I.Mục tiêu:
- Học sinh biết kể chuyện theo tranh ,múa hát những bài về trường ,lớp
- Giáo dục học sinh biết yêu quý bạn cùng lớp, cùng trường
II.Chuẩn bị :
Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy học :
Tuần 2 Ngày soạn :5/9/2008 Ngày dạy :Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2008 Môn : Đạo đức BÀI : EM LÀ HỌC SINH LỚP 1 (T2) I.Mục tiêu: - Học sinh biết kể chuyện theo tranh ,múa hát những bài về trường ,lớp - Giáo dục học sinh biết yêu quý bạn cùng lớp, cùng trường II.Chuẩn bị : Tranh minh hoạ phóng to theo nội dung bài. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Yêu cầu học sinh kể về những ngày đầu đi học. 2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa. Hoạt động 1: Học sinh kể về kết quả học tập. Thảo luận theo cặp, kể cho nhau nghe những gì sau hơn 1 tuần đi học. kết luận: Sau hơn 1 tuần đi học, các em đẫ bắt đầu biết viết chữ, tập đếm, tập tô màu, tập vẽ, Hoạt động 2:Kể chuyện theo tranh (bài tập 4) Yêu cầu học sinh đặt tên cho bạn nhỏ ở tranh 1và nêu nội dung ở từng tranh: Học sinh kể cho nhau nghe theo cặp. Học sinh kể trước lớp. Kết luận :Bạn nhỏ trong tranh cũng đang đi học như các em. Trước khi đi học, bạn đã được mọi người trong nhà quan tâm, chuẩn bị sách, vở... Hoạt động 3:Học sinh múa, hát về trường mình, về việc đi học. GV tổ chức cho các em học múa và hát. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh đọc câu thơ cuối bài. GV đọc mẫu, gọi học sinh đọc theo. 3.Củng cố: Hệ thống bài 4.Dặn dò :Học bài, xem bài mới. 3 em kể. Thảo luận và kể theo cặp. Đại diện một vài học sinh kể trước lớp. Lắng nghe và nhắc lại. Bạn nhỏ trong tranh tên Mai. Tranh 1: Cả nhà vui vẻ chuẩn bi cho Mai đi học. Tranh 2: Mẹ đưa Mai đến trường, cô giáo tươi cười đón các em vào lớp.... Lắng nghe, nhắc lại. Múa hát theo hướng dẫn của GV bài: em yêu trường em,ngày đầu tiên đi học . Năm nay em lớn lên rồi Không còn nhỏ xíu như hồi lên năm. Học sinh lắng nghe để thực hiện cho tốt. Âm nhạc : Giáo viên chuyên trách Tự nhiên –xã hội : Luyện tập bài Cơ thể chúng ta I.Mục tiêu : -Nắm được ba bộ phận chính của cơ thể -Biết được các bộ phận của đầu, mình , tay và chân -giáo dục các em biết giữ vệ sinh thân thể ,ăn uống điều độ để cơ thể khoẻ mạnh . II. Đồ dùng dạy học : -Hình trong sách phóng to III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Bài cũ : Kể tên các bộ phận của cơ thể 2. Bài mới a.giới thiệu bài . Luyện tập : Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi Mục tiêu : Giúp các em biết chỉ và gọi tên bên ngoài của cơ thể Cách tiến hành : Bước 1: Yêu cầu các em quan sát tranh ,nói tên các bộ phận của cơ thể Bước 2: K iểm tra kết quả họat Treo tranh lên bảng gọi các em lên chỉ vào tranh ,nêu tên các bộ phận bên ngoài củacơ thể Cùng các em nhận xét ,bổ sung kết luận : Cơ thể chúng ta gồm ba phần chính là đầu , mình và chân tay .