-Biết dụng cụ đo khối lượng :cân đĩa , cân đồng hồ (cân bàn).
-Biết làm tính cộng trừ và giải toán với các số kèm đơn vị kg.Rèn kĩ năng làm toán cho học sinh.( BTCL: 1;3;( cột 1); 4 )
-Giáo dục H chăm chỉ chịu khó khi làm toán.
II. Đồ dùng dạy học: - Một chiếc cân đồng hồ , 1 túi gạo , 1 chồng sách vở .
III. Các hoạt động dạy học:
TUẦN 7 Ngày soạn 10 tháng 10 năm 2010 Ngày dạy:Thứ tư ngày 13 tháng 10 năm 2010 Toán : LUYỆN TẬP I.Yêu cầu: -Biết dụng cụ đo khối lượng :cân đĩa , cân đồng hồ (cân bàn). -Biết làm tính cộng trừ và giải toán với các số kèm đơn vị kg.Rèn kĩ năng làm toán cho học sinh.( BTCL: 1;3;( cột 1); 4 ) -Giáo dục H chăm chỉ chịu khó khi làm toán. II. Đồ dùng dạy học: - Một chiếc cân đồng hồ , 1 túi gạo , 1 chồng sách vở . III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Bài cũ : 6 kg + 20 kg= 10 kg +5 kg = 24 kg+12 kg= 35 kg-25 kg = 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Hôm nay chúng ta sẽ luyện tập về đơn vị đo khối lượng. b) Luyện tập : -Bài 1: - Giới thiệu cân đồng hồ . - Cho xem cân đồng hồ và hỏi : -Cân có mấy đĩa cân ? H đọc xem túi cam năng bao nhiêu kg? - Sau mỗi lần cân cho cả lớp đọc số chỉ trên mặt đồng hồ . Bài 3:Yêu cầu đọc đề. 3 kg + 6 kg - 4 k g = 15 kg - 10 kg + 7 k g = Bài 4: Tóm tắt : -Gạo Tẻ và Nếp : 26 kg . - Trong đó gạo Tẻ : 16 kg - Gạo Nếp : ...kg ? -Nhận xét ghi điểm học sinh . 3. Củng cố - Dặn dò: *Nhận xét đánh giá tiết học -Dặn về nhà học và làm bài tập. - Xem trước bài: 6 cộng với một số 2 H lên bảng làm 6 kg + 20 kg=26 kg 10 kg +5 kg = 15kg 24 kg+12 kg=26 kg 35 kg-25 kg =10 kg . - Quan sát và trả lời. Có 1 đĩa cân . -Lớp đọc to số trên mặt đồng hồ. Túi cam nặng 1 kg, Bạn Hoa nặng 25 kg - Mời 3 em lên bảng thực hành cân . - H làm nhóm. Đại diện nhóm trình bày- nhận xét 3 kg + 6 kg - 4 k g = 5kg 15 kg - 10 kg + 7 k g = 12kg -Một em đọc đề bài. Lớp thực hiện vào vở Bài giải Số kg gạo nếp mẹ mua là : 26 - 16 = 10 ( kg) Đáp số : 10 kg - Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập . - Về học bài và làm các bài tập còn lại Tập đọc : THỜI KHOÁ BIỂU I. Yêu cầu: -Đọc rõ ràng, dứt khoát thời khóa biểu; biết nghỉ hơi sau từng cột, từng dòng. -Rèn kĩ năng đọc cho học sinh. - Hiểu được tác dụng của thời khóa biểu (trả lời được các CH1,2,4),(H khá giỏi thực hiện được CH3). II. Đồ dùng dạy học: – Viết thời khóa biểu của mình ra bảng phụ . III.Các hoạt động dạy hoc : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: 2.Bài mới a) Giới thiệu bài Thời khóa biểu có tác dụng gì cho chúng ta tiết học hôm nay các em sẽ tìm hiểu b) Luyện đọc: 1/ Đọc mẫu : chú ý đọc to rõ ràng , rành mạch và dõng dạc chú ý ngắt nghĩ đúng các cụm từ . - Thứ hai :/ Buổi sáng :/Tiết 1/ Tiếng Việt / Tiết 2/ Toán /Hoạt động vui chơi 25 phút ;/Tiết3 /... GV hướng dẫn H luyện đọc theo trình tự: thứ, buổi,tiết - Giới thiệu các từ cần luyện đọc yêu cầu đọc . 