ dán .
III.Hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra sự chuẩn bị của H(4’)..
2/HS thực hành(25’)
- Y/C HS nhắc lại các bước làm vòng đeo tay.
- Treo mẫu sản phẩm và y/c HS nhận xét
- Y/C mỗi HS. tự làm một vòng đeo tay sau đó trang trí sản phẩm.
+Khi HS. làm GV quan sát giúp đỡ HS yếu hoàn thành sản phẩm.
+ Đánh giá sản phẩm của HS khi HS hoàn thành.
3/Củng cố :(5’)
-Nhận xét tiết học, dặn dò chuẩn bị giờ sau.
- Để toàn bộ đồ dùng lên bàn tự kiểm tra và báo cáo.
-Nối tiếp nhau nhắc lại các bước làm vòng đeo tay.
+ Bước 1: cắt các nan giấy
+ Bước 2: dán các nan giấy
+ Bước 3: gấp các nan giấy
+ Bước 4: hoàn chỉnh vòng đeo tay
- Quan sát và nhận xét mẫu 
- Thực hiện làm vòng đeo tay.
Tự học
Luyện đọc- Đọc thêm bài : Xem truyền hình 
I.Mục tiêu:
1- HS.luyện đọc tự đưa ra các câu hỏi sau đó y/c bạn trả lời về nội dung bài :Ai ngoan sẽ được thưởng. Đọc và trả lời câu hỏi nội dung bài : Xem truyền hình 
2- Rèn kĩ năng đọc đúng ,đọc diễn cảm.
3- Yêu Bác và biết ơn Bác .
II. Đồ dùng dạy học : Phiếu ghi tên 2 bài tập đọc .
III.Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài :
2/ Hướng dẫn luyện đọc:
a. Bài :.Ai ngoan sẽ được thưởng(15’)
 - Y/C h/s luyện đọc cá nhân( lưu ý giọng đọc các nhân vật ).
 - Tổ chức cho h/s thi đọc tiếp sức , đọc theo vai. Cử h/s làm giám khảo chấm, đánh giá .
- GV nhận xét ,cho điểm .
- G Vhỏi : Em học tập ở bạn Tộ điều gì ?
- GV chốt ý chính .
b. Bài : Xem truyền hình (15’)
 - GV đọc mẫu 1 lần .
- Y /c HS đọc nối câu , nối đoạn , cả bài (cá nhân , đồng thanh )
- Cho H S giải nghĩa từ và trả lời các câu hỏi cuối bài .
- GV chốt ý chính của bài .
- HS đọc cả bài .
- HS đọc phân vai .
 – Nhận xét bạn .
- HS giỏi thi đọc hay .
- HS nêu 
- HS nghe .
- Đọc bài .
- Hỏi - đáp trong nhóm .
- HS nêu lại ý .
3. Củng cố :(3’) Thi đọc : Cho 2 HS bốc thăm 2 bài tập đọc và thi đọc .
- GV – HS chấm ,đánh giá .
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Chủ đề 6: Bác Hồ : Đọc thơ theo chủ đề 
I.Mục tiêu:
1- Biết đọc những bài thơ về Bác Hồ kính yêu, từ đó biết được tình cảm của Bác đối với mọi người dân nhất là các cháu thiếu nhi .
2- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm các bài thơ, biết nghe và nhận xét bạn đọc.
3- Thói quen tự tin khi biểu diễn.
II. Chuẩn bị : Một số bài thơ vè chủ đề .
III.Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài : 
2/Thực hành : (25’)
 - Y / C HS nối tiếp nhau nêu tên các bài thơ .
- Nghe và ghi các bài thơ lên bảng .
- Y/C HS thi đọc các bài thơ do HS tự chọn
- Gọi HS nhận xét bạn đọc cho điểm.
- Tuyên dương HS đọc hay.
3/ Y/C HS thảo luận câu hỏi sau:(5’)
- Các bài hát đó đều ca ngợi ai? 
- Bác Hồ là người như thế nào?
- Em cần làm gì để Bác vui lòng?
4/Nhận xét tiết học.(2’)
- Thực hiện theo y/c
Tên một số bài thơ: Ai yêu các Nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh, Cháu nhớ Bác Hồ;...
- Mỗi HS tự đọc một bài thơ.
