Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019

Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019

Toán

SỐ HẠNG - TỔNG

I. MỤC TIÊU

 - Bước đầu biết gọi tên thành phần và kết quả của phép cộng .

 - Biết thực hiện phép cộng các số có hai chữ số không nhớ trong phạm vi 100. Biết giải toán có lời văn bằng một phép cộng.

- HS hiểu sâu, nhớ kĩ và vận dụng tốt các kiến thức đã học vào làm các bài tập.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Gọi 2 Hs lên bảng làm bài.

Bài 1:

 52. 56 69 . 96

 81. 80 88 . 80+8

Bài 2.

- Số bé nhất có hai chữ số giống nhau là số nào

- GV kiểm tra VBT ở nhà của HS.

- Gọi Hs nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.

- GV nhận xét .

2. Dạy bài mới (33’)

a.Giới thiệu bài: (1’)

b. Giới thiệu số hạng –tổng (12’)

* Biết tên gọi thành phần và kết quả phép cộng. Biết viết 1 phép cộng theo cột dọc.

GV ghi phép tính

 35 + 24 = ?

- GV chỉ từng số và nêu tên gọi

- GV chỉ từng số HS nêu lại tên gọi

- GV viết phép tính theo cột dọc

- Cho HS nêu tên gọi

- GVđưa ra một số VD:

 52+12= 64

 36+20= 56

 .

 * Chú ý : 35 +24 cũng gọi là tổng

c. Luyện tập: (20’)

* Làm tính và giải toán có lời văn.

Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu )

- Gọi HS đọc yêu cầu

- GV – HD mẫu

- Gọi 4 HS lên bảng

- Gọi Hs nhận xét.

- Gv nhận xét.

Bài 2:Đặt tính rồi tính tổng (theo mẫu ), biết :

- Gọi HS yêu cầu

- Gv hướng dẫn mẫu

- Yêu cầu 3 HS lên bảng , dưới lớp làm bài vào vở.

- Gọi Hs nhận xét.

- Gv nhận xét bài

- Đổi vở kiểm tra chéo

Bài 3:

- Gọi HS đọc bài toán.

- Bài toán cho biết gì ?

- Bài toán hỏi gì ?

- GV ghi tóm tắt

Tóm tắt :

Buổi sáng : 12 xe

Buổi chiều : 20 xe

Hai buổi :.xe đạp ?

- Yêu cầu Hs nhìn vào tóm tắt nêu lại nội dung bài toán.

- Muốn biết hai buổi bán được tất cả bao nhiêu xe đạp ta làm như thế nào?

- Yêu cầu 1 Hs lên bảng làm bài.

- Trong bài toán đâu là số hạng , đâu là tổng ?

3. Củng cố -Dặn dò (2’)

- GVđưa ra một số VD yêu cầu HS nêu số hạng,tổng .

- GV nhận xét giờ học .

- Dặn HS chuẩn bị bài sau.

-2 HS lên bảng

 52< 56 69 < 96

 81> 80 88 = 80+8

- Số bé nhất có hai chữ số giống nhau là :11

- HS nhận xét.

- Hs lắng nghe và nhắc lại tên bài.

- Hs theo dõi

- HS đọc phép tính và nêu kết quả

 35 + 24 = 59

 | | |

 Số hạng Số hạng Tổng

- Cho nhiều HS nêu lại

- Hs quan sát và nêu.

 35 < --------- Số hạng

+ 24 <------------Số hạng

 59 < -----------Tổng

- HS nêu tên gọi thành phần

- Hs nêu yêu cầu của bài.

- Hs nghe Gv hướng dẫn.

- Hs làm bài vào vở, 4 Hs lên bảng làm bài.

Số hạng 12 43 5 65

Số hạng 5 26 22 0

Tổng 17 69 27 65

- Hs nêu yêu cầu của bài.

- Hs theo dõi.

- 3 Hs lên bảng làm bài

 42 53 30 9

+ + + +

 36 22 28 20

 78 75 58 29

- Hs nhận xét bài của bạn.

- Hs đọc bài toán.

- Buổi sáng bán được 12 xe, buổi chiều bán được 20 xe.

- Hỏi cả hai buổi cửa hàng đó bán được bao nhiêu xe?

 - Hs nêu nội dung bài toán.

- Hs trả lời.

- Dưới lớp làm bài vào vở, 1 Hs lên bảng thực hiện.

Bài giải

Cả hai buổi cửa hàng bán được số xe đạp là :

 12+ 20 = 32 ( xe đạp )

 Đáp số : 32 xe đạp

- HS trả lời

- Hs trả lời.

 

docx 27 trang Người đăng haibinhnt91 Ngày đăng 06/06/2022 Lượt xem 548Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 - Tuần 1 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	 Thứ tư ngày 5 tháng 9 năm 2018
Buổi sáng Tiết 1 + 2	GDNGLL
KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2018 – 2019
__________________________________
Tiết 3 + 4	Tập đọc
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I.MỤC TIÊU:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm dấu phẩy, giữa các cụm từ, phân biệt lời kể với lời nhân vật.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện :Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại thì mới thành công. Trả lời câu hỏi trong SGK. HS hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim. 
- Giáo dục HS cần chăm chỉ, kiên trì học tập sẽ có ngày thành tài.
II.CHUẨN BỊ :
-GV: Tranh Có công mài sắt, có ngày lên kim, bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
1. Mở đầu: (5’)
- Giới thiệu nội dung SGKTV2:
 Ở lớp 1, các con đã được làm quen với những bài TĐ ngắn về nhà trường, gia đìnhLên lớp 2, các con sẽ được học những bài TĐ dài hơn. Những bài TĐ này sẽ giúp các con hiểu biết nhiều hơn về cuộc sống con người và môi trường xung quanh các con.
- GV yêu cầu cả lớp mở mục lục sách, gọi HS đọc tên 8 chủ điểm: Em là HS; Bạn bè; Trường học; Thầy cô; Ông bà; Cha mẹ; Anh em; Bạn trong nhà.
2. Dạy học bài mới:
a. Giới thiệu bài: (5’)
- Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
- Muốn biết bà cụ đang mài cái gì, bà cụ nói gì với cậu bé, chúng ta cùng học bài hôm nay: Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Ghi đầu bài lên bảng.
b. Luyện đọc: (30’)
* HS đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Đọc mẫu :
- GV đọc mẫu.Chú ý giọng đọc: Đọc to, rõ ràng, thong thả, phân biệt giọng của các nhân vật.
-Hướng dẫn HS luyện đọc và giải nghĩa từ:
- Đọc từng câu : Gọi HS đọc từng câu nối tiếp
- Luyện đọc từ khó: nguệch ngoạc, nắn nót, mải miết, tảng đá, quyển sách.
- Đọc từng đoạn:
 - Bài được chia làm 4 đoạn
 - Gọi 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn
 - GV đưa bảng phụ.
 - Hướng dẫn ngắt giọng câu văn dài
- Giúp HS tìm hiểu nghĩa từ chú giải SGK.
- Đọc từng đoạn trong nhóm:
- Thi đọc:Tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân
- Nhận xét .
- Cả lớp đọc đồng thanh
- Mở mục lục SGKTV2 tập 1 và đọc 8 tên chủ đề trong sách.
- Trả lời: Tranh vẽ một bà cụ già và một cậu bé. Bà cụ đang mài một vật gì đó, bà vừa mài vừa trò chuyện với cậu bé.
- Hs nối tiếp nhắc tên bài.
- HS theo dõi SGK, đọc thầm theo
- Mỗi em đọc 1 câu nối tiếp.
- Cá nhân - Đồng thanh đọc từ khó
- HS chú ý và xác định đoạn.
- 4 em đọc nối tiếp 4 đoạn
- HS nêu cách ngắt và luyện đọc các câu
s Mỗi khi cầm quyển sách/..vài dòng/..ngáp ngắn ngáp dài/..bỏ dở.//
sBà ơi/bà làm gì thế?( Lời gọi phần đầu lễ phép, phần sau thể hiện sự tò mò)
sThỏi sắt to như thế/ làm sao.được?(giọng ngạc nhiên)
- HS đọc từ giải nghĩa.
- Đọc nhóm đôi: Mỗi em đọc 2 đoạn sau đó đổi lại
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc
Tiết 2
c. Tìm hiểu bài: (15’)
* HS trả lời được các câu hỏi trong SGK. Hiểu lời khuyên từ câu chuyện.	
 *Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
