Giáo án Lớp 2 tuần 19 (2)

Giáo án Lớp 2 tuần 19 (2)

Tập đọc

CHUYỆN BỐN MÙA

I. MỤC TIÊU:

- Đọc rành mạch toàn bài biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Hiểu ND bài: Qua câu chuyện của bốn nàng tiên tượng trưng cho bốn mùa, tác giả muốn nói với chúng ta rằng mùa nào trong năm cũng có vẽ đẹp riêng và có ích lợi cho cuộc sống.( trả lời được câu hỏi 1,2,4)

- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Giới thiệu bài - Luyện đọc:

 GV đọc mẫu- hs đọc thầm. Đọc nối tiếp từng câu trước lớp.

? Những từ nào khó đọc? HS đọc từ khó: bập bùng, tựu trường.

 

doc 26 trang Người đăng duongtran Lượt xem 986Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 19 (2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
` Tuần 19	 
Thứ hai, ngày 11 tháng 1 năm 2011 
 Buổi sỏng :
Tiết 1, 2
Tập đọc
chuyện bốn mùa
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch toàn bài biết ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
- Hiểu ND bài: Qua câu chuyện của bốn nàng tiên tượng trưng cho bốn mùa, tác giả muốn nói với chúng ta rằng mùa nào trong năm cũng có vẽ đẹp riêng và có ích lợi cho cuộc sống.( trả lời được câu hỏi 1,2,4)
- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3.
II. Hoạt động dạy học 
1.Giới thiệu bài - Luyện đọc:
 GV đọc mẫu- hs đọc thầm. Đọc nối tiếp từng câu trước lớp.
? Những từ nào khó đọc? HS đọc từ khó: bập bùng, tựu trường...
- Đọc nối tiếp đoạn trước lớp 
- Hướng dẫn hs đọc câu khó.
- Đọc nối tiếp đoạn trong nhóm.
- Gọi các nhóm đọc trước lớp. Thi đọc diễn cảm.
2. Tìm hiểu bài:
? Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
? Nàng Đông nói về Xuân như thế nào ?
? Bà Đất nói về Xuân ntn. ? Vậy mùa Xuân có đặc điểm gì hay?
? Xem tranh minh hoạ và cho biết nàng nào là nàng Xuân?
? Hãy tìm những câu văn trong bài nói về mùa hạ? Vậy mùa hạ có nét gì đẹp?
? Trong tranh minh hoạ nàng nào là nàng hạ,vì sao?
? Mùa nào làm cho trời xanh cao, cho HS nhớ ngày tựu trường?
? Mùa thu có nét đẹp nào nữa? Hãy tìm nàng thu trong tranh minh hoạ?
? Nàng tiên thứ tư có tên là gì, hãy nêu những nét đẹp của nàng?
? Em thích nhất mùa nào, vì sao?
HS trả lời câu hỏi – gv nhận xét, bổ sung . GV tổng kết...
3. Luyện đọc lại:
 Hướng dẫn hs luyện đọc theo vai . 1 số em xung phong đọc theo phân vai .
4. Củng cố , dặn dò:
 GV nhận xét tiết học.
 --------------------------------------------------
Tiết 3 Tiếng Anh
 Gv chuyên biệt dạy
 --------------------------------------------------
Tiết 4 Toán
 Tổng của nhiều số
I. Mục tiêu: Giúp Hs:
- Nhận biết được tổng của nhiều số. 
- Biết cách tính tổng của nhiều số.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài mới:
a. Hướng dẫn thực hiện: 2 + 3 + 4 = 9.
Gv viết :2 + 3 + 4 = 9 lên bảng. Y/c Hs đọc, tính nhẩm để tìm kết quả.
- Vậy 2 cộng 3 cộng 4 bằng mấy? - Tổng của 2 , 3 , 4 bằng mấy?
- Hs nhắc lại. Lên bảng thực hiện tính theo cột dọc và nêu cách đặt tính.
- Hs nhận xét và nêu cách thực hiện.
b. Hướng dẫn thực hiện: 12 + 34 + 40 = 86.
