Giáo án Lớp 2 tuần 30 (4)

Giáo án Lớp 2 tuần 30 (4)

Tập đọc: ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ(2 tiết)

I. MỤC TIÊU:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn được cả bài: Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, lời nhân vật. Bước đầu biết chuyển giọng phù hợp với việc thể hiện nội dung từng đoạn.

2. Rèn kĩ năng đọc hiểu

- Hiểu những từ ngữ khó: Đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ, .

- Hiểu nội dung bài: Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên- nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái,hào thuận với thiên nhiên.(trả lời CH1,2,3,4)

- HS khá, giỏi trả lời được câu 5)

 

doc 18 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1118Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 30 (4)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 20
Ngày soạn:..............................................
Ngày dạy:...............................................
Tập đọc:	ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ(2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn được cả bài: Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện, lời nhân vật. Bước đầu biết chuyển giọng phù hợp với việc thể hiện nội dung từng đoạn.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu
- Hiểu những từ ngữ khó: Đồng bằng, hoành hành, ngạo nghễ,.
- Hiểu nội dung bài: Con người chiến thắng Thần Gió, tức là chiến thắng thiên nhiên- nhờ vào quyết tâm và lao động, nhưng cũng biết sống thân ái,hào thuận với thiên nhiên.(trả lời CH1,2,3,4)
- HS khá, giỏi trả lời được câu 5)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 TiÕt 1:
A .KIỂM TRA:
- Gọi 2 học sinh đọc từng đoạn bài: “ Thư Trung thu" 
- Mỗi tết Trung thu Bác Hồ gửi thư cho ai?
* Giáo viên nhận xét ghi điểm.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: 
2. Luyện đọc
1. Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng đoạn kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu:
- Học sinh nối tiếp đọc từng câu trong bài:
- Luyện phát âm từ khó: Chưa biết, ven biển, sinh sống, chống trả, vững chải.
b. Đọc từng đoạn trước lớp:
- Cho học sinh nối tiếp đọc theo 5 đoạn.
- Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Luyện đọc câu dài: Luyện ngắt giọng đúngcác câu sau.
- Rõ ràng đêm qua Thần Gió đã giận dữ,/ lồng lộn / mà không thể xô đỗ ngôi nhà.//
- Ông và rừng / lấy gỗ / dựng nhà //
 -Cuối cùng / ông quyết định dựng một ngôi nhà thật vững chãi //
c. Đọc từng đoạn trong nhóm
d. Thi đọc giữa các nhóm
e. Cả lớp đồng thanh đoạn 3
 TiÕt 2:
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài
Câu 1: Thần Gió đã làm gì khiến ông Mạnh nổi giận ?(Gặp ông Mạnh, Thần Gió xô ông ngã lăn quay. Không ông nổi giận Thần Gió còn cười ngạo nghệ chọc tức ông.
Lồm cồm: Chống cả hai tay để nhổm người dậy.)
Câu 2: Kể việc làm của ông Mạnh thắng Thần Gió ?
(Ông vào rừng lấy gỗ, dựng nhà. Cả ba lần nhà đều quật đổ nên ông quyết định xây dựng ngôi nhà thật vững chãi. Ông đẫn những cây gỗ tốt làm cột, chọn những viên đá thật to để làm tường.)
Câu 3: Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay ?(Cây cối xung quanh ngôi nhà đổ sạp trong khi ngôi nhà vẫn đứng vững.)
Câu 4: Ông Mạnh đã làm gì để Thần Gió trở thành bạn của mình ?(Ông an ủi Thần, mời Thần thỉnh thoảng tới chơi.)
Câu 5: Ông Mạnh tượng trưng cho ai ? Thần Gió tượng trưng cho cái gì ?
(Ông Mạnh tượng trưng cho con người. Thần Gió tượng trưng cho thiên nhiên.)
4 . Luyện đọc lại
- Học sinh đọc theo phân vai. ( Người dẫn chuyện, ông Mạnh, Thần Gió )
- Thi đọc giữa các nhóm. Nhận xét bình chọn nhóm đọc hay nhất.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Để sống hoà thuận, thân ái với thiên nhiên, các em phải làm gì ?
