Giáo án Lớp 2 tuần 1 (8)

Giáo án Lớp 2 tuần 1 (8)

Đạo đức: HỌC TẬP SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ

I. Yêu cầu:

- Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân.

- Có thái độ đồng tình với các bạn học tập, sinh hoạt đúng giờ.

II Chuẩn bị:

- Phiếu giao việc cho hoạt động 1,2.Vở bài tập đạo đức.

 

doc 39 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1209Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 2 tuần 1 (8)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
********************
TUẦN 1: Ngày soạn: Ngày 22/8/2009
 Ngày giảng: Thứ hai ngày 24 tháng 8 năm 2009
Đạo đức:	 HỌC TẬP SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ
I. Yêu cầu: 
- Nêu được một số biểu hiện của học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hàng ngày của bản thân.
- Có thái độ đồng tình với các bạn học tập, sinh hoạt đúng giờ.
II Chuẩn bị: 
- Phiếu giao việc cho hoạt động 1,2.Vở bài tập đạo đức.
III Các hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Bài cũ: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
B.Bài mới: 
1. Giới thiệu bài:Ghi đề.
2. Giảng bài mới:
*Hoạt động 1: Bày tỏ kiến.
Mục tiêu:Học sinh có ý kiến riêng và biết bày tỏ ý kến trước các hành động.
Cách tiến hành:Chia nhóm cho học sinh bày tỏ ý kiến xem việc nào đúng,chưa đúng.Tại sao?
- Cho học sinh nêu to tình huống.-Yêu cầu nhận xét,bổ sung.
- Chốt lại:Trong giờ học Tùng ngồi không chú ý nghe giảng ảnh hưởng đến kết quả học tập.
- Vừa ăn vừa xem truyền hình cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ.
*Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
MT: Học sinh biết lựa chọn cách xử lí 
CTH: Giáo viên chia nhóm giao nhiệm vụ mỗi nhóm lựa chọn cách ứng xử phù hợp và đóng vai theo 2 tình huống (sgv) BT 2
- Theo em Ngọc có thể ứng xử như thế nào?
-Yêu cầu học sinh nêu và chọn ra cách ứng xử phù hợp và hay nhất.
-Giáo viên chốt : Mỗi tình huống có thể có nhiều cách ứng xử riêng nên ta phải có cách lựa chọn cho phù hợp.
*Hoạt động 3: Giờ nào việc nấy.
Mục tiêu:Giúp học sinh biết công việc cụ thểcần làm và thời gian thực hiệnđể học tập và sinh hoạt đúng giờ.
Cách tiến hành: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm.Chia học sinh ra 4 nhóm.
-Yêu cầu thảo luận ghi ra giấy.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-Giáo viên chốt:Cần sắp xếp thời gian hợp lí để có đủ thời gian học tập và vui chơi.
3 Củng cố-dặn dò:
-Gọi học sinh đọc ghi nhớ vở bài tập
-Hướng dẫn học ở nhà:Về nhà cùng cha mẹ xây dựng một thời gian biểu phù hợp và thực hiện đúng theo thời gian biểu đó.
- Bỏ vở lên bàn và càc đồ dung khác.
- Thảo luận nhómđôi ở tranhvà làm vào giây
- 2-3 học sinh nêu to 
- Các nhóm khác bổ sung.
- Lắng nghe
-Quan sát bài tập 2 và hoạt động nhóm đôi.
-Đóng vai.
-Nhận xét và chột cách ứng xử hay nhất.
- Nghe
- Thảo luận nhóm 4 và ghi ra giấy.
-Đại diện nhóm trình bày.
- Nghe
-2 học sinh nêu.
- Nghe, ghi nhớ
Toán: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. Yêu cầu:
- Biết đếm, đọc, viết các số đến 100.
- Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.
- Rèn học sinh kĩ năng đọc,viết số đến 100 thành thạo.
- Giáo dục tính cẩn thận và chính xác cho học sinh khi làm toán.
*(Ghi chú: BTCL Bài 1, 2, 3)
II. Chuẩn bị:
-Viết bài tập 1 vào bảng lớp.
-Chuẩn bị các băng giấy ghi bài tập 2như SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ:
- Kiểm tra sách vở và đồ dùng môn học.
- Nhận xét.
B. Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
2.Giảng bài mới:
Ôn lại các số trong phạm vi 10.
Bài 1: 
Hãy nêu các số từ 0 đến 10 và ngược lại.
- Yêu cầu học sinh viết vào bảng .
- Có bao nhiêu số có 1 chữ số? Số nào là số bé nhất? Số nào là số lớn nhất?
* Số 10 có mấy chữ số ?
Bài 2 : Ôn tập các số có 2 chữ số.
- Học sinh chơi trò chơi.Cùng nhau lập bảng số.
- Nêu số bé nhất có 2 chữ số ? Số lớn nhất có 2 chữ số ?
Bài3 : Ôn các số liền trước,các số liền sau :
- Treo bảng phụ lên để học sinh dễ phân biệt số liền trước và số liền sau.
39
? Em làm như thế nào để tìm được số 38 và số 40 ?
* Giáo viên chốt lại cách tìm số liền trước và số liền sau.
3 củng cố-dặn dò :
-Nhắc lại bài học hôm nay.
- Về nhà tự ôn tập.
- Bỏ đồ dùng lên bàn.
- Nghe
- 2 em nêu :0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10.
- 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1,0
-10 chữ số.Số 0 là số bé nhất. Số 9 là số lớn nhất.
- Số 10 là số có2 chữ số.
- Học sinh chơi nhóm đôi.
- Số 10.Là số 99.
- Số 38, Số 40.
- Lấy 39-1=38.và 39+1=40.
- Nghe
- 2 em nhắc lại đề.
- Nghe, ghi nhớ
Tập đọc : CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I. Yêu cầu:
- Hiểu nội dung bài
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
 -Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Giáo dục học sinh tính kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công; yêu thích môn học.
* (Ghi chú: HS khá, giỏi hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim.)
II. Chuẩn bị:
- Một thỏi sắt và một cái kim.
- Tranh minh hoạ bài tập đọc 
- Bảng phụ viết câu dài cần luyện đọc.
IIICác hoạt động dạy- học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 Tiết 1 : 
* Giáo viên giới thiệu sơ qua 8 chủ điểm của chương trình sách giáo khoa Tiếng việt 2 tập1
A. Kiểm tra: Kiểm tra sgk của hs
B. Bài mới:
1 Giới thiệu bài : Yêu cầu học sinh quan sát tranh bài tập đọc
- Tranh vẽ những ai ?Họ đang làm gì ?Muốn biết cụ đang làm gì và cụ nói với cậu bé những gì ?Bài học hôm nay chúng ta hoc.
- Giáo viên ghi đề.
2. Luyện đọc:
2.1.Giáo viên đọc mẫu toàn bài lần 1 :
2.2. Hướng dẫn hs luyện đọc:
a. Đọc từng câu:
 - Yêu cầu hs đọc
 - Tìm tiếng từ khó đọc
 - Luyện phát âm
 b. Đọc từng đoạn:
 - Yêu cầu hs đọc
 - Treo bảng phụ, hướng dẫn đọc câu dài:
"Mỗi khi cầm quyển sách /cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn,/ngáp dài /rồi bỏ dở."//
- Tìm hiểu nghĩa các từ chú giải sgk
 c. Đọc từng đoạn trong nhóm:
 - Yêu cầu hs đọc theo nhóm
 GV theo dõi
 d. Thi đọc:
 - Tổ chức cho các nhóm thi đọc
 GV theo dõi
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc tốt
 e. Đọc đồng thanh:
 - Yêu cầu lớp đọc đồng thanh 1 lần
 Tiết 2 
3. Tìm hiểu bài :
- Yêu cầu hs đọc bài trả lời câu hỏi:
? Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào ?
? Cậu bế thấy bà cụ đang làm gì ?
- Cho học sinh quan sát thỏi sắt và một cây kim: Chiếc kim so với thỏi sắt thì như thế nào ?
? Cậu bé có tin thỏi sắt to mà nó sẽ trở thành cái kim nhỏ như vậy không ?
? Bà cụ giảng giải như thế nào ?
? Đến lúc này cậubé có tin lời cụ không ?chi tiết nào chứng tỏ điều đó ?
? Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì ?
- Yêu cầu nói lại câu đề bài bằng lời của em.
4. Luyện đọc lại :
- Hướng dẫn học sinh đọc phân vai.