2/ Đọc từng đoạn : - Yêu cầu đọc nối tiếp theo yêu cầu trước lớp -Bài tập 1 . ( Thứ - buổi - tiết ) - Yêu cầu đọc theo yêu cầu bài tập 2 (Buổi - tiết - thứ) - Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh . c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : 1,Đọc thời khóa biểu theo từng ngày(thứ- buổi - tiết) 2, Đọc thời khóa biểu theo buổi( buổi- thứ- tiết) 3,Đọc ghi lại những tiết học chính(ô màu hồng), số tiết bổ sung(ô màu xanh) và số tiết học tự chọn - Gọi học sinh đọc và nhận xét . - Thời khóa biểu có ích lợi gì ? 3. Củng cố - Dặn dò - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới - Xem trước bài: Người mẹ hiền - Giáo viên có thể đọc mẫu một đoạn của bài đó. H đọc bài: người thầy cũ -Vài học sinh nhắc lại tựa bài. -Lắng nghe đọc mẫu và đọc thầm theo . - Đọc nối tiếp theo yêu cầu . nghệ thuật, Tiếng Việt -Cả lớp đọc thầm . - Buổi sáng Tiết 1 , Tiết 4 , Tiếng Việt . - Buổi chiều Tiết 2 , Tiếng Việt . - Buổi chiều Tiết 3 , Tin học . - Ghi và đọc . thứ 3: tiết1-T.Việt, tiết2- Toán, tiết3- T.Việt, tiết3-Đạo đức - Giúp ta nắm được lịch học để chuẩn bị bài ở nhà, để mang sách , vở và đồ dùng đi học. -Ba em nhắc lại nội dung bài -Về nhà học thuộc bài - Lắng nghe. Luyện từ và câu : TỪ NGỮ VỀ MÔN HỌC- TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG I.Yêu cầu: -Tìm được một số từ ngữ về các môn học và hoạt động của người (BT1,BT2); kể được nội dung của mỗi tranh(SGK) bằng 1 câu (BT3). -Chọn được từ chỉ hoạt động thích hợp để điên vào chỗ trống trong câu (BT4). -Giáo dục học sinh chăm chỉ học. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài tập 2. Bảng gài , thẻ từ . III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ : - Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch chân như sau : - Bạn Nam là học sinh lớp 2. - Bài hát em thích nhất là bài hát Cho con 2.Bài mới: *Hướng dẫn làm bài tập: * Bài 1 : -Treo thời khóa biểu của lớp và yêu cầu đọc. - Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Nghệ thuật, Thể dục *Bài 2: - Treo bức tranh và hỏi : - Bức tranh vẽ cảnh gì ? - Bạn gái đang làm gì ? - Từ chỉ hoạt động của bạn nhỏ là từ nào ? - Các tranh 2,3,4 hướng dẫn tương tự - Viết các từ học sinh nêu lên bảng *Bài 3 -Mời một em đọc bài tập -Yêu cầu một em làm mẫu , sau đó cho thực hành theo cặp và đọc bài làm trước lớp . - Gọi một số cặp học sinh lên trình bày .- Yêu cầu nhận xét bài bạn . *Bài 4: Điền vào chỗ trống để có câu đúng -Chữa bài, nhận xét. 3. Củng cố - Dặn dò: - Gọi 1 em nhắc lại bài học hôm nay? -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học -Dặn về nhà học bài xem trước bài mới: xem bài tuần 8 Ai là H lớp 2? Bài hát em thích nhất là bài gì? H nêu yêu cầu. Kể tên các môn học ở lớp 2 H chơi tiếp sức -Mời một em đọc nội dung bài tập - Quan sát và trả lời câu hỏi. - Tranh vẽ một bạn gái. Bạn đang học bài. -Đọc. Bức tranh 2: Viết ( hoặc) làm bài . - Bức tranh 3 : Nghe (hoặc) giảng bài . - Bức tranh 4 : Nói , trò chuyện .... - Một em đọc bài tập 3. Kể lại nội dung mỗi