Để cơ thể khoẻ mạnh ,hàng ngày các em cần biết bảo vệ cơ thể, giữ gìn vệ sinh thân thể và tập thể dục Hoạt động 3: tập thể dục Mục tiêu: gây hứng thú để học sinh rèn luyện thân thể Cách tiến hành Hướng dẫn các em vừa hát, vừa làm theo lời bài hát: “ Đưa tay ra nào( tay đưa ra đằng trước, hai tay song song với nhau) nắm lấy cái tai( hai tay nắm lấy hai tai). Lắc lư cái đầu nào, lắc lư cái đầu nào( đầu lắc sang bên phải rồi lắc qua bên trái theo nhịp hát). Đưa tay ra nào( hai tay lại đưa ra) nắm lấy cái eo( hai tay chống hông) lắc lư cái mình nào( quay người sang trái rồi sang phải). Đưa tay ra nào( hai tay lại đưa ra) nắm lấy cái chân( hai tay chống đầu gối). Lắc lư cái chân nào, lắc lư cái chân nào ( dậm hai chân) Yêu cầu các nhóm lần lượt thực hành Các nhóm khác nhận xét Tuyên dương những nhóm làm nhanh, đúng b. Củng cố: Trò chơi con bướm vàng nguyên tắc chơi: làm theo lời tôi nói chứ không làm như tôi làm Cách tiến hành: phổ biến luật chơi GV là chủ trò mời 3 em làm giám khảo. Khi chơi, tay phải đưa ra trước, ngón tay trỏ và ngón tay cái chạm vào nhau, 3 ngón còn lại xoè ra như con bướm. GV hô bướm vàng bay ( tay các em múa như bướm bay). GV hô tiếp bướm đậu trên trán( tay đậu vào chỗ khác). Các em phải làm theo lời cô nói, nếu làm như cô làm là sai và bị phạt Hướng dẫn các em chơi thử Yêu cầu các em thực hành chơi Cùng học sinh nhận xét, bình chọn Tuyên dương nhóm thực hành nhanh, thành thạo c. Dặn dò: xem lại bài, tiết sau: Chúng ta đang lớn Hai em trả lời Quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi nêu tên các bộ phận của cơ thể Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung Lắng nghe, nhiều em nhắc lại Học sinh lắng nghe, quan sát, làm theo giáo viên Các nhóm thực hành, bình chọn nhóm làm nhanh, đúng Nắm luật chơi Tiến hành chơi thử Thực hành chơi theo nhóm Nhận xét, bình chọn Thực hành ở nhà Ngày soạn: 6/9/2008 Ngày dạy: thứ 3 ngày 9 tháng 9 năm 2008 Môn: Học vần Bài: Luyện tập dấu huyền, dấu ngã I.Mục tiêu: Học sinh đọc, viết đúng các tiếng bè, bẽ, dấu huyền dấu ngã Làm đúng các bài tập yêu cầu nối .Nắm được vị trí dấu huyền, dấu ngã trong các tiếng GD học sinh tính kiên trì, chịu khó trong học tập II.Đồ dùng dạy học GV: tranh minh hoạ: chiếc thuyền, con gà, cây dừa III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS 1, Kiểm tra bài cũ: đọc các tiếng: bẽ, bẹ Viết các tiếng sau : bẻ ,bẹ , bé 2.Bài mới : A, giới thiệu bài B, luyện đọc các thanh : thanh huyền ,thanh ngã và các tiếng bè ,bẽ Hướng dẫn em Đức , Sơn đọc còn chậm Hãy nêu vị trí thanh huyền , thanh ngã trong các tiếng bè , bẽ *Làm bài tập : Đính tranh nêu nội dung tranh Nối tranh với dấu huyền hoặc dấu ngã Chấm bài , nhận xét Con gà , cây dừa , chiếc thuyền nối với dấu huyền *Luyện viết : Hướng dẫn các em viết dấu huyền dấu ngã Viết mẫu Khoảng cách giữa các tiếng cách nhau bao nhiêu ? Hướng dẫn các em viết vào vở Chấm bài , nhận xét c.Củng cố - dặn dò : Thi tìm tiếng có các thanh đã học d. Dặn dò : Tiết sau be , bè , bẽ ..,bẽ .... 3 em đọc Cả lớp viết bảng con Nhìn bảng đọc cá nhân , lớp Nhiều em trả lời Quan sát tranh trả lời Làm vào vở , đổi vở để kiểm tra bài Quan sát viết bảng con Khoảng cách giữa các tiếng cách nhau con chữ o Cả lớp viết vào vở Đổi vở cho nhau kiểm tra bài Cả lớp thi tìm nhanh Môn : Toán Bài : Luyện tâp hình vuông , hình tròn , hình tam giác I .Mục tiêu : -Nhận ra và nêu đúng tên của hình vông , hình tròn , hình tam giác -Tìm và gọi tên được các hình vuông, hình tròn , hình tam giác trong học tập và trong đời sống -Giáo dục học sinh tính tích cực, tự giác trong học tập II. Đồ dùng dạy học : -Các hình vuông , hình tròn , hình tam giác III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Bài cũ : Đưa ra 4 loại đồ vật khác nhau ,có số lượng khác nhau , nêu loại nào nhiều hơn loại nào ít hơn ? 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : b. Luyện tập : Các em đã học được những hình nào hãy nêu tên các hình đó ? Bài 1: Rèn cho các em tô màu vào đúng các hình Tô màu vào các hình vuông,hình tròn trong vở bài tập Quan sát giúp đỡ thêm một số em còn chậm Bài 2 : Giúp các em biết tô màu vào đúng các hình tam giác Cùng các em nhận xét chữa bài Bài 3 : Rèn kĩ năng xếp hình Dùng que tính để xếp thành các hình sau c. Trò chơi luyện trí nhớ -Kể tên các vật dùng ở nhà có dạng hình vuông ,hình tròn ,tam giác d. Dặn dò : Về nhà tập xếpcác hình còn lại Tiết sau 1,2,3 4 em lên bảng thực hành so sánh và nêu nhiều em nêu : hình vuông , hình tròn , hình tam giác làm bài vào vở làm bài trong vở bài tập ,đổi vở kiểm tra bài Cả lớp dùng que tính để xếp thành các hình sau Thi đua kể lại : viên gạch hoa.cái mâm.... Môn : An toàn giao thông Bài : An toàn và nguy hiểm I.Mục tiêu: SGV Bổ sung: Giáo dục học sinh không nên chơi các trò chơi nguy hiểm II.Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ em nhỏ đang cầm kéo ,chơi nhảy dây III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS I.Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2Bài mới : a. Giới thiệu bài Hoạt đông 1: Nhận biết tình huống an toàn và không an toàn Mục tiêu : Nhận biết các tình huống an toàn và không an toàn Cách tiến hành : Quan sát các tranh vẽ Tranh 1: Em chơi với búp bê là đúng hay sai ?Chơi với búp bê ở nhà có làm em đau hay chảy máu không ? Tranh 2: Cầm kéo doạ nhau là đúng hay sai ?Có thể gặp nguy hiểm gì ? Em và các bạn có được cầm kéo doạ nhau không ? Tương tự với các tranh còn lại Kết luận : Dùng kéo doạ nhau ,trẻ em đi bộ qua đường không có người lớn dẫn dắt ......như thế là nguy hiểm Hoạt động 2 : Kể chuyện Mục tiêu : Kể lại các tình huống mà em bị đau ở nhà ,ở trường hoăc đi trên đường Cách tiến hành : Thảo luận nhóm kể cho nhau nghe mình đã từng bị dau như thế nào ? Kết luận : Không chơi các trò chơi nguy hiểm là đảm ảo an toàn cho mình và cho người khác C.Củng cố -dặn dò : không chơi các trò chơi nguy hiểm , tiết sau :Thực hành Cả