- Thảo luận câu hỏi theo nhóm đôi và báo cáo trước lớp.
ngày soạn :13-4-2008
ngày dạy:
Thứ ba ngày 15 tháng 4 năm 2008
Toán
Mi - li - mét
I.Mục tiêu:
1- HS biết được các kí hiệu, tên gọi, độ lớn của đơn vị đo độ dài mm.hiểu được mối quan hệ giữa mm- cm; mm- m.Tập ước lượng độ dài theo đơn vị cm và mm.
2- Rèn kĩ năng làm toán các phép tính có kèm theo đơn vị đo.
3- Có thói quen ước lượng độ dài của các vật có đơn vị là mm.
II.Đồ dùng dạy học : GV –HS : thước kẻ có vạch chia cm.
III.Hoạt động dạy hoc:
1/Kiểm tra:(5’) Gọi 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở nháp
Điền >;<; = vào chỗ chấm: ... cm = 1 m
 ... m = 1 km
- GV nhận xét , cho điểm .
2/Bài mới: 
a/Giới thiệu mm.(10’)
- Y/C HS kể tên các đơn vị đo độ dài đã học.
- Nêu: mi – li - mét là đơn vị đo độ dài nhỏ nhất . mi li mét kí hiệu là mm.
- Y/C HS quan sát thước kẻ tìm độ dài từ vạch 0 đến 1 ?
- Nêu: 1 phần nhỏ trong 10 phần của 1 cm là độ dài 1mm.
- 10mm có độ dài là bao nhiêu cm? 1m =?cm
1m = ? mm.
b/Thực hành(:20’)
Bài1: - Y/C HS đọc đề sau đó nối tiếp nhau tìm số điền vào chỗ chấm.
Bài 2: - Gọi 1 HS đọc đề.
- Y/C H. quan sát hình vẽ và nối tiếp nhau trả lời câu hỏi của bài.
Bài 3: - Gọi HS đọc đề bài
- Muốn tính chu vi hình tam giác, ta làm như thế nào?
- Y/C HS tự làm bài, chữa bài và cho điểm.
Bài 4: - Gọi HS đọc đề và nêu y/c.
- Y/C HS tự đo các đồ vật và tự làm bài vào vở.
3/Củng cố:(3’) Nhận xét tiết học. 
-Nối tiếp nhau kể tên các đơn vị đo độ dài đã học: km; m; dm; cm.
- Nghe và nhắc lại.
- Thực hành tìm trên thước kẻ.
- Nghe và nhắc lại.
- là 1cm; 1m = 100cm,; 1m = 1000 mm; 
1cm = 10mm.
- Thực hiện theo y/c: 1cm = 10mm; 1m = 1000 mm....
- Mỗi đoạn dưới đây dài bao nhiêu mm
- Thực hiện theo y/c 
Đoạn thẳng MN dài 60 mm vì 6 cm = 60 mm
Đoạn thẳng AB dài 30 mm; Đoạn thẳng CD dài 70mm.
- 1 HS đọc đề, cả lớp đọc thầm.
- Nối tiếp nhau nêu cách tính chu vi hình tam giác. Lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng Bài giải
Chu vi hình tam giác là:
24 + 16 +28 = 68(mm)
Đáp số: 68 mm.
- Thực hiện làm bài 4 theo y/c.
___________________________________
Kể chuyện
Ai ngoan sẽ được thưởng
I. Mục tiêu:
1- Dựa vào trí nhớ, tranh minh hoạ. Kể lại đựơc từng đoạn truyện. 
 Kể toàn bộ câu chuyện . Kể đoạn cuối bằng lời của nhân vật Tộ
2- Nghe kể, nhận xét được lời kể của bạn hoặc kể tiếp.
3- Thích kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ câu chuyện .
III. Hoạt động dạy – học.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài mới.
a.Hướng dẫn Kể từng đoạn theo tranh.(20”)
- V treo tranh .
- Hướng dẫn HS quan sát tranh, nói nhanh nội dung từng tranh.
- Y/ c HS kkể trong nhóm 
- 3 nhóm tiếp nối thi kể 3 đoạn cuả câu chuyện.
b.Hướng dẫn Kể toàn bộ câu chuyện.(7’)
- G V gọi 3 HS đại diện cho 3 nhóm lên kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. Cả lớp và G V nhận xét, cho điểm.
c. Hướng dẫn Kể lại đoạn cuối của ’)chuyện theo lời của Tộ.(5’)
- G V giúp HS hiểu nội dung của đoạn cuối.
