Giáo án Lớp 2 tuần 12 (2)

Giáo án Lớp 2 tuần 12 (2)

Tập đọc

SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA

I. MỤC TIÊU:

 - Biết ngắt nghỉ hơi sau cõu cú nhiều dấu phẩy.

 - Hiểu ND: Tình cảm yêu thương sõu nặng của mẹ đối với con.( trả lời được câu hỏi 1,2,3,4).

- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 5.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh vẽ minh họa

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Giới thiệu chủ điểm và bài học:

 

doc 23 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1412Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 12 (2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
 Thứ hai, ngày 15 tháng 11 năm 2010
 Buổi sáng
Tiết 1. 2
Tập đọc
Sự tích cây vú sữa
I. Mục tiêu: 
 - Biết ngắt nghỉ hơi sau cõu cú nhiều dấu phẩy. 
 - Hiểu ND: tình cảm yêu thương sõu nặng của mẹ đối với con.( trả lời được câu hỏi 1,2,3,4).
- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 5.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tranh vẽ minh họa
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu chủ điểm và bài học: 
2. Luyện đọc:
- Giáo viên đọc toàn bài. Hai học sinh đọc.
- Tìm các từ khó, luyện đọc từ khó: la cà, sự tích, vùng vằng,...
- Đọc nối tiếp câu	
- Đọc nối tiếp đoạn, kết hợp giải nghĩa từ: vùng vằng, la cà, mỏi mắt ,chờ mong.
- Đọc từng đoạn trong nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
? Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi? 
? Vì sao cậu bé quay trở về?
? Khi về nhà không thấy mẹ, cậu bé đã làm gì?
? Chuyện gì đã xảy ra khi đó? 
? Những nét nào ở cây, gợi lên hình ảnh của mẹ?
? Theo em tại sao mọi người lại đặt tên cho cây là cây vú sữa? (Con xin mẹ tha thứ cho con. Con biết lỗi rồi từ nay con sẽ ngoan ngoãn hơn để mẹ được vui lòng, không buồn phiền vi con nữa .)
4. Luyện đọc lại: - Gọi một số học sinh đọc lại cả bài.
IV. Củng cố - dặn dò: 
	? Nếu em là bạn nhỏ, em sẽ nói lời xin lỗi với mẹ như thế nào?
 -----------------------------------------------
Tiết3 Tiếng Anh
 GV chuyên biệt dạy
 -------------------------------------------------
Tiết4	Toán 
 Tìm số bị trừ
I . mục tiêu :
 - Biết tìm x trong cỏc bài tập dạng :x- a= b( Với a,b là cỏc số khụng quỏ hai chữ số )bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phộp tớnh (biết cỏch tỡm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ ).
 -vẽ đoạn thẳng và xỏc định điểm cắt là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau 
và đặt tờn điểm đú . 
 II . Hoạt động dạy học :
A. Bài cũ. GV ghi bảng phép tính 10 - 6 = 4
 ? Nêu tên gọi các thành phần trong phép trừ trên. 
B. Hướng dẫn hs cách tìm số bị trừ chưa biết 
GV nêu bài toán : có một mảnh giấy cắt làm 2 phần. Phần thứ nhất gồm 4 ô vuông. Phần thứ 2 gồm 6 ô vuông.
 ? Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông? ( 10 )
 ? Làm thế nào để ra 10 ô vuông?( lấy 4 + 6 = 10 ô vuông ).
GV gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6. 
 Gọi hs đọc phép tính tương ứng : x – 4 =6 
 ? Để tìm số ô vuông ban đầu, chúng ta làm phép tính gì .( 4 + 6 )
 GV ghi bảng: x - 4 = 6
 x = 6 + 4
 x = 10 
 Gọi 1số hs nhắc lại tên gọi các thành phần trong phép trừ. 
	x - 6 = 4 . > HS rút ra qui tắc tìm số bị trừ .
 Gọi nhiêu hs nhắc lại - gv ghi bảng: Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ. . 
C. Thực hành :
 HS làm các bài tập trong vở bài tập. GV theo dõi chấm chữa bài .
III . Tổng kết- dặn dò :
	GV nhận xét giờ học .
 ------------------------------------------------- 
 Buổi chiều:
Tiết 1
 Luyện Tiếng Việt
Luyện đọc: Sự tích CÂy vú sữa
I . Mục tiêu : Giúp học sinh .
 Tiếp tục rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng và kỹ năng đọc hiểu .
II . hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài .
2. Luyện tập .
 Gọi 1 hs khá đọc mẫu toàn bài. HS đọc nối tiếp từng câu, đoạn:
 HS đọc đoạn , thi đọc cá nhân, giữa các nhóm .
 Đọc toàn bài: gọi một số hs thi đọc kết hợp trả lời các câu hỏi cuối bài .
 GV nhận xét, ghi điểm .
Iii . Tổng kết - dặn dò :
	GV nhận xét chung giờ học .
 ------------------------------------------------ 
Tiết 2
Tự nhiên và xã hội
Đồ dùng trong gia đình
I. Mục tiêu: 
- Biết kể tên một số đồ dùng của gia đỡnh mỡnh .
- Biết cách giữ gỡn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp .
II. Đồ dùng dạy học:
- Các hình vẽ trong sách giáo khoa trang 26, 27.
- Một số đồ chơi: bộ ấm chén, nồi chảo, bàn ghế .
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: 
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
- Phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng.
- Học sinh quan sát hình 1, 2, 3 trang 26
? Kể tên các có trong các hình? Chúng đ ược dùng để làm gì ?
- Một số học sinh trình bày trước lớp .
- Từng nhóm kể tên các đồ dùng trong gia đình ?
- Đại diện các nhóm trình bày .
Hoạt động 2: Thảo luận về: Bảo quản, giữ gìn một số đồ dùng trong nhà .
- Quan sát tranh 4, 5, 6 trang 27 nói các bạn trong mỗi tranh làm gì ? 
? Việc đó có tác dụng gì ?
 Đại diện nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác bổ sung
iv. Củng cố - dặn dò:
	GV nhận xét củng cố dặn dò
-----------------------------------------------
Tiết 3
Mỹ thuật
 GV chuyên biệt dạy
 -----------------------------------------***------------------------------------------
 Thứ ba, ngày 16 tháng 11 năm 2010
Buổi sáng:
Tiết 1	
 Toán
13 trừ đi một số: 13 - 5
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ : 13 – 5. Lập và thuộc bảng trừ 13 trừ đi một số
- Giải toán cú một phép trừ dạng 13 – 5 .
II. Đồ dùng dạy học:
	1 bó và 3 que tính rời, bảng cài
III. Hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu phép trừ : 13 - 5
Lấy 1 bó và 3 que tính, bớt đi 5 que tính. Còn bao nhiêu que tính?
- Học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả
HD: Bớt đi 3 que tính. Thay 1 bó que tính bằng 10 que tính rồi bớt tiếp 2 que nữa, còn 8 que tính.
- Học sinh nêu kết quả:13 – 5 = 8. 
- 1 học sinh lên bảng đặt tính. Cả lớp làm vở nháp.
- Giáo viên hướng dẫn cách thực hiện: 
 13	 - 3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết nhớ 1
 5 	 - 1 trừ 1 bằng 0
 8
2. Xây dựng bảng trừ: 13 – 4= 9
	 ..
	 13 – 9 = 4
 3. Thực hành:
- Học sinh làm bài vào vở, GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho những em chậm.
- Chấm, chữa bài.
Bài 2: Học sinh nêu miệng kết quả, cả lớp theo dõi, nhận xét.
Bài 4: 	Bài giải
Còn lại số xe đạp là:
13 – 6 = 7 ( xe đạp)
Đáp số: 7 xe đạp
IV. Củng cố- dặn dò: Học thuộc bảng trừ 13 trừ đi một số.
---------------------------------------------
Tiết 2
Kể chuyện
Sự tích cây vú sữa
I. Mục tiêu: 
- Dựa vào từng ý tóm tắt, kể lại từng đoạn của câu chuyện Sự tớch cõy vỳ sữa.
- HS khỏ giỏi nờu được kết thỳc cõu chuyện theo ý riờng( BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ ghi các câu tóm tắt đoạn 2
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi học sinh nối tiếp nhau kể lại đoạn cuối câu chuyện: Bà cháu
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn kể chuyện:
- Kể lại một đoạn câu chuyện bằng lời của mình?
 - Một số học sinh kể. Cả lớp nhận xét
- Kể phần chính của câu chuyện theo gợi ý .
+ Học sinh kể theo nhóm + Đại diện nhóm thi kể.
- Kể đoạn kết câu chuyện theo mong muốn.
+ Từng cặp kể
 + Đại diện các cặp kể
IV.Củng cố - dặn dò:
 --------------------------------------------------
Tiết 3 	Thể dục
 GV chuyên biệt dạy
 ---------------------------------------------------
Tiết 4	 Chính tả (NV)
 Sự tích cây vú sữa
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết chính xác bài CT Sự tích cây vú sữa .Trỡnh bày đỳng hỡnh thức đoạn văn xuụi. 
- Làm đúng các bài tập phân biệt ng/ ngh, tr/ ch, hoặc ac / at.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng đã chép sẵn quy tắc chính tả ng/ ngh
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
	Cả lớp viết bảng con: con gà, thác ghềnh, ghi nhớ, sạch sẽ, cây xanh
B. Dạy bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn nghe viết:
a. Hướng dẫn chuẩn bị:
- Giáo viên đọc mẫu. 2 học sinh đọc lại
? Từ các cành lá, những đài hoa xuất hiện như thế nào?
? Quả trên cây xuất hiện ra sao?
? Bài chính tả có mấy câu?
- Học sinh viết từ khó: Cành lá, đài hoa, trổ ra, xuất hiện, dòng sữa, căng mịn, óng ánh .
b. Giáo viên đọc, học sinh chép bài vào vở.
- Đổi chéo bài khảo lỗi
c. Chấm chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
Bài 2: Một học sinh đọc yêu cầu:
 - Học sinh viết bài vào vở nháp: người cha, con nghé, suy nghĩ, ngon miệng
 ? Khi nào thì viết ng? Khi nào thì viết ngh?
Bài 3: ac hay at: Bãi cát, các con, lười nhác, nhút nhát
IV. Củng cố - dặn dò:
 -------------------------------------------------------
Buổi chiều
Tiết1	Thủ công
Ôn tập chương 1: kĩ thuật gấp hình
I. Mục tiêu: 
- HS tiếp tục ôn tập, củng cố các kiến thức, kỉ năng về gấp hình ở chương 1.
II. Đồ dùng dạy học:
 Tranh vẽ qui trình của tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời
 Mẫu gấp tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời
III. Hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- Kiểm tra đồ dùng của HS - Nêu lại các bài gấp đã học. 
2. Thực hành gấp:
- Giáo viên cho học sinh nhắc lại các sản phẩm mình đã gấp.
- Quan sát các mẫu gấp: tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời.
- Giáo viên treo tranh quy trình gấp: tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời học sinh quan sát.
- Học sinh thực hành gấp một trong 3 mẫu vừa ôn. Giáo viên theo dõi 
hướng dẫn thêm.
3. Đánh giá sản phẩm:
- Hoàn thành: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ. Gấp hình đúng quy trình
 Gấp hình cân đối, nếp gấp thẳng , phẳng
III. tổng kết- dặn dò:	
	Gv nhận xét chung giờ học .
 ------------------------------------------
Tiết2	 Luyện toán
 Luyện tập
I. Mục tiêu: 
- Củng cố về cách thực hiện phép trừ. Thuộc các bảng trừ đã học. 
- Giải toán, tìm thành phần và kết quả phép trừ.
II. Hoạt động dạy học:
1. Củng cố lý thuyết
? Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào.
? Đọc lại các bảng trừ đã học.
Gọi 2 em lên bảng làm bài tập 3 SGK.
Nhận xét, ghi điểm.
2. Luyện tập
HS là bài tập vào vở.
- Bài 1. Đặt tính rồi tính
 42 - 15	62 - 37	71 - 45	80 - 43
- Bài 2. Tìm x
	x - 25 = 57	 x - 36 = 18	x + 18 = 43
- Bài 3. Một cửa hàng bán xăng, buổi sáng bán được 90 lít, buổi chiều bán ít hơn buổi sáng 6 lít. Hỏi buổi chiều cửa hàng bán được bao nhiêu lít xăng?
HS làm bài, GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
3. Chấm, chữa bài
III. Tổng kết - dặn dò.
 -----------------------------------------------
Tiết 3
Tự học 
Hoàn thành bài tập trong ngày
I . mục tiêu :
Giúp học sinh hoàn thành bài trong ngày tại lớp .
Ii . hoạt động dạy học :
GVhướng dẫn hs làm hoàn thành bài :toỏn ở SGK.
Nếu còn thời gian , tổ chức cho hs thi đọc thuộc các bảng trừ và quy tắc đã học .
HS làm bài – gv theo dõi hướng dẫn thêm giúp hs hoàn thành bài tại lớp .
Gọi một số học sinh đọc bài của mình 
– GV và lớp nhận xét .
III . Tổng kết dặn dò :
GV nhận xét chung giờ học .
------------------------------------***--------------------------------------------------
	 Thứ tư, ngày 17 tháng 11 năm  ...  nêu quy trình viết chữ K .
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở nháp: K .
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng .
- Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Kề vai sát cánh .
- Giáo viên nêu ý nghĩa: Đoàn kết cùng nhau làm việc .
- Học sinh quan sát, nhận xét.
- Hướng dẫn học sinh viết chữ: Kề.
4. Hướng dẫn học sinh viết bài vào vở:
5. Chấm, chữa bài
IV. Củng cố - dặn dò:
 ----------------------------------------------
Tiết2	 Toán
 53 - 15
I. Mục tiêu: 
- Biết cách thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng: 53 – 15
- Biết tìm số bị trừ , dạng x- 18 = 9.
- Biết vẽ hình vuông theo mẫu ( vẽ trờn giấy ụ li ).
II. Đồ dùng dạy học:
	5 bó que tính và 3 que tính rời
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ:
	Gọi HS đặt tính rồi tính: 73 – 6; 43 - 5
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giới thiệu phép trừ: 53- 15:
- Lấy 5 bó và 3 que tính. Có bao nhiêu que tính?
- Bớt đi 15 que tính. Còn bao nhiêu que tính?
? Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
- Giáo viên ghi phép trừ : 53 – 15 lên bảng
- Học sinh thao tác trên que tính tìm kết quả, nêu cách làm
- Hướng dẫn học sinh đặt tính và tính:
53	 - 3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8, 	nhớ 1
15	- 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
38
3. Thực hành:
 Học sinh làm bài vào vở. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm.
4. Chấm chữa bài: 
Bài 2 : 3 học sinh lên bảng đặt tính và tính
Bài 3: Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm thế nào?
	Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
Bài 4: Muốn vẽ hình vuông ta nối mấy điểm với nhau.
IV. Củng cố - dặn dò:
 ---------------------------------------------------
Tiết3 	 thể dục
 GV chuyên biệt dạy
 -------------------------------------------	
Tiết4	 Mĩ thuật
 Gv chuyên biệt dạy
 --------------------------------------------
 Buổi chiều
Tiết 1
Luyện toán 
Luyện tập chung
I . mục tiêu : giúp học sinh.
- Củng cố kỹ năng trừ có nhớ .
- Tìm thành phần cha biết trong phép cộng , trừ .
- Giải toán có lời văn .
II . hoạt động dạy học :
A . Củng cố kiến thức .
Gọi một số hs nêu quy tắc tìm số hạng chưa biết và quy tắc tìm số bị trừ .
3 hs đọc bảng 11, 12, 13 trừ đi số .
B . Luyện tập .
HS mở sgk làm các bài tập sau :
Bài 2, 3 trang 56.
Bài 3, 4 trang 57
Bài 4 trang 58
HS làm bài – gv chấm chữa bài .
III . Tổng kết dặn dò :
GV nhận xét chung giờ học .
 ---------------------------------------------
Tiết 2
Hướng dẫn tự học
Luyện viết: Điện thoại
I. Mục tiêu: 
- Biết viết đúng chính tả bài thơ: Điện thoại.
- Biết trình bày bài viết sạch, đẹp.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- GV đọc bài viết, 1 số HS đọc lại bài viết.
 ? Bài viết gồm có mấy cõu? Các chữ đầu dòng viết như thế nào?
 ? Có từ nào khó viết.
- HS viết từ khó vào vở nháp:
 Mừng quýnh, điện thoại, ngập ngừng,Tường... .
 2. Hướng dẫn viết 
 Đọc bài cho HS viết vào vở. GV theo dõi uốn nắn, chú ý hs viết chưa đẹp 
3. Chấm chữa bài:
 III. Củng cố - dặn dò
 ------------------------------------------------
Tiết 3
Ngoài giờ lên lớp
Đội tổ chức
 ---------------------------------------***-------------------------------------- 
 Thứ sỏu, ngày 19 tháng 11 năm 2010
Buổi sáng:
 Tiết 1	
Toán
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Thuộc bảng 13 trừ đi một số . 
- Thực hiện phép trừ dạng: 13 – 5, 33 – 5, 53 – 15 .
- Giải toán có lời văn cú một phộp trừ dạng 53-15 .
II. Đồ dùng dạy học:
	Phiếu bài tập 1	.
III. Hoạt động dạy học:
1. Củng cố lý thuyết: 
? Đọc các bảng trừ đã học.
? Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào.
2. Thực hành:
Học sinh làm bài tập ở vở. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm
3. Chấm chữa bài:
Bài 4:	 Bài giải
Số quyển vở còn lại là:
 63 – 48= 15( quyển)
 Đáp số: 15 quyển
Bài 5: Học sinh nêu cách là C : 17
IV. Củng cố - dặn dò:
 -------------------------------------------
Tiết2	Tập làm văn
 Gọi điện
I. Mục tiêu: 
- Đoc hiểu bài gọi điện,biết một số thao tỏc gọi điện thoại.Trả lời được cỏc cõu hỏi về thứ tự cỏc việc cần làm khi gọi điện thoại,cỏch giao tiếp qua điện thoại ( BT1). 
- Viết được 3,4 cõu trao đổi qua điện thoại theo một trong 2 nội dung nờu ở BT(2). 
II. Đồ dùng dạy học:
	Một số máy điện thoại.
III. Hoạt động dạy học:
A. Bài cũ: 
	Gọi học sinh đọc bức thư thăm hỏi ông bà. Cả lớp nhận xét
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 1 học sinh nêu yêu cầu
- Học sinh nêu miệng ý a: Thứ tự cần làm khi gọi điện thoại:
+Tìm số máy của bạn trong sổ 
+ Nhấc ống nghe lên
 + Nhấn từng số	
Từng cặp thảo luận ý (b, c). Nêu các tín hiệu..
Bài 2: 1 học sinh nêu yêu cầu
- Giáo viên gọi học sinh trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung
- Học sinh viết bài vào vở. Giáo viên theo dõi hướng dẫn thêm, lưu ý học sinh ghi câu hội thoại.
- Một số học sinh đọc bài của mình. Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên chấm một số bài.
IV. Củng cố - dặn dò:
Cần ứng xử có văn hóa khi gọi hoặc nghe điện thoại.
 -----------------------------------------------
Tiết3 	Đạo đức
Quan tâm, giúp đỡ bạn ( tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Biết được bạn bố cần quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau .
- Nờu được một vài biểu hiện cụ thể của việc quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong học tõp , lao động và cuộc sống hằng ngày
- Biết quan tâm, giúp đỡ bạn bè bằng những việc làm phự hợp với khả
 năng.
II. Hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài :
Học sinh hát bài : Tìm bạn thân.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Kể chuyện: Trong giờ ra chơi
	a. Giáo viên kể chuyện
	 b. Thảo luận:
 	? Các bạn đã làm gì khi Cường bị ngã?
 	? Em có đồng tình với việc làm của bạn không? Vì sao?
	 Giáo viên kết luận:
Hoạt động 2: Quan sát tranh nêu hành vi đúng, hành vi sai:
	 Từng cặp thảo luận 
 - Đại diện một số cặp nêu các hành vi đúng
 Hoạt động 3: Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn: 
	Các nhóm làm bài tập 3. Gọi 1 số em nêu.
	Cả lớp chú ý nhận xét, bổ sung.
III. Tổng kết - dặn dò
 -----------------------------------------------
Tiết4	Âm nhạc
 GV chuyên biệt dạy
 -------------------------------------------- 
Tiết5
Tiết 5 Hoạt động tập thể
 Sinh hoạt lớp 
1. Nhận xét công tác tuần 12
- Trực nhật vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. Nề nếp ăn, học bán trú tốt.
- Việc rèn chữ viết đã có nhiều em tiến bộ, ý thức học bài tốt.
- Một số em đã dành nhiều điểm 10 chào mừng thầy, cô giáo nhân ngày 20-11. 
( Khánh linh, Trọng Đức, Mai Phương, Khánh Toàn, Thục Linh,...)
2. Công tác tuần tới:
- Phát động phong trào xây dựng bài tốt, đọc to rõ ràng, chữ viết đẹp.
- Tăng cường kỷ cương, nề nếp dạy, học nâng cao chất lượng HS.
- Tổng kết đợt thi đua 20 /11.
 ------------------------------------------***------------------------------------------ 
Tiết 3
Hướng dẫn tự học
Luyện viết: thỏ thẻ
I. Mục tiêu: 
	- Biết viết đúng chính tả bài thơ: Thỏ thẻ.
	- Biết trình bày bài viết sạch, đẹp.
II. Hoạt động dạy học:
1. Hướng dẫn chuẩn bị bài:
- GV đọc bài viết, 1 số HS đọc lại bài thơ.
 ? Bài thơ gồm có mấy dọng? Mỗi dòng có mấy chữ? Các chữ đầu dòng viết như thế nào?
 ? Có từ nào khó viết.
- HS viết từ khó vào vở nháp. cái siêu, rút tạ, dập bớt, cười xoà.
 2. Hướng dẫn viết 
 Đọc bài cho HS viết vào vở. GV theo dõi uốn nắn, chú ý hs viết chưa đẹp 
3. Chấm chữa bài:
 III. Củng cố - dặn dò
Thể dục
Trò chơi: “Nhóm ba, nhóm bảy”, Ôn bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu: 
	- Biết cách chơi và tham gia trò chơi: Nhóm ba, nhóm bảy.
	- Học thuộc các động tác của bài thể dục phát triển chung.
II. phương tiện:
	Sân trường sạch sẽ. Còi
III. Hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu: 
	- Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
	- Chạy nhẹ theo hàng dọc - Đi thường theo vòng tròn.
2. Phần cơ bản:
- Ôn bài thể dục: Lớp trưởng điều khển cả lớp luyện tập, GV theo dõi chung 
	- Trò chơi: Nhóm ba, nhóm bảy.
	Hướng dẫn HS cách chơi, luật chơi. Tổ chức chơi
3. Phần cơ kết thúc:
	- Cúi người thả lỏng - Nhảy thả lỏng - Nhận xét tiết h
 Thể dục
Điểm số 1-2, 1- 2, theo đội hình vòng tròn. Trò chơi: “Bỏ khăn”
I. Mục tiêu:
- Điểm số đúng, rõ ràng
- Biết cách chơi và tham gia chơi ở mức độ ban đầu.
II. Đồ dùng dạy học khăn, còi
III. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu: 
- Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu tiết học .
- HS khởi động xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông .
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
2. Phần cơ bản:
- Điểm số 1 –2, 1- 2 , theo vòng tròn .
- Trò chơi “ Bỏ khăn:
+ Giáo viên nhắc lại cách chơi. Chơi thử 1 lần + Cả lớp chơi .
3. Phần kết thúc:
- Thả lỏng người, hít thở sâu 
- Nhảy thả lỏng
 - Giáo viên nhận xét giờ học .
Tiết3. 	 Luyện thể dục
Ôn bài thể dục phát triển chung
I. Mục tiêu: 
 - Học sinh thuộc các động tác của bài thể dục phát triển chung.
 - Chơi trò chơi ( bỏ khăn ) tương đối thành thạo.	
II. Điạ điểm , phương tiện:
	Sân trường sạch sẽ, Còi, khăn
III. Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu: 
	- Nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học
	- HS điểm số báo cáo, khởi động xoay cổ tay, cổ chân..
2. Phần cơ bản :
 - Ôn bài thể dục phát triển chung dưới sự điều khiển của giáo viên
 - Luyện tập theo đơn vị tổ. Thi đua giữa các tổ.
 - Trò chơi: Bỏ khăn:
 	 Giáo viên nhắc lại cách chơi, hướng dẫn học sinh chơi.
2. Phần kết thúc:
	- Cúi người thả lỏng
 - Nhảy thả lỏng - Nhận xét tiết học.
 Buổi 2
 Hướng dẫn thực hành( TNXH)
 Đồ dùng trong gia đình 
i. Mục tiêu: 
- Luyện tập, củng cố giúp hs biết được tên gọi và các đồ dùng trong gia đình 
- Chất liệu và cách sử dụng, cách bảo quản các đồ dùng đó.
iiHoạt động dạy- học:
1. Nêu mục đích yêu cầu tiết học. 
2. Củng cố kiến thức : 
- Hs nêu tên các đồ dùng trong gia đình .
3. Phân loại một số đồ dùng:
- Cho hs quan sát một số vật thật đồ dùng trong gia đình- Hs thảo luận theo nhóm đôi: phân loại theo vật liệu làm ra chúng.
- Đại diện nhóm trình bày.
4. Liên hệ hs: Cách sử dụng và bảo quản các đồ dùng trong gia đình.
- Em đã sử dụng và bảo quản các đồ dùng trong gia đình của mình như thé nào?
- Hs tự kể trong nhóm, trước lớp.
5. Nhận xét tiết học: 
 - Khen ngợi hs biết cách sử dụng và bảo quản các đồ dùng trong gia đình.
- Dặn : Thực hiện tốt việc sử dụng và bảo quản các đồ dùng trong gia đình.
 ---------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 12(1).doc