lớp đặt sách lên bàn để kiểm tra Quan sát tranh thảo luận theo cặp chỉ ra trong tình huống ,đồ vật nào nguy hiểm ,vì sao ? Không nêncầm kéo doạ nhau rất nguy hiểm nhiều em trả lời lắng nghe , nhắc lại Kể cho nhau nghe theo nhóm đôi ,đại diện các nhóm trình bày Thực hiện ở nhà Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2008 Thể dục : Giáo viên chuyên trách Âm nhạc : Giáo viên chuyên trách Mĩ thuật : Giáo viên chuyên trách Ngày soạn : 8/9/2008 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 12 tháng 9 năm2008 Môn : Tập viết Bài : Luyện viết ê, b , bê, ve, bế bé I.Mục tiêu : -Học sinh nắm được các nét cơ bản của các chữ e, b , be , ve , bế bé -Viết đúng kiểu chữ , cỡ chữ , khoảng cách , đều nét -Giáo dục các em tính kiên trì khi viết bài II. Đồ dùng dạy học : -Bảng phụ viết các chữ ê, b ,be , ve , bế bé III. Các hoạt động dạy học : Hoat động GV Hoạt động HS .Bài cũ : viết e, b , bé 2.Bài mới : a. Giới thiệu bài : b. Hướng dẫn học sinh quan sát Treo bảng phụ đã viết sẵn các chữ ê, b ,be ,ve ,bế bé Nhận xét về độ cao,các nét , khoảng cách ? Dấu sắc được đặt trên con chữ nào ? C. Hướng dẫn viết : Viết mẫu hướng dẫn cách viết Chú ý vị trí dấu thanh , nét nối giữa các con chữ d. Luyện viết bảng con : Yêu cầu cả lớp viết vào bảng con từng chữ một , hướng dẫn để các em viết đúng ,đẹp G. Viết vào vở Viết mỗi chữ 1 dòng Hướng dẫn tư thế ngồi ,cách cầm bút Chấm bài , nhận xét Tuyên dương những em viết, đúng đẹp E. Củng cố - dặn dò : Hôm nay các em tập viết c ... viết lai các chữ còn sai Cả lớp viết vào bảng con Lắng nghe Cả lớp tìm và nêu Cả lớp viết bảng con Học sinh làm theo Cả lớp viết bài vào vở Học sinh dò lại bài Đổi vở cho nhau dò lại bài Học sinh quan sát và viết lại Đọc yêu cầu của bài Cả lớp làm bài vào vở Đọc lại các từ đã điền đúng Thực hành ở nhà Môn toán BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu : -Ôn tập các số đến 100 -Củng cố về giải toán có lời văn , cách tìm số liền trước , liền sau -Thực hiện tốt các phép cộng , trừ các số đến 100 -Giáo dục các em tính tích cực, tự giác khi làm bài II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Gọi học sinh chữa bài tập số 4, trên bảng lớp. 2.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách viết số liền trước, số liền sau của một số và thực hiện . Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Học sinh tính nhẩm và nêu kết quả nối tiếp theo bàn. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Học sinh nêu cách đặt tính, cách tính và thực hiện . Bài 4: Học sinh đọc bài toán, nêu tóm tắt bài và giải. Bài 5: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Giáo viên cho học sinh thực hiện bảng con “Vẽ đoạn thẳng dài 9 cm” 4.