- Tưởng tượng chính mình là Tộ.
- Khi kể phải xưng là “Tôi”.
- GV nhận xét , cho điểm .
3. Củng cố :	(3’)? Em đã học được đức tính tốt gì của Tộ? (thật thà, dũng cảm)
- Nhận xét giờ học .
- Tranh 1: Bác đi thăm trại nhi đồng .
- Tranh 2 : ...
- Tranh 3:...
- HS dựa vào tranh kể lại từng đoạn truyện trong nhóm.
- Bạn khác nhận xét bổ sung.
- Kể lại cả câu chuyện .
- 1 HS kể mẫu.
- HS tiếp nối nhau kể trước lớp.
Chính tả (N-V )
Ai ngoan sẽ được thưởng
I.Mục tiêu:
1- Nghe viết đoạn: Một buổi sáng... da Bác hồng hào trong bài Ai ngoan sẽ được thưởng. Làm các bài tập chính tả phân biệt tr/ ch; êt/êch
2- Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp
3- Có ý thức viết bài sạch, đẹp.
II.Đồ dùng dạy học : Bảng phụ viết nội dung các bài tập
III.Hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra(4’): Gọi 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con các từ sau: cái xắc, xuất sắc; đường xa, sa lầy.
2/Bài mới: a/Giới thiệu bài(1’)
b/Hướng dẫn viết chính tả(18’)
- GV đọc đoạn cần viết.
- Đây là đoạn nào của bài tập đọc Ai ngoan sẽ được thưởng?
- ? Đoạn văn kể về chuyện gì?
- ? Đoạn văn có mấy câu? Tìm trong bài những chữ viết hoa?
- Y/C HS tìm các từ khó luyện viết.
- Đọc cho HS viết bài và soát lỗi, thu vở chấm 5-7 HS , nhận xét .
c/ Hướng dẫn làm bài tập(7’)
- G treo bảng phụ ghi bài tập .
- Gọi 1 HS đọc y/c của bài tập
- Gọi 4 HS lên bảng làm bài, y/c cả lớp làm bài vào VBT.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- GV cất bảng phụ .
3/Củng cố:(2’) Nhận xét tiết học
- 2 Sđọc bài ; cả lớp theo dõi và đọc thầm.
- Đây là đoạn 1.
- Đoạn văn kể về Bác Hồ đi thăm trại nhi đồng.
- Có 5 câu.Chữ đầu câu: Một, Vừa, Mắt, Ai.
Tên riêng: Bác, Bác Hồ.
-Viết và đọc: Bác Hồ, ùa tới, quây quanh, hồng hào.
- Mở vở viết bài và soát lỗi, thu bài.
- Em chọn chữ nào vào ngoặc đơn để điền vào chỗ trống?
- Làm bài theo y/c
Đáp án: a/cây trúc, chúc mừng. trở lại. che chở. 
b/ngồi bệt; trắng bệch, chênh chếch, đồng hồ chết.
Mĩ thuật 
Vẽ tranh đề tài vệ sinh môi trường 
1-Mục tiêu : HS vẽ được bức tranh đơn giản về vệ sinh môi trường 
 Rèn ý thức bảo vệ môi trường 
 HS ham thích học vẽ 
2-Chuẩn bi :-GVmẫu một số tranh-HS:chì ,màu 
3-các hoạt động dạy học: 
hoạt động 1 :(5’) quan sát nhận xét 
 GVyêu cầu HSquan sát mẫu và tự nhận xét về đề tài về nội dung ,bố cục ,màu sắc ...
hoạt động 2:(5’) hướng dẫn cách vẽ 
 HS tự chọn một đề tài và vẽ phác hoạ 
 GVhướng dẫn cách bố cục ,cách vẽ ,cách tô màu 
hoạt động 3:(18’)Thực hành 
 HS thực hành vẽ tranh theo ý thích –GVtheo dõi hướng dẫn 
 GVnhận xét đánh giámột số bài vẽ tốt và nhắc nhở học sinh cách tô màu 
4-Củng cố dặn dò(:5’)
 GVnhận xét giờ học 
______________________________________
luyện Toán
Luyện tập 
I. Mục tiêu : 
1- Củng cố hai đơn vị đo độ dài : mm và km . Củng cố mối quan hệ về các đơn vị đo độ dài .