tranh trên bằng một câu. H làm theo nhóm đôi - Bé đang đọc sách / Bạn trai đang viết bài . - Nam nghe bố giảng giải / Hai bạn trò chuyện. - Một em đọc bài tập . H làm vở vào chỗ trống để tạo thành câu đúng . -Các từ cần điền lần lượt là :dạy, giảng, khuyên -1 em nêu lại nội dung vừa học -Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại Tập viết: CHỮ HOA E, Ê I.Yêu cầu: -Viết đúng hai chữ hoa E, Ê (1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ -E hoặc Ê), chữ và câu ứng dụng: Em (1 dòng cỡ vừa ,1 dòng cỡ nhỏ ) , Em yêu trường em (3lần). -Rèn kĩ năng viết cho học sinh. -Giáo dục H ý thức rèn chữ giữ vở. II. Đồ dùng dạy học: * Mẫu chữ hoa E ,Ê đặt trong khung chữ . Vở tập viết III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: -Yêu cầu lớp viết vào bảng chữ Đ và chữ Đẹp -Giáo viên nhận xét đánh giá . 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: Ghi đề b)Hướng dẫn viết chữ hoa : *Quan sát số nét quy trình viết chữ E ,Ê: -Yêu cầu quan sát mẫu và trả lời : - Chữ hoa E ,Ê gồm mấy nét ? Có những nét nào ? - Chỉ theo khung hình mẫu và giảng quy trình viết chữ E, Ê cho học sinh như sách giáo khoa Viết lại qui trình viết lần 2 . *Học sinh viết bảng con - Yêu cầu viết chữ hoa E , Ê vào không trung và sau đó cho các em viết vào bảng con . *Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng : -Yêu cầu một em đọc hiểu cụm từ . * / Quan sát , nhận xét : - Yêu cầu nhận xét về độ cao các chữ ? -Giữa các con chữ phải viết dấu gì ? *Viết bảng:Yêu cầu viết chữ Em vào bảng - Theo dõi sửa cho học sinh . *) Hướng dẫn viết vào vở : -Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh . * Chấm chữa bài -Chấm từ 5 - 7 bài học sinh . -Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm . 3. Củng cố - Dặn dò: -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học -Dặn về nhà hoàn thành nốt bài viết ở vở .- Về nhà tập viết lại nhiều lần và xem trước bài mới : “ Ôn chữ hoa G” - Lên bảng viết các chữ theo yêu cầu - 2 em viết chữ Đ. Hai em viết chữ “Đẹp - Lớp thực hành viết vào bảng con . -Vài em nhắc lại tựa bài. - Học sinh quan sát . E Ê - Chữ E gồm 2 nét đó là 1 nét cong dưới và 2 nét cong trái nối liền nhau. - Quan sát theo giáo viên hướng dẫn - Lớp theo dõi và thực hiện viết vào không trung sau đó bảng con . Em yêu trường em - Đọc : Em yêu trường em . . Em -Chữ E cao 2,5 li . - Viết dấu nối . - Thực hành viết vào bảng . - Viết vào vở tập viết - 2 dòng câu ứng dụng : Em yêu trường em -Nộp vở từ 5- 7 em để chấm điểm . -Lắng nghe giáo viên dặn. Mỹ thuật: VẼ TRANH ĐỀ TÀI: EM ĐI HỌC Giáo viên bộ môn dạy ********************************************************** Ngày soạn 11 tháng 10 năm 2010 Ngày dạy:Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2010 Toán 6 CỘNG VỚI MỘT SỐ: 6 + 5 I. Mục tiêu: : - Biết cách thực hiện phép cộng 6 + 5. Lập và học thuộc bảng cộng 6 cộng với một số. Nhận biết trực giác về tính chất giao hoán của phép cộng.Dựa vào bảng 6 cộng với một số để tìm được số thích hợp điền vào ô trống.