Giáo án lớp 2 môn học Đạo đức - Bài: Quan tâm giúp đỡ bạn bè

Giáo án lớp 2 môn học Đạo đức - Bài: Quan tâm giúp đỡ bạn bè

Môn : Đạo đức

Bài : Quan tâm giúp đỡ bạn bè

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh quan tâm giúp đỡ bạn bạn bè. Thấy được những hiểu biểu hiện và việc làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn.

- Rèn cho học sinh luôn có những hành vi quan tâm giúp đỡ bạn trong cuộc sống.

- Các em có thái độ quan tâm và yêu quý bạn.

II. Các hoạt động dạy học:

 

doc 28 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 988Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 2 môn học Đạo đức - Bài: Quan tâm giúp đỡ bạn bè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 2 ngày 12 tháng 11 năm 2007
Môn : Đạo đức
Bài : Quan tâm giúp đỡ bạn bè
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh quan tâm giúp đỡ bạn bạn bè. Thấy được những hiểu biểu hiện và việc làm thể hiện sự quan tâm giúp đỡ bạn.
- Rèn cho học sinh luôn có những hành vi quan tâm giúp đỡ bạn trong cuộc sống.
- Các em có thái độ quan tâm và yêu quý bạn.
II. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định:
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b.Tìm hiểu bài:
* HĐ1: Kể chuyện “ Trong giờ ra chơi”
+ Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu được biểu hiện cụ thể của việc quan tâm giúp đỡ bạn.
- Kể chuyện “Trong giờ ra chơi”
- Gọi HS đọc câu chuyện VBT
- Các bạn lớp 2A đã làm gì khi bạn Cường bị ngã ?
- Em có đồng tình với làm của các bạn lớp 2A không ? Vì sao ?
- Kết luận: Khi bạn ngã , em cần hỏi thăm và nâng bạn dậy. Đây là biểu hiện của việc quan tâm , giúp đỡ bạn.
* HĐ2: Việc làm nào là đúng ?
+ Mục tiêu: Giúp học sinh biết được một số biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn.
- Cho HS quan sát tranh và chỉ ra được những hành vi nào là quan tâm giúp đỡ bạn ? Tai sao ? 
- Theo dõi , bổ sung
- Kết luận: Luôn vui vẻ , chan hòa với bạn, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập, trong cuộc sống là quan tâm , giúp đỡ bạn bè.
* HĐ3: Vì sao, cần quan tâm giúp đỡ bạn ?
+ Mục tiêu: Giúp học sinh biết được lí do vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn .
- Phát phiếu ( nội dung như VBT ) cho HS thảo luận nhóm, yêu cầu hãy đánh dấu x vào ô trống trước những lí do quan tâm, giúp đỡ bạn mà em tán thành.
- Theo dõi , tuyên dương
- Kết luận: Quan tâm. Giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS. Khi quan tâm đến bạn, em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình và tình bạn càng thêm thân thiết, gắn bó.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chốt lại bài 
- Liên hệ giáo dục
- Về thực hành tốt bài học, chuẩn bị bài học sau.
- Hát 
- Lắng nghe
- 2 em đọc
- Đỡ bạn dậy.
- Nhiều em trả lời 
- Quan sát tranh trong VBT theo nhóm 2
- Đại diện các nhóm trình bày nội dung từng tranh
- Nắm yêu cầu , thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Môn : Tập đọc
Bài : Sự tích cây vú sữa
I. Mục tiêu:
- Đọc trơn,đánh vần toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
- Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc qua giọng đọc
- Hiểu nghĩa các từ mới: vùng vằng, la cà
-Hiểu ý nghĩa câu chuyện : tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ với con.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa như SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : kiểm tra bài : Cây xoài của ông em
- Nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : Dùng tranh giới thiệu
b.Luyện đọc: Tiết 1 
-Giáo viên đọc mẫu toàn bài, hướng dẫn cách đọc toàn bài .
- Cho HS đọc câu , kết hợp luyện từ khó 
- Cho HS luyện đọc đoạn , kết hợp hướng dẫn ngắt nghỉ câu dài 
- Giảng từ : vùng vằng, la cà
 - Cho HS luyện đọc đoạn trong nhóm 
- Nhận xét , tuyên dương
c. Tìm hiểu bài : Tiết 2
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hói SGK
+ Câu 1,2 trang 97 cho HS trả lời cá nhân
+ Câu 3 HS trả lời cá nhân
- Thứ quả ở cây này có gì lạ ?
+ Câu 4,5 cho HS trả lời cá nhân
b. Luyện đọc lại: 
- Cho HS thi đọc toàn bài 
- Nhận xét , tuyên dương
3.Củng cố, dặn dò: 
- Qua câu chuyện này nói lên điều gì?
- Liên hệ giáo dục
- về đọc bài , chuẩn bị bài học sau.
- 3 em lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi về nội dung bài 
-Theo dõi đọc thầm.
-HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
-HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
( HS yếu đọc đoạn 1,3 )
-Đọc theo nhóm 3
-Thi đọc giữa các nhóm.
- HS trả lời
( HS khá , giỏi trả lời mẫu ; HS trung bình trả lời sau )
- HS trả lời 
- HS khá , giỏi trả lời
+ Lớn nhanh, da căng mịn, màu xanh óng ánhtự rơi vào lòng cậu bé; Khi môi cậu vừa chạm vào , bỗng xuất hiện một dòng sữa trắng trào ra , ngọt thơm như sữa mẹ.
- HS trả lời 
- Thi đọc giữa các nhóm toàn bài 
- Nói lên tình yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con
Môn : Toán 
Bài : Tìm số bị trừ
I. Mục tiêu:	
- Biết cách tìm số bị trừ trong phép tính trừ khi biết hiệu và số trừ.
- Áp dụng cách tìm số bị trừ để giải các bài tập có liên quan
- Củng cố kỹ năng vẽ đoạn thẳng qua các điểm cho trước. Biểu tượng về hai đoạn thẳng cắt nhau- Phát triển tư duy toán học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phóng to hình vẽ /SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ : kiểm tra bài : Luyện tập
-Nhận xét, ghi điểm 
2.Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
- Gắn lên bảng băng giấy
-Có tất cả bao nhiêu ô vuông ? 
- 10 ô vuông cô lấy đi 4 ô vuông , còn lại mấy ô vuông ?
- Em nào lập được phép tính ?
- Ta gọi số bị trừ chưa biết là x, khi đó ta viết được phép tình nào ?
- Gọi HS nêu tên gọi thành phần trong phép tính trên?
- Số bị trừ chưa biết là x, x = 10, mà 10 = 6 + 4
Vậy muốn tìm SBT ta làm như thế nào ?
- Gọi 1 em lên bảng làm , lớp làm bảng con.
- Gọi nhiều em nhắc lại cách làm 
- Lấy thêm ví dụ cho HS làm 
- Chốt lại bài 
b. Luyện tập :
* Bài 1: Tìm x
- Gọi HS nêu yêu cầu 
- HS khá , giỏi nhìn bài mẫu làm vào vở
- GV hướng dẫn HS trung bình , yếu 
* Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống 
- Cho HS xác định số cần điền 
- HS khá , giỏi nhìn bài mẫu làm vào vở
- GV hướng dẫn HS trung bình , yếu 
-Nhận xét, sửa sai.
* Bài 3: Số ?
- Gọi HS đọc đề , nêu yêu cầu 
- Cho HS tự làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu
* Bài 4: Cho HS nắm yêu cầu , tự vẽ đoạn thẳng 
- Theo dõi , sửa sai.
3.Củng cố , dặn dò: 
