Giáo án Lớp 2 tuần 10 - Trường TH Trường Thọ B

Giáo án Lớp 2 tuần 10 - Trường TH Trường Thọ B

 TUẦN 10 Tập đọc :

 SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ

I/ Mục tiêu :

- Ngắt , nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu ,giữa các cụm từ rõ ý ;bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật .

- Hiểu ND : sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu , sự quan tâm tới ông bà . ( trả lời được các câu hỏi SGK ) .

 II / Các kĩ năng sống :

Xác định giá trị

-Tự nhận thức bản thân

-Lắng nghe tích cực

-Thể hiện sự cảm thông

 

doc 11 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1213Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 10 - Trường TH Trường Thọ B", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 10 Tập đọc :
 SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ 
I/ Mục tiêu :
Ngắt , nghỉ hơi hợp lí sau các dấu câu ,giữa các cụm từ rõ ý ;bước đầu biết đọc phân biệt lời kể và lời nhân vật .
Hiểu ND : sáng kiến của bé Hà tổ chức ngày lễ của ông bà thể hiện tấm lòng kính yêu , sự quan tâm tới ông bà . ( trả lời được các câu hỏi SGK ) .
 II / Các kĩ năng sống :
Xác định giá trị 
-Tự nhận thức bản thân 
-Lắng nghe tích cực 
-Thể hiện sự cảm thông
III/ Các PP kĩ thuật dạy học :
-Trải nghiệm 
-Đóng vai
 -Trình bày 1 phút
IV/ Đồ dùng dạy học: GV : Tranh minh hoạ bài đọc sách giáo khoa. HS :SGK
V/ Các hoạt động dạy học : 
Tiết 1
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
36’
A/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
B/ Bài mới :
1/ Giơí thiệu bài: Cho HS xem tranh. GV giới thiệu chủ điểm và bài học: Sáng kiến của bé Hà
2/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Luyện đọc : 
a/ GV đọc mẫu 
b/ GV hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
-Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng câu .
 Luyện đọc từ khó .
-Đọc từng đoạn trước lớp .
+Luyện đọc câu khó .
GV treo bảng phụ. Hướng dẫn đọc ngắt hơi đúng 
 Hai bố con bàn nhau / lấy ngày lập đông hàng năm/ làm ngày lễ ông bà / vì khi trời bắt đầu rét/ mọi người cần chăm lo sức khoẻ/ cho các cụ già . 
+Cho HS đọc chú giải.
-Luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
-Cả lớp đọc đồng thanh ( Đoạn 1,2 ) 
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
-HS đọc tiếp nối từng câu .
-HS phát hiện tiếng khó đọc :Ngày lễ, điểm mười, suy nghĩ, sáng kiến
-HS đọc nối tiếp từng đoạn .
-HS đọc ngắt hơi câu văn dài.
-1HS đọc chú giải. Lớp đọc thầm.
-HS đọc từng đoạn trong nhóm.
-HS thi đọc
-HS đọc đồng thanh .
 Tiết 2
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
22’
11’
3’
A/ Kiểm tra bài cũ :
Gọi 3 HS đọc mỗi em một đoạn .
GV nhận xét cách đọc.
B/ Các hoạt động :
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài :
*Gọi HS đọc đoạn 1.
-Bé Hà có sáng kiến gì ? (HSY)
 -Hà giải thích vì sao cần có ngày lễ của ông bà ? (HSK)
*Đoạn 2: Gọi 1 HS đọc đoạn 2 
-Hai bố con chọn ngày nào là ngày lễ của ông bà ?Vì sao ? (HSG)
-Hiện nay trên quốc tế lấy ngày 1/10 làm ngày quốc tế người cao tuổi .
Bé Hà băn khoăn điều gì? (HSTB)
-Ai đã gợi ý giúp bé? (HSY)
* Gọi 1 HS đọc đoạn 3
Câu 4: Hà đã tặng cho ông bà món quà gì ? (HSTB )
 -Món quà của bé Hà được ông bà thích không? (HSY)
Câu 5: Bé Hà trong câu chuyện là người thế nào? (HSK)
-Vì sao Hà nghĩ ra sáng kiến tổ chức ngày lễ ông bà ? (HSG)
Hoạt động 3: Luyện đọc lại :
-Gọi vài HS đọc bài 
-Yêu cầu HS đọc phân vai 
3/ Củng cố , dặn dò : 
-Câu chuyện nói lên điều gì ? (HSK,G)
-Các em cần làm gì để quan tâm chăm sóc ông bà .
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau : Bưu thiếp
-3 HS đọc bài.
-1 HS đọc đoạn 1.
- Tổ chức ngày lễ cho ông bà 
-HS trả lời.
 -HS đọc đoạn 2
-HS trả lời.
-Bé Hà băn khoăn chưa biết chuẩn bị quà gì để biếu ông bà .
-Bố 
-1HS đọc đoạn 3
-Hà tặng chùm điểm 10.
-Ông bà rất thích 
-Bé Hà là một cô bé ngoan, nhiều sáng kiến và rất kính yêu ông bà .
-Vì Hà rất yêu ông bà.
-HS đọc cá nhân.
-HS tự phân vai trong nhóm và đọc bài.
-HS nêu nội dung.
-HS phát biểu.
-HS lắng nghe 
 Kể chuyện :
 SÁNG KIẾN CỦA BÉ HÀ 
I/ Mục tiêu :
Dựa vào các ý cho trước, kể lại được từng đoạn câu chuyện Sáng kiến của bé Hà.
II/ Đồ dùng dạy học : GV bảng phụ ghi sẵn ý chính của từng đoạn. HS Xem trước câu chuyện 
III/ Các hoạt động dạy học: 
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1’
12’
20’
3’
A/ Kiểm tra bài cũ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài : Sáng kiến của Bé Hà. 
2/ Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn kể chuyện : 
-Kể từng đoạn câu chuyện dựa vào ý chính.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài .
GV mở bảng phụ viết ý chính của từng đoạn 
a/ Chọn ngày lễ .
b/ Bí mật của hai bố con .
c/ Niềm vui của ông bà .
-GV hướng dẫn HS kể mẫu đoạn 1 theo ý 1.
Gọi 1 HS khá kể .
GV đặt câu hỏi gợi ý nếu HS lúng túng .
-Bé Hà vốn là một cô bé như thế nào?
-Bé Hà có sáng kiến gì ?
 -Bé giải thích vì sao phải có ngày lễ của ông bà?
Yêu cầu HS kể từng đoạn nối tiếp nhau trong nhóm.
Hoạt động 2: Kể chuyện trước lớp :
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện thi kể .
GV nhận xét :
* Kể toàn bộ câu chuyện :
-3 HS đại diện 3 nhóm kể lại toàn bộ câu chuyện 
3/ Củng cố , dặn dò :
Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện?
GD HS : Kính trọng và biết ơn ông bà. Biết quan tâm chăm sóc ông bà 
- GV nhận xét tiết học, về nhà tập kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe.
-Chuẩn bị tiết sau: Bà cháu.
-HS lắng nghe
-HS đọc yêu cầu .
-1 HS khá kể mẫu đoạn 1.
-HS kể đoạn 2 dựa vào ý 2.
-HS kể đoạn 3 dựa vào ý 3.
HS kể từng đoạn trong nhóm.
-Các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp.
- HS nhận xét, bình chọn nhóm kể hay, cá nhân kể hay .
-3 HS đại diện 3 nhóm kể
-HS nêu.
-HS nghe.
 Chính tả : 
 Tập chép NGÀY LỄ
I/ Mục tiêu :
- Chép chính xác, trình bài đúng bài CT Ngày lễ.
- Làm đúng BT 2; BT(3) a/b, hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn
II/ Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn cần chép, nội dung các bài tập chính tả.
HS: vở chính tả, bảng con
 III/ Các hoạt động dạy học :
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 3’
 1’
 7’
 14’
 6’
 6’
 3’
A/ Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài :Hôm nay các em tập chép bài: Ngày lễ và làm bài tập chính tả.
2/Các hoạt động :
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả .
-GV đọc mẫu.
-Gọi 2 HS đọc bài. 
Nắm nội dung bài viết
- Hỏi : Đoạn văn nói lên điều gì? (HSTB)
Đó là những ngày nào? (HSK)
- Gọi HS đọc những chữ viết hoa trong bài .
- Gọi HS lên bảng viết tên các ngày lễ.
Hoạt động 2: Viết bài :
-Yêu cầu HS chép bài vào vở .
Hoạt động 3: Chấm chữa bài:
-Yêu cầu HS đổi vở chấm và chữa lỗi.
-GV thu vở chấm 1 số lỗi chính tả, nhận xét 
Hoạt động 4: Bài tập chính tả : 
 Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề.
-Nhận xét, sửa chữa.
Những âm nào ghép với c, k?
-GV nhận xét và cho HS nhắc lại.
 Bài 3: Gọi HS đọc bài 3.
-GV nhắc lại yêu cầu đề bài: Điền nghỉ hay nghĩ.
-Cho HS làm vào vở.
3/ Củng cố, dặn dò : 
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị tiết sau: Chính tả nghe-viết Ông và cháu.
Vở chính tả, bảng con.
-HS lắng nghe.
-2 HS đọc lại bài. 
-Các ngày lễ
-HS trả lời.
-HS đọc: Ngày, Quốc, Phụ, Lao, Thiếu, Người.
-1 HS lên bảng viết, lớp viết bảng con.
- HS chép bài vào vở.
-HS đổi vở chấm và chữa lỗi.
-HS đọc đề: Điền vào chỗ trống k/c
- 1 HS lên bảng. Lớp làm vào vở.
-Lớp nhận xét.
-HS trả lời.
-2 HS nhắc lại.
-HS đọc bài 3.
HS làm bài vào vở .
1 HS lên bảng chữa bài.
Nghỉ học, lo nghĩ, nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ.
-HS nghe.
 Tập đọc :
	 BƯU THIẾP
I/ Mục tiêu: 
- Biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Hiểu tác dụng của bưu thiếp, cách viết bưu thiếp, phòng bì thư. (Trả lời được các CH trong SGK)
II/ Đồ dùng dạy học : GV: 1 Số bưu thiếp và tranh vẽ bưu thiếp. Bảng phụ viết những câu văn trong bưu thiếp và trên phong bì thư để hướng dẫn HS luyện đọc. HS: 1 số bưu thiếp.
III/ Các hoạt động dạy học :
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1’
15’
10’
7’
3’
A/ Kiểm tra bài cũ 
-Gọi 3 HS đọc bài: Sáng kiến của bé Hà 
Trả lời câu hỏi ở nội dung đoạn đọc 
GV nhận xét, ghi điểm .
B/ Bài mới :
1/ Giới thiệu bài : Bưu thiếp
2/ Các hoạt động :
Hoạt động 1 : Luyện đọc :
a/ GV đọc mẫu .
b/ GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. GV treo bảng phụ.
+Đọc từng câu
 -Gọi HS đọc từng câu.
 Luyện đọc từ khó. 
-Gọi HS đọc trước lớp từng bưu thiếp và phần đề ngoài bì thư
+GV hướng dẫn HS đọc một số câu.
+Gọi HS đọc chú thích bưu thiếp.
-GV giới thiệu một số bưu thiếp.
 -Đọc trong nhóm 
 -Thi đọc giưã các nhóm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu :
-Câu 1: Bưu thiếp đầu là của ai gửi cho ai? Gửi để làm gì ? (HSTB)
-Câu 2: Bưu thiếp thứ hai là của ai tặng cho ai? Gửi để làm gì ? (HSTB)
-Câu 3: Bưu thiếp dùng để làm gì ? (HSG)
-Câu 4: Viết một bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng sinh nhật ông bà nhớ ghi địa chỉ của ông bà.
-GV nhận xét 
Hoạt động 3: Luyện đọc lại .
 -Gọi HS đọc bưu thiếp 
3/ Củng cố , dặn dò
-Người ta thường viết bưu thiếp để làm gì ?
-GV nhận xét tiết học .
 -Nhắc HS thực hành viết bưu thiếp khi cần thiết.
Chuẩn bị bài sau: Bà cháu.
-3 HS đọc bài và trả lời câu hỏi .
-HS lắng nghe
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS phát hiện từ khó và luyện đọc: bưu thiếp, Phan Thiết, Bình Thuận .
-HS tiếp nối nhau đọc từng bưu thiếp và phần đề ngoài bì thư.
-HS nghe và luyện đọc ngắt nghỉ.
-HS đọc chú thích bưu thiếp.
-HS nghe.
-HS đọc trong nhóm.
-HS thi đọc .
-Của cháu gửi cho ông 
-Gửi để chúc mừng ông bà nhân dịp năm mới.
-Của ông bà gửi cho cháu 
Gửi để báo tin ông bà đã nhận được bưu thiếp của cháu và chúc tết cháu 
-Dùng để chúc mừng thăm hỏi, thông baó vắn tắt tin tức.
- HS viết bưu thiếp và phong bì thư.
-Nhiều HS nối tiếp nhau đọc bài. Cả lớp nhận xét.
-HS đọc bưu thiếp 
-HS trả lời.
-HS nghe.
Luyện từ và câu :
 TỪ NGỮ VỀ HỌ HÀNG- DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI
I/ Mục tiêu :
- Tìm được một số từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng (BT1, BT2); xếp đúng từ ngữ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết vào 2 nhóm họ nội, họ ngoại (BT3)
- Điền đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi vào đoạn văn có chỗ trống (BT4)
II/ Đồ dùng dạy học: GV : tờ giấy to viết sẵn bài tập 4. Phiếu bài tập
 HS : Vở chính tả, vở bài tập, SGK.
III/ Các hoạt động dạy học :
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1’
32’
3’
A / Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 1 HS lên bảng điền dấu chấm, dấu hỏi 
Em tên là gì 
Bạn Lan học tập chăm chỉ 
GV nhận xét, ghi điểm.
B/ Bài mới.
1/ Giới thiệu bài :Từ ngữ về họ hàng –Dấu chấm, dấu chấm hỏi 
2/ Hoạt động : Bài tập thực hành :
Bài 1: Gọi HS đọc đề.
-Yêu cầu HS mở SGK đọc “Sáng kiến của bé Hà” tìm những từ chỉ người trong gia đình. 
-Cho HS nêu miệng.
Bài 2: Gọi HS đọc đề .
Cho HS giải miệng.
Bài 3: Gọi 1 HS đọc đề 
-GV giảng thêm: Những người có liên quan với mẹ xếp vào họ ngoại. Những người có liên quan họ hàng với bố xếp vào họ nội .
-Gọi 1 HS nêu miệng 
Cả lớp nhận xét .
Bài 4: GV treo bảng phụ .
-Cho HS làm vào phiếu bài tập.
-GV thu vở chấm điểm . 
-Gọi 1 HS lên bảng chữa bài.
3/ Củng cố , dặn dò :
 -Tổ chức HS chơi trò chơi tìm nhanh tìm đúng từ chỉ người, chỉ về họ hàng 
Cách chơi: Mỗi em tự suy nghĩ ra từ, khi có lệnh GV từng em nối tiếp nhau đọc từ em tìm, nhóm nào tìm nhiều từ, nhóm đó thắng.
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà làm bài tập 1 vào vở.
-Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà . 
-1 HS lên bảng điền 
-HS lắng nghe 
-HS đọc.
-HS đọc thầm “Bài sáng kiến của bé Hà”
-HS nêu miệng.
-HS đọc: Kể thêm các từ chỉ người trong gia đình, họ hàng mà em biết -HS giải miệng. Lớp nhận xét. 
-HS đọc đề 
-HS xếp các họ nội vào 1 cột, họ ngoại vào 1 cột .
-HS nêu miệng
-HS đọc đề .
-HS nhận phiếu và làm bài.
-1 HS lên bảng chữa bài.
-HS tham gia chơi.
-HS nghe.
 Tập viết
 CHỮ HOA H
I/ Mục tiêu : 
- Viết đúng ngữ hoa H (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng :Hai (1 dòng cỡ vừa, 1 dỏng cỡ nhỏ), Hai sương một nắng (3 lần)
II/ Đồ dùng dạy học: GV : Mẫu chữ hoa H đặt trong khung.
 Bảng phụ viết chữ Hai; Hai sương một nắng.
 HS : Vở tập viết, bảng con .
III/Các hoạt động dạy học:
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1’
10’
8’
14’
3’
A/ Kiểm tra bài cũ 
-Gọi 1 HS lên bảng viết chữ G
-Gọi 1 HS lên bảng viết chữ Góp.
-GV nhận xét ghi điểm .
B / Bài mới :
1/ Giới thiệu bài: Chữ hoa H
Hoạt động 1 : Quan sát nhận xét .
-GV treo chữ mẫu lên bảng 
-Chữ H cao mấyli? (HSY) 
-Chữ H gồm mấy nét? (HSK)
-GV hướng dẫn lên bảng và hướng dẫn qui trình viết : 
+ĐB trên ĐK 5 viết nét cong trái rồi lượn ngang, DB trên đường kẻ 6. 
 +Từ điểm DB của nét một, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược, nối liền sang nét khuyết xuôi. Cuối nét xuôi lượn lên viết nét móc phải, DB ở ĐK 2.
+Lia bút lên quá ĐK 4, viết 1 nét thẳng đứng, cắt giữa đoạn nối 2 nét khuyết, DB trước ĐK2.
-Hướng dẫn HS viết bảng con .
Yêu cầu HS viết vào bảng con. 1 HS lên bảng viết chữ H.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
-GV treo cụm từ ứng dụng
 -Gọi HS đọc cụm từ: 
Hai sương một nắng nghĩa là gì ?
Chữ nào cao 2,5li?
Chữ nào cao 1,25li?
Chữ nào cao 1,5 li?
Chữ nào cao 1 li?
Khoảng cách giữa các tiếng?
Cách nối nét giưã các chữ ?
-1 HS lên bảng viết chữ Hai 
Hoạt động 3: Thực hành :
-GV yêu cầu bài viết.
Viết 1 dòng chữ H cỡ vừa, 2 dòng chữ H cỡ nhỏ, 1 dòng chữ Hai cỡ vừa, 1 dòng Hai cỡ nhỏ .
-GV nhắc cách ngồi cách cầm bút . 
 Chấm bài : GV thu vở chấm điểm 
Nhận xét vở của HS 
3/ Củng cố, dặn dò :
-Tố chức HS chơi viết nhanh viết đúng, đẹp 
-GV nhận xét tiết học .
-Chuẩn bị tiết sau đem vở tập viết, bảng con viết chữ hoa I.
-1 HS lên bảng viết chữ G
-1 HS lên bảng viết chữ Góp.
5 li 
-HS trả lời.
-1HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
-HS quan sát 
-1HS đọc : Hai sương một nắng 
Hai sương một nắng nói về sự vất vả, đức tính chịu khó của người lao động .
-HS lần lượt trả lời.
-1 HS lên bảng viết chữ Hai, cả lớp viết vào bảng con .
-HS viết vào vở 
-HS thi viết đẹp, đúng mẫu.
-HS lắng nghe 
Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------------
Chính tả: Nghe viết
ÔNG VÀ CHÁU
I/ Mục tiêu: 
- Nghe – viết chính xác bài CT, trình bày đúng 2 khổ thơ.
- Làm được BT2; BT(3) a/b, hoặn BT CT phương ngữ do GV soạn.
II/ Đồ dùng dạy học :
 GV: Chép trước bài chính tả vào bảng phụ. Ghi bài tập 3 b vào giấy khổ to.HS: SGK, bảng con
III/ Các hoạt động dạy học :
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
4’
1’
18’
14’
3’
A/ Kiểm tra bài cũ :
-Gọi 1 HS lên bảng viết tên các ngày lễ 
-Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3
 -GV nhận xét , ghi điểm .
B/ Bài mới: 
1/Giới thiệu bài: Hôm nay các em viết chính tả”Ông và cháu “viết đúng dấu chấm, dấu hai chấm, mở và đóng ngoặc kép, làm đúng các bài tập c/k / ? ~.
2/ Các hoạt động :
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe viết :
-GV đọc mẫu toàn bài.
-Cậu bé trong bài có thắng được ông mình không ? Vì sao ? (HSK)
-GV treo bảng phụ ghi bài chính tả .
-Trong bài có mấy lần dùng dấu hai chấm, mấy lần dùng dấu ngoặc kép ?(HSY)
-GV giải tích thêm về cách dùng dấu ngoặc kép.
-Gọi 2 HS lên bảng viết tiếng khó .
Viết bài :
-GV đọc từng câu 
-GV đọc bài 
-Chấm chữa bài :
GV thu vở chấm và chữa lỗi .
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả .
 Bài 2: Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 2.
-GV gọi 1 HS nhắc lại qui tắt viết c/ K.
-Gọi 3 HS đại diện nhóm lên thi viết . 
 Bài 3: GV chọn 3 b.
-Cho HS làm bài vào vở
- GV treo bảng phụ .
-Gọi 2 HS lên bảng chữa bài .
3/ Củng cố , dặn dò: 
-Gọi 1 HS nhắc lại cách viết âm c,k
-GV nhận xét .Chuẩn bị bài sau Bà cháu
- 1 HS viết 
-2 HS lên bảng giải.
-HS nghe.
-HS lắng nghe.
-HS trả lời.
-HS quan sát.
-HS trả lời.
-HS viết tiếng khó: Vật, vỗ, khoẻ, keo, hoan hô, trời chiều 
-HS chép vào vở.
-HS rà soát lỗi
-HS chấm lỗi .
- Tìm 3 chữ bắt đầu âm c, 3 chữ bắt đầu âm k
-3 HS lên bảng thi viết.
-HS làm bài vào vở.
-2 HS lên bảng chữa bài
HS nhận xét 
-1HS nhắc lại cách viết âm c/k.
-HS nghe.
Rút kinh nghiệm:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 Tập làm văn
 KỂ VỀ NGƯỜI THÂN
I/Mục tiêu:
- Biết kể về ông bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý (BT2).
- Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông bà hoặc người thân (BT2).
II/ Đồ dùng dạy học:GV: Tranh minh hoạ bài tập 1. HS: vở bài tập, SGK.
III/Các hoạt động dạy học: 
Tgian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
12’
24’
3’
A/Kiểm tra bài cũ.
 Không kiểm tra vì tiết trước Kiểm tra GKI
B/ Bài mới.
1/Giới thiệu bài: Kể về người thân .
2/ Các hoạt động :
Hoạt động : Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài và các gợi ý.
-GV chú ý thêm HS: Câu hỏi trong bài tập chỉ là gơị ý. Yêu cầu của bài tập là kể chứ không trả lời câu hỏi.
-GV khơi gợi tình cảm với ông bà, với người thân ở HS.
-Gọi 1 HS khá giỏi kể mẫu.
-Yêu cầu HS kể theo nhóm.
-GV nhận xét, tuyên dương.
Bài 2 : ( Viết )
-Gọi 1 HS yêu cầu bài .
-GV nhắc lại HS chú ý: 
+Bài tập yêu cầu em viết lại những gì em nói ở bài tập 1.
+Cần viết rõ ràng, dùng từ, đặt câu cho đúng. Viết xong em phải đọc lại bài, phát hiện và sửa những chỗ sai.
-Cho HS làm vào vở.
-Gọi HS đọc bài .
-GV thu vở chấm và nhận xét .
3/ Củng cố , dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện lại bài viết.
-Chuẩn bị bài sau: Chia buồn, an ủi.
-Kể về ông bà hoặc người thân của em.
-HS nghe, suy nghĩ chọn đối tượng sẽ kể về ai
-HS kể mẫu
Cả lớp nhận xét
-Các nhóm làm việc .
-Đại diện các nhóm có trình độ tương đương thi kể
-Cả lớp bình chọn nhóm kể người kể hay nhất . 
-HS đọc 
-HS nghe.
-HS làm vào vở 
-HS đọc bài. Lớp nhận xét.
-HS nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docGAN TUAN 10L2 CHUAN.doc