- Trong bài này các em có thể chia làm mấy vai để đọc.
- Yêu cầu các nhóm tự phân vai luyện đọc lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc tốt.
3 Củng cố-dặn dò :
? Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì ?Và em thích nhân vật nào nhất ? Vì sao?
- Nhận xét tuyên dương đọc tốt và nhắc nhở những em đọc chưa tốt.
- Chuẩn bị tốt giờ kể chuyện
- Nghe
- Để sách TV 2 tập 1 lên bàn
- Quan sát tranh.
- Lắng nghe
- Nối tiếp đọc từng câu
 - Tìm và nêu
 - Cá nhân,lớp
 - Nối tiếp đọc từng đoạn
 - Luyện đọc
 - Nêu
- Các nhóm luyện đọc
 - Đại diện các nhóm thi đọc
 Lớp theo dõi nhận xét, bình chọn 
nhóm đọc tốt
 - Đọc đồng thanh
- Đọc bài trả lời câu hỏi
- Lười học.
- Thấy cụ đang mài thỏi sắt thành cây kim.
- Quan sát thỏi sắt.Trả lời.
- Lúc đầu cậu bé không tin
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Đến lúc cậu bé cũng tin lời cụ.
- Tự nêu.
- Nêu ý kiến
- Vài học sinh nói.
- Nêu
- Các nhóm phân vai và luyện đọc
 Thi đọc giữa các nhóm, lớp theo dõi, nhận xét nhóm, cá nhân, nhóm đọc tốt
- Có công khổ luyện thì sẽ có ngày thành công...........
- Nghe
 Ngày soạn:Ngày 23/8/2009
 Ngày giảng:Thứ ba ngày 25 tháng 8 năm 2009
Toán:	 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100(Tiếp theo)
I . Yêu câu:
- Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số.
- Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thứ tự của các số.
- Biết so sánh các số trong phạn vi 100.
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
* (Ghi chú: Làm các BT 1, 3, 4, 5)
II. Chuẩn bị: 
	Kẻ sẵn bài tập1.Chuẩn bị 2 hình vẽ,2 bộ số cần điền ở bài tập 5 để chơi trò chơi.
III Các hoạt động dạy- học:
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Bài cũ:
- Yêu cầu học sinh viết số tự nhiên nhỏ nhất có 1 chữ số?
- Viết 3 số tự nhiên liên tiếp tuỳ ý?
- Nhận xét ghi điểm.
B. Bài mới:
1..Giới thiệu bài:Ghi đề.
2.Giảng bài mới:
Bài 1: Đọc viết số có 2 chữ số,cấu tạo số có 2 chữ số
- Yêu cầu học sinh quan sát bài 1.
- Nêu cách viết số 85 và cách đọc số.
- Cho học sinh lên bảng làm và giáo viên gọi học sinh nhận xét.
Bài 3: So sánh số có 2 chữ số.
- 34..38 điền dấu gì?Vì sao?
* Chú ý:khi so sánh 80+685.Thì ta so sánh nhưthế nào?
- Yêu cầu lớp làm vào vở
- Chấm, chữa bài
Bài 4: Củng cố các số từ bé đến lớn và ngược lại.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Theo dõi chấm,chữa bài.
Bài 5: Trò chơi:Nhanh mắt,nhanh tay.
- Nêu luật chơi.Yêu cầu học sinh chơi
Tại sao ô thứ nhất lại điền số 67?
Tại sao ô thứ 2 lại điền số76?
3 Củng cố-dặn dò:
-Nhắc lại nội dung bài học hôm nay.
- Nhận xét giờ học.
 -Về nhà tự luyện thêm dạng vừa học
- 1 học sinh lên bảng 
- 1 em khác viết cả lớp viết vào bảng con.
- Nghe
- Đọc yêu cầu.
- Cả lớp quan sát bài tập 1.
- 1 học sinh nêu.
- 1 học sinh lên bảng làm.Cả lớp làm vào nháp và nhận xét.
- 2 em đọc yêu cầu.
- Điền vào dấu bé vì 4<8 nên 34<38
- Tính tổng rồi so sánh.
- Tự làm vào vở.
- Làm bài. 1 em làm bảng lớp
- Lắng nghe. Chơi
- 2 em
- Nghe
- N
Kể chuyện: CÓ CÔNG MÀI SẮT,CÓ NGÀY NÊN KIM.