 2- Rèn kĩ năng làm toán các phép tính có kèm theo đơn vị đo.
3- Có thói quen ước lượng độ dài của các vật có đơn vị là mm.
II. Hoạt động dạy học : 
1/Kiểm tra:(5’) Y/C HS nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học.
2/Thực hành:(30’)
Bài 1: (dành cho HS cả lớp) Điền số hoặc kí hiệu của đơn vị đo độ dài thích hợp :
1km = ... m ...m = 2km 600mm = ...m ...mm = 1m
1 dm = ...cm ...mm
- Chiều dày gỗ ở mặt bàn học ở mặt bàn học là 20 ...
- Mỗi giờ đi bộ được quãng đường dài 12 ... 
- Y/C HS tự làm bài vào vở sau đó đổi chéo kiểm tra.
Bài 2: (Dành cho HS cả lớp)
Tính: 15m + 38 m = 73 mm + 16 mm =
 46cm + 28 cm = 100 km - 37 km =
 6km 2 = 18 mm : 3 =
- Y/C HS nêu cách làm các phép tính có số đo đơn vị kèm theo.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Bài 3: (Dành cho HS cả lớp)
 Lan đi 18 km để đến huyện Bình Giang.Sau đó lại đi tiếp 6 km mới về được quê ngoại.Hỏi Lan đã đi được bao nhiêu km?
- Y/C HS đọc đề, thảo luận để tìm cách phân tích đề.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Bài 4: (Dành cho HS khá giỏi) >; < ; =?
85 cm + 9 cm ... 1m 49 dm- 17dm ... 3m
34mm -13mm ...2cm 38 km+12km ...49km 
- Gọi HS nêu y/c của đề.
-Y/C H.S khá nêu các bước để điền dấu ... i tổ một tờ giấy tờ rô ki.
III.Hoạt động dạy học:
1/Giới thiệu bài : 
- Mỗi em tự làm một đồng hồ đeo tay và tự trang trí.
2/Luyện làm vòng đeo tay.
- Y/C H. nêu các bước làm vòng đeo tay.
- Y/C H. tự làm vòng đeo tay.
- Y/C H. trình bày sản phẩm theo tổ.
+ Các tổ trình bày ý tưởng trưng bày.
+ Gọi H. các tổ khác nhận xét đánh giá.
+G. nhận xét đánh giá chung.
+Tuyên dương tổ có ý tưởng trưng bày đẹp, sản phẩm có nhiều bài đẹp.
3/ Củng cố : 
- Nhận xét tiết học.
- H. nối tiếp nhau nêu các bước làm vòng đeo tay.
- Thực hiện theo y/c.
- Trưng bày theo tổ, mỗi tổ cử 1 H. nêu ý tưởng trưng bày.
Sinh hoạt lớp
Nhận xét tuần 30
( Ghi ở sổ chủ nhiệm )
Thể dục
Tâng cầu-Trò chơi:Tung vòng vào đích
( GV chuyên dạy )
I.Mục tiêu: 
-H. ôn trò chơi: Tâng cầu. Học trò chơi: Tung vòng vào đích.
- Biết cách chơi chủ động.
- Có ý thức kỉ luật cao.
II.Địa điểm-Phương tiện: Sân trường, 1 H. 1 bảng gỗ 1 số quả cầu; vòng.
III.Nội dung - Phương pháp:
1/Phần mở đầu:
- Nhận lớp, phổ biến nội dung y/c tiết học.
- Y/C H. xoay các khớp.
- Y/C H. tập 8 động tác của bài thể dục.
2/Phần cơ bản:
*Ôn trò chơi: Tâng cầu
- Y/C H. đứng hai hàng áp mặt vào nhau thưc hiện tâng cầu theo nhóm đôi.
- Theo dõi H. thực hiện sửa động tác sai.
*Học trò chơi: Tung vòng vào đích
- Nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, làm mẫu.
- Gọi 2 H. chơi thử, nhận xét.
- Chia lớp thành 3 tổ cho H. chơi theo tổ.
- Theo dõi H. chơi và nhận xét sửa sai.
3/Phần kết thúc: -Y/C H. đi đều theo hai hàng dọc vỗ tay và hát.
- Y/C H. tập một số động tác thả lỏng.
- T. và H. hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học và giao baig về nhà.
-Tập hợp lớp, điểm số, chào, báo cáo.
- Thực hiện xoay các khớp cổ tay, bả vai, đầu gối, hông.
- Cán sự hô cho lớp tập mỗi động tác 2 lần 8 nhịp.
- Thực hiện theo y/c trong khoảng thời gian là 8 phút.
- Quan sát và thực hiện theo y/c.
- Các tổ tự chơi theo y/c trong khoảng thời gian 10 phút.
- Thực hiện đi đều 2 phút.
- Tập động tác cúi lắc người thả lỏng 1 phút.
Tiết 5: Tập đọc
Xem truyền hình
I.Mục tiêu:
- H. hiểu nghĩa các từ: Chật ních, phát thanh viên, háo hức. Hiểu dược bài nói lên sự vui mừng, háo hức của người nông dân lần đầu tiên được xem truyền hình. 
-Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc rõ ràng.
- Biết ích lợi, vai trò của truyền hình trong cuộc sống.
II.Hoạt động dạy học:
1/Kiểm tra: Gọi 3 H. đọc theo vai bài Ai ngoan sẽ được thưởng 
2/Bài mới: 
a/Giới thiệu bài
b/Luyện đọc: T. đọc mẫu, gọi 2 H. đọc, cảt lớp đọc thầm. 
- Y/C H. đọc nối câu, đoạn tìm từ, câu văn dài luyện đọc.
+Từ: chú La, chật ních, trong trẻo, lễ kỉ niệm, nổi lên...
+Câu văn: Chưa đến 7 giờ,/nhà chú La... người.// Ai... xem/ cái... thế nào.// Đây rồi!// Giọng cô... trong trẻo.// Vừa qua... Bác/ và đồi trọc.//
- Y/C H. đọc toàn bài.
c/Tìm hiểu bài: Y/C H. thảo luận các câu hỏi trong SGK và trả lời.
 *Dự án câu hỏi bổ sung
- Nhà chú La có gì mới? 
- Tâm trạng của bà con trong xóm ra sao?
- Xem vô tuyến có tác dụng gì?
3/Củng cố, dặn dò: Nhận xét tiết học.
*Dự án câu trả lời
- Nhà chú La mới mua ti vi.
- Háo hức chờ xem ti vi.
- Tự đưa ra câu trả lời.
Tiết 6: Toán *
Luyện tập
Thứ tư ngày 12 tháng 4 năm 2006
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố về các đơn vị đo độ dài: m, km, mm.
- Rèn luyện kĩ năng làm tính, giải bài toán có liên quan đến các số đo theo đơn vị đã học (m, km và mm).
- Kĩ năng đo độ dài các đoạn thẳng.
II. Hoạt động dạy học.
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập
* Bài 1: H. tự làm bài.
- T. chấm chữa.
Ví dụ: 5 km x 2: Tính nhẩm 5 x2 để được kết quả là 10.
- Ghép đơn vị km vào sau số 10.
- 5 km x 2 = 10 km
* Bài 2: Hướng dẫn H. tóm tắt bài toán rồi tự làm. Giáo viên chấm chữa.
* Bài 3: Giáo viên hướng dẫn H.
+ Đọc kĩ bài toán.
+ Tính nhẩm hoặc làm tính.
+ Tìm câu trả lời đúng.
* Bài 4: H. tự đọc đề bài rồi làm bài và chữa bài.
- Yêu cầu H.
+ Biết đo độ dài các cạnh của hình tam giác ABC.
+ Nhắc lại cách tính chu vi của hình tam giác.
+ Ghi bài giải.
3. Củng cố, dặn dò.
	Nhận xét tiết học.
Tiết 5: Toán*
Ôn: Luyện viết số có 3 chữ số, so sánh các số. 
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách viết số, so sánh số.
 Cách phân tích cấu tạo thành phân của 1 số.
- Làm bài tập chính xác.
- ý thức làm bài chính xác.
II. Hoạt động day học.
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập: Hướng dẫn H.làm bài tập vào vở.
* Bài 1: T. hướng dẫn rồi cho H.làm vở.
