Giáo án Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023 - Đoàn Thị Liễu

Giáo án Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023 - Đoàn Thị Liễu

I. Yêu cầu cần đạt:

- HS nhận biết được đơn vị đo độ dài ki-lô-mét và quan hệ giữa đơn vị đo độ dài ki-lô-mét và mét.

- Biết thực hiện chuyển đổi và ước lượng các số đo đơn giản theo độ dài của các đơn vị đo đã học.

- Phát triển năng lực quan sát, tư duy, ghi nhớ, giao tiếp, giải quyết vấn đề.

- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.

II. Đồ dùng dạy học: - Thước mét.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động:

-HS nhắc lại tên 2 đơn vị đo và quan hệ giữa 2 đơn vị dm, m.

2. Khám phá:

- HS quan sát tranh sgk/tr.69:

 

doc 22 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 216Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 27 - Năm học 2022-2023 - Đoàn Thị Liễu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ 2 ngày 20 tháng 3 năm 2023
Tiết 2: TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kì II (Tiết 1)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc đúng và rõ ràng câu chuyện, bài thơ, biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút. Hiểu nội dung bài đọc. Nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời nói. 
- Biết trao đổi ý kiến về bài đã học (nêu những câu thơ, câu văn hay nói về cây cối hoặc loài vật, cảnh vật; nêu tên một nhân vật yêu thích và giải thích được vì sao mình yêu thích.
- Hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Hình thành và phát triển các phẩm chất: yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy học: - GV:	Tranh minh họa các bài đọc (Bài tập 1).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: - HS thi kể tên các bài tập đọc đã học từ đầu kì II.
 - HS thi đua nhau kể.
 - GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Luyện tập thực hành:
* Hoạt động 1: Ghép tranh với tên bài đọc phù hợp
- HS đọc yêu cầu bài 1
- HS thảo luận nhóm đôi: 1HS chỉ vào tranh minh họa, 1HS nêu bài đọc tương ứng. Nếu cảm thấy chưa chắc chắn, có thể mở lại sách để xem lại.
- 2 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 2: Đọc bài.
- Học sinh đọc các bài đọc đã nối.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm. - HS tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc đã học, 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy .
............
__________________________________________
Tiết 3: TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kì II (Tiết 2)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Biết trao đổi ý kiến về bài đã học (nêu những câu thơ, câu văn hay nói về cây cối hoặc loài vật, cảnh vật; nêu tên một nhân vật yêu thích và giải thích được vì sao mình yêu thích.
- Hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Hình thành và phát triển các phẩm chất: yêu nước, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh minh họa các bài đọc (Bài tập 1).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: - HS thi kể tên các bài tập đọc đã học từ đầu kì II.
 - HS thi đua nhau kể.
 - GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Luyện tập thực hành:
* Hoạt động 1: 
- Học sinh đọc bài đọc đã học.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 2
- Đọc bài em thích và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Tìm trong bài đọc những câu văn, câu thơ hay nói về cây cối hoặc loài vật, cảnh vật
b) Nêu tên một nhân vật em yêu thích trong bài đọc và giải thích vì sao em yêu thích nhân vật đó.
- HS đọc YC bài tập
+ B2: Làm việc theo nhóm 4: Từng HS thực hiện YC a hoặc b.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- HS đọc bài trước lớp, Trả lời một trong 2 câu hỏi của bài.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm. - HS tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc đã học, 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy .
..........
__________________________________________
Tiết 4: TOÁN
Bài 55 : Tiết 1: Đề - xi – mét. Mét
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS nhận biết được các đơn vị đo độ dài đề-xi-mét, mét và quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài đó.
- Biết thực hiện chuyển đổi và ước lượng các số đo đơn giản theo độ dài của các 
- Phát triển năng lực quan sát, tư duy, ghi nhớ, giao tiếp, giải quyết vấn đề.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Thước mét, thước có kẻ xăng-ti-mét.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Hát một bài.
2. Khám phá: - HS quan sát tranh sgk/tr.65:
*Đề-xi-mét:
+ Thước kẻ dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
+ Bút chì đo được dài bao nhiêu xăng-ti-mét?
=>GV nêu: “Bút chì dài 10 xăng-ti-mét hay bút chì dài 1 đề-xi-mét”
=>GV nhấn mạnh:
+ Đề-xi-mét là một đơn vị đo độ dài.
+ Đề-xi-mét viết tắt là dm
+1dm = 10cm; 10cm = 1dm
- HS cả lớp q/s bạn Mai trong sgk lấy gang tay ướm thử lên độ dài của chiếc bút chì sau đó y/c cả lớp thực hành ướm thử tay lên bút chì hay bút mực sau đó nhận định:
+ Gang tay của em dài khoảng 1 đề-xi-mét
*Mét:
- HS quan sát cây thước dài 1 mét và nêu các số đo cm, dm trên thước=>GV nhấn mạnh:
+ Mét là một đơn vị đo độ dài.
+ Mét viết tắt là m
+1m = 10dm;1m = 100cm; 10dm = 1dm; 100cm = 1m
- HS q/s bạn Việt trong sgk đang lấy sải tay ướm thử lên độ dài của chiếc thước 1m sau đó y/c 1 -2 hs lên thực hành và gv nhấn mạnh:
+ Sải tay của em dài khoảng 1 mét
- Lưu ý: Chữ “khoảng” thể hiện sự tương đối (gần đúng) được sử dụng khi chúng ta ước lượng
- HS nhắc lại tên 2 đơn vị đo và quan hệ giữa 2 đơn vị dm, m.
- GV chốt và chuyển hđ
2.Luyện tập thực hành:
Bài 1: - HS đọc YC bài.
- HSđọc bài mẫu: 2dm = 20cm; 3m = 30dm; 2m = 200cm
- HS làm bài vào vở ôli.
- GV quan sát, và hỗ trợ hs gặp khó khăn.
- HS đọc bài làm. - HS làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo kiểm tra.
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: - HS đọc YC bài.
- GV hướng dẫn phần mẫu: 
- HS làm việc nhóm: chọn độ dài thích hợp rồi nối.
- GV quan sát, hỗ trợ nhóm gặp khó khăn.
- HS q/sát và ước lượng thêm 1 số đồ vật trong lớp.
- HS thảo luận theo cặp, đại diện chia sẻ.
- Đánh giá, nhận xét 
Bài 3: - HS đọc YC bài.
- HS làm việc nhóm 4
- Bạn nào nói đúng?
- KQ: Mai và Rô-bốt nói đúng.
- GV hỏi: Muốn xác định câu nói của các bạn đúng hay sai em cần phải làm gì?
(Ước lượng sải tay của Việt dài 1m và sau đó chuyển đổi các đơn vị đo độ dài)
- HS thảo luận nhóm, đại diện chia sẻ. 
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Về tập ước lượng độ dài 1 số đồ vật xung quanh.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy .
............
__________________________________________
Thứ 3 ngày 21 tháng 3 năm 2023
Buổi sáng: 
Tiết 3: TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kì II (Tiết 3)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc đúng và rõ ràng,bài thơ, biết ngắt nghỉ hơi ở chỗ ngắt nhịp thơ. Tốc độ đọc khoảng 65 tiếng/phút. Hiểu nội dung bài đọc. nhận biết được thái độ, tình cảm giữa các nhân vật thể hiện qua hành động, lời nói. 
- Hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Hình thành và phát triển các phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: GV hỏi HS:
+ Đã bao giờ con bị lạc gia đình, lạc bố mẹ chưa?
+ Khi con bị lạc, ai đã giúp đỡ con?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Luyện tập thực hành:
* Hoạt động 1: Bài tập 3: - HS đọc yêu cầu bài 1
+ B1: Làm việc cá nhân: Từng em đọc thầm bài thơ Cánh cam lạc mẹ để TL 3 câu hỏi cuối bài.
+ B2: Làm việc theo nhóm 4: 
- 2 nhóm chia sẻ kết quả trước lớp: 1HS đọc bài thơ, các HS khác lần lượt trả lời 3 CH. 
- NX, tuyên dương HS.
* Hoạt động 2: Bài tập 4: - HS đọc YC bài tập
- HS làm việc theo nhóm 4: Nhóm trưởng điều hành từng thành viên trong nhóm thực hiện lần lượt các tình huống a, b, c. 
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách nói đủ ý.
- Làm việc cả lớp: GV đưa ra từng tình huống, mời HS nói lời phù hợp với từng tình huống đó,
- NX, tuyên dương HS.
* Hoạt động 3: Làm bài tập 5: - HS đọc YC bài tập
+ Trong bài có những con vật nào?
+ Tìm TN chỉ HĐ của bọ dừa.
- HS làm bài vào phiếu BT theo nhóm 2.
- Mời một số nhóm gắn bài lên bảng và trình bày bài làm của nhóm mình.
- NX, tuyên dương HS, chốt kết quả bài làm đúng.
Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm. - HS tiếp tục luyện đọc các bài tập đọc đã học, tìm thêm các từ chỉ sự vật có xung quanh, các từ chỉ hoạt động của các sự vật đó.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy .
............
__________________________________________
Tiết 4: TOÁN
Bài 55: (T2): Luyện tập. 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Ôn tập, củng cố kiến thức về các đơn vị đo độ dài ( đề-xi-mét; mét).
- Ôn tập việc tính toán, chuyển đổi giữa các đơn vị đo độ dài; so sánh các số đo độ dài.
- Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo độ dài.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
-HS nhắc lại tên 2 đơn vị đo và quan hệ giữa 2 đơn vị dm, m.
2. Luyện tập thực hành:
Bài 1: - HS đọc YC bài.
- GV đưa các phép tính mẫu, HDHS thực hiện.
- HS làm bài, chia sẻ kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
? Muốn thực hiện các phép tính có đơn vị đo độ dài con làm thế nào?
=>Thực hiện tính toán với các số đo độ dài có cùng đơn vị.
Bài 2: - HS đọc YC bài.
- HS quan sát hình vẽ để TLCH:
? Khoảng cách từ Rô-bốt đến cầu trượt?
? Khoảng cách từ cầu trượt đến bập bênh?
? Muốn biết bạn Rô-bốt đi từ vị trí đang đứng đến chỗ bập bênh con làm thế nào?
? Vậy Rô-bốt cần đi bao nhiêu mét?
- HS làm bài, chia sẻ kết quả.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
=>Thực hiện tính toán với các số đo độ dài.
Bài 3: - HS đọc YC bài.
- HS giải vào vở.
- HS chia sẻ bài.
Bài giải
Việt đá quả cầu bay xa hơn Nam số mét là:
5 – 4 = 1 (m)
Đáp số: 1m
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
=>Củng cố so sánh và giải toán trừ các số đo độ dài
3. Trò chơi: “Cầu thang- cầu trượt”
- GV phổ biến cách chơi, luật chơi: “Người chơi đầu tiên gieo xúc xắc, nếu trên mặt xúc xắc có 4 chấm thì từ ô xuất phát di chuyển 4ô, đến ô có 1dm = ?cm -> người chơi trả lời đúng thì được dừng lại. Tiếp đó đến lượt người khác chơi. TC kết thúc khi có người về đích.
- Gọi một số HS chơi thử -> chơi thật.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: Về chia sẽ kiến thức đã được luyện tập với người thân.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy .
..........
__________________________________________
 Buổi chiều: 
Tiết 1: TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kì II (Tiết 4)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động trong bài đọc, các từ ngữ chỉ sự vật, màu sắc của sự vật trong trong tranh, biết sử dụng các từ ngữ.
- Hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Hình thành và phát triển các phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Hát.
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Luyện tập thực hành:
* Hoạt động 2: Làm bài tập 4
Nói và đáp lời trong các tình huống.
- HS đọc YC bài tập
- HS làm việc theo nhóm 4: Nhóm trưởng điều hành từng thành viên trong nhóm thực hiện lần lượt các tình huống a, b, c. 
- G ... ện tập thực hành:
* HĐ1: Lựa chọn thẻ chữ về Vũng Chùa - Đảo Yến và hoàn thành bảng:
- HS đọc yêu cầu
- HS chơi trò chơi: “Xì điện”
- 1 HS điều khiển trò chơi.
- HS tham gia chơi
- Nghe GV chốt, nhận xét, tuyên dương.
Đáp án: 
 Vũng Chùa - Đảo Yến
Vị trí
Đặc điểm hoặc vẻ đẹp
Hoang sơ, yên bình
xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch
Bãi biển đẹp với nước biển trong xanh và bờ cát trắng trải dài. " viên ngọc xanh giữa biển"
* HĐ 2: Đóng vai hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu về vẻ đẹp của Vũng Chùa - Đảo Yến.
- HS đọc yêu cầu
- HS quan sát 4 bức tranh GV chiếu trên màn hình.
- Học sinh thảo luận theo cặp đôi đóng vai nói về cảnh đẹp của Vũng Chùa - Đảo Yến.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, bình chọn nhóm thể hiện tốt nhất.
- Lắng nghe GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương.
* GV giới thiệu: Vũng Chùa - Đảo Yến tuy không phải là một danh thắng nổi tiếng của du lịch Quảng Bình nhưng lại trở thành một địa danh thu hút rất đông du khách trong và ngoài nước đến tham quan và thắp nén hương tưởng nhớ đến vị đại tướng anh hùng mỗi năm. Đây là một địa điểm du lịch sinh thái, hấp dẫn bởi vẻ đẹp hoang sơ, bãi biễn trong sạch và có vị thế đặc biệt.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
Hoạt động 1: Chia sẻ với người thân về Vũng Chùa - Đảo Yến:
? Vũng chùa - Đảo Yến ở đâu?
? Điều em thích nhất là gì?
? Em hãy nêu cảm nhận của mình về Vũng Chùa - Đảo Yến.
- Dặn HS về chia sẻ với người thân theo các gợi ý vừa nêu.
Hoạt động 2: Vẽ, sưu tầm và triển lãm tranh ảnh về cảnh đẹp ở địa phương em.
- HS Quan sát GV chiếu một số bức tranh trên màn hình. 
- HS nêu thêm các cảnh đẹp khác ở địa phương và tưởng tượng để vẽ, sưu tầm thêm ở nhà.
Hoạt động 3: Kể tên những việc em đã làm và nên làm để giữ gìn cảnh đẹp quê hương.
- HS nối tiếp nhau nêu những việc đã làm và không nên làm để giữ gìn cảnh đẹp quê hương.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Chốt: Những danh lam, thắng cảnh đều là món quà thiên nhiên ban tặng cho con người và đều chứa đựng những giá trị đặc trưng to lớn của đất nước.Vì vậy, chúng ta phải biết bảo vệ , giữ gìn và phát triển những cảnh đẹp đó của quê hương .
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy .
..
..
__________________________________________
Thứ 6 ngày 24 tháng 3 năm 2023
Buổi sáng: 
Tiết 1: TOÁN
Bài 57: Thực hành và trải nghiệm đo độ dài .
I. Yêu cầu cần đạt:
- HS biết cách làm thước dây chia theo m và dm.
- HS biết đưa ra con số ước lượng kích thước, khoảng cách và đo lại để kiểm tra.
- HS Phát triển năng lực ước lượng độ dài, khoảng cách theo dm và m.
- Qua hoạt động thực hành sử dụng thước để đo, HS phát triển năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, năng lực giải quyết vấn đề (tình huống đơn giản).
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học: - GV: Dải dây bằng giấy (hoặc vải hoặc nhựa) dài hơn 3 m, thước kẻ 2 dm, thước dây 1 m. 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Khởi động: - Hát và vận động theo bài hát
2. Luyện tập thực hành:
Bài 1: - HS đọc YC bài.
- HS cách làm thước dây.
- HS lắng nghe.
- HS thực hành làm thước dây.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- GV đánh giá kết quả của HS.
Bài 2: - HS đọc YC bài.
- Lưu ý cho HS việc ước lượng đo kích thước một số vật trong nhà theo yêu cầu. 
+ Đo độ dài bàn học của em
+ Đo độ rộng cửa sổ nhà em
+ Đo chiều cao bàn học
- HS thực hành ước lượng và đo, ghi kết quả vào phiếu thực hành.
- Báo cáo kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 3: Số? - HS đọc YC bài.
- HS thực hành ngoài trời.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả HS.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: 
IV. Điều chỉnh sau bài dạy .
................................
__________________________________________
Tiết 3;4: TIẾNG VIỆT
Ôn tập giữa học kì II (Tiết 9+10)
I. Yêu cầu cần đạt: 
- Đọc đúng và rõ ràng câu chuyện Mây đen và mây trắng. Hiểu nội dung bài đọc và ý nghĩa của câu chuyện.
-Viết được đoạn văn kể lại một việc em thích làm trong ngày nghỉ.
- Tìm được các từ chỉ đặc điểm.
- Biết sử dụng dấu phẩy phù hợp.
- Hình thành và phát triển năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực tự chủ và tự học.
- Hình thành và phát triển các phẩm chất: nhân ái, chăm chỉ, trung thực.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động:
- HS nghe bài hát Mưa bóng mây. 
- Lời bài hát có nói tới những sự vật nào?
- GV nhận xét, dẫn dắt, giới thiệu bài.
2. Luyện tập thực hành:
* Hoạt động 1: Làm BT12. 
- HS đọc YC bài tập.
- HS làm bài theo các bước sau:
+ B1: Đọc thầm bài Mây đen và mây trắng.
+ B2: Luyện đọc nhóm.
+ B3: làm bài tập phần đọc hiểu. 
-Chữa bài trước lớp.
+ 1 HS đọc lại toàn bài.
+ GV nêu từng CH cho HS trả lời
- Nhận xét, tuyên dương HS.
- Chốt: ND, ý nghĩa của câu chuyện.
* Hoạt động 2: Làm bài tập 13
Viết 4-5 câu kể về một việc em thích làm trong ngày nghỉ. 
- HS đọc YC bài tập
+ Dựa vào các gợi ý để kể. 
- HS viết các câu thành một đoạn văn.
- Từng HS đọc bài làm của mình để các bạn nhận xét, góp ý. 
- GV theo dõi, nhận xét, tuyên dương những HS có bài làm tiến bộ.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy .
............
__________________________________________
Buổi chiều: 
Tiết 1: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT
Luyện viết: Viết đoạn văn kể một việc em thích làm trong ngày nghỉ. 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Viết được 4-5 câu kể một việc em thích làm trong ngày nghỉ. 
- Nêu và kể những việc mình đã làm cùng với ai.
- Phát triển kĩ năng đặt câu kể về việc làm cùng người thân.
- Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học: - Vở BTTV.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: Hát một bài.
2. Luyện tập thực hành:
* Luyện viết đoạn văn.
Bài 1: - HS đọc YC bài.
- HDHS nói kể về một việc em thích làm trong ngày nghỉ. 
- Hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- HS lên thực hiện.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2: - HS đọc YC bài.
- Đưa ra câu hỏi gợi ý:
+ Em đã cùng ai làm những việc gì? Khi nào?
+ Em đã làm việc đó như thế nào?
+ Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó .
- HS thực hành viết vào vở.
- Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét, chữa cách diễn đạt.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
....
__________________________________________
Tiết 2: TĂNG CƯỜNG TOÁN
Bài 55 (Tiết 3) : Ki –lô – mét. 
I. Yêu cầu cần đạt:
- Ôn tập, củng cố mối quan hệ giữa đơn vị đo độ dài ki-lô-mét và mét.
- Thực hiện tính toán và ước lượng các số đo đã học trong một số trường hợp đơn giản.
- Phát triển năng lực tư duy: tính toán với các số đo độ dài; năng lực giải quyết vấn đề: giải quyết một số vấn đề thực tiễn các đơn vị độ dài đã học.
- HS chăm chỉ làm bài, tính toán cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học: - Vở BT
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: - Kể tên đơn vị đo độ dài đã học lớn hơn mét?
 - GV nhận xét, tuyên dương và dẫn vào bài.
2. Luyện tập thực hành:
Bài 1: - HS nêu yêu cầu
- HS làm bài cá nhân, đổi bài kiểm tra chéo, góp ý bài của bạn. 
1km = 1000m 1000m = 1km
- GV cùng lớp chữa bài. 
- GV nhận xét chốt lại ý kiến đúng.
Bài 2: - HS nêu yêu cầu
- HS làm bài cá nhân
- HS chia sẻ bài.
6 km + 9 km = 15 km ;  
21 km – 10km = 11 km; 
-HS đổi vở kiểm tra chéo, góp ý cho nhau
- GV cùng lớp chữa bài. 
-Nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 3: - HS đọc nội dung bài tập.
- Hướng dẫn làm mẫu phần a:
+ Để biết tỉnh thành nào xa Hà Nội nhất chúng ta cần làm gì?
- HS luận nhóm, làm bài
- HS chữa bài.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
Bài 4:Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- HS đọc nội dung bài tập
- HS thảo luận nhóm tìm hiểu đề bài
- HS làm bài cá nhân, làm bài
+ Để viết số thích hợp vào chỗ chấm, ta cần làm gì?
- HS chia sẻ bài.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm. - Nêu mối quan hệ giữa km và m
IV. Điều chỉnh sau bài dạy .
............
__________________________________________
Tiết 3: HOẠT ĐỘNG TRÃI NGHIỆM.
Bài 27: ( T3):SHL –SH chủ đề: Chia sẻ khó khăn với người khuyết tật.
I. Yêu cầu cần đạt:	
 - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HS những việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. 
- HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định.
- Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp.
- HS chia sẻ những quan sát của mình về người khuyết tật; thực hiện hoạt động “Tôi đọc bạn nghe”.
II. Đồ dùng dạy học: - Một số tình huống về khi gặp những người khuyết tật.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động Tổng kết tuần. 
a. Sơ kết tuần 27:
- Lần lượt từng tổ trưởng, lớp trưởng báo cáo tình hình tổ, lớp.
- Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần 27.
- GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần.
* Ưu điểm: 
* Tồn tại
b. Phương hướng tuần 28:
- Tiếp tục ổn định, duy trì nền nếp quy định.
- Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra.
- Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. 
- Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt ....
2. Hoạt động trải nghiệm.
a. Chia sẻ cảm xúc sau trải nghiệm lần trước.
− GV mời HS cùng nhớ lại những người xung quanh mình và nêu tên những người khuyết tật em biết.
− Nêu tên người khuyết tật mà em muốn giúp đỡ. Nêu công việc em sẽ làm và dự kiến thời gian thực hiện. (gửi thư chia sẻ; học ngôn ngữ kí hiệu để giao lưu với người khiếm thính, học cách đẩy xe lăn,).
Kết luận: Mỗi dạng khuyết tật đều có những khó khăn riêng của mình. Chúng ta cần giúp đỡ họ, đồng thời cũng học hỏi ở họ được nhiều điều.
b. Hoạt động nhóm: 
GV hướng dẫn HS Luyện đọc để chuẩn bị cho chương trình “Tôi đọc bạn nghe”.
− GV đề nghị mỗi tổ chọn một bài thơ và mỗi thành viên trong tổ đọc diễn cảm rồi đọc thuộc một hai câu và đọc kết nối. 
Kết luận: Bạn không đọc được, mình luyện giọng đọc hay để đọc bạn nghe.
- Khen ngợi, đánh giá.
3. Cam kết hành động.
Em hãy thảo luận cùng bố mẹ, người thân tìm cách giúp đỡ một người khuyết tật ở địa phương.
IV. Điều chỉnh sau bài dạy.
....
__________________________________________
Quảng Hòa, ngày tháng 3 năm 2023
Kí duyệt của BGH Tổ trưởng 
 Nguyễn Thị Liên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_2_tuan_27_nam_hoc_2022_2023_doan_thi_lieu.doc