( BTCL: 1;2;3) - Rèn kĩ năng lập được các phép cộng, tính nhẩm nhanh, đúng. - Giáo dục H chăm chỉ chịu khó khi làm toán. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng gài - que tính . III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ - Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà - HS1 : Sửa bài tập 3. - HS2: Tính : 48 + 7 + 3 ; 29 + 5 + 4 - Giáo viên nhận xét đánh giá. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: * Giới thiệu phép cộng 6 + 5 - Nêu bài toán : - Có 6 que tính thêm 5 que tính nữa . Hỏi tất cả có bao nhiêu que tính? - Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào? - Yêu cầu sử dụng que tính để tìm kết quả. - Hướng dẫn thực hiện tính viết. - Gọi 1 em lên bảng đặt tính và nêu cách đặt tính - Mời một em khác nhận xét . *Lập bảng công thức : 6 cộng với một số - Yêu cầu sử dụng que tính để tính kết quả các phép cộng trong phần bài học . - Mời 2 em lên bảng lập công thức 6 cộng với một số . - Yêu cầu đọc thuộc lòng bảng công thức . - Xóa dần các công thức trên bảng yêu cầu học thuộc lòng . c) Luyện tập : *Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài. - Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở. - Yêu cầu đọc chữa bài. - Giáo viên nhận xét đánh giá *Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài. - Bài toán có dạng gì? - Ta phải lưu ý điều gì? - Yêu cầu tự làm bài vào vở. - Nêu cách thực hiện: 6 + 4 và 6 + 8 - Yc lớp viết kết quả vào vở bài tập *Bài 3: - Mời một học sinh đọc đề bài. - Viết lên bảng : 6 + = 11 + 6= 12 6+ =13 - Yêu cầu cả lớp làm vào vở . - Gọi một em đọc bài chữa miệng. - Nhận xét kết quả 2 phép tính trên? tại sao? - Nhận xét đánh giá ghi điểm bài làm học sinh . 3. Củng cố - Dặn dò: - Muốn cộng 6 với một số ta làm như thế nào ? - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập. - Hai em lên bảng mỗi em làm bài và HS2 nêu cách đặt tính và cách tính. - Học sinh khác nhận xét. - Vài em nhắc lại tên bài. - Quan sát và lắng nghe và phân tích đề toán . - Thực hiện phép tính 6 + 5 - Thao tác trên que tính và nêu ; 12 que tính 6 cộng 5 bằng 11, viết 1 thẳng 11 6 và 5 , viết 1 vào cột chục . - Tự lập công thức : 6+2 = 8 Lần lượt các tổ đọc đồng 6+3 = 9 thanh các công thức, cả lớp 6+4=10đọc đồng thanh theo y/c của .. GV 6+ 9=15 - Một em đọc đề bài - Tự làm bài vào vở dựa vào bảng công thức - Đọc chữa bài: 6 cộng 2 bằng 8 ,...7 cộng 9 bằng 15 . - Một em đọc đề bài sách giáo khoa - Tính viết theo cột dọc. - Viết số sao cho đơn vị thẳng cột đơn vị , cột chục thẳng với chục. - Lớp thực hiện vào vở. - Hai em nêu: 6 cộng 4 bằng 10 viết 0 thẳng cột với 6 và 3 viết 1 vào cột chục. 10 11 14 13 15 - Tính nhẩm. - Ta dựa vào bảng 6 cộng với một số - Cả lớp thực hiện làm vào vở . - Một em nêu miệng kết quả tính. - Học sinh khác nhận xét bài bạn 6 + 5= 11 6 + 6= 12 6+ 7 =13 - 3 em trả lời . - Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập . - Về học bài và làm các bài tập còn lại. Chính tả: ( Nghe - viết) CÔ GIÁO LỚP EM I. Mục tiêu: - Nghe viết lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài: Cô giáo lớp em . Làm được BT2, BT3 (a) - Rèn kĩ năng nghe viết đúng, chính xác. - Giáo dục học hinh luôn có ý thức rèn luyện chữ viết. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2, 3 (a) III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ: - Mời 2 em lên bảng làm bài tập điền: ia / tr / ch vào chỗ trống. - Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài b) Hướng dẫn nghe viết : * Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết - Treo bảng phụ đọc đoạn cần viết. - Tìm những những hình ảnh đẹp trong khổ thơ khi cô giáo dạy học sinh tập viết? - Bạn nhỏ có tình cảm gì với cô giáo? * Hướng dẫn cách trình bày: - Một khổ thơ có mấy dòng thơ? - Chữ đầu dòng thơ viết như thế nào? Vì sao? - Đây là bài thơ 5 chữ vì vậy ta nên trình bày thế nào cho đẹp? * Hướng dẫn viết từ khó: - Đọc và yêu cầu viết các từ khó. - Yêu cầu lên bảng viết các từ vừa tìm được. - Chỉnh sửa lỗi cho học sinh . * Đọc viết: * Soát lỗi chấm bài : - Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài - Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét. c) Hướng dẫn làm bài tập *Bài 2: - Yêu cầu đọc đề. - Mời một em lên làm mẫu - Yêu cầu lớp nhận xét bài làm của bạn. - Giáo viên nhận xét đánh giá. *Bài 3(a): - Yêu cầu lớp chia thành 3 nhóm - Phát thẻ từ cho các nhóm yêu cầu thực hiện. - Lần lượt mời các nhóm lên gắn từ đúng - Yêu cầu các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Nhận xét chốt ý đúng. 3. Củng cố - Dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Nhắc nhớ tư thế ngồi viết và trình bày sách vở - Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài - Hai em lên bảng làm bài: ...ái nhà, ...ái cây, mái ...anh, quả ...anh . - ân xét bài bạn. - Lắng nghe - Hai em nhắc lại tên bài. - Lớp đọc đồng thanh đoạn viết. - Gió đưa thoảng hoa nhài. Nắng ghé vào cửa lớp , xem chúng em học bài. - Rất yêu thương và kính trọng cô giáo. - Có 4 dòng thơ. - Phải viết hoa vì đây là các chữ đầu dòng thơ - Viết bài thơ vào giữa trang vở, lùi vào 3 ô. - Lớp thực hiện đọc và viết vào bảng con các từ khó: thoảng hương nhài, ghé, cô giáo, giảng, yêu thương, điểm mười,... - Lớp nghe đọc chép vào vở. - Nhìn bảng để soát và tự sửa lỗi bằng bút chì. - Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm - Đọc bài. - Một em lên bảng điền cả lớp làm vào vở . - thủy: Thủy chung, thủy tinh, bình thủy ,... - núi : núi non , đồi núi ,trái núi ,... - Nhận xét bài bạn - Lớp chia thành nhóm nhỏ mỗi nhóm 3 em. - Thảo luận nhóm. - Cử 2 bạn lên thi gắn nhanh gắn đúng từ. - Từ cần gắn : tre - che - trăng - trắng . - Nhận xét bài bạn - Về nhà học bài và làm bài tập trong SGK. - Lắng nghe. Tự nhiên và xã hội : ĂN UỐNG ĐẦY ĐỦ I. Mục tiêu: - Biết ăn đủ chất, uống đủ nước sẽ giúp cơ thể chóng lớn và khoẻ mạnh. - Biết được buổi sáng nên ăn nhiều, buổi tối ăn ít, không nên bỏ bữa. -Giáo dục học sinh nên thực hiện ăn uống đầy đủ, đúng bửa. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ trang 16 , 17. Sưu tầm tranh ảnh thức ăn , nước uống hàng ngày . III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Bài cũ : - Gọi 3 em lên bảng trả lời nội dung bài “ Tiêu hóa thức ăn” 2.Bài mới: * Hoạt động 1 : Các bữa ăn , thức ăn hàng ngày. * Bước 1: Làm việc theo nhóm: - Yêu cầu quan sát tranh 1,2,3,4 SGK trang 16 và trả lời các câu hỏi. - Các nhóm trao đổi trong nhóm để trả lời câu hỏi. - Hàng ngày bạn ăn mấy bữa? Mỗi bữa ăn những gì và ăn bao nhiêu? - Ngoài ra bạn còn ăn thêm gì? - Bạn thích ăn gì? Uống gì? *Bước 2: Hoạt động cả lớp. - Yêu cầu đại diện trả lời trước lớp. - Nhận xét chỉnh sửa cho học sinh. * Giáo viên rút kết luận như sách giáo khoa . *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về ích lợi của việc ăn uống đầy đủ. * Bước 1: Làm việc cả lớp. - Yêu cầu đọc thông tin sách giáo khoa, thảo luận trả lời các câu hỏi ở bài học trước. - Phần chất bổ trong thức ăn được đưa đi đâu? - Để làm gì? - Yêu cầu trao đổi trong nhóm các câu hỏi như : - Tại sao chúng ta cần ăn đủ no? Uống đủ nước? - Nếu ta thường xuyên bị đói khát thì điều gì sẽ xảy ra? *Bước 2: - Yêu cầu một số em lên trả lời câu hỏi * Kết luận như sách giáo khoa . * Hoạt động 3 : Trò chơi “ Đi chợ “ - Phát cho mỗi nhóm một tờ phiếu . - Yêu cầu học sinh thảo luận để nêu tên một số thức ăn đồ uống mà em biết - Yêu cầu trong vòng 5 phút các nhóm thi đua . - Yêu cầu các nhóm dán phần trả lời lên bảng lớp . - Nhận xét bình chọn nhóm trả lời đúng nhất . 3.Củng cố - Dặn dò: - Tại sao chúng ta cần ăn đủ no và đủ chất? - Nhận xét tiết học dặn học bài, xem trước bài - Ba em lên bảng chỉ và nêu đường đi của thức ăn trong hệ tiêu hóa. - Lắng nghe. Vài em nhắc lại tên bài - - Các nhóm thực hành thảo luận nối tiếp nói cho bạn nghe . - Ăn 3 bữa đó là bữa sáng, trưa và tối; cơm, canh, cá, thịt, rau ,...Mỗi bữa ăn 2 bát. - Ngoài ra còn ăn thêm hoa quả, sữa ,... - Nêu theo ý thích. - Lần lượt một số em đại diện lên trả lời trước lớp - Nhận xét bổ sung ý kiến của bạn. - Quan sát các thông tin trong sách giáo khoa và trao đổi trả lời các câu hỏi . - Phần lớn thức ăn biến thành các chất bổ thấm vào thành ruột non vào máu và đi nuôi cơ thể. - Để giúp cơ thể có đầy đủ chất làm cho cơ thể khỏe mạnh, chóng lớn ,... - Bị bệnh, người mệt mỏi, gầy yếu làm việc và học tập kém. - Lần lượt một số cặp lên trả lời trước lớp - Chia thành 4 nhóm. - Các nhóm nhận phiếu rời. - Thảo luận trả lời vào phiếu cử đại diện lên dán phiếu lên bảng . - Nhận xét bình chọn nhóm trả lời đúng - Hai em nêu lại nội dung bài học . - Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới Âm nhạc: ÔN TẬP BÀI HÁT: MÚA VUI Giáo viên bộ môn dạy ********************************************************************
Tài liệu đính kèm: