Giáo án Lớp 2 tuần 17 (2)

Giáo án Lớp 2 tuần 17 (2)

Tập đọc

TÌM NGỌC

I. MỤC TIÊU:

- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, biết đọc với giọng kể chậm rãi.

- Hiểu nội dung: Câu chuyện kể về những vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thật sự là bạn của con người .( Trả lời được câu hỏi 1,2,3).

- HS khá giỏi trả lời được (CH4)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh vẽ minh họa

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. Kiểm tra bài cũ:

 Gọi 1 số em kể lại câu chuyện: Con chó nhà hàng xóm.

 

doc 30 trang Người đăng duongtran Lượt xem 2284Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 17 (2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 Tuần 17
Thứ hai, ngày 20 tháng 12 năm 2010
Buổi sáng:
Tiết 1, 2
Tập đọc
Tìm ngọc
I. Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, biết đọc với giọng kể chậm rãi.
- Hiểu nội dung: Câu chuyện kể về những vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thật sự là bạn của con người .( Trả lời được câu hỏi 1,2,3).
- Hs khá giỏi trả lời được (CH4)
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ minh họa
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	Gọi 1 số em kể lại câu chuyện: Con chó nhà hàng xóm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài học: 
2. Luyện đọc:
a. Hướng dẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu:
GV hướng dẫn các em đọc đúng những từ ngữ khó: nuốt, ngoạm, Long Vương, đánh tráo, bỏ tiền, thả rắn, toan rỉa thịt.
 + Đọc từng đoạn trước lớp:
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn một số câu, hướng dẫn HS đọc đúng: 
- Xưa / có chàng trai thấy một bọn trẻ định giết con rắn nước / liền bỏ tiền ra mua, / rồi thả rắn đi .// Không ngờ/ con rắn ấy là của Long Vương. //
- Mèo liền nhảy tới / ngoạm ngọc / chạy biến . //(Giọng nhanh, hồi hộp )
Nào ngờ, / mới đi được một quãng thì có con quạ sa xuống / đớp ngọc / rồi bay lên cây cao, // (Giọng bất ngờ, ngạc nhiên )
- HS đọc những từ ngữ mới được chú giải sau bài đọc ( Long Vương, thợ kim hoàn, đánh tráo ).
- GV giải nghĩa thêm từ rắn nước: loài rắn lành, sống dưới nước, thân màu vàng nhạt có đốm đen, ăn ếch nhái.
+ Đọc từng đoạn trong nhóm. 
+ Thi đọc giữa các nhóm (CN, ĐT, từng đoạn, cả bài 
- Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, đoạn 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
? Do đâu chàng trai có viên ngọc quý?
? Ai đã đánh tráo viên ngọc?
? Mèo và Chó đã làm gì để lấy lại được viên ngọc?
? ở nhà người thợ kim hoàn Mèo đã nghĩ ra kế gì để lấy lại viên ngọc ?
 ? Khi ngọc bị đớp mất Mèo và Chó đã làm cách nào để lấy lại viên ngọc?
? Khi quạ đớp mất ngọc . Mèo và Chó đã làm thế nào?
? Tìm trong bài những từ ngữ mà chủ đã ca ngợi Mèo và Chó?
4. Luyện đọc lại:
 - Đọc nối tiếp đoạn
IV.Củng cố - dặn dò:
? Qua câu chuyện em hiểu điều gì?
 -----------------------------------------------
Tiết 3 Tiếng Anh
 Gv chuyên biệt dạy 
 --------------------------------------------------
Tiết 4
Toán
Ôn tập phép cộng, phép trừ
I. Mục tiêu: 
 Thuộc bảng cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 20 để tính nhẩm .
- Thực hiện được phép cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải toán dạng nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
III. Hoạt động dạy và học :
1. Giới thiệu bài
2. Thực hành :
	 Học sinh lần lượt nêu yêu cầu các bài tập ở vở bài tập. GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho các em chậm.
3. Chấm, chữa bài.
Bài 1: Học sinh nối tiếp nêu kết quả từng bài tập.
	 Nhận xét các bài ở cột 1: 
	- Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi.
	- Lấy tổng trừ đi số hạng này được số hạng kia.
 Bài 2: 2 học sinh chữa ở bảng. Củng cố cách đặt tính và thực hiện
Bài 3: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? 
	1 học sinh chữa bài ở bảng
Bài 4: Củng cố : Một số trừ cho chính nó thì bằng 0
IV. Củng cố - dặn dò:
	Gv nhận xét chung giờ học
 ----------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết 1
 Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc: Tìm ngọc
I. Mục tiêu:
- Luyện củng cố giúp học sinh đọc đúng, rõ ràng, tốc độ nhanh hơn, biết ngắt nghỉ câu hợp lý. 
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện.
II. Hoạt động dạy học :
1. Hướng dẫn luyện đọc.
- Đọc nối tiếp câu: luyện đọc từ khó đọc, từ có dấu ngã. 
- Đọc nối tiếp đoạn: trước lớp, trong nhóm, hướng dẫn đọc ngắt nghỉ câu. 
- Một hs đọc lại từ chú giải( sgk) .
2. Thi đọc trước lớp : đọc từng đoạn, cả bài.
III. Củng cố: 
? Qua câu chuyện em hiểu điều gì? ( Chó và mèo là những vật nuôi
trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người).
 - Nhận xét tiết học, dặn dò:
 -------------------------------------------------
Tiết 2 Tự nhiên xã hội 
Phòng tránh té ngã khi ở trường
I. Mục tiêu: 
- Kể tên những hoạt động dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
- Biết cách xử lý khi bản thân hoặc người bị ngã.
GDKNS : Các kĩ năng cơ bản được GD
Kĩ năng kiên định : từ chối không tham gia vào trò chơi nguy hiểm .
Kĩ năng ra quyết định : nên và không nên làm gì để phòng té ngã .
Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
II. Đồ dùng: 
 Tranh minh hoạ sgk.
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài :
2. Khởi động: Chơi trò chơi “Bịt mắt bắt dê”
3. Hoạt động chính
a. Hoạt động 1: Làm việc với sgk để nhận biết được các hoạt động nguy hiểm cần tránh.
Bước 1: Động não.
Bước 2: Làm việc theo cặp.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gv phân tích, kết luận: Những hoạt động chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành cây qua cửa sổ trên lầurất là nguy hiểm không chỉ cho bản thân đôi khi còn gây nguy hiểm cho các bạn khác.
b. Hoạt động 2: Thảo luận lựa chọn trò chơi bổ ích
Bước 1: Làm việc theo nhóm: mỗi nhóm chọn một trò chơi và tổ chức chơi theo nhóm 
Bước 2: Làm việc cả lớp .
- Thảo luận theo các câu hỏi sau:
? Nhóm em chơi trò gì? Em cảm thấy thế nào khi chơi trò chơi này?
? Theo em khi chơi trò chơi này có gây nguy hiểm cho bản thân và cho các bạn khi chơi không?
- Hs nêu các hoạt động nên tham gia và không nên tham gia .
 Giáo viên nhận xét kết luận.
IV. Tổng kết- dặn dò : 
 Nhận xét tiết học .
 Dặn dò: Chơi trò chơi bổ ích, phòng tránh té ngã.
 ------------------------------------------------
Mĩ thuật
 Gv chuyên biệt dạy 
 -----------------------------------------***------------------------------------------
Thứ ba, ngày 21tháng 12 năm 2010
Buổi sáng
Tiết 1 
 Toán
Ôn tập về phép cộng, phép trừ (tiếp).
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm .
- Thực hiện được phép cộng trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải toán dạng ít hơn.
II. Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ :
 Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. 
B. Bài mới :
1. Giới thiệu bài : 
2. Tổ chức hướng dẫn hs làm bài tập.
3. Chấm, chữa bài.
Bài 1: Hs thi đua nêu nhanh kết quả.
Bài 2: Hs lên bảng chữa bài.
Bài 3: Hs tính nhẩm nêu kết quả, giúp hs nhận ra đặc điểm từng cặp bài, chẳng hạn: 
 17 – 3 – 6 củng có kết quả nhẩm 17 – 9.
 16 – 9 củng có kết quả nhẩm 16 – 6 – 3. ( cách trừ nhẩm qua 10) :
 16 – 9 = 16 – ( 6 – 3) 
 = (16 – 6) – 3
 = 10 – 3 
 = 7
Bài 4 : hs nêu đề toán, tóm tắt rồi giải bài toán. Lớp nhận xét bổ sung.
Bài 5: Gọi hs chữa bài, khuyến khích hs nêu các phép cộng khác nhau, chẳng hạn; 
 70 + 0 = 70 ; 80 + 0 = 80; 0 + 10 = 10.
IV. Nhận xét tiết học 
 Khen ngợi hs có bài làm đúng.
 ------------------------------------------------
Tiết 2
 Kể chuyện
 Tìm ngọc
I. Mục tiêu: 
- Dựa theo tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn câu chuyện.
- Hs khá, giỏi biết kể lại được toàn bộ câu chuyện. 
II. Đồ dùng: 
Tranh minh hoạ sgk.
III. Hoạt động dạy học :
A.Bài cũ : 
2 hs tiếp nối kể chuyện câu chuyện: Con chó nhà hàng xóm.
? Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì.
B.Bài mới :
1. Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn kể câu chuyện: Giáo viên kể mẫu
 a. Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh: 
1 hs đọc yêu cầu. 
Hs quan sát 6 tranh minh hoạ sgk, nhớ lại nội dung từng đoạn của truyện. 
- Kể chuyện trong nhóm: hs quan sát từng tranh, hs kể tiếp nối các đoạn của câu chuyện ( hết một lượt quay lại từ đoạn 1, thay người kể.) 
b. Kể chuyện trước lớp: 
- Các nhóm cử đại diện thi kể từng đoạn câu chuyện.
- Hs thi kể lại toàn bộ câu chuyện .
 Lớp, giáo viên theo dõi, nhận xét. 
IV. Củng cố: 
1 hs nêu lại ý nghĩa câu chuyện.
 -------------------------------------------------
Tiết 3 Thể dục 
 Gv chuyên biệt dạy 
 --------------------------------------------------
Tiết 4 Chính tả(Nghe viết)
 Tìm ngọc
I. Mục tiêu:
 Nghe- viết chính xác bài CT, trình bày đúng đoạn văn tóm tắt nội dung truyện: Tìm ngọc.
- Làm đúng các bài tập phân biệt ui/ uy r/ d/ gi( hoặc et / ec)
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
2, 3 học sinh viết bảng lớp: trâu, ngoài ruộng, nối nghiệp, nông gia, quản công, cây lúa, ngọn cỏ, ngoài đồng
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn chuẩn bị:
- Giáo viên đọc mẫu. 2 học sinh đọc lại
? Chữ nào được viết hoa trong đoạn văn trên.
 Học sinh viết từ khó, từ dễ lẫn: Long Vương, mưu mẹo, tình nghĩa.
b. Giáo viên đọc - Học sinh chép bài vào vở
 Học sinh chép bài, giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
c. Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2: học sinh đọc yêu cầu bài.
 Học sinh làm bài vào vở bài tập. Giáo viên treo bảng phụ chữa bài. 
Bài 3: Học sinh đọc yêu cầu:
Làm bài theo nhóm: Rừng núi, dừng lại, cây giang, rang tôm. -------------------------------------------
Buổi chiều 
Tiết 1 Thủ công
Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe
- Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe.Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối.
- Với HS khéo tay : gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối. 
II. Đồ dùng:
- Hình mẫu biển báo GT cấm đỗ xe.
- Quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- Giấy thủ công, kéo, hồ dán, bút chì , thước kẻ.
III. hoạt động dạy học
1, GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét
- GV cho HS quan sát hình mẫu biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- HS quan sát và nêu nhận xét về sự giống nhau và khác nhau về kích thước màu sắc, các bộ phận của BBGT cấm đỗ xe với những BBGT đã học.
2, Giáo viên hướng dẫn mẫu
Bước 1: Gấp, Cắt biển báo cấm đỗ xe.
 	+ Gấp, cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh 6 ô.
	+ Gấp cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 4 ô
	+ Cắt hình chữ nhật màu đỏ có chiều dài 4 ô , chiều rộng 1 ô.
	+ Cắt hình C.Nhật khác màu có chiều dài 10 ô, rộng 1ô làm chân biển báo.
Bước 2: Dán biển báo cấm đỗ xe
 	+ Dán chân biển báo vào tờ giấy trắng.
+ Dán hình tròn màu đỏ chờm lên chân biển báo khoảng nữa ô.
+ Dán hình tròn màu xanh ở giữa hình tròn màu đỏ.
+ Dán chéo hình chữ nhật màu đỏ vào giữa hình tròn màu xanh.
+ GV tổ chức cho HS thực hành gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe ( theo nhóm ).
- GV hướng dẫn giúp đỡ cá ... ờng của bạn Lan
IV.Cũng cố dặn dò:
GV nhận xét chung giờ học
 -------------------------------------------
Tiết 2
Tập làm văn
Ngạc nhiên thích thú. Lập thời gian biểu
I. Mục tiêu: 
-Biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp
( BT1,Bt2).
-Dựa vào mẫu chuyện , lập thời gian biểu theo cách đã học( Bt3).
GDKNS: Các kĩ năng cơ bản được GD : kiểm soát cảm xúc, quản lí thời gian, lắng nghe tích cực.
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
2 học sinh đọc bài viết về một con vật nuôi.
- Đọc thời gian biểu buổi tối của em	
B.Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
2.Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 1 học sinh nêu yêu cầu .Học sinh quan sát tranh.
1 học sinh đọc lời nói của cậu bé.
-Lời nói của bạn nhỏ thể hiện thái độ gì?
-Một số học sinh nói lại lời cậu bé
Bài 2: 1 học sinh đọc yêu cầu.
-Học sinh nối tiếp nói câu của mình.
Giáo viên sửa câu về nghĩa và từ
Bài 3: Học sinh làm bài vào vở.
-Học sinh đọc đoạn văn.
-Lập thời gian biểu vào vở.
-Giáo viên treo bảng phụ lên chữa bài.Cả lớp nhận xét
IV.Cũng cố dặn dò:
	Tuyên dương những học sinh viết tốt
 ------------------------------------------------------------
Tiết 3 Đạo đức
Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ( T)
I. Mục tiêu: -
- Nêu được lợi ích của việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 -Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp , đường làng, ngõ xóm. 
 - hiểu được lợi ích của việc giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự vệ sinh ở trường, lớp , đường làng, ngõ xóm
 và những nơi công cộng khác.
* GDKNS: Kĩ năng hợp tác với mọi ngời trong việc giữ gìn trật tự , vệ sinh nơi công cộng.
II. Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài :
2. Thực hành giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tình hình trật tự vệ sinh nơi công cộng: Cung văn hóa thiếu nhi.
? Nơi này dùng để làm gì?
? Vệ sinh nơi đây có được tốt không?
? Vì sao các em cho là như vậy?
 ? Mọi người cần làm gì để giữ trật tự vệ sinh nơi này? 
- Học sinh thực hành dọn vệ sinh
III. Củng cố - dặn dò:
 Mỗi chúng ta cần có ý thức giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng
 -------------------------------------------------
Tiết 4
Âm nhạc
 Gv chuyên biệt dạy
 ------------------------------------------------
Tiết 5
Sinh hoạt tập thể
Sinh hoạt lớp
1. Nhận xét công tác tuần 17
-Vệ sinh trực nhật tốt
- Mặc đồng phục đúng quy định
-Phát huy tốt phong trào xây dựng bài, đọc to rõ ràng
Tuyên dương : 
-Tồn tại: Một số bạn chưa chú ý nghe giảng: 
2. Công tác tuần tới:
-Chuẩn bị ôn tập tốt cho kì thi định kì	
-Tiếp tục rèn nề nếp viết chữ đẹp
- Đi học đúng giờ
 -----------------------------------------------***-----------------------------------------
	 Buổi 2
Tiết 1
Luyện toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 - Củng cố cộng trừ nhẩm trong bảng - Cộng trừ các số trong phạm vi 100. 
 - Tìm số hạng chưa biết. Tìm số bị trừ, số trừ. Giải bài toán về ít hơn, nhiều hơn, hình học.	
II. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài
2. Củng cố lý thuyết
? Nêu cách tìm số bị trừ, số trừ.
? Muốn tìm một số hạng trong một tổng em làm thế nào.
3. Thực hành
Bài 1. Tính nhẩm
	 8 + 2 + 8 =	9 + 1 + 5 = 6 + 4 + 5 =
	 8 + 10 = 9 + 6 = 6 + 9 =
Bài 2. Đặt tính rồi tính
	 37 + 34	90 - 53 100 - 68 56 + 28 52 - 43
Bài 3. Tìm x
	38 + x = 60	x - 47 = 39	82 - x = 45 x - 39 = 25
Bài 4. Lớp 2C có 10 bạn nam. Số nữ nhiều hơn nam là 6 bạn. Hỏi lớp 2C có bao nhiêu bạn nữ?
Bài 5. Vẽ đoạn thẳng AB dài 1 dm.
 GV theo dõi HS làm bài, chấm, chữa bài.
III. Tổng kết - dặn dò.
 --------------------------------------------------------
Tiết 3
Tự học
Hoàn thành bài tập
I. Mục tiêu: 
 Củng cố giúp hs hoàn thành bài tập đã học.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn hs hoàn thành bài tập toán (sgk) bài ôn tập về đo lường.
2. Hướng dẫn hoàn thành bài tập làm văn: Ngạc nhiên thích thú. Kể về anh chị- lập thời gian biểu.
 Hs nêu đề bài. GVtheo dõi hs làm bài.
3. Chấm bài – Gọi hs chữa bài.
IV . Nhận xét - dặn dò :
 ------------------------------------------------------------------------------------------------ 
 Thứ ba, ngày 15 tháng 12 năm 2009
 Buổi 1
Tiết 1 Thể dục
Trò chơi: Bịt mắt bắt dê, Nhóm ba, nhóm bảy
I. Mục tiêu: 
- Ôn hai trò chơi : “Bịt mắt bắt dê- Nhóm 3, nhóm 7 ”
- Yêu cầu hs biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II . Địa điểm- phương tiện: 
- Sân trường, vệ sinh an toàn nơi tập – 1 còi, kẻ vòng tròn đồng tâm bán kính 3m- 3,5 m.
iii. Hoạt động dạy học : 
1. Phần mở đầu: 
- Tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
- Dậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1- 2.
- Đi dắt tay nhau chuyển thành đội hình vòng tròn, quay mặt vào tâm, dãn cách hàng để tập bài thể dục.
- Ôn bài thể dục : Mỗi động tác 2 x 8 nhịp- Cán sự lớp điều khiển sau đó tập thi giữa các tổ.
2. Phần cơ bản: .
 a. Ôn trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”. Đội hình vòng tròn.
 Cán sự lớp điều khiển trò chơi. Giáo viên theo dõi sữa chữa, bổ sung cách chơi.
b. Ôn trò chơi “ nhóm 3, nhóm 7”: 
- Hs nêu lại cách chơi- giáo viên tổ chức hs chơi , hs vừa chơi kết hợp đọc vần điệu trò chơi.
3. Phần kết thúc: - Đi đều và hát – cúi người thả lỏng.
- Trò chơi: Đi theo nhịp vỗ tay có nghiêng đầu và thân sau đó nhảy sang phải hoặc trái.
- Nhận xét giờ học – dặn dò.
kết quả công việc tốt nhất- dặn dò 
 ----------------------------------------------------
 Thứ năm, ngày 17 tháng 12 năm 2009
 Buổi 1 
Tiết 1
 Thể dục
Trò chơi: “Vòng tròn – Bỏ khăn”
I. Mục tiêu: 
- Ôn hai trò chơi đã học, yêu cầu hs tham gia trò chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm: 
- Sân trường, còi, cờ – Kẻ sân trò chơi.
III. Hoạt động dạy học :
1. Phần mở đầu: 
- Tập hợp lớp phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
- Khởi động : đứng tại chỗ vỗ tay và hát, xoay các khớp cổ tay chân, giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp .
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên 60- 80 m, chạy tiếp tục chuyển thành đội hình vòng tròn, vừa đi vừa hít thở sâu.
- Ôn bài thể dục phát triển chung mỗi động tác 2x 8 nhịp.
2. Phần cơ bản: 
a. Ôn trò chơi “ Vòng tròn” 
- Nêu tên trò chơi.
- Điểm số 1- 2 theo vòng tròn để nhận biết số .
 Ôn cách nhảy chuyển từ 1 vòng tròn thành 2 vòng tròn và ngược lại theo lệnh.
- Đi nhún chân kết hợp vỗ tay, nghiêng đầu và thân như múa 7 bước, đến bước thứ 8 nhảy chuyển đội hình.
- Đứng quay mặt vào tâm học 4 câu vần điệu kết hợp vỗ tay.
 “ Vòng tròn, vòng tròn
 Từ một vòng tròn
 Chúng ta cùng chuyển
 Thành hai vòng tròn”.
- Đọc vần điệu nhún chân, nghiêng thân, đến nhịp thứ 8 thì nhảy sang trái( số 1), nhảy sang phải( số 2).
b. Ôn trò chơi: " Bỏ khăn”: 
 Hs nêu lại cách chơi, luật chơi .
 Gv tổ chức hs chơi theo đội hình vòng tròn, bổ sung cách chơi.
3. Phần kết thúc:
 Cúi người thả lỏng
 Nhận xét tiết học- dặn dò.
	Tiết 3
Hướng dẫn thực hành
T/c : Luyện gấp cắt dán bb giao thông chỉ lối đi ngược chiều 
i. Mục tiêu:
Luyện cũng cố giúp hs biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi ngược chiều đúng đẹp.
ii. Đồ dùng: 
- Giấy màu, keo, kéo.
iii. Hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
2. Thực hành : Tổ chức hs thực hành gấp, cắt, dán biển báo giao thông chỉ lối đi ngược chiều.
a. Quan sát nhận xét : cho hs quan sát mẫu biển báo giao thông chỉ lối đi ngược chiều bằng giấy màu. Hs nêu lại các bước gấp, cắt dán biển báo giao thông
Gọi 1 hs nhận xét .
b. Hs thực hành gấp cắt dán biển báo giao thông chỉ lối đi ngược chiều .
 Gv theo dõi giúp đỡ hs lúng túng.
3. Trưng bày sản phẩm : hs trình bày sản phẩm của mình .
 Gv lớp nhận xét đánh giá sản phẩm : đúng, đẹp.
IV. Nhận xét tiết học: 
 Khen ngợi hs có sản phẩm đẹp .
HDTH
TNXH: phòng tránh té ngã khi ở trường
i. Mục tiêu: - Luyện củng cố giúp hs biết những hoạt động dễ gây ngã và nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
- Có ý thức trong việc chọn và chơi những trò chơi để phòng tránh té ngã khi ở trường. 
ii. Hoạt động dạy học:
A. Giới thiệu bài : 
B. Củng cố kiến thức :
1. Hoạt động chung cả lớp .
? Thảo luận nêu tên những trò chơi, những hoạt động dễ gây té ngã nguy hiểm cho bản thân và cho những người khác.
? Nêu tên những trò chơi phòng tránh được té ngã khi ở trường.
2. Liên hệ hs: 
- Em đã biết cách phòng tránh té ngã khi ở trường như thế nào?
Hs nêu cụ thể những hoạt động, những trò chơi lành mạnh em đã chơi.
Em đã biết khuyên bạn nh thế nào khi bạn chơi trò chơi nguy hiểm?
- Hs nêu, gv, lớp nhận xét bổ sung. 
3. Nhận xét chung tiết học: 
 - Khen ngợi hs ngoan, biết cách phòng tránh té ngã khi ở trường. 
Tiết 3
 Luyện thể dục
 Luyện trò chơi: Bịt mắt bắt dê - Nhóm 3, nhóm 7 
I. Mục tiêu: 
 - Luyện củng cố giúp hs biết chơi chủ động, thành thạo trò chơi: “Bịt mắt bắt dê - Nhóm 3, nhóm 7” .
ii. Địa điểm: - Sân trường, còi, khăn- kẻ sân trò chơi.
II. Hoạt động dạy học :
 1. Mở đầu: Tập hợp lớp phổ biết nội dung yêu cầu tiết học.
 Khởi động: Chạy tại chỗ, xoay các khớp cổ tay, cổ chân, chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên 60 đến 80 m.
- Ôn bài thể dục phát triển chung – mỗi động tác 2 x 8 nhịp.
2. Cơ bản: .
a. Ôn trò chơi “ Bịt mắt bắt dê”: - Hs nêu lại cách chơi- Chọn hs làm dê, hs bắt dê - tổ chức hs chơi- gv theo dõi và tham gia chơi với hs. 
b. Ôn trò chơi “Nhóm 3, nhóm 7”.
- Nêu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi, hướng dẫn hs chơi- theo dõi bổ sung.
3. Kết thúc: 
 - Nhảy thả lỏng, cúi người thả lỏng ( 6 lần).
 - Hệ thống bài, nhận xét tiết học ,dặn dò. 
II. hoạt động dạy học:
1. Điền các từ chỉ vật, con vật thích hợp ( ở trong ngoặc ) vào từng chỗ trống để hoàn chỉnh những cách nói so sánh sau:
	Khỏe như. Nhanh như
	Chậm như. Trắng như..
	Đỏ như.
 ( trâu, cắt, rùa, bông, son)
2. Quan sát vật thật và tìm cách nói so sánh để hoàn chỉnh những câu sau:
	- Đôi mắt chú gà trống long lanh như..
	- Cặp sừng trâu cong cong như hình
	- Đàn gà con có bộ lông vàng óng như .
Học sinh làm bài. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm. Chữa bài
III. Củng cố - dặn dò:
GV nhận xét chung giờ học

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 17.doc