 Hướng dẫn tương tự.
c. Hướng dẫn thực hiện: 15 + 46 + 29 + 8 = 98 .
 Hs thực hiện vào nháp. Một số em nêu cách làm.
3. Luyện tập:
 Hs làm vào vở bài tập toán . Gv theo giỏi , chấm , chữa bài.
III. tổng kết – dặn dò 
 Gv nhận xét chung giờ học .
Buổi chiều
Tiết 1 
Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc: Chuyện bốn mùa
I. Mục tiêu: 
- Học sinh luyện đọc thành tiếng, nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc đúng giọng nhân vật.
 - Nắm được nội dung bài
II. Hoạt động dạy học:
1. Luyện đọc cá nhân:
- Đọc nối tiếp đoạn. Trả lời câu hỏi nội dung bài
- Một số học sinh đọc toàn bộ câu chuyện.
2. Luyện đọc phân vai :
- Phân vai: Nàng Xuân, nàng Đông, nàng Thu, nàng Hạ và bà Đất
- Đọc theo nhóm. Đọc đúng giọng nhân vật.
 Đại diện một số nhóm thi đọc.
3. Củng cố - dặn dò:
 --------------------------------------------
Tiết 2 Tự nhiên xã hội
Đường Giao Thông
I . Mục tiêu : 
- Kể tên được các loại đường giao thông và các phương tiện giao thông.
 - Nhận biết một số biển báo giao thông. 
* GDKNS : Kĩ năng kiên định : Từ chối hành vi sai luật lệ giao thông.Kĩ năng ra quyết định : Nên và không nên làm gì khi gặp một số biển báo giao thông. Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
II . Đồ dùng : Hình vẽ trong SGK 
III . Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài :
2. Hoạt động :
HĐ 1: Quan sát tranh và nhận biết các loại đường GT.
 Dán tranh lên bảng HS quan sát kỹ 5 bức tranh. 
 Gọi HS lên bảng gắn tấm bìa ghi tên các đường GT cho phù hợp .
 GV gọi một số HS trả lời trước lớp về kết quả làm việc. 
HĐ2: Làm việc với SGK:
 Làm việc theo cặp .
 HS quan sát các hình ở trang 40,41 SGK trả lời các câu hỏi với bạn. 
 Gọi một số HS trả lời trước lớp .
 GV và HS thảo luận một số câu hỏi.
HĐ3: Trò chơi " Biển báo nói gì".
 Làm việc theo cặp. HS quan sát 6 biển báo được giới thiệu trong SGK 
 Gọi một số HS trả lời trước lớp
 GV chia nhóm mỗi nhóm 12 HS trong nhóm mỗi HS được chia 1 tấm bìa để chơi ( Biển báo nói gì?) 
 Kết luận: Các biển báo được dựng lên....
III. tổng kết – dặn dò Nhận xét giờ học
 ---------------------------------------------------
Tiết 3
Mỹ thuật
Gv chuyên biệt dạy
 ----------------------------------------***----------------------------------------
 Thứ ba, ngày 11 tháng 1 năm 2011
Buổi sáng:
Tiết1	Toán
Phép Nhân
I - Mục tiêu : 
- nhận biết được tổng của nhiều số hạng bằng nhau.
- Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân. 
- Biết đọc, viết kí hiệu của phép nhân.
- Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng. 
II - Đồ dùng:
 	Bảng cài - Chấm tròn 
III - hoạt động dạy học 
1. Hướng dẫn HS nhận biết về phép nhân :
- GV gắn trên bảng tấm bìa có 2 chấm tròn.
 ? Tấm bìa có mấy chấm tròn? - GV gắn tiếp lên bảng 4 tấm bìa như thế. 
 ? Có 5 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn cố tất cả bao nhiêu chấm tròn ?
 ? Làm thế nào để biết đựơc có 10 chấm tròn?
GV: Muốn biết có tất cả bao nhiêu chấm tròn ta phải tính tổng: 
	2 + 2 + 2 + 2 + 2 =10 ( Chấm tròn)
 2 + 2 + 2 + 2 + 2 là tổng của năm số hạng bằng nhau mỗi số hạng là 2 ta chuyển thành phép nhân viết nh sau: 2 x 5 =10
- GV nêu cách đọc phép nhân 2 x 5 =10 và giới thiệu dấu nhân.
Gọi một số em đọc phép nhân
2. Thực hành: 
	HS làm bài tập vào vở – GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm
 - HS nêu yêu cầu của bài tập - HS làm bài 
 - Chấm chữa bài 
3. Củng cố dặn dò. Nhận xét giờ học
 ----------------------------------------- 
 Tiết 2 Kể chuyện
Chuyện Bốn Mùa
I - Mục tiêu : 
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh ,kể lại được đoạn 1( BT1); biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện ( BT2).
- HS khá giỏi thực hiện được BT3.
II - Đồ dùng : Tranh minh hoạ đoạn 1. 
III - Các hoạt động dạy học 
A. Bài cũ. Một số HS nói tên chuyện đã học trong kỳ 1. 
B. Bài mới. 
1. Giới thiệu bài. 
2. Hướng dẫn kể chuyện.
- Hướng dẫn kể lại đoạn 1 theo tranh. 
- Một HS đọc yêu cầu 
- GV hướng dẫn HS quan sát 4 tranh trong SGK đọc lời dưới mỗi tranh. 
- Một số HS kể đoạn 1 trước lớp. 
- Từng HS kể đoạn 1 trong nhóm . - Kể lại toàn bộ câu chuyện:
- Từng HS lần lượt kể đoạn 2 trong nhóm.- Ba em kể toàn bộ câu chuyện. 
- Các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện. 
- Dựng lại câu chuyện theo vai - Các nhóm luyện kể theo vai. 
- Từng nhóm phân vai thi kể chuyện trước lớp.
3. Dặn dò
 Gv nhận xét chung giờ học
 ----------------------------------------------
Tiết 3 Thể dục
 Gv chuyên biệt dạy
 -----------------------------------------------
Tiết 4 Chính tả
Chuyện Bốn Mùa
I- Mục tiêu : 
 - Chép lại chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
 - Làm được bài tập 2 a/b, hoặc BT 3a/b.
 II- hoạt động dạy :
1. Giới thiệu bài 
2. Thực hành :
a. Hd hs chuẩn bị: 
 - GV đọc đoạn chép trên bảng . - Hai HS đọc lại . 
 ? Đoạn này ghi lời của ai trong chuyện bốn mùa ? 
 ? Bà đất nói gì ? Đoạn chép có những tên riêng nào ?
 ? Những tên riêng ấy viết ntn?
b. HS chép bài vào vở. GV lưu ý các em luyện viết đúng, đẹp, viết xong khảo lại bài.
c. Chấm chữa bài .
3. Hướng dẫn làm BT chính tả: 
 - HS làm bài vào vở BT. - GV theo dõi – bổ sung - GV chấm chữa bài .
4. Dặn dò	 
 Gv nhận xét chung giờ học .
 ------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1 
 Thủ công
Cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng (T1)
I. Mục tiêu: 
 - Hs biết cách gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng.
 - Gấp, cắt và trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể gấp,cắt thiếp chúc mừng theo kích thước tùy chọn . Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản.
- Với HS khéo tay: - Gấp, cắt và trang trí được thiếp chúc mừng. Nội dung và hình thức trang trí phù hợp, đẹp.
II. Chuẩn bị : - Một số mẫu thiếp chúc mừng. 
III. Hoạt động dạy học
1. Hướng dẫn học sinh quan sát nhận xét: 
? Thiếp chúc mừng có hình gì ?
? Mặt thiếp có trang trí và ghi nội dung chúc mừng ngày gì ? HS quan sát và nhận xét: 
? Em hãy kể những thiếp chúc mừng mà em biết ? 
? Thiếp chúc mừng gửi tới người nhận bao giờ cũng được đặt trong phong bì thư.
