Giáo án Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022

Giáo án Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:

- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ và so sánh các số để tìm số lớn nhất, số bé nhất.

- Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn.

- Góp phần hình thành, phát triển năng lực:

+ Thông qua hoạt động khởi động, hđ khám phá, chia sẻ nhóm đôi giúp HS phát triển năng lực giao tiếp hợp tác toán học.

+ Thông qua hoạt động thực hành giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.

 + Thông qua hoạt động thực hành, vận dụng giúp HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

- Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất:

+ Chăm chỉ: Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.

+ Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập

+ Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc làm của mình

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài học.

- HS: SGK, vở viết.

 

docx 26 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 227Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 3 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2021
Tiết 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
LUYỆN TAY CHO KHÉO (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS biết sắp xếp được đồ dùng sinh hoạt cá nhân ngăn nắp, gọn gàng.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có ý thức bảo quản, giữ gìn đồ dùng cá nhân và gia đình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính.
- HS: Sách giáo khoa.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Chào cờ
- GV cho HS điều khiển lễ chào cờ
- GV nhận xét bổ sung và triển khai công việc tuần mới.
2. Hát, đọc thơ về đồ dùng học tập. 
- GV cho học sinh nghe hát bài “ bút sách thân yêu”
- GV dẫn dắt vào hoạt động
- GV tổ chức cho HS hát, đọc thơ về đồ dùng học tập.
- GV nhận xét tinh thần, thái độ chuẩn bị và tham gia hoạt động của các lớp.
3. Củng cố - dặn dò
- Dặn dò HS thực hiện tốt các nội quy hằng ngày ở trường, ở nhà.
- HS thực hiện
- Lớp trực tuần nhận xét thi đua.
- Lắng nghe
- HS nghe
- HS lắng nghe
- HS chia sẻ
- HS thực hiện
- HS nghe
__________________________________________
Tiết 2 TOÁN
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
- Thực hiện cộng, trừ nhẩm trong các trường hợp đơn giản và với các số tròn chục.
- Giải và trình bày được bài giải của bài toán có lời văn liên quan đến phép cộng, phép trừ đã học trong phạm vi 100.
- Góp phần hình thành, phát triển năng lực: 
+ Thông qua hoạt động khởi động, hđ khám phá, chia sẻ nhóm đôi giúp HS phát triển năng lực giao tiếp hợp tác toán học.
+ Thông qua hoạt động thực hành giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.
 + Thông qua hoạt động thực hành, vận dụng giúp HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập
+ Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc làm của mình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
2. Khám phá 
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV YC HS tự tìm cách tính nhẩm trong SGK
- YC HS nêu cách tính nhẩm
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Gọi HS nêu cách đặt tính và cách thực hiện phép tính?
- YC HS thực hiện vở
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS cách làm bài: Tính kết quả từng phép thính rồi nêu hai phép tính cùng kết quả.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
*Lưu ý: Có thể dựa vào nhận xét 40 + 20 = 20 + 40 mà không cần tính kết quả của phép tính này.
Bài 4:
- Bài yêu cầu làm gì?
- HDHS: Thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải rồi nêu kết quả.
- YC HS thực hiện tính nhẩm 
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 5:
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài toán cho biết gì?
- Bài yêu cầu làm gì?
- YC HS làm vở
- Nhận xét, tuyên dương.
3. Vận dụng
- Nhận xét giờ học.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện
a) 5 chục + 5 chục = 10 chục
50 + 50 = 100
7 chục + 3 chục = 10 chục
70 + 30 = 100
2 chục + 8 chục = 10 chục