Đọc số
105 :
925:
211:
310:
800:
1000:
Viết số
Ba trăm bảy mươi lăm:
Bảy trăm ba mươi lăm:
Năm trăm ba mươi bảy:
Hai trăm mười một:
Hai trăm linh một:
Chín trăm chín mươi chín:
* Bài 2: Viết số sau dưới dạng tổng các trăm, chục, đơn vị.
	 	Trăm	chục	đơn vị
	925:	 900	20	5
	95:	90	2
	211:	200	10	1
	310:	300	10	0
	419:	400	10	9
* Bài 3: So sánh số - Điền dấu ; =
	279 < 297	301311
	729.792	492429
	972.927	785758
 1000.999	902900 + 2
* Bài 4: Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
	999, 972, 792, 297, 927 , 729.
III. Củng cố, dặn dò.
	- T. chấm bài.
	- Nhận xét tiết học.
Toán +
Luyện tập
I - Mục tiêu
- Học sinh củng cố đơn vị đo mới học là : mét, mi li mét, ki lô mét, đổi đơn vị đo.
- Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị.
- Giải toán.
II - Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
2- Luyện tập
Bài 1: Điền số thích hơpkj vào chỗ chấm
 1 m = ... mm 1 km = ... m
 1 m = ... dm 1 dm = ... cm
 6 m = ... dm 15 dm = ... cm
 1 m = ... cm 1 dm = ... mm
 5 m = ... cm 8 dm = ... mm
Bài 2: Điền dấu > ; < ; =
 1 m 3 dm ..... 150 cm
 950 m ..... 1 km
5 dm 3 mm ..... 60 mm
 156 mm ..... 2 dm
 356 mm ..... 30 cm 6 mm
Bài 3: Viết số theo mẫu
372 = 300 + 70 + 2
564 = 
903 = 
720 = 
841 = 
236 =
Bài 4: Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 102 km. Quãng đường từ Hà Nội đến Hải Dương dài 57 km. Hỏi từ Hà Nội đến nơi nào xa hơn?
3- củng cố - Tổng kết
- Học sinh tự làm bài.
- Chữa bài .
- Nhận xét
- 1 HS lên bảng 
- Cả lớp làm bảng con.
- Chữa bài.
- Nhận xét
- Học sinh tự viết số theo mẫu vào vở.
- 1 em lên bảng.
- Nhiều em đọc bài làm.
- Nhận xét
- Học sinh so sánh số rồi tự viết vào vở.
- Nhiều HS đọc bài làm.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Tập đọc
Cháu nhớ Bác Hồ
I. Mục tiêu:
1- Hiểu từ mới: Ô Lâu , cất thầm ,ngẩn ngơ , ngờ . Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ Miền Nam sống trong vùng địch tạm chiến mong nhớ Bác Hồ. Tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi Miền Nam, thiếu nhi cả nước đối với Bác Hồ.
2- Đọc lưu loát , ngắt nghỉ đúng nhịp thơ , biết thể hiện tình cảm thương nhớ Bác Hồ qua giọng đọc và thuộc lòng bài thơ .
3- Kính yêu Bác Hồ.
II. Đồ dùng dạy học : - ảnh Bác Hồ .
III. Hoạt động dạy – học.
1. Kiểm tra : - 1 H đọc bài Ai ngoan sẽ được thưởng và trả lời câu hỏi .
 ? Em học tập ở Tộ điều gì ? - G nhận xét , cho điểm .
2. Bài mới.
a. Giới thiệu bài: Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta . Mọi người dân đều kính yêu Bác . Khi đất nước còn bị giặc Mĩ chia cắt làm 2 miền Nam, Bắc ,đồng bào miền Nam và thiếu nhi miền Nam tha thiết mong nhớ Bác . Bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ
viết về tình cảm nhớ mong Bác của một bạn nhỏ miền Nam sống trong vùng địch tạm chiếm những ngày đó .
b. Luyện đọc.
- G. đọc mẫu.( giọng cảm động , tha thiết , nhấn giọng ở những từ ngữ tả cảm xúc , tâm trạng bâng khuâng ,ngẩn ngơ của bạn nhỏ . ) 
- Cho H. đọc nối 2 dòng thơ liền nhau 
 ? Trong bài có những từ nào khó phát âm và từ nào bạn đọc chưa tốt 
+ Luyện từ : Ô Lâu, bâng khuâng, lời, bấy lâu 
- Giải nghĩa từ : Ô Lâu .G nêu : đó là một con sông chảy qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
- G chia bài thơ thành 2 đoạn
 * Đoạn 1: 8 dòng đầu.
 * Đoạn 2: 6 dòng còn lại.
- Cho H Đọc từng đoạn nối tiếp .
 - G hướng dẫn đọc ngắt nhịp tách các cụm từ ở một số dòng thơ .
+Luyện câu : ( G treo bảng phụ )
 Nhìn mắt sáng , / nhìn chòm râu ,/
Nhìn vầng trán rộng ,/ nhìn đầu bạc phơ.//
 Càng nhìn / càng lại ngẩn ngơ ,/
Ôm hôn ảnh Bác / mà ngờ Bác hôn .//
* G lưu ý : ở những dòng thơ 6 tiếng có thể ngắt theo nhịp 3/3 , 2/4 . Còn ở những dòng thơ 8 tiếng thì ngắt theo nhịp 4/4 .
- Cho 1h Đọc lại cả bài .
- Cho H Đọc đồng thanh cả bài .
- G nhận xét .
- H nghe .
- H đọc dòng thơ . 
- Nêu các từ khó đọc .
- H đọc từng đoạn .
- H nêu các câu khó , H đọc ngắt nhịp và nhấn từ gợi tả , gợi cảm , Nhận xét .
c. Tìm hiểu bài : 
* Cho 1 H đọc lại đoạn 1 .
- ? Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu?
- Lúc này bạn đang nhớ tới ai ?
-? Bác Hồ đang ở đâu ?
- Giảng từ : cất thầm ? Điều mà giấu kín trong lòng em có thể dùng từ nào khác ? 
- ? Vì sao bạn nhỏ phải “cất thầm” ảnh Bác? ( G treo bảng phụ ghi các phương án trả lời )
 A. Vì bạn nhớ Bác .
 B. Bạn đang ở miền Nam xa cách Bác .
 C. Bạn đang sống trong vùng địch tạm chiếm .
 - ? Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu?
* Cho đọc thầm đoạn 2 và giao việc .
- ? Tìm Những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ?
- Giảng từ : ngẩn ngơ , ngờ 
? Từ tưởng như có nghĩa giống từ nào ở dòng thơ cuối ?
? em hiểu nghĩa của từ ngẩn ngơ là như thế nào ? Đặt câu 
? Bài thơ ca ngợi điều gì ? 
d. Hướng dẫn học thuộc:
- ? Muốn đọc bài hay em cần đọc với giọng toàn bài như thế nào ? 
- G nêu thêm : nhấn giọng ở những từ ngữ tả cảm xúc ,tâm trạng bâng khuâng ngẩn ngơ của bạn nhỏ .
- G treo bảng phụ ghi những tiếng đầu câu cho H luyện học thuộc lòng .
- Thi học thuộc từng đoạn . H giỏi có thể học thuộc cả bài .
- G nhận xét , cho điểm .
3. Củng cố : - Em hãy nói tìnhcảmcủabạn nhỏ miền Nam đối với Bác Hồ qua bài thơ ?
- Hát 1 bài về Bác Hồ 
- Nhận xét giờ học . 
- Ven sông Ô Lâu tỉnh Quảng Trị – Thừa Thiên Huế ( Miền Nam )
- Bạn nhớ Bác Hồ .
- Bác đang ở ngoài Bắc .
- từ cất thầm 
- h giơ tay chọn phương án C
- hình ảnh Bác hiện lên rất đẹp trong tâm trí bạn nhỏ : đôi má hồng hào , râu tóc Bác bạc phơ , mắt Bác sáng tựa vì sao .
- Đêm đêm bạn nhỏ nhớ Bác , giở xem ảnh Bác cất thầm để ngắm Bác , ôm hôn ảnh Bác , bạn tưởng như được Bác hôn .
- H nêu từ ngờ 
-Từ ngẩn ngơ có nghĩa là cảm thấy như trong mơ . “ Bạn nhỏ đang ngẩn ngơ nhớ Bác .”
- Bạn nhỏ miền Nam và thiếu nhi miền Nam luôn nhớ tới Bác . Qua đó em thấy thiếu nhi cả nước rất yêu Bác Hồ 
- giọng cảm động , thiết tha .
- H học thuộc lòng 
- H nêu .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 30.doc