- Hỏi: Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào? ( cho nhiều HS trả lời sau đó tổng kết lại cho đủ ý)
 * Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
- Trong lúc đi chơi, cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
- Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?
- Cậu bé có tin là từ thỏi sắt to có thể mài thành chiếc kim khâu nhỏ bé không?
- Vì sao em cho rằng cậu bé không tin?
Chuyển đoạn: Lúc đầu cậu bé đã không tin lời bà cụ có thể mài thỏi sắt thành một cái kim được ,nhưng về sau cậu lại tin. Bà cụ đã nói gì để cậu bé tin bà chúng ta cùng học tiếp bài để biết điều đó.
* Yêu cầu HS đọc đoạn 3
- Gọi HS đọc câu hỏi 3
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời
- Bà cụ giảng giải như thế nào?
- Theo em bây giờ cậu bé đã tin bà cụ chưa? Vì sao?
* Từ một cậu bé lười biếng, sau khi trò chuyện với bà cụ, cậu bé bỗng hiểu ra và quay về học hành chăm chỉ.
- Vậy câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Hãy đọc to tên bài tập đọc này
- Đây là một câu tục ngữ, dựa vào nội dung câu chuyện em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ này.
*Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
d. Luyện đọc lại: (20’)
- Gọi HS đọc lại bài. GV nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS
3. Củng cố dặn dò: (5’)
- Em thích nhân vật nào trong truyện ? Vì sao?
- GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS đọc tốt, hiểu bài.
- Yêu cầu HS về nhà đọc kĩ lại truyện
- Cả lớp đọc thầm đoạn 1
- Cậu bé không chịu khó học hành. Cầm sách lên, cậu chỉ đọc vài dòng là ngáp ngắn ngáp dài rồi bỏ đi chơi. Lúc tập viết thì chỉ nắn nót được vài chữ đầu sau đó viết nguệch ngoạc cho xong.
- Cả lớp đọc thầm đoạn 2
- Cậu bé đi chơi, thấy bà cụ đang mải miết mài thỏi sắt vào tảng đá ven đường.
- Để làm thành một chiếc kim khâu.
- Cậu bé không tin lời bà cụ.
- Vì cậu bé đã ngạc nhiên và nói với bà cụ rằng: Thỏi sắt to như thế làm sao bà mài thành kim được?
- HS đọc thầm đoạn 3
- Mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tísẽ có ngày cháu thành tài.
- Cậu bé tin lời bà cụ và hiểu ra nên quay về học bài.
- Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết nhẫn nại và kiên trì, không được ngại khó ngại khổ.
- Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Việc khó đến đâu, nếu nhẫn nại, kiên trì cũng làm được.
- Hs nhắc lại ý nghĩa của bài tập đọc.
- HS chọn đọc đoạn văn mà em thích
- 2HS đọc lại cả bài.
- Em thích nhất bà cụ, vì bà đã dạy cho cậu bé tính nhẫn nại kiên trì.
_____________________________________
Buổi chiều	Tiết 2 	 Thể dục 
BÀI 1: GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH TRÒ CHƠI “DIỆT CÁC CON VẬT CÓ HẠI”
 I. MỤC TIÊU: 
 - Giới thiệu chương trình TD lớp 2, một số quy định trong giờ học. Học giậm chân tại chỗ - đứng lại. Ôn trò chơi:Diệt các con vật có hại.
 - Yêu cầu HS biết được một số nội dung cơ bản của chương trình và có thái độ học tập đúng. Yêu cầu thực hiện tương đối đúng.Yêu cầu HS biết nhứng điểm cơ bản và từng bước vận dụng vào quá trình học tập.Biên chế tổ,chọn cán sự . Yêu cầu tham gia vào trò chơi tương đối chủ động
 - Học sinh trật tự lắng nghe GV phổ biến ND yêu cầu giờ học, tham gia luyện tập nhiệt tình.
II. ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN:
 - Sân trường .
 -1 còi 
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
1.Phần mở đầu:
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
- Khởi động:
- Xoay các khớp: Cổ chân ,cổ tay, gối.
- Tập bài TD PTC
2.Phần cơ bản:
HĐ1: Giới thiệu chương trình TD lớp 2. 
HĐ2: Phổ biến nội quy học tập
HĐ3: Trò chơi: Diệt các con vật có hại
GV hướng dẫn và tổ chức HS chơi
3.Phần kết thúc:
- Thả lỏng: vừa hát vừa thả lỏng cổ tay ,chân.
- Nhắc lại một số quy định trong giờ học và nhận xét giờ học
- Yêu cầu nội dung về nhà
6p
25p
10p
 7p
 8p
5p
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
- GV nhận lớp kt sĩ số trang phục sau đó phổ biến nd bai hoc.
- Biên chế tổ chức tập luyện, chọn cán sự bộ môn.
- Lớp trưởng là cán sự bộ môn TD, có nhiệm vụ quản lý chung 
- Tổ trưởng có nhiệmvụ tổ chứctổ mình tập luyện
- Cán sự bộ môn tổ chức tập trung lớp ngoài sân
- Trang phục trong giờ học phải đảm bảo
- Đội hình chơi trò chơi.
 GV
- GV nhân xét giờ học.
Tiết 3	 Toán
	ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh củng cố viết các số từ 0 - 100 thứ tự các số, số có một ,hai chữ số, số liền trước, số liền sau của một số. Kĩ năng nhớ lại các số trong phạm vi từ 10, 100.
- Rèn kĩ năng nhẩm nhanh số liền trước, liền sau của một số.
- HS tích cực tự giác học.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Giới thiệu chương trình toán 2: (5’)
2.Dạy học bài mới (33)
a/ a.Giới thiệu bài : (1’)
b.Ôn tập số có hai chữ số; số liền trước, số liền sau (7’)
* HS biết đọc, viết số có hai chữ số, tìm số liền trước, số liền sau của một số.
- GV ghi: 45
- Số 45 là số có mấy chữ số?
- Số liền trước số 45 là số nào?
- Số liền sau số 45 là số nào?
+ Nhận xét kết luận
c. Luyện tập (25’)
Bài 1:Số?
* Ổn tập các số có một chữ số, số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số.
- Cho HS đọc yêu cầu
- Bài yêu cầu gì?
- Lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi HS lên bảng lên bảng.
- Gọi HS khác nhận xét bài của bạn.
- Gv nhận xét, sửa sai (nếu có).
Bài 2: Viết tiếp các số.
* Ôn tập các số có hai chữ số, số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số. 
- Gọi Hs đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu 1 Hs lên bảng làm phần a.
- Gọi HS nhận xét.
- Gv nhận xét.
- Gọi HS đọc
- Tương tự yêu cầu HS chữa phần b,c
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét.
Bài 3: Số?
* Củng cố về số liền sau, số liền trước.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài nhanh vào vở.
- GV tổ chức chia lớp thành hai đội thi tiếp sức
- Gọi HS nhận xét, GV nhận xét
- Tuyên bố đội thắng cuộc.
3.Củng cố – Dặn dò: (2’)
- Cho HS đọc lại các số từ 1-> 100
- GV nhận xét giờ học 
- Chuẩn bị bài sau
- Nghe giới thiệu
- HS nêu.
- 2 Hs đọc là: Số?
- Bài yêu cầu viết số.
- Lớp làm bài vào vở.
- 3 Hs lên bảng làm bài.
a/ Số có một chữ số là:0,1,2,3,4,5,6,7,8,9
b/Số bé nhất có một chữ số là:0
c/Số lớn nhất có một chữ số là:9
- Hs nhận xét bài của bạn.
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS lên bảng làm phần a.
a/Viết tiếp các số có 2 chữ số từ 
10 ->99: 10,11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,21,22,23,24,25.......,99.
- HS nhận xét bài của bạn
- GV nhận xét.
- Nhiều cá nhân đọc, đồng thanh
b/Số bé nhất có 2 chữ số là:10
c/Số lớn nhất có 2 chữ số là :99
- HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm bài.
- HS cử đại diện 2 nhóm chơi trò chơi.
a/Số liền sau của 39 là 40
b/Số liền trước của 90 là 89
c/ Số liền trước của 99 là 98
d/Số liền sau của 99 là 100
- HS nhận xét.
- HS đọc
____________________________________
Tiết 4 	Chính tả
TẬP CHÉP: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
I. MỤC TIÊU: 
- Nghe viết chính xác đoạn trong bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim. Trình bày đúng hai câu văn xuôi , không mắc quá 5 lỗi trong bài. Củng cố và rèn luyện về quy tắc viết chính tả. 
- Làm đúng bài tập 2, 3, 4.
- Giáo dục HS tính kiên trì, nhẫn nại. 
II. CHUẨN BỊ:
-GV: Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1. Giới thiệu phân môn: (3’)
 - Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
2. Bài mới: (35’)
 a.Giới thiệu bài. (1’)
 b. Hướng dẫn HS tập chép. (12’)
* Chép lại chính xác đoạn trích chữ trong bài Có công mài sắt có ngày nên kim.
- GV đưa bảng phụ
- Đọc bài chính tả.
- Đoạn chép này từ bài nào? 
- Đoạn chép là lời của ai nói với ai?
- Đoạn văn có mấy câu? 
- Cuối mỗi  ... hêm một đơn vị đo độ dài nữa, lớn hơn cm, đó là dm.
- Ghi tên bài lên bảng.
b. Dạy học bài mới 
 Giới thiệu đề xi mét (dm)
* HS biết đề - xi – mét là một đơn vị đo độ dài; tên gọi, kí hiệu của nó; biết quan hệ giữa dm và cm. Ghi nhớ 1dm = 1cm
- Phát cho mỗi bàn 1 băng giấy và y/c HS dùng thước đo.
- Băng giấy dài mấy cm?
- Nêu: 10 cm còn gọi là 1 đề xi mét (GV vừa nói vừa viết lên bảng:1 đề xi mét)
- Yêu cầu HS đọc.
- Nêu: Đề xi mét viết tắt là dm.
- Vừa nêu vừa ghi bảng.
1dm = 10cm
10 cm = 1 dm
- Yêu cầu HS nêu lại.
- Yêu cầu HS dùng phấn vạch trên thước các đoạn thẳng có độ dài 1 dm.
- Yêu cầu HS vẽ đoạn thẳng dài 1 dm vào bảng con.
c. Luyện tập
* HS biết được độ lớn của đơn vị đo dm; so sánh độ dài đoạn thẳng trong trường hợp đơn giản; thực hiện phép cộng, trừ các số đo độ dài có đơn vị đo là đề - xi – mét.
Bài 1: Quan sát hình vẽ và trả lời các câu hỏi:
- Xem hình vẽ
A B
C D
a, Viết bé hơn hoặc lớn hơn vào chỗ trống thích hợp.
b, Viết ngắn hơn hoặc dài hơn vào chỗ trống thích hợp.
- Gọi HS đọc đề bài. Sau đó tự làm bài trong vở. Yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra bài nhau đồng thời gọi 1 HS đọc chữa bài.
Bài 2: Tính ( Theo mẫu )
- Gọi 1 HS đọc y/c.
- Yêu cầu HS quan sát mẫu:
1 dm + 1 dm = 2 dm
8 dm – 2 dm = 6 dm
* Muốn thực hiện phép tính có kèm theo đơn vị ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài .
- Yêu cầu HS đổi vở để kiểm tra bài nhau đồng thời gọi 1 HS đọc chữa bài.
Bài 3: Không dùng thước đo hãy ước lượng độ dài mỗi đoạn thẳng rồi ghi số thích hợp vào chỗ chấm
A B
M N
- Gọi HS đọc đề bài.
- Theo yêu cầu của đề bài chúng ta phải chú ý nhất điều gì?
+ “Hãy ước lượng độ dài nghĩa là so sánh nó với đoạn thẳng dài 1 dm (tức 10 cm) đã cho trước để đoán xem các đoạn thẳng AB, MN dài khoảng bao nhiêu cm (sau khi ước lượng xong có thể kiểm tra mức chính xác của ước lượng bằng thước đo độ dài)
- Hãy nêu lại cách ước lượng.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Yêu cầu HS kiểm tra lại số đã ước lượng.
3. Củng cố dặn dò (2’)
- 1 dm bằng bao nhiêu cm?
- Nhận xét giờ
- 2 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào nháp.
- Đặt tính rồi tính các phép tính:
 45 27 33 28
+43 +42 + 44 +61
 78 69 77 89
- HS nhận xét bài của bạn.
- HS nêu
- Xăng ti mét (cm)
- Dùng thước thẳng đo độ dài băng giấy.
- Dài 10cm.
- HS đọc: Một đề xi mét.
- 1 đề xi mét bằng 10 xăng ti mét, 10 xăng ti mét bằng 1 đề xi mét (5 HS nêu)
- Tự vạch trên thước của mình.
- Vẽ trong bảng con.
- HS làm bài cá nhân.
- HS đọc chữa.
a)Độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn 1 dm.
- Độ dài đoạn thẳng CD ngắn hơn 1 dm.
b) Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD
- Đoạn thẳngCD ngắn hơn đoạn thẳng AB.
- Hs đọc yêu cầu của bài.
- Hs quan sát mẫu.
- Đọc:1 dm + 1 dm = 2 dm
 8 dm – 2 dm = 6 dm
- Ta lấy 1 cộng 1 bằng 2, viết 2 rồi viết dm vào sau số 2.
- Ta lấy 8 – 2 = 6, viết 6 rồi viết dm vào sau số 6.
- HS tự làm bài, nhận xét bài bạn và kiểm tra bài mình.
- 1 HS đọc đề bài
- HS lắng nghe.
- Hs nêu.
- HS ghi số ước lượng vào bài làm.
- Đoạn thẳng AB dài khoảng 9 cm
- Đoạn thẳng MN dài khoảng 12 cm
_______________________________
Tiết 2	Đạo đức
HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
- Nắm được các biểu hiện cụ thể của việc học tập sinh hoạt đúng giờ. Biết được ích lợi của việc học tập sinh hoạt đúng giờ và tác hại nếu không đúng giờ.
- Đồng tình với các bạn học tập, sinh hoạt đúng giờ. Không đồng tình với những bạn không đúng giờ. Thực hiện một số hoạt động học tập sinh hoạt đúng giờ trên lớp và ở nhà. Lập kế hoạch, thời gian biểu cho việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Kĩ năng quản lý thời gian để học tập sinh hoạt đúng giờ. Kĩ năng lập kế hoạch để học tập, sinh hoạt đúng giờ. Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học pập đúng giờ và chưa đúng giờ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ (3’)
– Giáo viên giới thiệu sách giáo khoa đạo đức lớp 2.
2.Bài mới:
a. Bày tỏ ý kiến (15’)
- Yêu cầu các nhóm thảo luận để bày tỏ ý kiến về việc làm nào đúng, việc làm nào sai ? Vì sao ? 
-T H1: Cả lớp lắng nghe cô giảng bài nhưng Nam và Tuấn lại nói chuyện riêng.
- TH2 :Cả nhà đang ăn cơm nhưng Thái vừa ăn vừa xem chuyện .
- Giáo viên lắng nghe nhận xét và bổ sung nếu có.
* Rút kết luận : - Tình huống 1 như vậy là sai vì không chú ý nghe cô giáo giảng bài. 
- Tình huống 2 cũng sai vì vừa ăn vừa xem truyện sẽ có hại cho sức khỏe. 
* Kết luận ( Ghi bảng ): Làm việc sinh hoạt phải đúng giờ.
b. Xử lí tình huống. (10’)
- Yêu cầu các nhóm thảo luận tình huống:bạn nhỏ đang xem ti vi mẹ nhắc bạn đến giờ đi ngủ.
- Em sẽ làm gì nếu em là bạn nhỏ trong tranh ?
-Yêu cầu các nhóm trao đổi để đưa ra ý kiến của nhóm mình.
- Mời từng nhóm cử đại diện trình bày trước lớp. 
- Nhận xét đánh giá về kết quả công việc của các nhóm .
* Giáo viên kết luận: Sinh hoạt học tập đúng giờ mang lại lợi ích cho bản thân và không ảnh hưởng đến người khác. 
c. Lập kế hoạch thời gian biểu học tập và sinh hoạt . (10’)
 -Yêu cầu các nhóm thảo luận để lập ra thời gian biểu học tập sinh hoạt trong ngày.
- Đưa ra mẫu thời gian biểu chung để học sinh học tập và tham khảo.
- Lấy một vài ví dụ để minh hoạ.
* Kết luận : - Cần sắp xếp thời gian hợp lí để đảm bảo thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi.
3. Củng cố dặn dò : (2’)
- Đọc câu thơ : Giờ nào việc nấy 
 Việc hôm nay chớ để ngày mai
- GV nhận xét đánh giá tiết học 
- Học sinh mở sách giáo khoa quan sát, lắng nghe .
- Các nhóm thảo luận theo các tình huống 
- Lần lượt các nhóm cử các đại diện của mình lên báo cáo kết quả trước lớp.
- Các nhóm khác lắng nghe nhận xét và và bổ sung.
- 2 HS nhắc lại
- Lớp chia ra từng nhóm và thảo luận theo yêu cầu của giáo viên.
- Lần lượt các nhóm cử đại diện lên đóng vai giải quyết tình huống của nhóm mình cho cả lớp cùng nghe.
- Các nhóm khác theo dõi và nhận xét ý kiến nhóm bạn.
- Lớp bình chọn nhóm có cách giải quyết hay và đúng nhất.
- Các nhóm tổ chức thảo luận và ghi thời gian biểu của mình ra một tờ giấy khổ lớn 
- Cử đại diện lên dán lên bảng và trình bày trước lớp. 
_________________________________
Tiết 3 	Thủ công
GẤP TÊN LỬA ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU
- Học sinh biết cách gấp tên lửa đúng và đẹp.
 - Gấp thành thạo, nhanh, chính xác.
- HS có tính kiên chì, khéo léo, yêu quý sản phẩm mình làm ra.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Quan sát và nhận xét: (2’)
* HS quan sát,nhận xét tên lửa có mấy phần 
- GT chiếc tên lửa hỏi: 
- Trên tay cô cầm vật gì.
- Tên lửa gồm những bộ phận nào.
- Được gấp từ vật liệu gì.
- Tên lửa thật được làm bằng sắt dùng để phóng vào vũ trụ, vào bầu trời.
- Tên lửa được gấp bởi hình gì.
c. HD thao tác: (20’)
* HS nêu các bước gấp, biết gấp tên lửa bằng giấy 
- Treo quy trình gấp.
* Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa.
- Đặt tờ giấy lên mặt bàn, phần dòng kẻ ô ở trên, gấp đôi tờ giấy để lấy đường dấu giữa.
- Mở giấy gấp theo đường dấu gấp ở H1 được H2.
- Gấp theo đường dấu gấp ( theo chiều mũi tên) ở H 2 được h3.
- Gấp theo đường dấu ở H3 được H4.
- Sau mỗi lần gấp miết theo đường gấp cho thật phẳng.
*Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng:
- Bẻ các mép gấp sang hai bên đường dấu giữa và miết theo đường dấu được tên lửa H5.
- Cầm vào nếp gấp giữa cho hai cánh tên lửa ngang ra được H6. Phóng tên lửa theo hướng chếch lên không chung.
- Yêu cầu nhắc lại các bước.
d. Thực hành: (10’)
* HS gấp được tên lửa
- Yêu cầu cả lớp gấp tên lửa trên giấy nháp.
- Quan sát giúp HS còn lúng túng.
3. Củng cố – dặn dò: (2’)
- Yêu cầu nhắc lại các bước gấp tên lửa.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Mô hình tên lửa.
- Phần mũi, thân, mũi tên lửa dài.
- Gấp bằng giấy.
- Gấp bằng tờ giấy hình chữ nhật.
- Quan sát.
- Lắng nghe.
- Theo dõi các bước gấp.
- Nhắc lại.
- 2 HS lên bảng thao tác lại các bước gấp.
- Cả lớp quan sát.
- Thực hành gấp trên giấy nháp.
___________________________________
Tiết 4 	 Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP TUẦN 1
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá ưu điểm, tồn tại của lớp từ ngày tựu trường.
- Đề ra cách khắc phục tồn tại và phương hướng tuần tới.
- HS có ý thức thực hiện nội quy của nhà trường, lớp
II. Nội dung: 	
1. Ổn định tổ chức:2’
- Lớp hát tập thể 1 bài.
2. Kiểm điểm các hoạt động nề nếp trong tuần: 10’
 + Ưu điểm:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
+ Hạn chế:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
+ Tuyên dương: 
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Công việc tuần tới: (8’)
- Tiếp tục duy trì , ổn định nề nếp lớp.
 - KT đồ dùng học tập trước khi đến lớp, bọc sách vở, không viết, vẽ vào sách. Sắp xếp sách vở, đồ dùng phòng học gọn gàng, ngăn nắp. 
- Thực hiện tốt nhiệm vụ HS tiểu học, thực hiện tốt nền nếp, nhất là nền nếp học
- Tích cực học tập, rèn chữ viết.
- Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy và nội quy của trường. Lễ phép chào hỏi thầy cô, người lớn tuổi.
- Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ để phòng chống dịch bệnh.
4. Văn nghệ: 15’ 
- Yêu cầu trưởng ban văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp hát một số bài hát đã được học
PHÊ DUYỆT
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Toàn Thắng, ngày.. tháng .. năm 2018
 PHT
Vũ Đình Mạnh

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_lop_2_tuan_1_nam_hoc_2018_2019.docx