- Biết yêu thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống xung quanh xanh, sạch, đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc trước nội dung tiết kể chuyện
Toán: BẢNG NHÂN 3
I .MỤC TIÊU:
- Lập được bảng nhân 3.
- Nhớ được bảng nhân 3.
- Biết giải bài toán có một phép nhân(trong bảng nhân 3) 
-Biết đếm thêm 3.
-Làm các bài tập, bài 1, bài 2 bài 3
-GD học sinh tự giác trong học tập 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Các tấm bìa có 3 chấm tròn , bảng cài 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA 
- Gọi vài HS đọc bảng nhân 2 
- Nhận xét ghi điểm.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS tự lập bảng nhân 3 (dùng các tấm bìa đính lên bảng )
- GV đưa 1tấm bìa: Hỏi: Có mấy tấm bìa ? (có 1 tấm bìa ) 
-Một tấm bìa có mấy chấm tròn?(Một tấm bìa có 3 chấm tròn)
- 3 chấm tròn được lấy mấy lần ?(3 chấm tròn được lấy 1 lần) 
- Ta viết: 3 x 1 = 3
- GV đính tiếp 2 tấm bìa hướng dẫn HS tương tự trên: 
 3 x 2 = 3 + 3 = 6 vậy 3 x 2 = 6 
- HS tự lập các phép tính còn lại. 
- Gọi HS nối tiếp nhau nêu các phép tính . 3 x 1= 3 3 x 4 = 12 3 x 7 = 21 
 3 x 2 =6 3 x 5 = 15 3 x 8 = 24
 3 x 3 = 9 3 x 6 = 18 3 x 9 = 27
	 3 x 10 = 30
- Ai có nhận xét gì về bảng nhân này? 
- HS đọc cá nhân - đồng thanh - HS xung phong đọc.
3. Luyện tập 
Bài 1: yêu cầu gì? Tính nhẩm. Dựa vào đâu để tính? 
-HS làm bài .Gọi HS nêu miệng 
-Nhận xét chữa bài 
-Bài2 : 1HS đọc bài toán .Cả lớp đọc thầm .
Tóm tắt:
 1 nhóm có: 3 học sinh.
10 nhóm có: ? học sinh
- Bài toán cho biết gì ?(Mỗi nhóm có 3HS , có 10 nhóm như vậy) 
- Bài toán hỏi gì? (Có tất cả bao nhiêu HS )
- HS làm bài vào vở .1HS lên bảng.
Bài giải:
Số học sinh 10 nhóm có là:
3 x 10 = 30(học sinh)
 Đáp số: 30 học sinh
- Nhận xét chữa bài .
Bài 3 : Đếm thêm 3 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
-Gọi HS đếm thêm 3 từ 3 đến 30 (xuôi , ngược ). Gọi 1HS lên bảng điền. 
-Nhận xét chữa bài: 
-Dãy số này có đặc điểm gì?
C .CỦNG CỐ DẶN DÒ :
- Thi đọc thuộc bảng nhân 3. 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn: Về nhà học thuộc bảng nhân 3 và làm các BT ở vở BT
Chính tả(N-V)	 GIÓ
I. MỤC TIÊU:
- Nghe viết chính xác bài chính tả;Biết trình bày đúng hình thức bài thơ 7 chữ. 
- Làm được BT2a. Bt3b.
- GD học có ý thức rèn chữ viết. Ngồi viết đúng tư thế.
II.DỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ viết ND BT2a, Bt3b, vở bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA:
- Gọi 2 HS lên bảng. Cả lớp viết vào bảng con: nặng nề, lặng lẽ, no nê, thi đỗ, xe đổ, giả vờ, giã gạo,
- Giáo viên nhận xét.
B. BÀI MỚI:
 1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn viết chính tả
a, Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc 1 lần bài thơ “ Gió “. Gọi 2 học sinh đọc lại.
- Trong bài thơ, ngọn gió có một số ý thích và hoạt động của con người. Hãy nêu những ý thích và hoạt động ấy?.(Gió thích chơi thân ái với mọi nhà, gió cù mèo mướp, gió rủ ong mật đến thăm hoa, gió đưa những cánh diều bay lên, gió ru cái ngủ, gió thèm ăn quả nên trèo bưởi, trèo na.)
* Hướng dẫn học sinh nhận xét
- Bài viết có mấy khổ thơ ? Mỗi khổ thơ có mấy câu ? Mỗi câu có mấy chữ?(Bài viết có 2 khổ thơ, mỗi khổ thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ.)
- Những chữ nào bắt đầu bằng : r, gi, d( Gió, rất, rủ, ra, diều) 	
- Những chữ nào có dấu hỏi và dấu ngã( Ở, khẽ, rủ, bẩy, ngủ, quả, bưởi)
- Cho học sinh viết vào bảng con các chữ sau:( Xa, mèo mướp, đàn ong mật, cánh diều, cây bưởi).
b, Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.
c, Chấm, chữa bài
 3. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài tập 2a:Yêu cầu gì? Gọi1 HS đọc yêu cầu .
- Gọi học sinh lên bảng, lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Hoa sen, xen lẫn -Hoa súng, xúng xính.
* Bài tập 3b:HS đọc yêu cầu.HS làm bảng con. Nhận xét chốt lại lời giải đúng.
- Gọi 2 học sinh đọc lời đố và lời giải
- Nước chảy rất mạnh - (Chảy xiết)
- Tai nghe rất kém -( Tai điếc.)
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà chép lại bài đọc trước bài : Mưa bóng mây
Ngày soạn:...............................
Ngày dạy:................................
Toán: LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU :
- Học thuộc bảng nhân 3 
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 3)
- HS Làm các bài tập, bài 1, bài 2, bài 3
- GD học sinh tự giác trong học tập yêu thích môn Toán. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A.KIỂM TRA 
- Gọi 2 HS đọc bảng nhân 3.
- GV nhận xét ghi điểm. 
B. BÀI MỚI:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Luyện tập ở lớp 
Bài 1: Yêu cầu gì ? Số? 
 - HS làm bài -gọi 3 HS lên bảng 
- Nhận xét chữa bài :
-Bài 2:Viết số thích hợp vào chỗ chấm theo mẫu: 
-HS làm bài - Gọi HS lên bảng - Nhận xét chữa bài 
Bài 3 : 1HS đọc bài toán .Cả lớp đọc thầm 
 Tóm tắt: 
 1 can : 3 lít
 5 can : ? lít.
- Bài toán cho biết gì ? (mỗi can đụng được 3 lít dầu)) 
- Bài toán hỏi gì? (5 can như thế đựng bao nhiêu lít dầu )
- HS làm bài vào vở .1HS lên bảng 
 Bài giải:
 Số lít dầu 5 can đựng là:
 3 x 5 = 15(lít)
 Đáp số: 15 lít dầu.
- Nhận xét chữa bài .
C .CỦNG CỐ DẶN DÒ :
-Điền đúng Đ, Sai S vào ô trống
 4 x 3 = 7 5 x 3 = 15 
 4 x 3 = 12 3 x 6 = 9 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn: Về nhà học thuộc bảng nhân 3 và làm các BT ở vở Bt
Kể chuyện:	 ÔNG MẠNH THẮNG THẦN GIÓ
I .MỤC TIÊU:
- Biết xếp lại các tranh theo đúng trình tự nội dung câu chuyện (BT1)
- Kể được từng đoạn câu chuyện theo tranh đã sắp xếp đúng trình tự.
- Với giọng kể tự nhiên, kết hợp điệu bộ, cử chỉ, nét mặt.
- HS khá, giỏi biết kể lại được toàn bộ câu chuyện (BT2); Đặt được tên khác cho câu chuyện(BT3)
- Chăm chú nghe bạn kể chuyện và biết nhận xét đánh giá.
II .ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 4 tranh minh hoạ câu chuyện trong SGK phóng to.
III .CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA:
- Gọi 2 học sinh kể lại câu chuyện: “ Chuyện bốn mùa “
- Giáo viên nhận xét.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện.
a, Xếp lại thứ tự các tranh theo đúng nội dung câu chuyện.
- Lưu ý học sinh quan sát kĩ từng tranh được đánh số, nhớ lại nội dung câu chuyện.
- 4 học sinh lên bảng cầm 1 tờ tranh đúng thứ tự tranh.
- Tranh 4: Tranh 1: Thần Gió xô ngã Ông Mạnh
- Tranh 2: Tranh 2: Ông Mạnh vác cây, khiêng đá dựng nhà
- Tranh 3:Tranh 3: Thần Gió tàn phá làm cây cối xung quanh đổ rạp nhưng không thể xô đổ ngôi nhà của Ông Mạnh.
- Tranh 1: Tranh 4: Thần Gió trò chuyện cùng Ông Mạnh
b, Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Gọi 1học sinh kể lai toàn bộ câu chuyện. 
- Nhận xét
c, Đặt tên khác cho câu chuyện.
- Cho học sinh nối tiếp nhau nói tên các em đặt cho câu chuyện.
- Ông Mạnh và Thần Gió.
- Bạn hay thù.
- Thần Gió và ngôi nhà nhỏ.
- Ai thắng ai ?
- Chiến thắng Thần Gió
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Truyện “Ông Mạnh và Thần Gió” cho các em biết điều gì ?
- Con người có khả năng chiến thắng Thần Gió, chiến thắng thiên nhiên nhờ quyết tâm và lao động. Nhưng con người cũng sống thân ái, hoà thuận với thiên nhiên.
-Nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. 
Tập đọc:	 MÙA XUÂN ĐẾN
I. MỤC TIÊU:
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài: Biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu. Đọc rành mạch được bài văn. Biết đọc với giọng tươi vui, nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Biết một vài loại cây, loài chim trong bài. Hiểu các từ ngữ: nồng nàn, đỏm dáng, trầm ngâm,.
-Hiểu ND: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.(Trả lời được CH 1,2; CH 3(mục a)
- HS khá, giỏi trả lời đầy đủ CH3. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh một số loài cây,  ... hiện các điều cô vừa dạy khi đi các phương tiện giao thông.
Ngày soạn:....................................................
Ngày dạy:......................................................
Toán: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Học thuộc bảng nhân 4 
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và cộng trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 4)
- HS làm các bài tập, bài 1, bài 2, bài 3
-GD học sinh tự giác trong học tập. Yêu thích môn toán.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
A. KIỂM TRA 
- Gọi 2 HS đọc bảng nhân 4
- GV nhận xét ghi điểm.
B. BÀI MỚI:
 1. Giới thiệu bài: 
 2. Luyện tập ở lớp. 
Bài 1: Yêu cầu gì ? Tính nhẩm: Dựa vào đâu để tính? (bảng nhân 4)
- HS làm bài -Gọi HS nên miệng 
- Nhận xét chữa bài :
 Bài 2:Tính ( theo mẫu)
- Mẫu: 4 x 3 + 8 = 12 + 8 
 = 20
- HS làm bài - Gọi HS lên bảng - Nhận xét chữa bài 
Bài 3 : 1HS đọc bài toán .Cả lớp đọc thầm 
 Tóm tắt: 
 1 HS mượn : 4 quyển sách
 5 HS mượn : ...? quyển sách
-Bài toán hỏi gì? (5 HS mượn bao nhiêu quyển sách)
-Bài toán cho biết gì ? (mỗi HS mượn 4 quyển sách) 
-HS làm bài vào vở .1HS lên bảng 
 Bài giải:
 Số quyển sách 5 HS mượn là:
 4 x 5 = 20(quyển)
 Đáp số: 20 quyển sách
- Nhận xét chữa bài .