20 + 80 = 100
b) Làm tương tự phần a
- 2 -3 HS đọc.
- HS thực hiện
- HS đổi vở kiểm tra chéo
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm bài theo cặp
- HS chia sẻ: Hai phép tính có cùng kết quả là: 30 + 5 và 31 + 4; 80 – 30 và 60 – 30; 40 + 20 và 20 + 40.
- Tìm số thích hợp với dấu ? trong ô
- 2-3 HS chia sẻ: 
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời
- HS thực hiện:
 Bài giải
 Số hành khách trên thuyền có tất cả là: 
 12 + 3 = 15 hành khách
 Đáp số: 15 hành khách
___________________________________
Tiết 3 + 4 TIẾNG VIỆT
EM CÓ XINH KHÔNG?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đọc đúng các tiếng dễ đọc sai, lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Bước đầu biết đọc đúng lời đối thoại của các nhân vật trong bài. Nhận biết một số loài vật qua bài đọc, nhận biết được nhân vật, sự việc và những chi tiết trong diễn biến câu chuyện; nhận biết được thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc.
- Hiểu nội dung bài: Cần có tinh thần hợp tác trong làm việc nhóm, có sự tự tin vào chính bản thân
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực:
+ Năng lực ngôn ngữ (Qua các hoạt động: Đọc, nói, nghe)
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác (Qua trao đổi, tương tác với bạn trong hoạt động nhóm ở HĐ khởi động, tìm hiểu bài và HĐ vận dụng).
+ Năng lực tự chủ, tự học (Thực hiện được các nhiệm vụ giáo viên yêu cầu.)
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tâp.
+ Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì?
- GV hỏi:
+ Các bức tranh thể hiện điều gì?
+ Em có thích mình giống như các bạn trong tranh không?
+ Em thích được khen về điều gì nhất?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá
* Đọc văn bản.
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ bài đọc, nêu nội dung tranh: Em thấy tranh vẽ gì? 
- GV đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. 
- Yêu cầu đọc nối tiếp câu.
+ Lần 1: HS đọc nối tiếp câu kết hợp sửa lỗi phát âm tại chỗ, ghi bảng từ khó
- Hướng dẫn đọc từ khó
+ Lần 2: HS đọc nối tiếp câu
- GV hướng dẫn cách đọc lời của các nhân vật (của voi anh, voi em, hươu và dê). 
- HDHS chia đoạn: (2 đoạn)
+ Đoạn 1: Từ đầu đến vì cậu không có bộ râu giống tôi.
+ Đoạn 2: Phần còn lại
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: xinh, hươu, đôi sừng, đi tiếp, bộ râu, gương,lên, 
- Luyện đọc câu dài: Voi liền nhổ một khóm cỏ dại bên đường,/ gắn vào cằm rồi về nhà.// 
- Luyện đọc đoạn: GV tổ chức cho HS luyện đọc đoạn theo nhóm ba.
* Trả lời câu hỏi.
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.26.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.12.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Luyện đọc lại.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. Lưu ý giọng của nhân vật.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Nhận xét, khen ngợi.
* Luyện tập theo văn bản đọc.
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.25
- YC HS trả lời câu hỏi: 
- Những từ ngữ nào chỉ hành động của voi em? 
 đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.12.
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.25.
- Nếu là voi anh, em sẽ nói gì sau khi voi em bỏ sừng và râu?
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm lên trình bày.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay em học bài gì?
- Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV nhận xét giờ học.
- HS thảo luận theo cặp và chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS trả lời
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp theo câu.
- HS đọc cá nhân sau đó cả lớp đọc đồng thanh các từ khó, dễ lẫn.
- HS nối tiếp đọc câu 
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- 2-3 HS luyện đọc.
- 2-3 HS đọc.
- HS thực hiện theo nhóm ba.
- HS lần lượt đọc.
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
C1: Voi em đã hỏi: Em có xinh không?
C2: Sau khi nghe hươu nói, voi em đã nhặt vài cành cây khô rồi gài lên đầu. Sau khi nghe dê nói, voi em đã nhổ một khóm cỏ dại bên đường và gắn vào cằm.
