Giáo án Lớp 2 tuần 21 (Ngô Thị Hải)

Giáo án Lớp 2 tuần 21 (Ngô Thị Hải)

TẬP ĐỌC

CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG

 I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rành mạch được toàn bài.

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời. Trả lời được câu hỏi1.2.4.5.

*HS khá giỏi: Trả lời được câu hỏi 3.

 II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG:

 - Tranh minh hoạ BTĐ - SGK

 

doc 53 trang Người đăng duongtran Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 21 (Ngô Thị Hải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010
Tập đọc
chim sơn ca và bông cúc trắng
 I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rành mạch được toàn bài.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn; để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời. Trả lời được câu hỏi1.2.4.5.
*HS khá giỏi: Trả lời được câu hỏi 3.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
	- Tranh minh hoạ BTĐ - SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Tiết 1:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
- GV cho HS độc bài "Lá thư nhầm địa chỉ'.
B. Bài mới:
 Giới thiệu và ghi đầu bài (Dùng tranh giới thiệu).
* HĐ1: Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ đoạn 1,2,3. 
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Luyện đọc từng câu: Cho HS đọc nối tiếp GV kết hợp sửa từ khó.
- Luyện đọc đoạn trước lớp.
 GV hướng dẫn đọc câu dài.
GV cho HS đọc nối tiếp nhau đoạn trước lớp 3 lượt.
 Giúp HS hiểu nghĩa các từ phần chú giải. Giải nghĩa thêm từ trắng tinh"(trắng đều một màu, sạch sẽ.)
- Luyện đọc đoạn trong nhóm. 
 GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm luyện đọc.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- HS đọc đồng thanh.
Tiết 2:
*HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- GV tổ chức cho HS đọc thầm và đọc thành tiếng rồi trả lời câu hỏi.
Câu 1: Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống thế nào?
Câu 2: Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm?
*(HS khá giỏi):Câu3: Điều gì cho thấy các cậu bé rất vô tình với chim, với hoa?
Câu 4: Hành động của các cậu bé gây ra điều gì đau lòng?
Câu 5: Em muốn nói gì với các cậu bé?
- GV cho nhiều HS nói lời của mình.
* Tích hợp: Chúng ta cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa. Làm được như vậy là chúng ta đã góp phần bảo vệ môi trường.
* Gợi ý HS rút ra ý nghĩa câu chuyện: Cần yêu quý những sự vật trong môi trường thiên nhiên quanh ta để cuộc sống luôn đẹp đẽ và có ý nghĩa .
HĐ3: Luyện đọc lại 
- GV cho HS đọc lại toàn bài.
C. Củng cố , dặn dò:
GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết kể chuyện.
- HS, lớp theo dõi nhận xét.
- HS quan sát tranh, nêu bài học
- HS theo dõi bài đọc để nắm được giọng đọc, cách ngắt nghỉ câu.
- HS đọc nối tiếp kết hợp luyện đọc từ khó: Lông, lìa đời, héo lả, long trọng.
- HS luyện đọc câu dài: Chim véo von mãi/ rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.//
Còn bông hoa,/ giá các cậu đừng ngắt nó/ thì hôm nay/ chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.
- HS đọc nối tiếp đoạn.
- HS nêu nghĩa phần chú giải.
- HS luyện đọc theo nhóm, các bạn trong nhóm theo dõi, sửa sai
- 4 nhóm thi đọc bài, các bạn lớp theo 
dõi bình chọn bạn đọc tốt.
- HS đọc thầm SGK, trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
- Chim tự do bay nhảy, hót véo von, sống trong một thế giới rất rộng lớn- là cả bầu trời xanh thẳm.
- Cúc sống tự do bên bờ rào, giữa đám cỏ dại. ....
- Vì chim bị bắt, bị cầm tù trong lồng.
- Đối với chim: Hai cậu bé bắt chim nhốt vào lồng nhưng lại không nhớ cho chim ăn uống, để chim chết vì đói và khát.
Đối với hoa: Hai cậu bé chẳng cần thấy bông cúc đang nở rất đẹp, cầm dao cắt cả đám cỏ và bông cúc bỏ vào lồng sơn ca.
- Sơn ca chết, cúc héo tàn.
- Đừng bắt chim, đừng hái hoa./....
* HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện.
- HS luyện đọc lại bài: 5- 7 HS đọc bài.
- HS theo dõi,nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
- HS chuẩn bị bài sau:
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
 - Thuộc bảng nhân 5.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân vầ trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
- Nhận biết được đặc điểm của dãy số để viết số còn thiếu của dãy số đó.
*Khá giỏi: Làm thêm BT1b; BT4; BT5.
 II. Các hoạt động dạy học
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ: Gọi HS nêu bảng nhân 5; GV hỏi một số phép nhân 5.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài.
HĐ1. Hướng dẫn tìm hiểu nội dung từng bài tập.
- GV cho HS nối tiếp nhau đọc từng yêu cầu bài tập.
- GV lưu ý cách làm từng bài tập.
- GV yêu cầu HS làm bài tập vào vở bài tập, GV theo dõi hướng dẫn bổ sung.
- GV tổ chức cho HS chữa bài.
HĐ2.Chữa bài củng cố kiến thức 
Bài 1: Tính nhẩm:
- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn.
Bài 2: Tính ( theo mẫu)
Gọi 3 HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét, bổ sung.
 - GV gọi HS nêu cách làm và tính.
Bài 3: Gọi HS đọc đề bài, nêu cách giải. 1HS lên bảng giải, lớp nhận xét,bổ sung.
- Gọi HS nhận xét đúng sai.
- GV củng cố cách giải bài toán có lời văn cho HS .
*Khá giỏi:
Bài 1b: Lần lượt từng HS đọc kết quả. HS khác nhận xét, bổ sung.
Bài 4: Gọi 1HS chữa trên bảng lớp. Lớp nhận xét, bổ sung.
Bài 5: Số ?
HS nêu cách làm. Lớp nhận xét, bổ sung.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV hệ thống lại nội dung bài học .
- Nhận xét, đánh giá giờ học, dặn dò bài sau.
- 4 HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- Theo dõi, mở SGK + vở Toán.
- Đọc từng yêu cầu từng bài tập.
- HS theo dõi.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- HS chữa bài.
- Lần lượt từng HS lên bảng chữa bài
- HS khác nhận xét đúng sai.
 a. 5x3=15 5x8=40 5x2=10
 5x4=20 5x7=35 5x9=45
 5x5=25 5x6=30 5x10=50
*b.2x5=10 5x3=15 5x4=20 
 5x2=10 3x5=15 4x5=20 
5x7-15=35-15=20 
5x8-20=40-20=20
5x10-28=50-28=22
 - HS nhận xét đúng sai.
- HS: Ta thực hiện phép nhân trước rồi thực hiện phép trừ sau. 
- HS giải trên bảng.
 Giải
 Mỗi tuần lễ Liên học số giờ là
 5 x 5 = 25 ( giờ)
 Đáp số: 25 giờ
- Kết quả đã có ở BT1.
Giải
Số dầu đựng được của 10 can là:
5x10=50( lít)
Đáp số: 50 lít dầu
- 2 HS lên bảng làm. 
a. 5 ; 10 ; 15; 20 ; 25 ; 30.
b. 3 ; 8 ; 11 ; 14 ; 17 ; 20.
 - HS về nhà làm các bài tập trong Vở bài tập.
 Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2010
Đạo đức
 Biết nói lời yêu cầu đề nghị (Tiết 1) 
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
 - Biết một số yêu cầu, đề nghị lịch sự.
- Bước đầu biết được ý nghĩa của việc sử dụng những lời yêu cầu đề nghi lịch sự.
- Biết sử dụng lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong các tình huống đơn giản thường gặp hàng ngày.
*Khá giỏi: Mạnh dạn khi nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong các tình huống thường gặp hàng ngày.
 II. Đồ dùng dạy học:	
 - Vở bài tập đạo đức.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Bài cũ: - Khi nhặt được của rơi cần làm gì? Vì sao?
 - Giữ trường lớp sạch đẹp có lợi ích gì?
 Bài mới: GT- Ghi đầu bài.
 * HĐ1: Nhận biết mẫu câu yêu cầu, đề nghị
MT: HS biết một số mẫu câu đề nghị và ý nghĩa của chúng. 
- GV nêu: Quan sát tranh và cho biết nội dung tranh vẽ?
- GV giới thiệu tranh: Trong giờ học vẽ, Nam muốn mượn bút chì của bạn Tâm. Em thử đoán xem Nam sẽ nói gì với bạn Tâm?
- GV gợi ý: Em hãy sử dụng cảm xúc của Tâm khi được đề nghị.
- GV cho HS nối tiếp nhau nêu trước lớp.
GV kết luận: Muốn mượn bút chì của bạn Tâm, Nam cần sử dụng những yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, lịch sự. Như vậy Nam đã tôn trọng và có lòng tự trọng.
- HS nêu: Cảnh hai bạn nhỏ đang ngồi học cạnh nhau. Một em quay sang muốn đưa tay định mượn bút chì(vòng tròn từ miệng em có đánh dấu). 
- HS trao đổi và nói lên lời của bạn Nam.
VD: Tâm cho tớ mượn cái bút chì được không?/... 
- HS trả lời, lớp theo dõi nhận xét, bổ sung.
- HS theo dõi.
 * HĐ2: Đánh giá hành vi .
MT: HS biết phân biệt các hành vi nên làm và không nên làm khi muốn yêu cầu người khác giúp đỡ.
Bước 1: GV yêu cầu HS trao đổi theo bàn: + Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Em có đồng tình với các bạn không? Vì sao?
- GV theo dõi giúp đỡ HS.
Bước 2: GV cho HS nối tiếp nhau nêu trước lớp, GV cùng lớp theo dõi, nhận xét.
GV kết luận: Việc làm trong tranh 2, 3 là đúng vì bạn đã biết dùng lời đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ.
- Lời nói trong tranh 1 là sai dù bạn đó là anh nhưng muốn mượn đồ chơi của em cũng nói cho tử tế.
- HS trao đổi theo bàn, nói cho nhau nghe.
- HS trình bày, lớp theo dõi, nhận xét.
T1: Cảnh trong gia đình. Một em trai khoảng 7 - 8 tuổi đang giằng đồ chơi của em bé(khoảng 4 tuổi)và nói: 
- Đưa xem nào?
T2: Cảnh trước cửa một ngôi nhà. Một bé gái đang nói với cô hàng xóm: - Nhờ cô nói với mẹ cháu là cháu sang nhà bà.
T3; Cảnh lớp học. Một em nhỏ muốn về chỗ ngồi đang nói với bạn ngồi bên ngoài: - Nam làm ơn cho mình đi nhờ vào trong.
 HĐ3: Bày tỏ thái độ 
 MT: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp trước những hành vi, việc làm trong các tình huốngcần đến sự giúp đỡ của người khác. 
- GV cho HS đọc đề bài.
- GV nêu yêu cầu: ý kiến nào tán thành các em giơ thẻ đỏ, không tán thành giơ thẻ xanh, không biết giơ thẻ trắng.
- GV đọc từng ý kiến, HS giơ thẻ và giải thích vì sao lại chọn thẻ.
GVKL ý đúng và cho HS đọc lại bài.
* Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị tiết 2.
- 2HS đọc.
- HS giơ thẻ và giải thích.ý kiến đ là đúng; ý kiến a, b, c, d là sai
- HS theo dõi.
- HS thực hiện nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự khi cần được nhắc nhở.
Toán
Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc
I. Mục tiêu:	Giúp học sinh:
- Nhận dạng được và gọi đúng tên đường gấp khúc.
- Nhận biết độ dài đường gấp khúc.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc khi biết độ dài mỗi đoạn thẳng của nó. 
*Khá giỏi: Làm thêm BT1b. 
 II. Chuẩn bị đồ dùng: 
 - VBT, SGK.
 III. Hoạt động dạy - học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A.Bài cũ : GV gọi HS đọc bảng nhân 5.
- GV nhận xét.
B. Bài mới:
 Giới thiệu, ghi đầu bài.
*HĐ1. Giới thiệu về đường gấp khúc và độ dài đường gấp khúc.
- GVvẽ đường gấp khúc và giới thiệu đường gấp khúc ABCD như hình vẽ.
 B D
A
 C
- Đường gấp khúc này gồm mấy đoạn thẳng?
- GV cho HS quan sát đường gấp khúc và nêu độ dài của mỗi đoạn thẳng.
( như SGK)
- GV yêu cầu HS tính độ dài đường gấp khúc.
* Chúng ta khi tính tổng độ dài đường gấp khúc thì cần phải để cả đơn vị đo ở cả hai bên của dấu bằng.
HĐ2: Thực hành 
- Cho HS làm bài, kết hợp chữa bài, nhận xét.
Bài 1: Nối các điểm để được đường gấp khúc. 
.Bài 2: Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc .
- GV cho 2HS chữa bài trên bảng .HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV củng cố cách tìn độ dài đường gấp khúc.
Bài 3: Củng cố cách tính độ dài đường gấp khúc.
- Muốn tính được độ dài đoạn dây đồng đó ta làm như thế nào?
*Khá giỏi:
BT1b: Gọi 1 HS lên bảng chữa, lớp nhận xét, bổ sung.
C. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS ôn lại bài.
- 2 HS lên bảng đọc, lớp ...  thiệu và ghi đầu bài 
* Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1: Kể tên các loài chim mà em biết? 
- GV yêu cầu HS kể cho nhau nghe theo cặp.
- GV cho kể trước lớp, lớp theo dõi, nhận xét.
Bài 2: Đặt câu hỏi có cụm từ "ở đâu" cho các câu sau:
a . Nam đang học bài ở nhà bạn Linh.
b .Em đang lao động ở trường.
c .Em cùng bạn Hoa đi học ở nhà cô giáo.
d .Em quê ở Tây Hồ.
- GV tổ chức cho HS làm bài theo cặp và nêu trước lớp.
Bài 3: Viết 3 - 4 câu về một loài chim mà em thích.
a- GV cho HS viết bài, đọc bài trước lớp, GVchấm , chữa bài, nhận xét.
- GV bổ sung sau mỗi bài của HS.
C. Củng cố, dặn dò: 
- Hệ thống lại nội dung bài học .
- Về học bài chuẩn bị bài sau .
-Theo dõi, mở vở.
- HS theo dõi .
- HS đọc yêu cầu đề bài, làm vào VBT.
- HS kể cho nhau nghe theo cặp.
- Một số HS kể trước lớp, lớp nhận xét.
- HS nói cho nhau nghe, nối tiếp nhau nêu trước lớp, lớp theo dõi nhận xét.
a . Nam đang học bài ở đâu?
b . Em đang lao động ở đâu?
c . Em cùng bạn Hoa đi học ở đâu?
d . Em quê ở đâu?
- HS tìm hiểu yêu cầu bài tập và làm bài vào vở.
- Một số HS đọc bài trước lớp, lớp nhận xét.
- HS về xem lại bài. 
Luyện toán.
Luyện tập chung
	I. Mục tiêu:	 Giúp học sinh:
 - Củng cố cách vẽ đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc.
 - Củng cố bảng nhân 2, 3, 4, 5
 - Vận dụng giải toán có lời văn.
	II. Chuẩn bị đồ dùng:
GV : Nội dung các bài tập.
 HS :Vở luyện toán.
 III. Các hoạt động dạy học:
Phần dành cho cả lớp:
GV đưa hệ thống bài tập, ghi lên bảng. Hướng dẫn cho cả lớp làm, sau đó cho cả lớp làm vào vở. Gọi HS chữa bài , nhận xét bài làmcủa bạn.
 Bài 1: Vẽ đường gấp khúc sau:
 Bài 2: Tính độ dài đường gấp khúc sau: 6cm 	 11cm
 a. b. 
 7dm 7cm 5cm
 3dm 4dm 9cm
 2dm
 Bài 3: Tính kết quả
 3 x5 + 37 = 4 x 7 - 28 = 2 x 9 + 58 = 5 x 6 + 48 =
 4 x 6 + 57 = 5 x 8 - 34 = 3 x 7 + 79 = 5 x 9 - 27 =
 B> Phần dành cho học sinh giỏi.
Bài 4: Vẽ một đường gấp khúc có 4 đoạn thẳng, mỗi đoạn thẳng có độ dài là 4 cm?.
- GV hướng dẫn sau đó cho HS tự hoàn thành vào vở rồi chữa trên bảng. Lớp nhận xét, bổ sung.
B> Phần dành cho HS yếu:
- GV cho HS làm bài 1, bài 2 ,3
- Hướng dẫn từng HS làm bài. Chú ý các HS: Hà, Nguyên, Vũ
 Thứ 5 ngày 12 tháng 2 năm 2009
Luyện Toán
Luyện tập chung
 I. Mục tiêu:	 Giúp học sinh:
 - Củng cố các bảng nhân đã học ( từ bảng nhân 2 đến bảng nhân 5).
 - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn có phép nhân.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
GV : Nội dung các bài tập.
HS :Vở luyện toán.
 III. Các hoạt động dạy học:
A.Phần dành cho cả lớp:
GV đưa hệ thống bài tập, ghi lên bảng. Hướng dẫn cho cả lớp làm . Cho cả lớp làm bài vào vở. Gọi HS chữa bài , nhận xét bài làm cả bạn. GV nhận xét chung, chốt kết quả đúng.
Bài 1: Tính nhẩm.
 4 x 4 = 5 x2 = 4 x 4 = 5 x 4 = 
 5 x 5 = 4 x 9 = 5 x 3 = 4 x 3 = 
 4 x 6 = 5 x 8 = 4 x 8 = 5 x 6 =
 5 x 7 = 4 x 2 = 5 x 1 = 4 x 1 = 
 Bài 2: Số?
x
2
7
8
6
9
4
8
 Bài 3: Mỗi gói bánh có 4 cái bánh. Hỏi 4 gói bánh như thế có bao nhiêu cái bánh?
 Bài 4: Số?
 4 x 8 4 x... 5 x 4 = ...x 5 
 4x4 = 2 x..... 5 x8 = 4 x ...... 4 x 6 = 3 x ....
 B> Phần dành cho học sinh giỏi.
Bài 5: Viết các phép nhân đã học có tích là 18.
ĐA: 2 x 9 = 18; 9 x 2 = 18
 6 x 3 = 18; 3 x 6 = 18 
B> Phần dành cho HS yếu:
- GV cho HS làm bài 1, bài 2, bài 3.
Hướng dẫn trực tiếp cho các HS: Hà, Vũ, Trang, Nguyên.
Luyện đọc
Sân chim
Mục tiêu: Đọc trơn được toàn bài. 
Đọc đúng: tả xiết, nhặt trứng, thuyền, trắng xoá, sát sông.
Hiểu các từ: nhiều không tả xiết, chim đậu trắng xoá.
Hiểu nội dung: ở đất rừng phương nam có rất nhiều chim. Chim ở đây được chăm sóc bảo vệ nên sinh sản rất nhanh. Giáo dục HS ý thức bảo vệ các loài chim.
 B. Các hoạt động chính:
HĐ của thầy
Bài cũ:
-HS đọc bài vè chim ( Đọc thuộc lòng)
 B. Bài mới: GT - Ghi đề bài
HĐ1: Luyện đọc:
GV đọc mẫu toàn bài
HS đọc tiếp nối câu: GV theo dõi, ghi tiếng HS đọc sai lên bảng
HD HS đọc tiếng khó
GV giúp HS hiểu từ ngữ: Nhiều không tả xiết, chim đậu trắng xoá.
 - Luyện đọc cả đoạn trong nhóm: 
HĐ2: Tìm hiểu bài :
+ Những từ ngữ nào cho em biết ở sân chim có rất nhiều chim?
HĐ3: Luyện đọc lại
- GV tổ chức cho HS luyện đọc theo nhóm rồi đọc trước lớp
C. Củng cố, dặn dò: GV củng cố bài, nhận xét, đánh giá, dặn dò bài sau.
HĐ của trò
- Lớp theo dõi, nhận xét
- HS mở SGK
- HS theo dõi
- mỗi em`một câu đến hết bài
- HS luyện đọc tiếng khó: Nhặt trứng, nói chuyện , trắng xoá.
- HS nêu nghĩa các từ: Nhiều không tả xiết, chim đậu trắng xóa.
- HS luyện đọc trong nhóm rồi đọc trước lớp
- HS thi đọc giữa các nhóm với nhau.Lớp theo dõi, chọn nhóm đọc hay nhất.
+ không tả xiết, chim đậu trắng xoá.............
- HS thi đọc trước lớp. Lớp nhận xét, chọn người đọc tốt nhất.
- HS nhắc lại nội dung bài học, chuẩn bị bài sau.
Thứ 6 ngày 13 tháng 2 năm 2009
Luyện Toán
Luyện tập về phép nhân
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về: 
- Bảng nhân 2, 3 ,4, 5
- Đường gấp khúc
- Giải toán có liên quan đến phép nhân.
II. Hoạt động dạy học:
A. KTBC : - Gọi từng HS đọc bảng nhân 2, 3, 4, 5
B. Bài mới:
 HĐ1: Ôn tập bảng nhân 2, 3, 4, 5. Giải toán.
Bài1: Tính nhẩm
Chú ý các em: H à, Thảo, Vũ, Đức
2 x 5 = 	3 x 6 = 	 4 x 1 = 	 5 x 4 =	
2x 7 = 	3 x 9 = 	 4 x 7 = 	 5 x 7 =	
2 x 6 = 	3 x 8 = 	 4 x 9 = 	 5 x 9 =	
2 x 8 = 	3 x 7 = 	 4 x 8 = 	 5 x 8 = 	
2 x 4 = 	3 x 5 = 	 4 x 4 = 	 5 x 10 =	
- HS tự làm bài, đọc chữa bài. Củng cố bảng nhân 2 và 3 , 4 , 5
 Chú ý các em chưa thuộc bảng nhân 4: Vũ, Đức, Trang
Bài2: Tính theo mẫu.
Mẫu: 2 x 2 + 4 = 4 + 4 = 8
a. 3 x 4 + 12 	 b. 2 x 4 + 32 	 c. 5 x 5 + 20	 d. 4 x 9 + 40
- GV Hướng dẫn mẫu, HS làm bài, hai HS lên bảng làm, chữa bài 
a. 24;	b. 40; 	c. 45; 	d. 76.
Bài 3: Số ?( Dành cho HS khá giỏi)
a. 6,8,10,.......,........,..........,...........,..........,........,
b. 5,8,11,14,......,.........,.........,.........,...........,.........,
- HS tự làm bài khi chữa bài nêu đặc điểm của
Bài 4: Tô hình ngôi sao và cái phong bì bằng 1 nét (không tô hai lần 1 đường, không rơì đầu nét bút khỏi mặt tờ giấy.
	 B	R
 A	 C	 N	P	
	 E	 D	 M	Q	
- Viết tên các đường gấp khúc mà em đã tô để được một ngôi sao.
ACEBD
 - Phong bì: MPQNPRNMQ
Bài 5: Một bàn có 3 em HS. Hỏi 8 bàn có ? em HS ?
- HS đọc đề, tóm tắt, nêu cách làm , 1 HS lên bảng chữa bài. Lớp nhận xét, bổ sung.
Tóm tắt
1 bàn: 3 em HS
8 bàn : ..?.em HS
Bài giải
8 bàn cóSố em HS là:
 3 x 8 = 24 (em HS)
Đ/S: 24em HS
C. Củng cố và dặn dò : GV củng cố bài, nhận xét giờ học, dặn dò bài sau.
Luyện Tập làm văn:
Đáp lời cảm ơn- Tả ngắn về loài chim
	I. Mục tiêu:	Giúp học sinh
	1.Rèn kĩ năng nghe nói : HS biết đáp lại lời cảm ơn.
 2. Rèn kĩ năng viết: Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu tả về một con chim em thích.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
	- GV : Nội dung các bài tập.
	- HS : Vở bài tập tiếng Việt .
	III. Các hoạt động chính
 * Hướng dẫn HS làm BT.
 - GV đưa bài tập, hướng dẫn HS làm bài tập.
 HĐ1: Trò chơi"Đáp lại lời cảm ơn của bạn"
 - GV nêu các nội dung: Cho HS thảo luận theo cặp. Một bạn nói lời cảm ơn một bạn đáp lại lời cảm ơn.
 - GV cho trao đổi chuẩn bị trong 5 phút.
 - Các cặp HS lên bảng thực hiện trước lớp.
 - Lớp nhận xét, bổ sung
 - GVnhận xét chung, bổ sung cho những cặp HS thực hiện chưa đúng.
 Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn tả về một con chim mà em thích.
 - Gọi HS đọc nội dung, nêu yêu cầu của đề bài.
 - GV hướng dẫn sau đó cho HS tự hoàn thành bài vào vở
 - GV lưu ý cách viết và trình bày một đoạn văn.
 - GV cho HS làm vở, gọi nhiều HS đọc bài, lớp nhận xét, bổ sung
 - GV chấm bài cho cả lớp. Nhận xét và đọc một số bài khá cho cả nghe và nhận xét.
 * Củng cố dặn dò: GV củng cố bài, nhận xét , đánh giá, dặn dò bài sau.
Luyện tự nhiên- xã hội
	I. Mục tiêu:	 Giúp học sinh
	- Kể tên một số nghề nghiệp và nói những hoạt động sinh sống của người dân địa phương.
 - Có ý thức gắn bó và yêu quê hương. 
 II. Chuẩn bị đồ dùng: 
 - Vở luyện TNXH, phiếu ghi bài tập.
	III. Các hoạt động dạy học: (30')
 Bài 1: HS làm miệng theo cặp (12'):
 - Gia đình em sống ở đâu?
 - Gia đình em sống ở xã:
 - ở huyện:
 HS kể cho nhau nghe theo cặp.
 HS kể miệng trước lớp, lớp theo dõi nhận xét bổ sung.
 Bài 2: Bố, mẹ, anh, chị em làm nghề gì? (14')
 - HS hỏi nhau và trả lời miệng trước lớp.
 - GV nhận xét kết luận.
 Bài 3: Người dân địa phương em thường làm những nghề gì?(7)
 - GV cho HS trả lời nối tiếp nhau.
 - GVcùng HS theo dõi nhận xét.
 - GV cho HS trình bày vào vở.
 * GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị bài cho tiết Tập làm văn.
 Luyện viết:	 R - Rừng vàng biển bạc
	I. Mục tiêu:	Giúp học sinh
- Củng cố kĩ năng viết chữ R theo cỡ vừa, cỡ nhỏ.
 - Biết viết cụm từ ứng dụng: Rừng vàng biển bạc
 - Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp, trình bày sạch sẽ.
 II. Chuẩn bị đồ dùng:
- Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ đúng quy định cỡ nhỡ, cỡ nhỏ .
- Vở tập viết .
	III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của Giáo viên
HĐ của học sinh
A. Bài cũ:( 5’) Cho viết chữ Q .
B. Bài mới:
* Giới thiệu và ghi đầu bài.
* HĐ1: Hưướng dẫn viết chữ hoa ( 10’):
- GV cho hs quan sát mẫu chữ R- GV viết mẫu trên bảng lớp và y/c HS viết bảng con. 
- GV viết mẫu chữ R 
 Rừng vàng biển bạc.
* HĐ3: Hưướng dẫn viết vào vở (18' ) :
- GV hưướng dẫn viết bài, hưướng dẫn cầm bút, tư thế ngồi. 
* HĐ4:Chấm chữa bài (5'):
- GV. chấm nhận xét bài viết của HS .
- GV nhận xét chung toàn lớp.
- HS viết vào bảng con.
- Theo dõi, mở SGK
- HS quan sát mẫu .
- HS viết bảng con, ba lần. 
- HS viết từ ứng dụng vào bảng con.
- HS viết theo sự hưướng dẫn.
-HS 10 em chấm bài, lớp rút kinh nghiệm .
Luyện Âm nhạc:
 Sinh hoạt tập thể
I, Mục tiêu:
 - HS nhận xét đánh giá được việc thực hiện nề nếp, học tập trong tuần 21.
 - Giúp HS rút ra được những ưu và nhược điểm của bản thân để rút kinh nghiệm cho tuần 22
 II, Chuẩn bị:
 - GV cùng lớp trưởng, nhóm trưởng chuẩn bị nội dung sinh hoạt.
 III, Hoạt động chính:
 1. Các nhóm trưởng nhận xét thành viên trong nhóm:
 - Các nhóm trưởng nhận xét về từng cá nhân trong nhóm mình.
 2. Các nhóm trưởng báo cáo trước lớp.
 3. GV nhận xét kết quả học tập , thực hiện nề nếp tuần 20. Nhắc nhở HS rút kinh nghiệm cho tuần 21.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 21 ( dang sua ).doc