- Nêu cách tìm bị trừ ?
-Nhận xét tiết học.
-Tuyên dương, nhắc nhở.
- về chuẩn bị bài sau.
-2 em lên bảng làm .
-Lớp đổi chéo vở kiểm tra bài làm ở nhà.
- Quan sát .
- Có 10 ô vuông
- Còn lại 6 ô vuông
- 10 – 4 = 6
- x – 4 = 6
- 10 là SBT, 4 là ST, 6 là hiệu
- Muốn tìm SBT ta lấy hiệu cộng với số trừ
- Làm : x – 4 = 6
 X = 6 + 4
 X = 10
-Vài em nhắc lại.
- Nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng làm. Lớp làm vở.
- nêu yêu cầu 
-2 em lên bảng. Lớp làm vở.
- Nêu yêu cầu 
- 1 em lên bảng , lớp làm vào vở
- 2 em nêu.
- Thực hành vẽ 
- 3 em nhắc lại
Chiều thứ 2 ngày 12 tháng 11 năm 2007
Môn : Toán
Bài : Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố lại dạng toán trừ có nhớ trong phạm vi 100 và tìm số bị trừ chưa biết và nâng cao hơn
- Rèn cho các em làm thành thạo dạng toán trên.
- Các em có ý thức tự giác làm bài 
II. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : kết hợp khi ôn 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Hướng dẫn ôn :
* Bài 1: Tìm x
 - Gọi HS nêu yêu cầu 
- Cho HS khá , giỏi tự làm vào vở
- GV hướng dẫn HS trung bình , yếu 
* Bài 2: Số ? 	 
- Gọi HS nêu yêu cầu
- Cho HS tự làm vào vở
- Nhận xét , sửa sai
* Bài 3 : Tính nhanh
- Gọi HS đọc đề 
- Hướng dẫn cách làm 
- Cho HS tự làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu 
* Bài 4: Hiệu của hai số là số nhở nhất có hai chữ số. Số trừ là 36.
- Gọi HS đọc đề
- Hướng dẫn HS cách làm 
- Cho HS làm vào vở
- Theo dõi , sửa sai
* Bài 5: Buổi sáng bán được 22 lít nước mắn , buổi chiều bán được ít hơn 7 lít nước mắn . Hỏi buổi chiều bán được bao nhiêu lít nước mắn ?
- Gọi HS đọc đề , nêu dự kiện của bài 
- Cho HS suy nghĩ tự làm 
- Theo dõi kèm HS yếu 
- Thu vở chấm , nhận xét 
3. Củng cố , dặn dò :
- Chốt lại bài 
- Về ôn lại dạng toán trên
- Hát 
- Đọc đề , nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
X - 28 = 32 x – 34 = 29
 X = 32 + 28 x = 29 + 34
 X= 60 x = 63
X – 23 = 15 x – 43 = 28
 X = 15 + 23 x = 28 + 43
 X = 38 x = 71
- Nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm vở
□ –28 = 15 - 3 □ – 17 = 31 + 9
28 – 13 = □- 5 43 + 29 = □ - 8
- Đọc đề , nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
 32 – 51 + 12 –11 = (32 –12) +(51 – 11)
 = 20 + 40
 = 60
 25 + 18 – 25+22 = (25 +25) – (18 + 22)
 = 50 - 40
 = 10
 - Đọc đề , nêu dự kiện của bài 
- 3 em lên bảng làm , lớp làm vào vở
+ Bài 4: Bài giải
 Hiệu của hai số là 10
 Số bị trừ là :
 10 + 36 = 46
 Đáp số : 46
+ Bài 5 : Đáp số : 15 lít
Môn : Tập làm văn
Bài : Ôn tập
I. Mục tiêu:
- Ôn lại cho học sinh biết nói được lời chia buồn , an ủi; biết viết bưu thiếp thăm hỏi 
- Rèn cho các em làm thành thạo dagj bài trên
- Giáo dục các em biết quan tâm đến mọi người
II. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : kết hợp khi ôn
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Hướng dẫn làm bài :
* Luyện nói : tiết 1
* Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu 
- Cho HS trả lời miệng các tình huống SGK 
* Bài 2: Viết bưu thiếp 
- Hướng dẫn HS cách làm 
- Cho HS nêu miệng
- Theo dõi bổ sung
* Viết : Tiết 2
- Dựa vào bài 2 các em hãy viết một bức thư ngắn thăm hỏi ông bà.
- Theo dõi kèm HS yếu 
- Thu vở chấm, nhận xét 
3. Củng cố , dặn dò:
- Chốt lại bài , tuyên dương em viết hay
- Về tập viết nhiều tin nhắn khác hỏi thăm người thân, chuẩn bị bài học sau.
- Hát
- Đọc đề , nêu yêu cầu 
- Nhiều em trả lời 
+ Bà ơi !bà bị mệt hả , cháu lấy thuốc cho bà uống nhé!
+ Bà đừng tiếc nhé, ngày mai hai bà cháu mình trồng cây khác.
+ Ông đừng tiếc nưac , ông ạ ! Cái kính này cũ quá rồi .Bố cháu sẽ mua tặng ông chiếc kính khác. 
- Đọc đề , nêu yêu cầu 
- nhiều em  ... làm gì ? để tách đoạn văn sau thành 3 câu.
- Gọi HS đọc đề
- Cho HS suy nghĩ tự làm 
- Theo dõi kèm HS yếu 
- Gọi một số em đọc lại bài làm 
- Thu vở chấm , nhận xét 
3. Củng cố , dặn dò:
- Chốt lại bài 
- Về ôn lại dạng bài trên
- Hát
- Nêu yêu cầu
- 1 em lên bảng , lớp làm vào vở
+ Cha mẹ rất thương yêu con cái.( yêu mến, yêu quý,quý mến )
+ Trong nhà, các con phải kính trọng cha mẹ.( kính yêu, quý mến )
+ Cha mẹ thường dạy bảo con lẽ phải , điều hay. ( khuyên bảo , dạy, bảo ) 
- Nêu yêu cầu
- 3 em lên bảng , lớp làm vào vở
+ Mẹ em tắm cho con khi con còn bé.
+ Bố cho con đi thăm nhà họ hàng bên nội và bên ngoại.
+ Bố mẹ dạy con học bài ở nhà.
+ Bố làm đồ chơi để con chơi.
- Nêu yêu cầu
- 1 em lên bảng , lớp làm vào vở
+ Sáng nào ba mẹ em cũng dậy rất sớm. Mẹ dọn dẹp nhà cửa và nấu bữa sáng. Ba thì xách nước đổ vao bể rồi chuẩn bị xe để chở mẹ đến trường dạy học.
Thứ 6 ngày 16 tháng 11 năm 2007
Môn : Chính tả
Bài : Mẹ
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh chép chính xác một đoạn trong bài : Mẹ . Các em biết trình bày đúng bài thơ lục bát.
- Rèn các em viết chữ đều nét , đúng , sạch đẹp.
- Các em có ý thức rèn chữ viết.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ chép bài tập
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: Gọi 2 em lên bảng viết , lớp viết bảng con
- Nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Hướng dẫn viết:
- Đọc đoạn viết
- Mẹ được so sánh với những hình ảnh nào?
- Bài viết theo thể thơ gì ?
- Đầu dòn viết thế nào ?
- Cho HS viết từ khó
c. Viết bài:
- Cho HS viết bài 
- Theo dõi , nhắc nhở, thu một số vở chấm
d. Luyện tập:
* Bài 2: Điền vào chỗ trống iê, yê hay ya ?
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu 
- Cho HS tự làm vào VBT
- Theo dõi kèm HS yếu 
* Bài 3: Tìm trong bài thơ “ Mẹ”
- Tiếng bắt đầu bằng r,bằng gi
- Tiếng có thanh hỏi , thanh ngã.
- Cho HS tự làm vào VBT
- Theo dõi kèm HS yếu 
3. Củng cố , dặn dò:
- Chốt lại cách viết
- Về viết lại bài cho đẹp, chuẩn bị bài sau.
-Viết : con nghé, người cha, suy nghĩ, nghỉ ngơi.
- 2 em đọc
- Với ngôi sao và ngọn gió 
- Thơ lục bát
- Viết hoa 
- Viết bảng con: quạt, ngôi sao, giấc,
- Nhìn bảng viết bài vào vở
- Đổi chéo vở soát lỗi , nộp bài chấm
- Nêu yêu cầu 
- 1 em lên bảng , lớp làm VBT
+ Khuya, yên, yên, chuyện, tiếng, tiếng.
- Nêu yêu cầu 
- Nhiều em nêu miệng
+ gió, giấc, rồi,ru
+ cả, chẳng, ngủ, của, cũng , vẫn, kẽo, đã, võng, những.
Môn : Tập làm văn
Bài: Gọi điện
I. Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói: Các em đọc và hiểu nội dung bài: Gọi điện. Nắm được một số thao tác khi gọi điện thoại.
- Biết trả lời các câu hỏi về thứ tự các việc cần làm khi gọi điện thoại, tìn hiệu điện thoại, các thao tác , cách thức khi gọi điện thoại và giao tiếp qua điện thoại.