C3: Trước sự thay đổi của voi em, voi anh đã nói: “Trời ơi, sao em lại thêm sừng và rất thế này? Xấu lắm!”
C4: HS trả lời theo suy nghĩ của mình.
- HS lắng nghe, đọc thầm.
- 2-3 HS đọc.
- 2 - 3 HS đọc.
- 2 - 3 HS chia sẻ đáp án, nêu lí do vì sao lại chọn ý đó.
- 3 từ ngữ chỉ hành động của voi em: nhặt cành cây, nhổ khóm cỏ dại, ngắm mình trong gương
- 1-2 HS đọc.
- HS làm việc theo nhóm 4: Mỗi cá nhân nêu suy nghĩ của mình về câu nói của mình nếu là voi anh. 
- 4-5 nhóm lên bảng.
- HS chia sẻ.
________________________________
BUỔI CHIỀU
Tiết 2 TIẾNG VIỆT
ÔN ĐỌC: EM CÓ XINH KHÔNG? 
I. MỤC TIÊU 
* M1: Đọc đúng, rõ ràng bài: Em có xinh không?	 
- Đọc đúng các tiếng từ khó: hươu, sừng, râu, cằm.
* M2: Đọc đúng, diễn cảm bài: Em có xinh không?	
- Giáo dục HS có ý thức cần cù chịu khó kiên trì
 II. CHUẨN BỊ 
- GV: Bảng phụ ghi câu luyện đọc
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
M1
M2
1 . Bài cũ:
- Kiểm tra sách TV của HS 
- Nhận xét
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu giờ học
b.Luyện đọc:
- Gọi HS đọc lại toàn bài
- Yêu cầu tiếp nối từng câu đến hết bài
- Nhận xét
- Gọi HS đọc từng đoạn 
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương những em đọc hay có cố gắng
- Luyện đọc thêm 
- Luyện đọc (tương tự)
- Đọc diễn cảm toàn bài
__________________________________________________________
Thứ ba ngày 21 tháng 9 năm 2021
Tiết 1 TIẾNG VIỆT 
CHỮ HOA B
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết viết chữ viết hoa B cỡ vừa và cỡ nhỏ.
- Viết đúng câu ứng dựng: Bạn bè chia sẻ ngọt bùi.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực:
+ Năng lực ngôn ngữ (Qua các hoạt động: Đọc, nói, nghe)
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác (Qua trao đổi, tương tác với bạn trong hoạt động nhóm ở HĐ khởi động, tìm hiểu bài và HĐ vận dụng).
+ Năng lực tự chủ, tự học (Thực hiện được các nhiệm vụ giáo viên yêu cầu.)
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tâp.
+ Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học; Mẫu chữ hoa B.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Khám phá
* Hướng dẫn viết chữ hoa.
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa B.
+ Chữ hoa B gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa B.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
* Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
- Gọi ... hia sẻ.
a) 24, 37, 42, 45
b) 24 + 45 = 69
- 2-3 HS đọc.
- HS làm bài cá nhân.
Bài giải
Số cây của lớp 2A trồng hơn lớp 2B là:
29 – 25 = 4 (cây)
 Đáp số: 4 cây
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
- HS lắng nghe.
___________________________________________
BUỔI CHIỀU
Tiết 1 TIẾNG VIỆT
ÔN ĐỌC: MỘT GIỜ HỌC
I. MỤC TIÊU 
* M1: Đọc đúng, rõ ràng bài: Một giờ học	 
* M2: Đọc đúng, diễn cảm bài: Một giờ học
- Giáo dục HS có ý thức cần cù chịu khó kiên trì
 II. CHUẨN BỊ 
- GV: Bảng phụ ghi câu luyện đọc
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
M1
M2
1 . Bài cũ:
- Kiểm tra sách TV của HS 
- Nhận xét
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu giờ học
b.Luyện đọc:
- Gọi HS đọc lại toàn bài
- Yêu cầu tiếp nối từng câu đến hết bài
- Nhận xét
- Gọi HS đọc từng đoạn 
3.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương những em đọc hay có cố gắng
- Luyện đọc thêm 
- Luyện đọc (tương tự)
- Đọc diễn cảm toàn bài
____________________________________
Tiết 2 + 3 TOÁN
ÔN : PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (KHÔNG NHỚ) TRONG PHẠM VI 100
I. MỤC TIÊU
- M1: Rèn đặt tính rồi tính, đổi đơn vị đo. Biết tính biểu thức 
- M3: Biết giải bài toán có câu lời giải.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: Giáo án
- HS: vở
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
MỨC 1
MỨC 2 + 3
Bài 1: Đặt tính rồi tính
71 + 12
65 + 23
10 + 33
99 – 21
78 – 36
50 – 40 
Bài 3: Tính ( theo mẫu)
a) 80 + 5 + 1
= 85 + 1
= 86
b) 35 + 10 + 12 c) 14 + 13 + 21
d) 64 – 24 – 30
= 40 – 30
= 10
e) 78 – 25 – 13
g) 80 – 10 – 20
Bài 4: Hằng năm nay 10 tuổi, Hằng ít hơn Lan 5 tuổi. Hỏi Lan năm nay bao nhiêu tuổi?
Bài 5: Một người đem 85 quả trứng đi bán. Người đó đã bán được 64 quả trứng. Hỏi người đó còn lại bao nhiêu quả trứng?
VI. CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Giáo viên nhận xét đánh tiết học
- Chuẩn bị bài sau
___________________________________________________________
Thứ sáu ngày 24 tháng 9 năm 2021
Tiết 1 + 2 TIẾNG VIỆT 
VIẾT ĐOẠN VĂN KỂ VỀ MỘT VIỆC THƯỜNG LÀM 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Học sinh quan sát tranh nói về hoạt động của bạn nhỏ trong mỗi tranh.
- Viết 3 - 4 câu về việc em làm em thường làm trước khi đi học.
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực:
+ Năng lực ngôn ngữ (Qua các hoạt động: Đọc, nói, nghe)
+ Năng lực giao tiếp và hợp tác (Qua trao đổi, tương tác với bạn trong hoạt động nhóm ở HĐ khởi động, tìm hiểu bài và HĐ vận dụng).
+ Năng lực tự chủ, tự học (Thực hiện được các nhiệm vụ giáo viên yêu cầu.)
- Góp phần hình thành và phát triển phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tâp.
+ Trách nhiệm: Tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, sách.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cho HS hát bài hát: Tập thể dục buổi sáng.
? Nêu tác dụng của việc tập thể dục buổi sáng?
- Nhận xét, giới thiệu bài.
2. Khám phá
* Nói về các hoạt động của bạn nhỏ trong tranh.
Bài 1:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, quan sát từng tranh theo câu hỏi gợi ý trong SHS.
* Tranh 1:
- GV lưu ý HS đoán xem thời gian thực hiện các hoạt động đó vào lúc nào. 
- GV và cả lớp nhận xét. 
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV gọi HS lên thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
*Tranh 2: Cách triển khai tương tự. 
+ Bạn nhỏ đang làm gì? 
+ Bạn nhỏ làm việc đó vào lúc nào? 
+ Theo em, việc làm đó cho thấy bạn nhỏ là người thế nào? 
- GV triển khai tương tự với tranh 3 và 4.
- GV nhận xét, tuyên dương HS của các nhóm hoạt động tích cực. 
Bài 2:
- GV gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe.
- YC HS thực hành viết vào VBT tr.15.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
* Đọc mở rộng.
- Gọi HS đọc YC bài 1, 2.
- Tổ chức cho HS tìm đọc một bài thơ, câu chuyện.
- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, câu chuyện, tên tác giả.
- Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS hát và vận động theo bài hát
- HS chia sẻ
- 1-2 HS đọc.
Tranh 1 - Làm việc nhóm 2: 
+ Từng em quan sát tranh. 
+ Nhóm trưởng nêu từng câu hỏi và mời các bạn trả lời. 
+ Cả nhóm nhận xét. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- HS chia sẻ theo cặp.
- 2-3 cặp thực hiện.
- 1-2 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe, hình dung cách viết.
- HS làm bài.
- HS chia sẻ bài.
- 1-2 HS đọc.
- HS tìm đọc bài thơ, câu chuyện về trẻ em làm việc nhà
- HS chia sẻ theo nhóm 4
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
Tiết 3 TOÁN
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học học sinh cần đạt được các yêu cầu sau:
- HS thực hiện được phép cộng, phép trừ và so sánh các số.
- Lập được các số có hai chữ số từ các chữ số đã cho; tìm được số lơn nhất, số bé nhất trong các số đã cho.
- Góp phần hình thành, phát triển năng lực: 
+ Thông qua hoạt động khởi động, hđ khám phá, chia sẻ nhóm đôi giúp HS phát triển năng lực giao tiếp hợp tác toán học.
+ Thông qua hoạt động thực hành giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề toán học.
 + Thông qua hoạt động thực hành, vận dụng giúp HS phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Góp phần hình thành, phát triển phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Thường xuyên hoàn thành nhiệm vụ học tập.
+ Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong học tập
+ Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc làm của mình
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Máy tính, máy chiếu nội dung 
- HS: SGK; Bộ đồ dùng Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
2. Khám phá
* Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- GV HDHS thực hiện lần lượt các YC:
a) Tính tổng của 32 và 6 rồi chọn đáp án đúng. (Đáp án: B)
b) Tính hiệu của 47 và 22 rồi chọn đáp án đúng. (Đáp án: C)
c) Số bé nhất có hai chữ số là số nào? Số liền trước của số đó là số nào? (Đáp án: A)
d) Số lớn nhất có hai chữ số là số nào? Số liền sau của số đó là số nào? (Đáp án: C)
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- YC HS thao tác với Bộ đồ dùng Toán:
+ Lấy ra 3 thẻ chữ số 0, 3, 5.
+ Lập số có hai chữ số từ 3 thẻ.
+ Chia sẻ với bạn về các số mình vừa tìm được. 
+ Tìm ra số lớn nhất và số bé nhất trong các số vừa lập được.
+ Tính hiệu của số lớn nhất và số bé nhất.
- Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 3:
- Gọi HS đọc YC bài.
- HDHS nhận xét các vế so sánh:
a) Vế trái là một phép tính, vế phải là số cụ thể.
b) Cả hai vế đều là phép tính.
- GV cho HS làm bài vào vở ô li.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, đánh giá bài HS.
* Trò chơi “Đưa ong về tổ”:
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.
- GV thao tác mẫu.
- GV phát đồ dùng cho các nhóm; YC các nhóm thực hiện.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. Vận dụng
- Nhận xét giờ học.
- 2 -3 HS đọc.
- HS thực hiện lần lượt các YC.
- 2 -3 HS đọc.
- HS thực hiện theo cặp lần lượt các YC hướng dẫn.
+ Các số: 30, 35, 53, 50.
+ Số lớn nhất: 50; số bé nhất: 30.
+ Tính hiệu: 53 – 30 = 23
- HS chia sẻ.
- 2 -3 HS đọc.
- HS thực hiện chia sẻ.
- HS làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo vở kiểm tra.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hướng dẫn.
- HS thực hiện chơi theo nhóm 4. 
_____________________________________
Tiết 4 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
SƠ KẾT TUẦN 
 LUYỆN TAY CHO KHÉO (T3)
I. MỤC TIÊU 
 * Sơ kết tuần
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
 * Hoạt động trải nghiệm
- HS chia sẻ cách làm xiếc bóng những con vật mà mình biết.
- HS rèn luyện được sự khéo léo, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ trang trí một bức tranh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tivi chiếu bài. Tấm bìa cứng có in hình đơn giản. 
- HS: SGK. Hạt đỗ, hạt gạo và các vật liệu khác; 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 1:
- Từng tổ báo cáo.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 1.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 2:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ về cách làm xiếc bóng của gia đình em.
- YCHS làm việc theo nhóm tổ
+ Mỗi tổ sẽ là một gia đình loài vật, mỗi HS sẽ làm bóng một con vật bằng đôi bàn tay của mình.
+ GV cho HS thể hiện các loài vật bằng tay . 
+ GV mời từng bạn trong tổ sẽ giới thiệu về con vật mình thể hiện bằng đôi bàn tay khi xuất hiện: Chào các bạn! Mình là...!
Kết luận: GV cùng cả lớp chia sẻ niềm vui sau màn chào hỏi sáng tạo.
b. Hoạt động nhóm: 
- GV mời các nhóm lựa chọn ý tưởng cho bức tranh sẽ trang trí.
+ GV đưa ra các nguyên tắc an toàn khi sử dụng các loại hạt, các dụng cụ trong quá trình trang trí tranh (không cho hạt vào mũi, miệng; không vừa làm vừa đùa nghịch).
+ GV phát hạt đỗ, gạo và các vật liệu cho HS từng nhóm và hỗ trợ HS khi làm việc. 
+ Cho các nhóm trưng bày sản phẩm.
− GV cùng HS đánh giá và khen tặng bức tranh được trang trí đẹp, sáng tạo.
Kết luận: Khi có một đôi tay khéo, những việc khó khăn đều có thể thực hiện.
3. Cam kết hành động.
- GV hỏi cả lớp: Sau bài học hom nay các con thấy mình có thể luyện tập để có đôi bàn tay khéo léo không?
+ GV đề nghị HS lựa chọn một việc làm trong hôm nay để thể hiện sự khéo léo của mình. 
− GV đề nghị HS tự làm HỘP SÁNG TẠO để thu nhặt những món đồ có thể tái chế, HS có thể đặt một tên khác cho chiếc hộp này. 
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- HS nghe để thực hiện kế hoạch tuần 2.
- Các tổ thảo luận, chọn con vật và các hành động để chia sẻ trước lớp
- Làm việc theo nhóm 4
- Trưng bày sản phẩm- Giới thiệu về tranh của nhóm mình ( hình ảnh, nguyên liệu)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_3_nam_hoc_2021_2022.docx