2. GV hướng dẫn:
Bước 1: - Cắt, gấp thiếp chúc mừng 
- Cắt giấy HCN có chiều dài 2 ô rộng 15 ô 
- Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng được hình thiếp chúc mừng có kích thước rộng 10 ô dài 15 ô
Bước 2 : - Trang trí thiếp chúc mừng 
- Để trang trí thiếp có thể vẽ hình: xé dán, hoặc cắt hình dán lên mặt ngoài thiếp và viết chữ chúc mừng.
- GV chia tổ cho HS tập cắt, gấp trang trí thiếp chúc mừng 
3. Củng cố dặn dò : Nhận xét giờ học .
 -----------------------------------------------------
Tiết 2 Luyện toán
 Tiết 1- Tuần 19
I. Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng tính tổng của nhiều số.
- Nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với một tổng các số hạng bằng nhau.
II. Hoạt động dạy- học
1. Bài cũ : 3 HS lên bảng tính
Đặt tính, tính kết quả
 16 + 34 + 9 +12 	 45 +7 + 29 8 + 42 + 7+ 18
2. Thực hành: 
 GV hướng dẫn HS làm các bài tập vở thực hành
 Bài : 1,2; 3 (trang 7)
 - Bài tập nâng cao:
	Viết tích thành tổng rồi tính kết quả theo mẫu:
 2 x 4 = 2 + 2 + 2 + 2 = 8
 2 x 3 =	 2 x 7 = 
 2 x 8 = 2 x 10 =
 - GV chấm chữa bài.
3. Nhận xét giờ học
 -------------------------------------------
Tiết 3 Tự học
Hoàn thành bài tập trong ngày
I. Mục tiêu :
 	Giúp hs hoàn thành bài tập trong ngày tại lớp 
II. Hoạt động dạy học:
 GV hướng dẫn học sinh hoàn thành các bài tập trong vở bài tập toán và bài tập Tiếng Việt.
 HS làm bài , gv theo dõi hướng dẫn bổ sung .
 Chấm , chữa bài .
Hướng dẫn Hs kể chuyện 
- Một số HS kể đoạn 1 trước lớp. 
- Từng HS kể đoạn 1 trong nhóm . 
- Kể lại toàn bộ câu chuyện:
- Từng HS lần lượt kể đoạn 2 trong nhóm.- Ba em kể toàn bộ câu chuyện. 
- Các nhóm thi kể toàn bộ câu chuyện. 
- Dựng lại câu chuyện theo vai - Các nhóm luyện kể theo vai. 
- Từng nhóm phân vai thi kể chuyện trước lớp.
III. Tổng kết 
 GV nhận xét chung giờ học .
 -------------------------------------------***------- ... ọc
- GV tương tự như vậy hướng dẫn tiếp 2 x 3 = 6.....cho đến 2 x 10
 GVgiới thiệu đó là bảng nhân 2
 Hướng dẫn HS học thuộc bảng nhân 2
2. Thực hành : 
- Hướng dẫn HS làm bài tập
- HS đọc yêu yêu cầu của bài, làm bài vào vở bài tập 
- GV theo dõi chấm chữa bài
3. Nhận xét giờ học
 ----------------------------------------
Tiết3 Thể dục
 GV chuyên biệt dạy 
 ----------------------------------------
 Tiết 4 Mĩ thuật
 GV chuyên biệt dạy 
 -------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1 Luyện toán
 Tiết 2- tuần 19
I. Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng tính tổng của nhiều số
- Nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với một tổng các số hạng bằng nhau.
II. Hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: 3 HS lên bảng tính
 Đặt tính . Tính kết quả
 16 + 34 + 9 + 23 	45 + 17 + 22 6 + 42 + 18	
2. Luyện tập
- Thực hành: 
 GV hướng dẫn HS làm các bài tập thực hành 
Bài : 1, 2; 3; 4; 5 ( trang 8)
- GV chấm chữa
3. Nhận xét giờ học
 -------------------------------------------------
Tiết 2 	Hướng dẫn thực hành
Luyện viết: Lá thư nhầm địa chỉ
I. Mục tiêu:
- Luyện kĩ năng viết đúng, viết đẹp đoạn 1 của bài: Lá thư nhầm địa chỉ
- Biết trình bày bài văn xuôi hợp lí, đẹp.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn viết bài: - Hs đọc đoạn viết.
? Đoạn viết có mấy câu. Trong đoạn có những từ nào khó viết.
- Hs viết từ khó: Tường, có lẽ , bưu điện , chuyển .
? Nhận được phong thư Mai ngạc nhiên điều gì. 
? Tại sao mẹ bảo Mai đừng bóc thư của ông Tường .
- Gv đọc cho hs viết.
- Đọc soát lỗi.
- Chấm một số bài, nhận xét
 ------------------------------------------
Tiết 3 Ngoài giờ lên lớp 
 Đội tổ chức
---------------------------------------***-------------------------------------------- Thứ sáu, ngày 14 tháng 1 năm 2011
Tiết 1 Toán 
Luyện tập
I. Mục tiêu: 
 - Thuộc bảng nhân 2.
 - Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép nhân số có kèm đơn vị đo với một số .
- Biết giải bài toán đơn có một phép nhân .( trong bảng nhân 2).
- Biết thừa số , tích.
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn làm bài tập
 - Học sinh nêu yêu cầu từng bài, làm các bài tập- Giáo viên hướng dẫn thêm 
3. Chấm chữa bài:
Bài tập 1: Học sinh nối tiếp đọc số đã điền
Bài 2: Lưu ý học sinh ghi đơn vị đo ở kết quả
Bài 3: 8 xe đạp có số bánh xe là:
2 x 8 = 16( bánh)
Đáp số: 16 bánh
Bài 4: Học sinh nêu các số ở trong dãy số rồi nhận xét
4. Củng cố - dặn dò:
 ----------------------------------------------
Tiết 2 
Tập làm văn
Đáp lời chào, lời tự giới thiệu.
I. Mục tiêu:
- Biết nghe và đáp lại lời chào, lời giới thiệu phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản( BT1, BT2) .
- Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại ( BT3).
* GDKNS : Giao tiếp ứng xử văn hóa , lắng nghe tích cực .
II. Hoạt động dạy học:
Hđ1: Hd làm bài tập:
Bài 1: Gọi 1 hs đọc y/c.
? Bức tranh 1 minh hoạ điều gì? Còn bức tranh thứ 2?
? Theo em các bạn nhỏ trong tranh sẽ làm gì? Hs trình bày trước lớp.
Bài 2: Hs đọc y/c.
1 em đọc tình huống cả lớp suy nghĩ và trả lời.
Nhận xét lời đáp của bạn.
Bài 3: Hs đóng vai trong nhóm, sau đó làm BT vào vở.
HĐ2. Chấm, chữa bài.
III. Nhận xét tiết học
 -------------------------------------------------------
Tiết 3 Đạo đức 
 Trả lại của rơi
I. Mục tiêu: 
- Biết: Nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất.
- Biết : Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người kính trọng.
- Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
* GDKNS: Các KNS cư bản được GD là kĩ năng xác định giá trị bản thân ( giá trị của sự thật thà ) . Kĩ năng giải quyết vấn đềtrong tình huống nhặt được của rơi.
II. Hoạt động dạy học:
1: Pt tình huống:
Một nhóm lên trình bày tiểu phẩm: ND: Hai bạn Hs vào cửa hàng mua báo. Một người phụ nữ sau khi mua, đánh rơi ví tiền. Trong lúc đó sạp bố lại rất đông khách, chẳng ai để ý đến hai bạn cả.
- Hai bạn hs phải làm gì bây giờ?
Các nhóm thảo luận đưa ra cách giải quyết tình huống.
Các nhóm khác nhận xét. Gv kết luận...
2: Nhận xét hđ:
Các nhóm hoàn thành BT sau: Đúng hay sai?
a) Trả lại của rơi là thật thà, tốt bụng.
b) Trả lại của rơi là ngốc nghếch.
c) Chỉ trả lại của rơi khi món đồ đó có giá trị.
d) Trả lại của rơi sẽ mang lại niềm vui cho người mất.
đ) Không cần trả lại của rơi.
Cả lớp giơ thẻ đúng sai. Gv nhận xét, kết luận.
3: Trò chơi: Nếu - thì:
Gv hd cách chơi và tổ chức cho hs chơi.
Nhận xét tiết học.
 -----------------------------------------------
Tiết 4 Âm nhạc
 Gv chuyên biệt dạy
 -----------------------------------------
Tiết 5 Hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
1. Nhận xét công tác tuần.
- Đánh giá, nhận xét sơ bộ về kết quả thi cuối kỳ 1.
- Tuần đầu tiên học chương trình thời khóa biểu học kì 2
- Nhìn chung sách, vở đóng, bọc, nhãn đầy đủ, ý thức xây dựng bài tốt.
2. Công tác tuần tới:
- Tăng cường nề nếp tự quản, ý thức học tập, vệ sinh.
- Tập trung rèn chữ viết, kèm cặp HS chậm tiến.
- Quán triệt trong các em về ý thức chấp hành 1 số quy định trong thời gian trước và trong dịp Tết.
 ---------------------------------------------***-----------------------------------------
Tiết 2. Hdth
Tnxh: Đường Giao Thông
I . Mục tiêu : 
HS củng cố lại bài Đường giao thông. 
- Nắm được: Có 4 loại đường giao thông : Đường bộ, Đường sắt, Đường thuỷ, Đường hàng không .
- Kể tên các phương tiện giao thông đi trên từng loại đường đó.
- Nhận biết một số biển báo. - Có ý thức chấp hành LLGT.
II . Đồ dùng : Hình vẽ trong SGK 
III . Hoạt động dạy học 
1. Giới thiệu bài :
2. Hoạt động :
HĐ 1: Quan sát tranh và nhận biết các loại đường GT.
 Dán tranh lên bảng HS quan sát kỹ 5 bức tranh. 
 Gọi HS lên bảng gắn tấm bìa ghi tên các đường GT cho phù hợp .
 GV gọi một số HS trả lời trước lớp về kết quả làm việc. 
HĐ2: Làm việc với SGK:
 Làm việc theo cặp .
 HS quan sát các hình ở trang 40, 41 SGK trả lời các câu hỏi với bạn. 
 Gọi một số HS trả lời trước lớp .
 GV và HS thảo luận một số câu hỏi.
III. tổng kết – dặn dò 
 Nhận xét giờ học
 Buổi 2
 ----------------------------------------------------------------------------------------------
Luyện Thể dục
t/c : Bịt mắt bắt dê và trò chơi : nhanh lên bạn ơi.
I. Mục tiêu:
- Giúp hs củng cố trò chơi đã học trò chơi: Bịt mắt bắt dê và trò chơi: Nhanh lên bạn ơi!.
- Y/c biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
II. Hoạt động dạy -học:
1. Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, gv phổ biến nd tập luyện.
- Đi đều vỗ tay và hát.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
2. Phần cơ bản:
- Y/c hs nêu tên các trò chơi đã học : Bịt mắt bắt dê và trò chơi: Nhanh lên bạn ơi .
Gv cho hs tự tổ chức chơi.
Tuyên dương những học sinh chơi tốt.
3. Phần kết thúc:
- Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 3
Hướng dẫn thực hành
Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe
I. Mục tiêu: 
- Học sinh tiếp tục gấp cắt dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông và giữ gìn trường lớp sau giờ học.
II. Đồ dùng dạy học :
 Tranh vẽ quy trình. Hình mẫu
III. Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn quan sát:
- So sánh với các biển báo giao thông đã học 
3. Giáo viên hướng dẫn thực hành:
- Gấp, cắt biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- Dán biển báo cấm đỗ xe.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh gấp cắt dán biển báo giao thông cấm đỗ xe, theo dõi chung hỗ trợ những em còn lúng túng.
4. Củng cố dặn dò :
? Em cần làm gì sau khi cắt giấy vụn ra ở lớp.