2. Rèn kĩ năng viết: Các em biết viết 4,5 câu trao đổi qua điện thoại theo tình huống giao tiếp gần gũi với lứa tuổi.
- Biết dùng từ , đặt câu đúng nội dung
II. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: Kiểm tra bài : Chia buồn , an ủi
- Nhận xét ghi điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài : trực tiếp
b. Hướng dẫn làm bài:
* Bài 1: Gọi HS đọc bài “ Gọi điện”
- Hãy sắp xếp các việc theo thứ tự 
- Gọi HS lên thực hành 
- Các tín hiệu “ Tút” ngắn liên tiếp , “ Tút” dài ngắt quãng nói gì ?
- Nếu bố mẹ bạn nhấc máy , em xin phép bố mẹ bạn thế nào ?
* Bài 2: Viết 4,5 câu trao đổi qua điện thoại
- Gọi HS đọc tình huống
- Cho HS suy nghĩ thảo luận nhóm 
- Theo dõi kèm nhóm yếu
- Nhận xét tuyên dương
3. Củng cố , dăn dò:
- Chốt lại bài học
- Về thực hành tốt bài học
- 2 em đọc bài 3
- 2 em đọc
- Nêu : tìm số máy- nhấc ống nghe – nhấn số.
- 3 – 4 em thực hành
- “ Tút” ngắn liên tiếp máy đang bận
- , “ Tút” dài ngắt quãng , chưa có ai nhấc máy.
- Chào hỏi bố mẹ bạn, giới thiệu về mình, xin bố mẹ bạn cho mình nói chuyện với bạn, cảm ơn.
- Nắm yêu cầu 
- Thảo luận nhóm 2
- Trình bày trước lớp
+ A lô ! Hoàng đấy à. Tớ là Tuấn đây! Này bạn Hà vừa bị ốm đấy, bạn có cùng đi với mình đến thăm Hà được không ?
Được bạn đợi mình đúng 5 giờ chiều nay, mình sẽ đén nhà Tâm rồi cùng đi nhé !.....
+ A lô ! Thành đấy phải không ? Tớ là Quân đây ! Cậu đi thả diều với chúng tớ đi !
Không được, Quân ơi. Tớ đang học bài.Cậu thông cảm vậy nhé.
Môn : Toán
Bài : Luyện tập
I. Mục tiêu :
- Củng cố lại bảng trừ 13 trừ đi một số , trừ nhẩm và kĩ năng trừ có nhớ
- Rèn các em làm thành thạo các bài tập dạng toán trên
- Có ý thức tự giác làm bài. 
II.Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : kiểm tra bài : 53 - 15
- Nhận xét ghi điểm 
2. Bài mới :
a. Giới thiệu bài : trực tiếp 
b. Hướng dẫn làm bài :
* Bài 1: Tính nhẩm 
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Đố bạn”
- Theo dõi , tuyên dương
* Bài 2: Đặt tính rồi tính
- Cho HS tự làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu 
* Bài 3: Tính 
- Cho HS tự làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu 
* Bài 4: Gọi HS đọc đề , nêu dự kiện của bài 
- Cho HS suy nghĩ tự làm vào vở
- Theo dõi kèm HS yếu 
* Bài 5: Gọi HS đọc đề
- Cho HS suy nghĩ và nêu đáp án đúng 
- Nhận xét , sửa sai
3. Củng cố , dặn dò:
- Chốt lại bài 
- Về ôn lại dạng toán trên, chuẩn bị bài học sau.
- 2 em lên bảng làm bài 2, lớp đọc bảng trừ 13
- Tổ chức chơi thi giữa các tổ 
( thời gian 3 phút )
- Nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
- Nêu yêu cầu 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
- Đọc đề , nêu dự kiện của bài 
- 2 em lên bảng , lớp làm vào vở
+ Đáp số : 15 quyển vở
- Nhiều em trả lời 
+ Đáp án đúng : C.17
Sinh hoạt : Tuần 12
I. Mục tiêu:
- Nhận xét đánh giá tình hình học tập và rèn luyện trong tuần qua và nêu kế hoạch tuần tới 
- Các em thấy được ưu , nhược điểm của mình có hướng phấn đấu tốt .
II. Các hoạt động trên lớp:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định :
2. Sinh hoạt:
a. Các tổ trưởng tự sinh hoạt
b.Lớp trưởng nhận xét:
c. GV nhận xét chung:
3. Kế hoạch tới :
- Tiếp tục ổn định nề nếp học tập 
- Đến lớp đủ đồ dùng , học bài và làm bài đầy đủ 
- Trình bày bài sạch đẹp , không để quăn mép vở 
- Rèn chữ viết cho HS
- Kèm HS yếu trong các tiết học 
- Có kế hoạch ôn HS giỏi 
- Hát
- Tổ trưởng nhận xét tổ mình , có tuyên dương phê bình trong tổ 
- Lớp trưởng nhận xét chung cả lớp , có tuyên dương phê bình trong lớp 
- Nhìn chung các em thực hiện tốt mọi nề nếp của trường của lớp . Sinh hoạt 15 phút đầu giờ sôi nổi . Xếp hàng thể dục nhanh và thẳng . Có ý thức học bài tốt , chuẩn bị bài ở nhà cẩn thận . Có nhiều tiến bộ về cách trình bày và chữ viết .Đã có nhiều thành tích trong phong tào thi đua học tốt , dạy tốt.Đã dành nhiều hoa điểm 10 dâng lên ngày lễ chào mừng các thầy các cô. Song bạn cạnh đó vẫn còn một số em còn hay quên đồ dùng , bài làm ở nhà chưa đầy đủ , chữ viết còn xấu như em : Vy, Cường, Hiền
- Nghe , thực hiện đúng theo kế hoạch 
Chiều thứ 6 ngày 16 tháng 11 năm 2007
Môn : An toàn giao thông
Bài : An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường ( T2 )
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh tiếp tục hiểu thêm thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường . Biết những nguy hiểm thường có trên đường phố.
- Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường . Biết cách đi trong ngõ hẻm nơi lề đường bị lấn chiếm qua ngã tư.
- Đi bộ trên vỉa hè không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn.
II. Chuẩn bị:
- Bức tranh SGK
- 5 tranh nhỏ cho các nhóm thảo luận
- Hai bảng chữ an toàn nguy hiểm
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Bài cũ: Gọi HS lên trả lời câu hỏi nội dung bài 1
- Nhận xét 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: trực tiếp
b. Tìm hiểu bài:
* HĐ1: Thảo luận nhóm phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm.
+ Mục tiêu: Giúp HS biết lựa chọn thực hiện hành vi khi gặp các tình huống không an toàn trên đường phố.
- Chia nhóm cho HS thảo luận nội dung trong tranh
* Nhóm 1: Em và các bạn đang ôm quả bóng từ nhà ra sân trường chơi, quả bóng tuột khỏi tay em, lăn xuống đường em có vội vàng chạy nhặt bóng không ?
* Nhóm 2: Bạn em có một chiếc xe đạp mới, bạn em muốn đèo em ra phố chơi nhưng đường phố lúc đó rất đông xe đi lại. Em có đi hay không ? Em sẽ nói gì với bạn em ?
* Nhóm 3: Em cùng mẹ chuẩn bị qua đường , cả hai tay mẹ đều bận xách túi. Em sẽ làm thế nào để cùng mẹ qua đường ?
* Nhóm 4: Em và một số bạn đi học về đến chỗ có vỉa hè rộng, các bạn rủ em cùng chơi đá cầu . Em sẽ nói gì với các bạn ?
* HĐ2: An toàn trên đường đến trường
+ Mục tiêu:HS biết được khi đi học, đi chơi trên đường phải chú ý để bảo đảm an toàn trên đường.
- Em đi đến trường trên con đường nào ?
- Em đi như thế nào để được an toàn ?
3. Củng cố , dặn dò:
- Chốt lại bài học
- Về thực hiện như bài học, chuẩn bị bài học sau
- 3 em lên trả lời
- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm trả lời
- Nhờ người lớn lấy hộ
- Không đi và khuyên bạn không nên đi
- Nắm vào vạt áo của mẹ
- Không chơi và khuyên các bạn nên tìm chỗ khác để chơi.
- Phải đi sát lề đường , chú ý tránh xe đi trên đường
- Không đùa nghịch trên đường, khi qua đường chú ý các xe qua lại

Tài liệu đính kèm:

  • docgat12.doc