I. Yêu cầu:
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn của câu chuyện
- HS khá, giỏi biết kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Biết phối hợp lời kể, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
- Rèn cho học sinh tính mạnh dạn trước tập thể.
-Trau dồi hứng thú đọc và kể chuyện.
II. Chuẩn bị:
- 4 tranh ở sách giáo khoa được phóng to.
- 1 thỏi sắt một kim khâu,1 khăn vấn đầu,một tờ giấy nột hòn đá.
IIICác hoạt động dạy- học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ:
Giáo viên giới thiệu yêu cầu bộ môn kể chuyện .Thực hành nhiều cách kể khác nhau.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giảng bài mới.
2.1. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
- Gọi hs đọc yêu cầu
Hướng dẫn học sinh kể.
- Yêu cầu hs kể từng đoạn câu chuyện trong nhóm (nhóm 4).
- Yêu cầu kể theo gợi ý sau:
+ Tranh 1:Cậu bé đang làm gì?
+ Tranh 2:Cậu bé nhìn thấy cụ già đang ngồi làm gì?
+ Tranh 3:Bà cụ đang giảng giải như thế nào?
+ ... uyên dương.
Bài 3
-Gọi học sinh đọc yêu cầu.
-Muốn tính tổng ta làm như thế nào?
*Chú ý:Cách đặt tính theo cột dọc.
Bài 4:Rèn kĩ năng giải toán có lờivăn.
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài và hướng dẫn học sinh phân tích bài toán
-Hướng dẫn cách trình bày.
-Theo dõi,nhắc nhở các em tự giác làm bài.
-Chấm,chữa bài.
Bài 5:
Giáo viên treo bảng phụ.
-Viết phép tính đầu tiên lên bảngvà làm mẫu.
-2 cộng với mấy bằng7?
-Nhận xét bài bạn.
3 Củng cố-dặn dò:
-Nhắc lại nội dung bài học hôm nay.
-Nhận xét giờ học.
-Về nhà tự ôn và chuẩn bị bài sau.
-1 học sinh làm.
-Đọc yêu cầu và làm bài.
-Đọc yêu cầu.
-Ta thực hiện phép tính cộng.
-Đọc đề 2 em.
-Giải vào vở .
-Đọc yêu cầu.
-2 cộng với 5 bằng 7.
-Luyện tập.
Tập viết :CHỮ HOA :A
I Mục tiêu:(sgv)
-Giáo dục học sinh tư thế ngồi viết đúng.
II Đồ dùng dạy học:
-Mẫu chữhoa A.Bảng phụ viết sẵn cụm từ ứng dụng.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Bài cũ:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
-Nhận xét.
2 Bài mới:a.Giới thiệu bài:Ghi đề
b.Giảng bài mới:
*Giới thiệu chữ mẫu:
Chữ hoa gồm có mấy nét?Cao mấy li,rộng mấy li?
*Hướng dẫn cách viết:
-Giáo viên viết mẫu
-Hướng dẫn học sinh viết tay không.
-Yêu cầu viết vào bảng con.
*Hướng dẫn học sinh viết cụm từ ứng dụng.
-Gọi 2 học sinh đọc cụm từđó.Nêu cách hiểu của em
-Quan sát, nhận xét:Cụm từ có mấy tiếng?Độ cao các con chữ,nét nối giữa các tiếng,khoảng cách?
-Hướng dẫn viết chữ :Anh
Nhận xét kĩ.
-Hướng dẫn viết cả cụm từ vào giấy nháp.
*Yêu cầu viết vào vở.
-Theo dõi giúp đỡ học sinh yếu viết bài.Nhắc nhở tư thế ngồi viết đúng.
-Chấm,chữa bài
3 Củng cố-dặn dò:
Luyện lại bảng con chữ hoa A và tiếng Anh.
-Về nhà tự luyện trang bên.
-Bỏ vở lên bàn.
-Chữ hoa cao 5 li.Gồm có 3 nét.Rộng ..li.
-Quan sát giáo viên viết mẫu.
-Viết tay không 2 lần.
-Viết bảng con 4-5 lần.
-Anh em lúc nào cũng vui vẻ hoà thuận với nhau.
-Cụm từ có 4 tiếng.
Chữ cao 2,5 li :A,H,H,
Chữ cao1,5 li t
Chữ cao 1 li :còn lại.
-Viết cả cụm từ vào giấy nháp.
-Viết vào vở.
-Nộp bài.
-Viết 2 lần.
Chính tả(Nghe-viết)NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?
I Mục tiêu:(SGV)
IIĐồ dùng dạy học:Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2,3.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1Bài cũ:
Yêu cầu viết:giảng giải,mải miết.
-Nhận xét bài học sinh.
2 Bài mới:a.Giới thiệu bài:Ghi đề
b.Giảng bài mới:
*Đọc đoạn cần viết:To rõ ràng.
-Gọi 2 học sinh đọc lại đoạn cần viết đó.
Khổ thơ cho ta biết điều gì về ngày hôm qua?
*Hướng dẫn cách trình bày:
-Khổ thơ có mấy dòng?Chữ cái đầu dòng phải viết như thế nào?
-Hướng dẫn viết vào vở:cách lề 3 ô.
*Hướng dẫn viết từ khó:trang vở, chăm chỉ.
*Giáo viên đọc bài để viết:Đọc đúng yêu cầu bộ môn.
-Nhắc nhở tư thế ngồi viết cho học sinh.
*Đọc cho học sinh soát lỗi.
*Chấm bài:1 tổ.
Bài tập:
Bài 2:Gọi học sinh đọc đề.
-Gọi 1 học sinh làm mẫu.Lớp nhận xét
-Cả lớp làm bài.
-Chữa bài.
Bài 3:Treo bảng phụ,gọi học sinh đọc bài.
-Yêu cầu nêu cách làm.Gọi 1 em làm lên bảng và cả lớp làm vở nháp.
-Nhận xét bài của bạn.
3 Củng cố-dặn dò:
- Viết lại một số lỗi sai cơ bản.
-Nhận xét giờ học
-Về nhà chuẩn bị bài sau tốt.
-Viết bài vào bảng con.
-2 em đọc lại đoạn đó.
-Ngày hôm qua ở lại trong vở hồng của con.Con học hành chăm chỉ là ngày qua vẫn còn.
-Khổ thơ có 4 dòng.Đầu mỗi dòng phải viết hoa.
-Luyện bảng con.
-Đổi vở cho bạn để dò bài.
-2 học sinh đọc yêu cầu.
-Lớp làm vào bảng con.
-Đọc yêu cầu bài.
1 Em làm bảng lớp.Lớp làm nháp.
-Nhận xét bài bạn.
-Viết bảng
Thủ công : GẤP TÊN LỬA TIẾT 1
I.Mục tiêu : SGV
- Học sinh hứng thú và yêu thích gấp hình 
II.Giáo viên chuẩn bị : Mẩu, quy trình gấp, giấy thủ công.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ :
Kiểm tra đồ dùng học tập
Nhận xét :
2.Bài mới :
a.Giáo viên đưa mẩu gáp sẵn 
Hình dáng màu sắc, các phần của tên lửa
GV mở mẩu gấp, gấp lại từng bước và nêu câu hỏi: Tên lửa nằm trong tờ giấy hình gì?
B1: Gấp gì ?
B2 : Làm gì? 
b.Hướn dẫn mẩu
B1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa
B2 : Tạo tên lửa và sử dụng
GN nhận xét kết quả thực hành
3. Củng cố dặn dò :
GV nhận xét tiết học 
Dặn chuẩn bị đồ dùng cho tiết 2
HS đưa ĐDHT lên bàn
H quan sát mẫu gấp sẵn
HS nêu
-Hình chữ nhật
Gấp tạo mủi và thân tên lữa
Tạo tên lữa và sử dụng
3H lên thực hành lớp quan sát, NX
Lớp thực hành trên giấy nháp
HS nhắc các bước gấp
	Ngày soạn: 26/08/2008
	Ngày giảng:01/09/2008
Thể dục :Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, chào, báo cáo khi giáo viên nhận lớp
I.Mục tiêu:(sgv).
II Địa điểm phương tiện: Sân trường, còi
III Nội dung và phương pháp lên lớp:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu :
Tập hợp lớp
Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học
Khởi động
2.Phần cơ bản 
a.Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, giậm chân tại chổ, dừng lại
GV theo dõi hướng dẫn
b. Chào, báo cáo khi giáo viên nhận lớp và kết thúc giờ học
* Tiến hành
-Hàng dọc : điểm số báo cáo
-Lớp trưởng chuyển thành đội hình hàng ngang chờ giáo viên nhận lớp.
