Giáo án Lớp 2 tuần 16 - Trường tiểu học Đức Yên

Giáo án Lớp 2 tuần 16 - Trường tiểu học Đức Yên

Tâp đọc

TIẾT 46, 47: CON CHÓ NHÀ HÀNG XÓM

I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết ngắt nhỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu nội dung: Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ.

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1 - Kiểm tra :

- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài “Bé Hoa” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.

- GV nhận xét, cho điểm.

 

doc 15 trang Người đăng duongtran Lượt xem 987Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 16 - Trường tiểu học Đức Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 21 tháng 12 năm 2009
 Tâp đọc
Tiết 46, 47: CON CHó NHà HàNG XóM
I- yêu cầu cần đạt 
- Biết ngắt nhỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung: Sự gần gũi, đáng yêu của con vật nuôi đối với đời sống tình cảm của bạn nhỏ.
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
II- Đồ dùng dạy học
-Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK
III- Các hoạt động dạy học 
1 - Kiểm tra : 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc bài “Bé Hoa” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
2- Dạy bài mới :
HĐ1: Giới thiệu bài :
- Bài đọc mở đầu chủ điểm Bạn trong nhà là truyện Con chó nhà hàng xóm. Qua bài đọc này các em sẽ thấy tuổi thơ không thể thiếu tình bạn với các vật nuôi trong nhà. Những người bạn ấy làm cho cuộc sống của các em thêm đẹp, thêm vui.
- GV ghi mục bài lên bảng. 
HĐ2:Luyện đọc :
- GV đọc mẫu toàn bài 
- GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. 
+ Đọc từng câu: HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 
 Đọc đúng các từ : nhảy nhót, tung tăng, thân thiết, vẫy đuôi, rối rít.
+ Đọc từng đoạn trước lớp:
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. Chú ý cách ngắt, nghỉ hơi và nhấn giọng ở một số câu sau: 
Bé rất thích chó / nhưng bé không nuôi con nào. //
Cún mang cho bé / khi thì tờ báo hay cái bút chì, / khi thì con búp bê//
Nhìn bé vuốt ve Cún,/ bác sĩ hiểu/ chính Cún đã giúp bé mau lành.
- Kết hợp giải nghĩa các từ có chú giải sau bài đọc: tung tăng, mắt cá chân, bó bột, bất động
+ Đọc từng đoạn trong nhóm.
+ Thi đọc giữa các nhóm.
+ Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2
tiết 2
HĐ3: Tìm hiểu bài
- GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng đoạn cả bài, trả lời các câu hỏi 
Câu 1: Bạn của bé ở nhà là ai? 
(Cún Bông, con chó của bác hàng xóm)
Bé và Cún Bông chơi đùa với nhau như thế nào?
(Nhảy nhót, tung tăng khắp vườn)
Câu 2: Vì sao bé bị thương? 
(Bé mãi chạy theo Cún, vấp phải một khúc gỗ và ngã)
- Khi bé bị thương Cún đã giúp bé như thế nào?
 (Cún chạy đi tìm mẹ của bé đến giúp)
Câu 3: Những ai đến thăm bé? 
(Bạn bè đến thăm, kể chuyện, tặng quà).
- Vì sao bé vẫn buồn? (Bé nhớ Cún Bông).
Câu 4 : Cún đã làm gì cho bé vui? ( Cún chơi với bé...)
Câu 5 : Bác sĩ nghĩ rằng vết thương của bé mau lành là nhờ ai?(Nhờ Cún Bông).
- Hỏi: Câu chuyện này giúp em hiểu điều gì?
- HS thảo luận rồi trình bày trước lớp.
GVKL: Câu chuyện ca ngợi tình bạn thắm thiết giữa bé và Cún Bông. Cún Bông mang lại niềm vui cho Bé, giúp bé mau lành bệnh.
 Các vật nuôi trong nhà là bạn của trẻ em.
HĐ4: Luyện đọc lại :
- Các nhóm tự phân vai đọc ( Người dẫn chuyện, Bé và mẹ).
- Thi đọc trước lớp.
- Nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
HĐ5:- Củng cố, dặn dò :
- Nhắc lại nội dung câu chuyện.
- Về nhà đọc lại chuyện, chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
Toán
Tiết 76: NGàY GIờ
I- yêu cầu cần đạt
 - Nhận biết một ngày có 24 giờ, 24 giờ trong một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.
- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
- HS cả lớp làm được BT1, BT3.
- HS khá giỏi làm thêm được các Bt còn lại.
II- Đồ dùng dạy học
- Mặt đồng hồ bàng bìa có kim ngắn, kim dài
- Đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử.
III- Hoạt động dạy học
1- Khởi động: 
- GV: Mỗi ngày có ban ngày và ban đêm, hết ngày rồi đến đêm. Ngày nào cũng có buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi tối.
- Hỏi một số HS : Lúc 5 giờ 30 phút sáng em đang làm gì?
 Lúc 12 giờ trưa em đang làm gì?
 Lúc 5 giờ chiều em đang làm gì? 
 Lúc 7 giờ tối em đang làm gì?
Mỗi lần HS trả lời GV quay kim trên mặt đồng hồ và chỉ đúng thời điểm của câu trả lời.
2- GV giới thiệu tiếp 
- Một ngày có 24 giờ; một ngày được tính bắt đầu từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Hướng dẫn HS đọc bảng phân chia thời gian trong ngày (HS đọc trong SGK).
- Hỏi: 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ ?(14 giờ)
 23 giờ còn gọi là mấy giờ? (11 giờ đêm)
 18 giờ còn gọi là mấy giờ? (6 giờ chiều)
- GV cho HS xem đồng hồ (2 phần) có 24 giờ.
3- Thực hành
- HS làm bài tập 1, 2, 3 ở VBT. 
- GV theo dõi - hướng dẫn.
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập: Số?
- Yêu cầu HS nêu cách làm.
- Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ?
- Điền số mấy vào chỗ chấm?
- HS làm những câu còn lại. 
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2: Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh?
- Hỏi: Các bạn nhỏ đến trường lúc mấy giờ?
(Lúc 7 giờ sáng)
- Đồng hồ nào chỉ 7 giờ sáng 
- Yêu cầu làm những câu còn lại
Bài 3: Viết tiếp vào chỗ chấm
- GV giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó cho HS đối chiếu để làm bài.
- Nhận xét
4- Chữa bài.
5- Củng cố, dặn dò
........................................................................
Thứ ba ngày 22 tháng 12 năm 2009
Toán
Tiết 77: THựC HàNH XEM Đồng hồ
i-yêu cầu cần đạt
- Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối.
- Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ, 23 giờ
- Nhận biết các hoạt đọng sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian.
- HS cả lớp làm được BT1, BT3.
- HS khá giỏi làm thêm được các Bt còn lại.
II- Đồ dùng dạy học:
- Mặt đồng hồ bàng bìa có kim ngắn, kim dài
- Đồng hồ để bàn, đồng hồ điện tử.
III- Hoạt động dạy học
Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 HS lên bảng và hỏi:
Một ngày có bao nhiêu giờ? Hãy kể tên các giờ của buổi sáng?
Em thức dậy lúc mấy giờ, đi học lúc mấy giờ? Hãy quay kim đồng hồ chỉ lần lượt các giờ đó?
- Nhận xét, ghi điểm
- Một số HS trả lời câu hỏi sau:
- Một ngày có mấy giờ? 22 giờ tức mấy giờ đêm?
- 14 giờ tức mấy giờ chiều? 17 giờ tức mấy giờ chiều?
HĐ2- Thực hành :
HS làm bài tập 1, 2, 3 ở SGK
- GV theo dõi.
Bài 1 : HS quan sát tranh, liên hệ giờ ghi trên bức tranh, xem đồng hồ rồi đánh dấu ở tranh minh hoạ nội dung.
Treo tranh 1 và hỏi: Bạn An đI học lúc mấy giờ?
Đồng hồ nào chỉ lúc 7 giờ sáng?
Tiến hành tương tự những tranh còn lại.
Bài 2: - HS đọc yêu cầu: Câu nào đúng? Câu nào sai?
 - Muốn biết câu nào đúng câu nào sai ta phải làm gì?
HS quan sát nêu miệng, ghi câu trả lời vào vở.
- Tiến hành tương tự những tranh còn lại.
Bài 3: Một số HS thực hành - số khác theo dõi nhận xét.
- Nếu còn thời gian cho HS xem giờ trên đồng hồ thật.
HĐ3- Chữa bài.
HĐ4- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
Chính tả
Tiết 31: tập chép: Con chó nhà hàng xóm
I- yêu cầu cần đạt
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài văn xuôi.
- Làm đúng BT2, BT3 a/ b.
II- Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ viết nội dung cần chép, viết bài tập 2. VBT
 III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra :
- Gọi 2 HS lên bảng, còn lại viết vào bảng con những từ ngữ sau: lấp lánh, nặng nề, khiêm tốn, miệt mài.
- Nhận xét, bổ sung.
 B- Dạy bài mới:
HĐ1: Hướng dẫn tập chép
a- Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV treo bảng phụ đã viết sẵn đoạn chính tả, gọi 2 HS đọc.
Trả lời các câu hỏi sau:
- Vì sao từ “Bé” trong bài phải viết hoa? ( Tên riêng).
- Cho HS viết vào bảng con : quấn quýt, bị thương, mau lành...
 b. Hướng dẫn HS chép vào vở
- GV theo dõi, uốn nắn (tư thế ngồi viết, tay cầm bút).
HĐ2: Chấm bài, chữa lỗi
HĐ3: - Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 2: 1 HS đọc yêu cầu cả lớp đọc thầm.
- Tìm tiếng có vần ui hoặc tiếng có vần uy. 
- HS tự tìm, viết vào vở nháp. Đọc trước lớp.
- GV và HS nhận xét, bổ sung.
Bài 3: HS lựa chọn làm bài.
Các nhóm tìm nhanh ghi vào bảng phụ. Treo lên bảng, đọc các từ đã tìm được.
Ví dụ: a. chăn, chiếu, chõng, chảo, chum, ché
b. nhảy nhót, mảI, kể chuyện, hỏi, thỉnh thoảng, chạy nhảy
HĐ4:Củng cố , dặn dò:
GV nhận xét tiết học, khen những HS chép bài chính tả sạch đẹp
Kể chuyện
Tiết 16: con chó nhà hàng xóm
I- yêu cầu cần đạt 
- Dựa theo tranh kể lại được đủ ý từng đoạn của câu chuyện.
- HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
A- Kiểmtra : 
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau kể lại câu chuyện “Hai anh em”.
- 1 HS nêu ý nghĩa của câu chuyện này.
- GV nhận xét cho điểm.
B- Dạy bài mới :
HĐ1- Giới thiệu bài :
- GV giới thiệu và ghi mục bài lên bảng: Tiết học này cô sẽ hướng dẫn các con dựa theo tranh kể lại được đủ ý từng đoạn của câu chuyện và kể lại được toàn bộ câu chuyện.
HĐ2- Hướng dẫn kể chuyện : 
a- Kể từng đoạn của câu chuyện theo tranh.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu 
- GV hướng dẫn HS nêu vắn tắt từng tranh.
Tranh 1: Bé cùng Cún Bông chạy nhảy tung tăng khắp vườn.
Tranh 2: Bé vấp ngã, bị thương, Cún chạy đi tìm người giúp.
Tranh 3: Bạn bè đến thăm Bé.
Tranh 4: Cún Bông làm cho Bé vui trong những ngày Bé bị bó bột.
Tranh 5: Bé khỏi đau lại vui đùa với Cún Bông.
- Kể trong nhóm: 
- Kể trước lớp, các nhóm thi kể từng đoạn trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung.
b- Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Một số HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét về cách diễn đạt, điệu bộ, nét mặt.
- GV và HS nhận xét, bình chọn người kể hay nhất.
- HS xung phong thi kể lại câu chuyện bằng lời của mình.
HĐ3- Củng cố , dặn dò:
- Gọi 1 HS nêu lại ý nghĩa của câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
-Về nhà tập kể lại câu chuyện.
Đạo đức 
Tiết 16: giữ gìn Vệ SINH NƠI CÔNG CộNG ( TIếT 1)
I- yêu cầu cần đạt
- Nêu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Thực hiện giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm.
- HS khá giỏi hiểu được lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Nhắc nhở bạn bè cùng giữ trật tự, vệ sinh ở trường, lớp, đường làng, ngõ xóm và những nơi công cộng khác.
II- Tài liệu, phương tiện
- VBT đạo đức.
III- Hoạt động dạy học
Tiết 1
A- Khởi động:
- Cho cả lớp hát “Em yêu trương em”.
B- Các hoạt động dạy học.
HĐ1: Phân tích tranh
- Cho HS quan sát tranh ở bài tập 1 theo nhóm đôi rồi thảo luận các câu hỏi dưới tranh.
- Các nhóm trình bày (1 em hỏi, 1 em trả lời).
GVKL: Một số HS chen lấn, xô đẩy như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ. Như thế là làm mất trật tự nơi công cộng.
HĐ2 : Xử lí tình huống.
- GV giới thiệu tình huống qua tranh ở bài tập 2.
- Các nhóm ... c.
Tự nhiên và xã hội
Tiết 16: CáC THàNH VIÊN TRONG NHà trường
I- yêu cầu cần đạt
- Nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường.
II- Đồ dùng dạy học
- Các hình vẽ trong SGK trang 34, 35. VBT.
III- Hoạt động dạy học
1- Kiểm tra: 
- HS nêu các phòng có trong nhà trường.
2- Bài mới:
HĐ1 : Làm việc với SGK theo nhóm 4.
- GV phát cho mỗi nhóm một bộ bìa ghi tên các thành viên trong nhà trường.
- Hướng dẫn HS quan sát các hình vẽ trong SGK rồi gắn từng tấm bìa vào hình vẽ cho phù hợp.
- HS nói về công việc của từng thành viên và vai trò của họ đối với trường học.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
GVKL: Trong trường Tiểu học gồm có các thành viên: Thầy, cô giáo, HS, hiệu trưởng, hiệu phó và các cán bộ nhân viên khác.
 Thầy (cô) hiệu trưởng, hiệu phó là những người quản lí, lãnh đạo nhà trường, thầy(cô) giáo dạy HS, bác bảo vệ trông coi giữ ginf trường lớp.
HĐ2 : Thảo luận về các công việc của họ trong nhà trường- HS hỏi và trả lời trong nhóm về:
- Trong trường bạn biết những thành viên nào? Họ làm những việc gì?
- Nói về tình cảm , thái độ của bạn đối với các thành viên đó.
- Để thể hiện lòng yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường bạn sẽ làm gì?
- Đại diện nhóm trình bày trước lớp- Nhận xét bổ sung.
GVKL: HS phải biết kính trọng và biết ơn tất cả các thành viên trong nhà trường.
- HS làm bài tập vào vở BT.
HĐ3 : Trò chơi “ Đó là ai”?
- 1 HS nêu thông tin, 1 HS khác đoán đó là ai.
 Ví dụ: Người thường xuyên trong coi trường lớp. Ngưới đó là ai?(Bác bảo vệ)
3 - Củng cố- dặn dò: - GV nhận xét tiết học.
Thứ năm ngày 24 tháng 12 năm 2009
Toán
Tiết 79: THựC HàNH XEM LịCH 
I- yêu cầu cần đạt 
Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần lễ.
- HS cả lớp làm được BT1, BT2.
- HS khá giỏi làm thêm được các BT còn lại.
II- Đồ dùng dạy học
- Các loại lịch lịch.
III- Các hoạt động dạy học
1- Bài cũ: Kiểm tra một số HS nói về các ngày của tháng 11, 12.
H? 1 tuần lễ có mấy ngày?
- Nhận xét, ghi điểm.
2- Thực hành:
- GV hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập trong SGK.
Bài 1: Quan sát tờ lịch tranh tháng 1 ghi tiếp các ngày còn thiếu vào tháng.
Hỏi tháng 1 có mấy ngày? (Tháng 1 có 31 ngày).
Ngày đầu tiên của tháng 1 là thứ mấy? (thứ 5)
Ngày cuối cùng của tháng 1 là thứ mấy, ngày mấy? (thú 7, ngày 31)
Bài 2 : HS quan sát tờ lịch tháng tư : Em hãy nhìn vào và rả lời các câu hỏi SGK.
VD: Thứ 6 trong tháng 4 là ngày 2; ngày 9; ngày 23 và ngày 30.
- GV hướng dẫn HS khoanh vào các ngày 20/4; 30/4; 15/4; 1/4.
- Cho 1 HS làm bài ở bảng phụ.
- GV theo dõi.
3- Chấm, chữa bài:
4- Củng cố, dặn dò:
Trò chơi: Tìm tháng có 31 ngày?
HD học sinh cách tìm nắm bàn tay và đếm.
Dặn tìm các tờ lịch tháng khác và xem ngày 31/5 là ngày thứ mấy? 8/3;19/5 là ngày thứ mấy?
Tập viết
Tiết 16: chữ hoa o
I- yêu cầu cần đạt
- Viết đúng chữ hoa O (1 dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Ong (1 dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ), Ong bay bướm lượn (3 lần).
II- Đồ dùng học tập
- Mẫu chữ viết hoa, bảng phụ, vở tập viết.
III- Các hoạt động dạy học 
A- Kiểm tra :
- GV kiểm tra vở tập viết học sinh viết ở nhà.
- Cho HS viết vào bảng con chữ “N ”.
B- Bài mới :
1- Giới thiệu bài: 
Tiết học này các em sẽ viết chữ hoa O (1 dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Ong (1 dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ), Ong bay bướm lượn (3 lần).
2- Hướng dẫn viết chữ hoa :
- GV treo mẫu chữ hoa O lên bảng.
a. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ về độ cao, các nét, cách viết.
- Chữ O cỡ vừa cao mấy li, gồm mấy nét?
- Chữ O cỡ vừa cao 5li, gồm 1 nét cong kín.
- GV viết mẫu lên bảng. HS theo dõi.
b- Hướng dẫn HS viết chữ O trên bảng con.(2, 3 lượt). 
c- Hướng dẫn HS viết cụm từ ứng dụng.
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng “Ong bay bướm lượn”.
- Gọi một HS đọc cụm từ trên, cả lớp theo dõi .
- GV giúp HS hiểu: Tả ong, bướm đi tìm hoa rất đẹp và thanh bình.
- Hướng dẫn HS quan sát nhận xét về độ cao, khoảng cách viết các con chữ.
- Độ cao các chữ cái O, g, b, y,l cao 2.5 li; các chữ còn lại cao 1 li.
Cách nối nét giữa các con chữ: nét 1 của chữ n nối với cạnh phảI của chữ O
- HS viết chữ “Ong”trên bảng con.
4- Hướng dẫn HS viết vào vở tập viết.
(Theo yêu cầu ở vở tập viết).
5- Chấm bài, chữa lỗi.
6- Củng cố, dặn dò: 
+ GV nhận xét tiết học.
.................................................................
Thứ sáu ngày 25 tháng12 năm 2009
Toán
Tiết 80: Luyện tập chung
I- yêu cầu cần đạt
- Biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ; ngày, tháng.
- Biết xem lịch.
- HS cả lớp làm được BT1, BT2.
- HS khá giỏi làm thêm được các BT còn lại.
II- Đồ dùng dạy học
-Tờ lịch, mô hình đồng hồ. Bảng phụ, VBT.
III- Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS nêu các tháng có 31 ngày, các tháng có 30 ngày.
2 –Luyện tập : 	
GV tổ chức cho HS lần lượt làm các bài tập trong SGK.
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu: Đồng hồ nào ứng với mỗi câu sau:
- GV yêu cầu HS quan sát đồng hồ trả lời câu hỏi vào vở bài tập.
- Em tưới cây lúc mấy giờ? (5 giờ)
- Đồng hồ nào chỉ 5 giờ?
- HS làm bài 
- GV theo dõi.
Bài 2a: Yêu cầu HS viết tiếp các ngày còn thiếu vào tờ lịch tháng năm (có 31 ngày). 
- HS tự làm bài rồi chữa bài. 
- 1 HS làm ở bảng phụ.
 Bài 2b: - Gọi HS đọc yêu cầu : Xem tờ lịch trên rồi cho biết: 
- Gọi HS nêu ngày 1 tháng 5 là thứ mấy?
- Tháng 5 có mấy ngày thứ 7, đó là những ngày nào?(1, 8, 15, 22, 29).
Bài 3: Yêu cầu HS thực hành trên đồng hồ.
- HS làm bài GV theo dõi.
3- Chấm bài, chữa lỗi.
4- Cũng cố, dặn dò.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS làm bài tốt, trình bày sạch đẹp.
- Dặn HS học thuộc các bảng trừ đã học.
Chính tả
Tiết 32: TRÂU ƠI
I- yêu cầu cần đạt
- Nghe – viết bài chính tả, trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát.
- Làm được BT2, BT3 a/ b.
II- Đồ dùng dạy học
 - Bảng phụ. Vở bài tập
 III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra :
- Gọi 2 HS lên bảng, còn lại viết vào bảng con những từ ngữ sau:
 (múi bưởi, tàu thuỷ, đen thui, khuy áo, quả núi,vẫy đuôi)...
- GV nhận xét, sữa sai.
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn nghe viết.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc một lần bài ca dao. Gọi 2 HS đọc lại.
Hỏi: Bài ca dao là lời của ai nói với ai? (Lời người nông dân nói với con trâu như nói với một người bạn thân thiết)
- Bài ca dao cho em thấy tình cảm của người nông dân ví con trâu như thế nào? (Người nông dân rất yêu quý trâu, trò chuyện tâm tình với trâu như với một người bạn)
b- Hướng dẫn HS nhận xét: 
- Bài ca dao có mấy dòng? (6 dòng)
- Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?
- Bài ca dao viết theo thể thơ nào? ( hơ lục bát- Dòng 6, dòng 8)
- GV hướng dẫn HS cách trình bày sao cho mỗi dòng thơ đều được viết vào giữa trang.
- HS tập viết vào bảng con những tiếng dễ sai.
- GV đọc, HS chép bài vào vở.
- GV theo dõi, uốn nắn (tư thế ngồi viết, tay cầm bút)
c- Chấm bài, chữa lỗi
3- Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, HS khá làm mẫu cho cả lớp hiểu cách làm
- Cả lớp làm vào VBT.
- Chữa bài: GV giúp HS sữa cách viết sai, cách viết đúng là (bay, chảy, sai). 
Bài 3 ( Lựa chọn)
- GV nêu yêu cầu bài. 
- HS làm theo nhóm. Bài tập 3a (Hoặc 3b)
- HS nêu bài làm.
- Lớp nhận xét, bổ sung 
- GV kết luận
4- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, khen những HS chép bài chính tả sạch đẹp.
- Nhắc nhở những HS viết bài chưa đẹp, hay sai lỗi chính tả.
Tập làm văn
Tiết 16: KHEN NgợI - Kể NGắN Về CON VậT 
lập thời gian biểu
I-yêu cầu cần đat
- Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen (BT1)
- Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà (BT2).
- Biết lập thời gian biểu (nói hoặc viêt) một buổi tối trong ngày (BT3).
II- Đồ dùng dạy học
- Bút dạ, giấy khổ to để HS làm bài tập 3. 
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra :
- Gọi 2 HS làm lạibài tập 3 của tiết trước.
- Nhận xét. cho điểm.
B- Bài mới:
1- Giới thiệu bài:
- GV nêu mục đích yêu cầu tiết học: Tiết học này cô sẽ hướng dẫn các em dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen. Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà. Biết lập thời gian biểu (nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày.
2- Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1( miệng).
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập, cả lớp đọc thầm.
- HS làm vào giấy nháp. 
- HS trình bày trước lớp.
- GV và HS khác nhận xét, bổ sung
Lời giải: Chú cường mới khỏe làm sao!
Lớp mình hôm nay sạch quá!
Bạn Nam học giỏi thật!
Bài tập 2 (miệng): 
- GV nêu yêu cầu, giải thích yêu cầu: Kể về vật nuôI (yêu cầu HS chỉ nói những điều đơn giản khoảng 3 đến 5 câu). 
- HS xem tranh minh hoạ các vật nuôi trong SGK, chọn kể chân thực về một vật nuôi mà em biết.
- HS trình bày trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- Chọn người kể hay nhất.
Bài tập 3 : (viết).
- HS đọc yêu cầu (Lập thời gian biểu buổi tối của em).
- GV nhắc HS chú ý: Nên lập thời gian biểu đúng như trong thực tế.
- Hai HS làm mẫu, GV nhận xét.
- HS làm vào VBT- 3 HS làm bài vào giấy khổ to.
- Nhận xét, bổ sung.
3- Củng cố: 
- Nhận xét tiết học, bài viết của HS. 
- Tuyên dương những HS làm bài hay, trình bày đẹp.
- Yêu cầu HS về nhà tập lập thời gian biểu hàng ngày.
4. Củng cố, dặn dò. Giáo viên nhận xét chung 
Sinh hoạt lớp
Nhận xét, đánh giá cuối tuần
I. yêu cầu cần đạt
 - Nhận xét, đánh giá các hoạt động trong tuần.
 - Xây dựng kế hoạch tuần tới.
II. Các hoạt động dạy học
 - Giới thiệu tiết sinh hoạt.
HĐ1: Đánh giá kết quả hoạt động của lớp trong tuần.
 - Lớp trưởng điều hành .Yêu cầu tổ trưởng lên nhận xét từng cá nhân trong tổ.
*Về nề nếp, học tập và các hoạt động khác.
- Bình chọn cá nhân xuất sắc đề nghị tuyên dương 
- Nhắc nhở các cá nhân còn chậm tiến hay nói chuyện riêng
- Giáo viên nhận xét và cho lớp bình chọn tổ xuất sắc, nhắc nhở các tổ chậm tiến.
HĐ2. Xây dựng kế hoạch tuần tới.
 - GV lớp trưởng lên kế hoạch tuần tới.
 - Các thành viên trong tổ thảo luận, thống nhất kế hoạch.
 - Lớp trưởng thông qua kế hoạch đã được thống nhất.
*GV nhận xét, tuyên dương những cá nhân, tổ xuất sắc, nhắc nhở những cá nhân chậm tiến cần cố gắng hơn.

Tài liệu đính kèm:

  • doclop 2(3).doc