Tiết 1
Tiết 1 Thể dục
Trò chơi: bịt mắt bắt dê. Nhanh lên bạn ơi!
I- Mục tiêu :
 Ôn hai trò chơi " Bịt mắt bắt dê" và " Nhanh lên bạn ơi" Yêu cầu : Biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
II - Phương tiện : Còi
III - Các hoạt động dạy học 
1. Phần mở đầu 
- Phổ biến nội dung yêu cầu giờ học 
- Tập bài thể dục phát triển chung
- Đứng xoay các khớp 
2. Phần cơ bản: 
- Trò chơi : Bịt mắt bắt dê. Trò chơi tiến hành theo đội hình vòng tròn
- Trò chơi : Nhanh lên bạn ơi. Tổ chức cho học sinh chơi theo nhiều đội hình khác nhau 
3. Phần kết thúc: 
 Đứng vỗ tay hát - GV cùng HS hệ thống bài
4. Nhận xét giờ học
 Thứ năm, ngày 14 tháng 1 năm 2010
 Buổi 1
Tiết 1
Thể dục
Trò chơi : Bịt mắt bắt dê. Nhóm ba nhóm bảy
I. Mục tiêu : 
Ôn hai trò chơi " Bịt mắt bắt dê" và " nhóm ba nhóm bảy". Yêu cầu biết cách chơi và chơi tương đối chủ động.
II. Phương tiện: Chuẩn bị một còi và khăn .
III. Lên lớp: 
1- Phần mở đầu:
GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học 
Dậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
Đứng xoay các khớp.
Ôn một số động tác trong bài thể dục phát triển chung 
2- Phần cơ bản:
 Trò chơi "bịt mắt bắt dê .
 Trò chơi tiến hành theo đội hình vòng tròn.
 Trò chơi " Nhóm ba nhóm bảy "
3- Phần kết thúc:
 Đứng vỗ tay hát- GV cùng HS hệ thống bài. Nhận xét giao bài tập về nhà.
 ----------------------------------------------
Tiết 2 Luyện toán
 Tiết 1- Tuần 19
I. Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng tính tổng của nhiều số.
- Nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với một tổng các số hạng bằng nhau.
II. Hoạt động dạy- học
1. Bài cũ : 3 HS lên bảng tính
Đặt tính, tính kết quả
 16 + 34 + 9 +12 	 45 +7 + 29 8 + 42 + 7+ 18
2. Thực hành: GV hướng dẫn HS làm các bài tập
 Bài : 2; 3 (trang 91)
 Bài : 2; 3 (trang 93)
- Bài tập nâng cao:
	Viết tích thành tổng rồi tính kết quả theo mẫu:
 2 x 4 = 2 + 2 + 2 + 2 = 8
 2 x 3 =	 2 x 7 = 
 2 x 8 = 2 x 10 =
 - GV chấm chữa bài.
3. Nhận xét giờ học
Tiết 1 Luyện Tiếng Việt
 Luyện từ và câu: Tuần 19
I. Mục tiêu: 
- Củng cố kiến thức về bốn mùa. - Trả lời câu hỏi khi nào?
II. Hoạt động dạy học:
1. Củng cố kiến thức: 
- Nêu tên các tháng trong năm ? Các tháng bắt đầu và kết thúc từng mùa?
- Đặt và trả lời câu hỏi Khi nào theo cặp
2. Thực hành:
Bài 1. Nối tên mùa với đặc điểm của từng mùa.
Mùa xuân học sinh bắt đầu năm học mới.
Mùa hạ trăm hoa đua nở, tiết trời ấm áp
Mùa thu tiết trời giá lạnh, cây trụi lá
Mùa đông nghỉ tránh nóng bức
Bài 2. Viết câu trả lời cho mỗi câu hỏi sau vào chỗ trống:
a, Khi nào trẻ em đón tết Trung thu?
b, Khi nào trẻ em kết thúc năm học?
c, Em thường quét dọn nhà cửa giúp mẹ khi nào?
3. Dặn dò :
GV nhận xét chung giờ học .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc