Giáo án Lớp 2 - Tuần 28 - Năm học 2022-2023 - Hứa Ngọc Hiền

Giáo án Lớp 2 - Tuần 28 - Năm học 2022-2023 - Hứa Ngọc Hiền

I.MỤC TIÊU: Sau bài học, HS:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.

- Nêu được sự cần thiết và thực hiện được việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bênh sỏi thận.

2. Năng lực khoa học: Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Biết được việc uống đủ nước, không nhịn tiểu để phòng tránh bệnh sỏi thận.

Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.

3. Phẩm chất:

Trách nhiệm: có ý thức giữ vệ sinh cá nhân, thực hiện các quy tắc bảo vệ sức khỏe và an toàn cho bản thân

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Các hình trong bài 24 SGK, phiếu để ghi thời điểm uống nước trong ngày.

- HS: SGK, VBT, hình ảnh, bài viết về bệnh sỏi thận, giấy A4, hộp màu.

 

docx 66 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 28 - Năm học 2022-2023 - Hứa Ngọc Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 27 tháng 03 năm 2023
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
CHỦ ĐỀ 8 :MÔI TRƯỜNG XANH – CUỘC SỐNG XANH
THAM GIA PHONG TRÀO “MÔI TRƯỜNG XANH - 
CUỘC SỐNG XANH”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, tỏ lòng biết ơn đối với những người thân trong gia đình.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Năng lực đặc thù: 
- Lựa chọn các tiết mục văn nghệ (múa, hát, đọc thơ, kể chuyện, ) thể hiện tình cảm với người em yêu quý.
- Nói được lời nhắn nhủ yêu thương tới tất cả thành viên trong gia đình.
- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phụ kiện tham gia các hoạt động chung của trường.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Khởi động: Nghi lễ chào cờ.
Mục tiêu: HS ổn định thực hiện nghi thức chào cờ.
Cách tiến hành:
- Ổn định tổ chức.
- Nghi lễ chào cờ
2. Nhận xét công tác tuần qua:
Mục tiêu: HS nhận xét được các hoạt động trong tuần, biết được các ưu điểm và tồn tại, hướng khắc phục.
Cách tiến hành:
- LĐT sơ kết tuần qua, tổng kết điểm và đưa ra kế hoạch tuần sau.
- Tổng phụ trách nhận xét tình hình chung của toàn trường các mặt: phong trào, vệ sinh, nề nếp, học tập, 
- Đại diện Ban giám hiệu nhận xét.
3. Sinh hoạt theo chủ đề:
- Tổng phụ trách giới thiệu chủ đề sinh hoạt: Tham gia hoạt động “Lời nhắn nhủ yêu thương” 
Mục tiêu: Giúp học sinh tham gia tích cực hoạt động “Lời nhắn nhủ yêu thương”.
Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia múa hát, đọc thơ, kể chuyện, thể hiện tình cảm với người mà em yêu quý.
- GV cho HS gửi lời nhắn nhủ tới các thành viên trong gia đình.
- TPT Đội cùng BGK tổng kết, nhạn xét, tuyên dương các tiết mục dự thi có đầu tư, diễn cảm xúc.
4. Củng cố- Vận dụng
- TPTĐ giao nhiệm vụ cho các lớp chuẩn bị tiết mục văn nghệ cho tuần sau liên quan đến chủ đề: “Tham gia giao lưu với những người phụ nữ tiêu biểu của địa phương”.
- Liên đội trưởng thực hiện.
- Đội nghi lễ nhà trường thực hiện.
- HS lắng nghe
- HS tham gia múa hát, đọc thơ, kể chuyện.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- HS lắng nghe.
- HS nghe chuẩn bị tuần tới.
Thứ hai ngày 27 tháng 03 năm 2023
ĐẠO ĐỨC
Bài 13. EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:
1. Kiến thức: 
Với bài này, HS:
Nêu được địa chỉ của quê hương em;
Bước đầu nhận biết được vẻ đẹp của thiên nhiên và con người ở quê hương mình.