-GV vào vị trí, LT hô “Nghiêm”, LT tiến đến cách GV 1 – 2m báo cáo: “Báo cáo cô giáo, lớp 2B tổng số 21 có mặt đầy đủ”
-GV : Được
-LT quay về vị trí và hô : “Chúc cô giáo” lớp ĐT”khoẻ”.
-GV: “chúc các em khoẻ”
-Kết thúc giờ học : GV”giải tán”
-Lớp ĐT “Khoẻ”
+GV theo dõi hướng dẫn
c.Trò chơi : Diệt các con vật có hại
3. Phần kết thúc : 
Nhận xét tiết học, dặn dò 
HS xếp thành 3 hàng dọc
H lắng nghe
H thực hiện bài khởi động
Lớp trưởng điều khiển- lớp thực hiện
HS xếp thành 3 hàng ngang
HS lắng nghe
LT điều khiển 
Cả lớp thực hiện
Lớp thực hiện trò chơi
HS nêu nội dung bài học 
vổ tay hát
Toán:ĐỀ XI MÉT
I Mục tiêu:(sgv).
II Đồ dùng dạy học:Thước thẳng dài có chia vạch cm,dm.Một sợi dâydài.
III Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Bài cũ:Nêu đơn vị đo độ dài đã học
Nhận xét.
2 Bài mới:a.Giới thiệu bài:Ghi đề.
b.Giảng bài mới:
*Giới thiệu Đề xi mét:
Yêu cầu học sinh đo độ dài ở vở10 ô dài bao nhiêu xăng ti mét?
-10 cm còn gọi là 1 đề xi mét.Đề xi mét viết tắt là:dm.
1dm=10cm
-Yêu cầu các em vạch ở thước độ dài 1dm.
-Viết vào bảng con đơn vị vừa học.
Luyện tập:
Bài 1:Quan sát ở SGK và đo
-Gọi học sinh nêu.
Bài2:Học sinh biết cộng,trừ các phép tính có kèm đơn vị.
-Yêu cầu học sinh làm vào vở.
-Theo dõi giúp đỡ học sinh yếu.
-Chấm,chữa bài
-Vì sao3dm+2dm=5dm?
3 Củng cố-dặn dò:
-Trò chơi:Nêu bài toán yêu cầu học sinh làm nhanh.
Sợi dây dài 4dm cắt 3 đoạn trong đó 2 đoạn 1 dm và 1 đoạn 2 dm.
Theo dõi các em thực hành.
-Gọi các em nêu cách làm của mình.
-Về nhà tự luyện.
Chuẩn bị bài sau:
Tự nêu.
-Thực hành đo.
-Dài 10 cm.
-Đọc đề xi mét.
Nhắc lại:1dm=10cm.
-Thực hành.
-Viết bảng con.
-Thực hành đo ở sgk.
-2-3em nêu.
-Làm bài vào vở.
-Ta lấy 3+2=5 và viết kèm theo đơn vị vào sau.
-Tự thực hành.
-Chia đôi sợi dây sau đó lại lấy 1 phần chia đôi tiếp.
Tập làm văn:TỰ GIỚI THIỆU:CÂU VÀ BÀI
I Mục tiêu:(SGV)
II Đồ dùng dạy học:Tranh minh hoạ bài tập 3.
	-Phiếu học tập cho từng học sinh.
III Cáchoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 Ônr định tổ chức:Hát.
2Bài mới:a.Giới thiệu bài:Ghi đề.
b.Giảng bài mới:
Bài1:Học sinh tự biết giới thiệu về mình.
-Gọi học sinh đọc yêu cầu.
-1Học sinh tự giới thiệu mẫu cho cả lớp nghe.Sau đó lần lượt các em tự giới thiệu về mình.
-Nhận xét và chọn cách giới thiệu hay nhất.
Bài2:Phát phiếu học tập cho học sinh.
Bài này có mấy yêu cầu?
-Yêu cầu học sinh thực hành vào giấy.
-Gọi học sinh lên bảng hỏi đáp.Trình bày kết quả của mình.
-Nhận xét,ghi điểm.
Bài 3:Yêu cầu học sinh kể lại các bức tranh thành một câu chuyện.
-Gợi ý:Bức tranh này giống bài tập nào đã học?
-Yêu cầu thảo luận nhóm.
-Các nhóm trình bày.
Hướng dẫn cho học sinh chơi:1 em có thể viết một câu cho bức tranh mình chọn và cứ 4 em tạo thành một nhóm để kể lại toàn bộ câu chuyện.
-Chọn nhóm thắng cuộc và nhóm có nội dung câu chuyện hay nhất.
3 Củng cố-dặn dò:
-Gọi 1 em nhắc lại bài học hôm nay.
-Nhận xét giờ học
-Về nhà vận dụng tự giới thiệu về bản thân tốt.
-Hát.
2 em đọc yêu cầu bài.
-1 em làm mẫu.
-Nhận xét bạn.
-Nhận phiếu bài tập.
-Có 2 yêu cầu.
-Làm vào giấy nháp.
-Các cặp lên bảng thực hành.
-Nhận xét bạn.
-Đọc yêu cầu.
-Tự nêu.
-Thảo luận nhóm.
-Trình bày.Nhận xétnhóm bạn.
-Trò chơi:Như hướng dẫn.
-Chọn nhóm thắng cuộc.
-Tự giới thiệu:Câu và bài.
Mỹ thuật : Vẽ trang trí : Vẽ đạm, vẽ nhạt
I. Mục tiêu : SGK 
II. Chuẩn bị : Bút màu, bút chì, vỡ vẽ
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài củ : Kiểm tra vở, đồ dùng học tập
Nhận xét 
2. Bài mới 
a.Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn cách vẽ
-GV hướng dẫn cách vẽ đậm, nhạt qua bài mẫu
- Cho HS quan sát bài vẽ mẩu
- Yêu cầu HS nên cách vẽ 
c. Thực hành 
Yêu cầu học sinh mở vỡ đồ dùng học tập để thực hành.
GV theo dõi hướng dẫn
d. Trưng bài sản phẩm: 
GV chấm 5 bài, nhận xét kết quả thực hành
3. Củng cố dặn dò :
GV hệ thống bài, nhận xét tiết học
- Dặn về nhà hoàn thành bài chuẩn bì bài sau
HS đưa đồ dùng lên bàn
HS lắng nghe
HS quan sát và nêu
HS thực hành vỡ
HS nêu ND bài học 
	Sinh hoạt: LỚP 
I Mục tiêu:
-Ôn định tổ chức,phân công chính thức chỗ ngồi trong học kì 1.
-Biên chế tổ,bầu lớp trưởng,tổ trưởng,tổ phó.
-Nêu một số quy định của trường,của lớp.
II Các hoạt động lên lớp:
Ôn định tổ chức:Hát.
2 Sinh hoạt:
-Giáo viên cùng học sinh phân công chỗ ngồi cho từng học sinh phù hợp với nguyện vọng và điều kiện sức khoẻ của từng học sinh.
*Chỉ tiêu:
	+Nhỏ ngồi trước,lớn ngồi sau.
	+Ưu tiên các học sinh học yếu, nhỏ ngồi trước
	-Giáo viên sắp xếp và chọn chỗ ngồi cho phù hợp.
*Biên chế tổ:
Có 3 tổ :Mỗi tổ 1 dãy bàn.
	-Cả lớp bầu cán sự lớp:Lớp trưởng,lớp phó.các tổ trưởng,tổ phó.
	+Lớp trưởng:1 em.
	+Lớp phó:2 em.
	+Tổ trưởng:3 em.
	+Tổ phó :3 em.
	-Cho học sinh dân chủ bình chọn các chức danh trên.
*Giáo viên nêu một số quy định chung:
	-Trang phục:Đúng mầu, đúng mùa,dép 4 quai.
	-Sách vở:Đủ các loại như quy định:6 quyển.Đồ dùng học tập đầy đủ như:Bút mực,thước,bút chì,màu ,cặp vẽ,đất nặn,bảng con,phấn,bì kiểm tra, kéo,hồ dán.
	-Vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi vào học.
	-Trực nhật lớp sạch sẽ.
	-Đi học đúng giờ.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L2 T1 sangCKTKN.doc