C .CỦNG CỐ DẶN DÒ :
-Điền đúng Đ, Sai S vào ô trống
 4 x 4 = 8 3 x 4 = 12 
 4 x 4= 16 5 x 4 = 20 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn: Về nhà học thuộc bảng nhân 4 và làm các BT ở vở BT
Tập làm văn:	TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA
I. MỤC TIÊU:
- Đọc và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn. (BT1)
- Dựa vào gợi ý, viết được đoạn văn ngắn ( từ 3 đến 5 câu ) về mùa hè9BT2).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số tranh ảnh về cảnh mùa hè.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.KIỂM TRA:
- 2 cặp học sinh thực hành đối đáp( nói lời chào, tự giới thiệu - đáp lời chào, lời tự giới thiệu ) theo 2 tình huống.
-Cặp thứ nhất: Học sinh 1 đóng vai ông, đến trường tìm cô giáo xin phép cho cháu mình nghỉ ốm. Học sinh 2 đóng vai lớp trưởng đáp lời chào của ông và nói chuyện với ông như thế nào ?
-Cặp thứ hai: Học sinh 1 đóng vai 1 bạn nhỏ đang ở nhà một mình. Học sịnh 2 là chú thợ mộc đến gõ cửa tự giới thiệu mình là thợ mộc đến theo yêu cầu của bố đến sửa cho nhà cái bàn. Học sinh 1 đáp lời chú thợ mộc như thế nào ?
- Nhận xét ghi điểm.
B. BÀI MỚI:
Giới thiệu bài: 
 Hướng dẫn làm bài tập
 Bài tập 1:- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- 2 học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu.
- Học sinh trao đổi theo cặp rồi trả lời.
a. Những dấu hiệu nào báo mùa xuân đến ?
- Thơm nức mùi hương các loài hoa. Không còn ngửi thấy hơi nước lạnh lẽo, thay vào đó là thứ không khí đầy hương thơm và ánh nắng mặt trời. Cây cối thay áo mới.
b. Tác giả quan sát mùa xuân bằng những cách nào ?
- Ngửi: mùi hương thơm nức của các loài hoa, hương thơm của không khí đầy ánh nắng.
- Nhìn: ánh nắng mặt trời, cây cối đang thay màu áo mới.
- Để tả được quanh cảnh đầu xuân, nhà văn Tô Hoài đã quan sát rất tinh tế, sử dụng nhiều giác quan khi quan sát. Nhờ vậy ông đã viết được đoạn văn tả mùa xuân rất ngắn gọn mà thú vị, độc đáo. Các em muốn tả được cảnh vật xung quanh cũng cần học quan sát.
 Bài tập 2: ( viết ) Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài. 
- Lưu ý viết đoạn văn theo 4 câu hỏi gợi ý.
- Mùa hè bắt đầu tháng tư. Vào mùa hè mặt trời chói chang, thời tiết rất nóng. Nhưng nắng mùa hè làm cho trái ngọt, hoa thơm. Được nghỉ hè, chúng em tha hồ đọc truyện, đi chơi, lại được bố mẹ cho về quê thăm ông bà. Mùa hè thật thích.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại đoạn văn tả mùa hè đọc cho bố mẹ nghe.
Đạo đức: TRẢ LẠI CỦA RƠI (tiết2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết: Khi nhặt được của rơi càn tìm cách trả lại của rơi cho người mất.
- Biết: Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng.
- Quý trọng những người thật thà không tham của rơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở BT Đạo đức.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA:
-Khi nhặt được của rơi em cần phải làm gì?
- Nhận xét.
B. BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Đóng vai.
Mục tiêu: HS thực hành cách ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi.
Cách tiến hành: 
1.GV chia nhóm 3 nhóm và giao cho mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống:
- Tình huống1: Em làm trực nhật lớp và nhặt được quyển truyện của bạn nào đó để quên trong ngăn bàn. Em sẽ .....
- Tình huống 2: Giờ ra chơi, em nhặt được một chiếc bút rất đẹp ở sân trường. Em sẽ.....
- Tình huống 3: Em biết bạn mình nhặt được của rơi nhưng không chịu trả lại. Em sẽ....
2.HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai.
3. Các nhóm lên đóng vai.
4. Lớp thảo luận:
- Các em có đồng tình với cách ứng xử của các bạn vừa lên đóng vai không?Vì sao?
- Vì sao em lại làm như vậy khi nhặt được của rơi? Khi thấy bạn không chịu trả lại của rơi cho người đánh mất.
- Em có suy nghĩ gì khi được các bạn trả lại đồ vật đã đánh mất?
- Em nghĩ gì khi nhận được lời khuyên của bạn?
5. Kết luận:
- Tình huống 1: Em cần hỏi xem bạn nào mất để trả lại 
- Tình huống 2: Em nộp lên văn phòng để nhà trường để trả lại người mất.
- Tình huống 3: Em cần khuyên bạn hãy trả lại cho người mất, không nên tham của rơi.
Hoạt động 2: Trình bày tư liệu.
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố nội dung bài học.
-Cách tiến hành:
1. GV yêu cầu các nhóm trình bày giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được dưới nhiều 
hình thức.
2. Gọi 2 HS trình bày.
3. Cả lớp thảo luận về:
- Nội dung tư liệu.
- Cách thể hiện tư liệu.
- Cảm xúc của em qua các tư liệu.
4. GV nhận xét đánh giá.
- Kết luận chung:Cần trả lại của rơi mỗi khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cần thực hiện.
Mỗi khi nhặt được của rơi
Em ngoan tìm trả cho người, không tham.
C . CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Qua bài học này mỗi khi nhặt được của rơi em cần làm gì?
- GV nhận xét tiết học
Dặn: Học thuộc câu ghi nhớ và thực hiện những điều cô đã dạy
Thủ công: GẤP, CẮT, TRANG TRÍ THIẾP CHÚC MỪNG ( TT )
I. MỤC TIÊU:
- Biết cách cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.
- Căt, gấp và trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể gấp, cắt thiếp chúc mừng theo kích thước tùy chọn. ND và hình thức trang trí có thể đơn giản.
- Với HS khéo tay:
- Cắt, gấp, trang trí được thiếp chúc mừng. ND và hình thức trang trí phù hợp đẹp.
- Học sinh hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC:
- Một số mẫu thiếp chúc mừng.
- Quy trình cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.KIỂM TRA:
-Gọi 2 học sinh lên gấp thiếp chúc mừng.
-Một học sinh nhắc lại quy trình gấp, cắt thiếp chúc mừng.
-Giáo viên nhận xét
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: 
2. Yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình làm thiếp chúc mừng.
- Học sinh nhắc lại quy trình làm thiếp chúc mừng.
Bước 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng
Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng
- Cho học sinh quan sát thiếp chúc mừng các loại.
- Thiếp chúc mừng gồm có những loại nào ?(Thiếp chúc mừng năm mới, thiếp chúc mừng sinh nhật,..)
- Các thiếp chúc mừng có hình gì ?( Hình chữ nhật)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Hướng dẫn học sinh thực hành theo nhóm.
- Giáo viên phát cho học sinh mỗi nhóm một tranh mỹ thuật.
* Lưu ý: Giáo viên theo dõi uốn nắn từng nhóm.
3. Nhận xét, đánh giá sản phẩm
- Học sinh nhận xét, đánh giá chọn sản phẩm đẹp nhất.
* Giáo viên nhận xét.
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
- Cho học sinh nhắc lại quy trình thực hiện gấp, cắt, dán thiếp chúc mừng.
- Chuẩn bị bài sau: Gấp, cắt, dán phong bì
Ngày soạn: ................................................
Ngày dạy:.......................................................
Toán : BẢNG NHÂN 5 
I. MỤC TIÊU:
- Lập được bảng nhân 5
- Nhớ được bảng nhân 5.
- Biết giải bài toán có một phép nhân(trong bảng nhân 5) 
-Biết đếm thêm 5.
- HS làm các bài tập, bài 1, bài 2 bài 3
-GD học sinh tự giác trong học tập. Yêu thích môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Các tấm bìa có 5 chấm tròn , bảng gài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A .KIỂM TRA: 
- Gọi 3 HS đọc bảng nhân 4.
- Nhận xét ghi điểm.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS tự lập bảng nhân 5 (dùng các tấm bìa đính lên bảng )
- GV đưa 1tấm bìa ? Có mấy tấm bìa ? (có 1 tấm bìa ) 
- Một tấm bìa có mấy chấm tròn?(Một tấm bìa có 5 chấm tròn)
-5 chấm tròn được lấy mấy lần ?(5 chấm tròn được lấy 1 lần) 
- Ta viết: 5 x 1 = 5
- GV đính tiếp 2 tấm bìa hướng dẫn HS tương tự trên.
- 5 x 2 = 5 + 5 = 10 vậy 5 x 2 = 10 
- HS tự lập các phép tính còn lại. 
- Gọi HS nối tiếp nhau nêu các phép tính. 
 5 x 1 = 5 5 x 6 = 30
 5 x 2 = 10 5 x 7 = 35
 5 x 3 = 15 5 x 8 = 40
 5 x 4 = 20 5 x 9 = 45
 5 x 5 = 25 5 x 10 =50
- Ai có nhận xét gì về bảng nhân này? 
- HS đọc cá nhân - Đồng thanh - HS xung phong đọc 
3. Luyện tập:
Bài 1: yêu cầu gì? Tính nhẩm .Dựa vào đâu để tính? 
-HS làm bài .Gọi HS nêu miệng 
-Nhận xét chữa bài 
-Bài2 : 1HS đọc bài toán .Cả lớp đọc thầm
Tóm tắt:
1 tuần lễ mẹ đi làm : 5 ngày.
 4 tuần lễ có : .....? ngày
-Bài toán cho biết gì ? (Một tuần lễ mẹ đi làm 5 ngày ), 
-Bài toán hỏi gì? (4 tuần lễ có bao nhiêu ngày )
-HS làm bài vào vở .1HS lên bảng 
Bài giải:
Số ngày mẹ đi làm trong 4 tuần lễ là:
 5 x 4 = 20(ngày)
 Đáp số: 20 ngày
- Nhận xét chữa bài .
Bài 3 : Đếm thêm 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
-Gọi HS đếm thêm 5 từ 5 đến 50 (xuôi , ngược ) 1HS lên bảng điền 
-Nhận xét chữa bài: 
-Dãy số này có đặc điểm gì?
C .CỦNG CỐ DẶN DÒ :
- Thi đọc thuộc bảng nhân 5.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn: Về nhà học thuộc bảng nhân 5 và làm các BT ở vở Bt
Sinh hoạt tập thể: SINH HOẠT SAO
I.MỤC TIÊU:
- HS tham gia sinh ho¹t sao sôi nổi.
- Gi¸o dôc c¸c em cã ý thøc trong giê sinh ho¹t, ®oµn kÕt vµ lu«n cã tinh thÇn gióp ®ì b¹n .
II. NỘI DUNG SINH HOẠT:
 1.Sinh ho¹t v¨n nghÖ.
 2.Néi dung sinh ho¹t 
- Líp trưëng nhËn xÐt sao.
- GV nhËn xÐt ®¸nh gi¸ chung.
- Nh×n chung c¸c em biÕt cè g¾ng vư¬n lªn trong häc t©p.
- VÖ sinh c¸ nh©n vµ líp häc s¹ch sÏ.
- §i häc ®óng giê, cã lµm bµi tËp tríc khi ®Õn líp.
- H¹n chÕ: C¸c kho¶n thu nép cßn chËm.
- Mét sè em chưa cã ý thøc häc tËp tèt.(Quý, Xuân Phương )
- B×nh bÇu c¸ nh©n vµ sao ®iÓn h×nh.
 3.KÕ ho¹ch tuÇn tíi: Dùa vµo kÕ ho¹ch nhµ tr­êng vµ liªn ®éi.
 Thùc hiÖn tèt c¸c ho¹t ®éng cña nhµ trưêng vµ liªn ®éi ®Ò ra.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 2 TUAN 20CKTKN.doc