Thực hiện được việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi thể hiện tình yêu quê hương: yêu thương gia đình; kính trọng, biết ơn người có công với quê hương.
2. Kĩ năng: 
+ Năng lực tự chủ và tự học:Tự xác định và chủ động thực hiện những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh quan phù hợp với khả năng của bản thân.
+ Năng lực giao tiếp: Trao đổi, chia sẻ ý kiến với bạn trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập.	
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: Nêu và thực hiện được những việc làm giữ gìn cảnh đẹp thiên nhiên ở quê hương.
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế-xã hội: Quan sát, tìm hiểu về cảnh đẹp thiên nhiên quê hương; tham gia thực hiện các hoạt động, việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi để bảo vệ vẻ cảnh đẹp của quê hương.
3. Phẩm chất: 
+ Yêu nước: Chủ động thực hiện những việc làm giữ gìn, bảo vệ cảnh đẹp của quê hương.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGK Đạo đức 2, bộ tranh, video clip về quê hương em.
Học sinh: SGK Đạo đức 2, tranh/ảnh về cảnh đẹp thiên nhiên ở địa phương, bút màu, giấy, hổ dán,...
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan, vấn đáp - gợi mở, thuyết trình, đóng vai, trò chơi, kể chuyện, ...
2. Hình thức dạy học: Cá nhân, nhóm, lớp; trong lớp, ngoài lớp.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Luyện tập
Hoạt động 1: Nhận xét về lời nói, việc làm của các bạn trong tranh.
Mục tiêu: HS thể hiện sự đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu quê hương, lựa chọn được những hành vi, việc làm thể hiện tình yêu với quê hương.
Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 - 6 HS, thảo luận và đưa ra nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh. GV chú ý HS quan sát cả hành động và thái độ của từng bạn. Câu hỏi gợi ý:
Các nhân vật trong trơnh đã nói gì, làm gì?
Em có nhận xét gì về lời nói, việc làm của các bạn trong tranh ?
Em đổng tình hay không đồng tình với những việc làm đó? Vì sao?
-Tranh 1: Bạn nhỏ biếu ông bà quà Tết, nét mặt bạn nhỏ vui vẻ, tràn đầỵỵêu thương. Em đổng tình với việc làm bạn nhỏ vì bạn thể hiện sự lẻ phép, kính trọng ông bà.
Tranh 2: Bạn nữ đang giới thiệu với bạn nam về lễ hội đua thuyền ở quê mình. Em đổng tình với việc làm của bạn vì điểu đó thể hiện sự tự hào của bạn về truyền thống quê hương.
Tranh 3: Các bạn nhỏ cùng cô giáo đến viếng nghĩa trang liệt sĩ. Em đồng tình với việc làm của các bạn vì điểu này thể hiện sự biết ơn với những người có công với đất nước
Tranh 4: Bin đang xin phép mẹ sẽ dùng tiền tiết kiệm để ủng hộ người dân vùng quê bị bão lũ. Em đồng tình với việc làm của Bin vì điều này thể hiện sựỵêu quý, biết chia sẻ với những người dân của quê hương.
Tranh 5: Tin mời các bạn ăn bánh của bà làm. Tin rất vui vì được bà làm cho món bánh đặc sản - niềm tự hào về ẩm thực của quê mình. Em đồng tình với lời nói, việc làm của Tin vì Tin đã thể hiện tình yêu thương với người bà của mình và niềm tự hào về quê hương mình.
GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và khai thác thêm từng tình huống để HS học cách thể hiện thái độ, biểu cảm phù hợp với từng tình huống.
Các nhóm có thể báo cáo kết quả theo các hình thức khác nhau: trả lời miệng, sắm vai,... Các nhóm khác góp ý, đưa ra cách giải quyết khác (nếu có).
Lưu ý: Nếu chọn hình thức sắm vai, GV cần nêu ra các tiêu chí nhận xét (về lời nói, việc làm, thái độ) để HS có căn cứ nhận xét các bạn.
Hoạt động 2: Đưa ra lời khuyên cho bạn trong tranh.
Mục tiêu: HS không đồng tình với lời nói, việc làm không thể hiện tình yêu quê hương.
Tổ chức thực hiện:	
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát và đưa ra lời khuyên cho bạn nhỏ trong tranh.
GV cho HS chia sẻ ý kiến của mình.
HS làm việc theo nhóm 4 - 6 HS, thảo luận và đưa ra nhận xét về việc làm của các bạn trong tranh. 
-Tranh 1: Bạn nhỏ biếu ông bà quà Tết, nét mặt bạn nhỏ vui vẻ, tràn đầỵỵêu thương. Em đổng tình với việc làm bạn nhỏ vì bạn thể hiện sự lẻ phép, kính trọng ông bà.
Tranh 2: Bạn nữ đang giới thiệu với bạn nam về lễ hội đua thuyền ở quê mình. Em đổng tình với việc làm của bạn vì điểu đó thể hiện sự tự hào của bạn về truyền thống quê hương.
Tranh 3: Các bạn nhỏ cùng cô giáo đến viếng nghĩa trang liệt sĩ. Em đồng tình với việc làm của các bạn vì điểu này thể hiện sự biết ơn với những người có công với đất nước
Tranh 4: Bin đang xin phép mẹ sẽ dùng tiền tiết kiệm để ủng hộ người dân vùng quê bị bão lũ. Em đồng tình với việc làm của Bin vì điều này thể hiện sựỵêu quý, biết chia sẻ với những người dân của quê hương.
Tranh 5: Tin mời các bạn ăn bánh của bà làm. Tin rất vui vì được bà làm cho món bánh đặc sản - niềm tự hào về ẩm thực của quê mình. Em đồng tình với lời nói, việc làm của Tin vì Tin đã thể hiện tình yêu thương với người bà của mình và niềm tự hào về quê hương mình.
Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và khai thác thêm từng tình huống để HS học cách thể hiện thái độ, biểu cảm phù hợp với từng tình huống.
HS làm việc theo nhóm đôi, quan sát và đưa ra lời khuyên cho bạn nhỏ trong tranh.
 HS chia sẻ ý kiến của mình.
Hoạt động 3: Vẽ, hát, đọc thơ giới thiệu về vẻ đẹp quê hương.
Mục tiêu: HS nêu được vẻ đẹp quê hương mình qua bức tranh, bài hát hay bài thơ.
Tổ chức thực hiện:
GV cho HS phân nhóm theo các hoạt động đã đăng kí: vẽ tranh, hát, đọc thơ và chuẩn bị trình bày kết quả hoạt động.
Ví dụ: Nhóm tranh trình bày vào bảng nhóm; nhóm hát, đọc thơ sắp xếp thứtựtrình bày.
Chúý: GV có thể chọn một trong ba loại hình để tổ chức hoạt động cho HS, không nhất thiết phải tổ chức cả ba loại hình.
GV tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả hoạt động.
HS chia sẻ cảm nhận khi xem tranh, nghe các bài hát, bài thơ vể quê hương.
HS phân nhóm theo các hoạt động đã đăng kí: vẽ tranh, hát, đọc thơ và chuẩn bị trình bày kết quả hoạt động.
Hoạt động 4: Chia sẻ những việc em đã và sẽ làm đê thê hiện tình yêu với quê hương.
Mục tiêu: HS thực hiện được việc một số việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi thể hiện tình yêu quê hương: yêu thương gia đình; chăm sóc, kính trọng, biết ơn những người có công với quê hương.
Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi để chia sẻ với các bạn trong lớp về kết quả thực hiện những việc làm thể hiện tình yêu quê hương qua một tuần rèn luyện ở nhà.
Luật chơi: Cả lớp sẽ cùng hát và chuyền hoa theo giai điệu bài hát. GV hát cùng. Khi GV dừng hát, hoa ở tay ai thì HS đó sẽ chia sẻ về việc mình đã làm trong tuần, cảm nhận khi thực hiện việc làm đó, cảm nhận của người thân khi mình thực hiện việc làm đó. Sau khi chia sẻ xong, cả lớp tiếp tục hát, trò chơi lại tiếp tục.
Lưu ý: Những nơi có điều kiện, GV có thể bật nhạc và dừng nhạc để làm hiệu lệnh chuyền hoa.
GV tổng kết lại những hoạt động HS đã làm để thể hiện tình yêu với quê hương và tổ chức cho HS chia sẻ về những việc mình sẽ làm để thể hiện tình yêu quê hương.
HS chơi trò chơi để chia sẻ với các bạn trong lớp về kết quả thực hiện những việc làm thể hiện tình yêu quê hương qua một tuần rèn luyện ở nhà.
Hoạt động củng cố, dặn dò
Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã được học; liên hệ và điều chỉnh việc làm của bản thân để thể hiện tình yêu với quê hương.
Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS đọc bài thơ trong phần Ghi nhớ, SGK Đạo đức 2, trang 59 và đưa ra các  ...  cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và lien hệ bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Năng lực đặc thù: 
- Năng lực giao tiếp, hợp tác với bạn khi tham gia hoạt động. 
- Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động:Nhận biết được thực trạng vệ sinh môi trường xung quanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: 
- Bức tranh về gia đình. 
2. Học Sinh: 
- Tranh gia đình của mình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC 
1. Khởi động (5’)
Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS.
Cách tiến hành:
- GV cho HS hát múa bài “Ba ngọn nến lung linh”.
- GV hỏi bài hát nhắc đến ai?
- Giáo viên giới thiệu chủ đề, bài mới.
+ Chủ đề: Yêu thương gia đình. Quý trọng phụ nữ.
+ Bài: Chia sẻ việc em đã làm thể hiện tình cảm dành cho người thân trong gia đình.
2. Báo cáo công tác sơ kết tuần 28. (25’)
Mục tiêu: HS nhận xét được các hoạt động trong tuần, biết được các ưu điểm và tồn tại, hướng khắc phục.
Cách tiến hành:
- GV mời lớp trưởng, lớp phó sơ kết tuần 28.
- Lớp trưởng mời các thành viên trong lớp chia sẻ lại một số nội dung, bài học trong tuần
+ Bạn đã học được gì qua các hoạt động đó?
+ Hoạt động nào trong tuần bạn thấy ấn tượng nhất?
+ Nhớ lại cảm xúc lúc đó của bạn thế nào?
Sinh hoạt theo chủ đề
Hoạt động 1: Nhận biết được thực trạng vệ sinh môi trường xung quanh.
Cách tiến hành:
- GV đưa ra Phiếu tìm hiểu thực trạng môi trường và yêu cầu HS đọc nội dung của phiếu.
- GV hướng dẫn HS các bước thực hiện:
+ Bước 1: Thực trạng môi trường (nguồn nước, rác thải,) gần nơi em sống.
+ Bước 2: Thực trạng môi trường (nguồn nước, rác thải,) ở trường em.
+ Bước 3: Thực trạng vệ sinh phòng học của lớp em.
+ Bước 4: Xin ý kiến những người xung quanh em.
-GV hướng dẫn HS một số kĩ năng khi quan sát hay lúc trao đổi với người lớn.
-GV tổ chức cho học sinh thực hành trong nhóm và về nhà tìm hiểu thêm về thực trạng vệ sinh môi trường nơi em đang sinh sống.
-GV nhận xét, tổng kết hoạt động.
Hoạt động 2: Đánh giá sau chủ đề 
Mục tiêu: HS tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn sau mỗi chủ để đã học.
Cách tiến hành:
- GV phát Phiếu đánh giá và yêu cầu HS làm việc cá nhân.
- GV đề nghị HS vẽ biểu tượng cảm xúc của bản thân và mọi người khi em nhận biết được những thực trạng vệ sinh môi trường xung quanh.
- GV yêu cầu HS tự đánh giá và tô màu vào số ngôi sao tương ứng với những việc các em đã làm.
- GV tổ chức cho HS đánh giá công bằng, trao đổi để xin ý kiến của bạn về những hoạt động mình đã tham gia trong chủ đề.
- GV yêu cầu HS về xin ý kiến người thân và ghi vào mục 3 trong Phiếu đánh giá.
- GV tổ chức cho HS trao đổi và nêu những việc mình đã làm để thể hiện sự quý trọn phụ nữ.
3. Phương hướng kế hoạch tuần 29.
Mục tiêu: HS nắm phương hướng, thông báo mới cho HĐ tuần sau.
- GV thông qua phương hướng, kế hoạch tuần tới: Thi đua học tốt, tích cực tham gia hoạt động của trường.
- HS thảo luận nhóm 4 nêu các biện pháp để thi đua học tốt, tích cực tham gia hoạt động vẽ tranh cho tuần sau. 
- GV nhận xét, yêu cầu HS thực hiện tốt
các kế hoạch đề ra.
- Nhận xét giờ học, khen ngợi HS tích cực trong tuần qua.
- HS thể hiện múa hát.
- HS trả lời: ba, mẹ, con.
- HS lắng nghe.
- Ban cán sự lớp nhận xét ưu điểm, tồn tại trong tuần và đưa ra hướng khắc phục.
- HS nối tiếp chia sẻ các hoạt động diễn ra trong tuần.
- HS lắng nghe và ghi nhớ hướng dẫn của GV.
- HS chú ý những kĩ năng để thực hiện nhiệm vụ.
- Các nhóm thảo luận và ghi nhận những ý kiến đã thảo luận.
- HS khác trong lớp đặt câu hỏi cho các nhóm trình bày.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS hoàn thành Phiếu đánh giá,
- HS vẽ biểu tượng cảm xúc của bản thân và mọi người khi em nhận biết được những thực trạng vệ sinh môi trường xung quanh.
- HS tự đánh giá và tô màu vào số ngôi sao tương ứng với những việc các em đã làm.
- HS nhận xét lẫn nhau.
- HS về xin ý kiến người thân và ghi vào mục 3.
- HS nêu:
+ Lễ phép với mọi người.
+ Tôn trọng, bảo vệ người phụ nữ.
+ Quan tâm giúp đỡ những người phụ nữ trong gia đình.
- HS thảo luận nhóm 4
- HS chia sẻ trước lớp: Tích cực học tập, ôn và đọc trước bài mới, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, sách vở. 
- HS lắng nghe và thực hiện.
* RÚT KINH NGHIỆM, ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG:
Thứ ba ngày 28 tháng 03 năm 2023
Rèn Tiếng việt 
TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM. CÂU KIỂU AI THẾ NÀO?
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
-Nêu được một số từ ngữ nói về tình cảm của Bác Hồ dành cho thiếu nhi và tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác. 
- Luyện đặt câu kiểu Ai thế nào?.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HS Làm VBT
Câu 1 Nối 
Câu 2 Ghép các tiếng dưới đây thành từ ngữ chỉ tình cảm của thiếu nhi với Bác Hồ:
Các từ ngữ chỉ tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ là: kính yêu, kính mến. 
Câu 3 Viết 2 – 3 câu về Bác Hồ có sử dụng từ ngữ ở bài tập 1 hoặc bài tập 2. 
- Mái tóc của Bác Hồ bạc phơ.
- Chúng em kính yêu Bác Hồ.
- Bác Hồ là vị cha già kính mến.
Thứ tư ngày 29 tháng 03 năm 2023
Rèn Tiếng Việt
Rèn viết: Luyện tập nghe - viết Thư Trung thu 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Viết đúng đoạn trong bài “ Thư Trung thu ” 
-Phân biệt uy/uyu; l/n, ươn/ương.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
-HS làm bài VBT
Câu 1 : Nghe - viết Thư Trung thu 
- HS viết bài 
- HS viết bài, soát lỗi.
Câu 2 Các từ ngữ đúng chính tả là: suy nghĩ, khuỷu tay, khuy áo, nguy nga. 
Câu 3 Điền vào chỗ trống: 
a. Chữ l hoặc chữ n
Mọi nỗi nhớ dần quên
Như sắc màu nâu nhạt
Sao tình thương nhớ Bác
Cứ ngày càng nhân lên?
b. Vần ươn hoặc vần ương và thêm dấu thanh (nếu cần).
Nhà gác đơn sơ một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn
Giường mây chiếu cói, đơn chăn gối
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn. 
Thứ tư ngày 29 tháng 03 năm 2023
Rèn toán 
Rèn: Hình tứ giác
Yêu cầu cần đạt: 
Nhận dạng, gọi đúng tên hình tứ giác thông qua việc sử dụng đồ dùng học tập hoặc vật thật có trong cuộc sống. (Lưu ý: chỉ nhận dạng hình tứ giác thông qua đồ vật hay hình ảnh, không dạy đặc điểm về cạnh, góc,...)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HS làm VBT 
Bài 1 Tô màu các hình tứ giác.
Bài 2 Tô màu
 Thứ năm ngày 30 tháng 3 năm 2023
Rèn toán
Xếp hình, gấp hình ( tiết 1)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- tên các hình phẳng và các khối đã học.
 - Dùng các hình khối trong bộ xếp hình để lắp ghép thành các hình mới. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
- HS làm bài VBT 
Bài 1Xếp hình tứ giác.
Bài 2 a) Thân thuyền hình tứ giác.
    Hai cánh buồm hình tam giác.
b) Em tự xếp hình thuyền buồm theo mẫu.
Bài 3 Em hãy đổi chỗ một que tính để được số 900, 580, 600.
Thứ sáu ngày 31 tháng 3 năm 2023
Rèn Tiếng Việt
Rèn: Nói, viết về tình cảm với người em yêu quý 
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nói, viết về tình cảm với người HS yêu quý
- Chia sẻ được một truyện đã đọc về Bác Hồ
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
- GV cho học sinh làm VBT 
Câu 4 Tô màu các từ ngữ có trong 5 điều Bác Hồ dạy ở ô chữ dưới đây: 
Câu 5 Viết 2 – 3 câu về việc em và các bạn đã làm để thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. 
Em và các bạn trong lớp luôn cố gắng học tập thật giỏi, giữ kỉ luật trong giờ học. Chúng em hăng hái phát biểu xây dựng bài và thực hiện đúng nội quy của trường, của lớp. 
Câu 6 Điền từ ngữ trả lời cho câu hỏi Để làm gì? vào chỗ trống trong các câu dưới đây:
a. Chúng em thi đua học tập tốt để xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ.
b. Chúng em tham gia Tết trồng cây để bảo vệ môi trường. 
Câu 7 Viết 4 – 5 câu về tình cảm của em với thầy cô dựa vào gợi ý:
a. Thầy cô em tên là gì?
b. Thầy cô chăm sóc, dạy dỗ em như thế nào?
c. Tình cảm của em với thầy cô như thế nào? 
hành bài tập. 
Lời giải chi tiết:
Cô giáo dạy em năm lớp 1 tên là Thủy. Cô luôn ân cần, dịu dàng với chúng em. Trong các giờ học, nếu có bạn nào chưa hiểu bài, cô sẽ nhẹ nhàng giảng giải. Cô Thủy là người đã đón em bước vào ngưỡng cửa tiểu học. Em sẽ không bao giờ quên cô. 
Duyệt của Tổ trưởng
Duyệt của P.HT
Ngày..thángnăm 2023
Nguyễn Thị Thanh Nga
 Ngô Thị Kim Yến
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TUẦN 28
(Từ ngày 27/03/2023 đến ngày 31/3/2023)
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tên bài giảng
Thứ hai ( 27/03)
Sáng
1
SHDC
SHDC: Tham gia phong trào “Môi trường xanh - Cuộc sống xanh”
2
Đạo đức
Em yêu quê hương
3
Toán
Khối trụ - Khối cầu (t1)
4
Nghệ thuật
 (âm nhạc )
Giai điệu quê hương
Chiều
1
Tiếng Việt
Tiết 1- Đọc Ai ngoan sẽ được thưởng 
2
Tiếng Việt
Tiết 2- Đọc Ai ngoan sẽ được thưởng 
3
TABN
Thứ ba (28/03 )
Sáng
1
Toán
Khối trụ - Khối cầu (t2)
2
GDTC
 Bài 2: Các tư thế tay kết hợp chân cơ bản (Tiết 1)
3
Tiếng Việt
Tiết 3- Viết chữ hoa A (kiểu 2), Ai cũng đáng yêu 
4
Tiếng Việt
Tiết 4- Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào? 
Chiều
1
Tiếng Anh
Lesson 3+4
2
Tiếng Anh
Lesson 3+4
3
Rèn TV
Rèn: Từ chỉ đặc điểm. Câu kiểu Ai thế nào? 
Thứ tư ( 29/03)
Sáng
1
Toán
Hình tứ giác
2
Tiếng Việt
Tiết 1- Đọc Thư Trung thu 
3
Tiếng Việt
Tiết 2- Nghe - viết Thư Trung thu Phân biệt uy/uyu; l/n, ươn/ương 
4
TNXH
Chăm sóc, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu ( tiết 1 )
Chiều
1
HĐTN
Chủ đề: Môi trường xanh- Cuộc sống xanh
- Chơi trò chơi “Khám phá địa danh”
- Giới thiệu cảnh đẹp của địa phương em
2
RÈN TV
Rèn viết: Thư Trung thu 
3
Rèn Toán
Rèn: Hình tứ giác
Thứ năm ( 30/03)
Sáng
1
Tiếng Anh
Lesson 3+4
2
Tiếng Anh
Lesson 3+4
3
Nghệ thuật
 (Mĩ thuật )
Khu rừng thân thiện (Tiết 2)
4
Toán
Xếp hình, gấp hình (t1)
Chiều
1
Tiếng Việt
Tiết 3- MRVT Bác Hồ kính yêu 
2
Tiếng Việt
Tiết 4- Nói và đáp lời từ chối, lời bày tỏ sự ngạc nhiên, vui mừng 
3
Rèn Toán
Rèn: Xếp hình, gấp hình ( tiết 1)
Thứ sáu ( 31/03)
Sáng
1
GDTC
Bài 2: Các tư thế tay kết hợp chân cơ bản (Tiết 2)
2
Toán
Xếp hình, gấp hình (t2)
3
Tiếng Việt
Tiết 5- Nói, viết về tình cảm với người em yêu quý 
4
Tiếng Việt
Tiết 6 - Đọc một truyện về Bác Hồ 
Chiều
1
TNXH
Chăm sóc, bảo vệ cơ quan bài tiết nước tiểu ( tiết 2 )
2
HĐTN
SHL: Tìm hiểu thực trạng vệ sinh môi trường nơi em sống	
3
Rèn TV
Rèn: Nói, viết về tình cảm với người em yêu quý 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_28_nam_hoc_2022_2023_hua_ngoc_hien.docx