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau. 1 học sinh giải bài 4 trên bảng lớp. Giải: Nhà em còn lại số gà là: 34 – 12 = 22 (con) Đáp số : 22 con gà Nhắc tựa. Muốn viết số liền trước của một số. Ta lấy số đã cho trừ đi 1. Muốn viết số liền sau của một số. Ta lấy số đã cho cộng với 1. Số liền trước số 36 là 35 (36 – 1 = 35) Số liền trước số 47 là 46 (47 – 1 = 46) Em 1 nêu : 14 + 5 = 19 (tương tự cho đến hết) Các số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau, thực hiện từ phải sang trái. 42 60 40 23 39 7 65 99 47 88 72 56 55 52 4 33 20 52 Tóm tắt: Có : 25 bi đỏ Có : 21 bi xanh Tất cả có : ? viên bi Giải: Số viên bi của Hoà có tất cả là: 25 + 21 = 46 (viên) Đáp số : 46 viên bi. Học sinh vẽ trên bảng con đoạn thẳng dài 9 cm, nêu cách vẽ. Nhắc tênbài. Thực hành ở nhà. Môn : TNXH BÀI : THỜI TIẾT I.Mục tiêu : Các em nhận biết các hiện tựợng của thời tiết qua tranh ,ảnh Biết được thời tiết hôm nay như thế nào Rèn kĩ năng ăn mặc phù hợp với thời tiết II.Đồ dùng dạy học: -Các hình trong SGK, hình vẽ các hiện tượng về thời tiết các bài trước đã học.. -Giấy khổ to, bút màu, III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.Ổn định : 2.KTBC: Hỏi tên bài. Hãy kể các hiện tượng về thời tiết mà em biết? Nhận xét bài cũ. 3.Bài mới: Giáo viên giới thiệu và ghi bảng tựa bài. Hoạt động 1 : Trò chơi Mục đích: Học sinh nhận biết các hiện tượng của thời tiết qua tranh và thời tiết luôn luôn thay đổi. Các bước tiến hành: Bước 1: Giáo viên phổ biến cách chơi. Chọn đúng tên dạng thời tiết ghi trong tranh Cài tên dạng thời tiết tranh nào vẽ cảnh trời nóng, tranh nào vẽ cảnh trời rét ? Vì sao bạn biết ? Bước 2: Học sinh tiến hành chơi, mỗi lần 2 học sinh tham gia chơi, lần lượt đến tất cả các em đều chơi. Bước 3: Giáo viên nhận xét cuộc chơi. Giáo viên nêu câu hỏi: Nhìn tranh các em thấy thời tiết có thay đổi như thế nào? Giáo viên kết luận: Thời tiết luôn luôn thay đổi trong một năm, mmọt tháng, một tuần thậm chí trong một ngày, có thể buổi sáng nắng, buổi chều mưa. Vậy muốn biết thời tiết ngày mai như thế nào, ta phải lam gì ? Giáo viên nêu: Chúng ta cần theo dõi dự báo thời tiết để biết cách ăn mặc cho phù hợp đảm bảo sức khoẻ Hoạt động 2: Thực hiện quan sát. MĐ: Học sinh biết thời tiết hôm nay như thế nào qua các dấu hiệu về thời tiết. Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ và định hướng cho học sinh quan sát : Các em hãy quan sát bầu trời, cây cối hôm nay như thế nào? Vì sao em biết điều đó? Bước 2: Giáo viên hướng dẫn các em ra hành lang hoặc sân trường để quan sát. Bước 3: Cho học sinh vào lớp. Gọi đại diện các em trả lời câu hỏi nêu trên. Hoạt động 3: Trò chơi ăn mặc hợp thời tiết. MĐ: Rèn luyện kĩ năng ăn mặc phù hợp với thời tiết cho học sinh. Cách tiến hành: Bước 1: Giáo viên phổ biến cách chơi: đưa ra các tranh có những học sinh ăn mặc theo thời tiết. Cho học sinh nhìn tranh nối đúng cách ăn mặc đúng theo tranh theo thời tiết. Bước 2: Tổ chức cho học sinh tiến hành chơi. Tuyên bố người thắng cuộc động viên khuyến khích các em. 4.Củng cố dăn dò: Nhận xét tiết học, tuyên dương học sinh học tốt. Dặn dò: Học bài, sưu tầm các tranh ảnh, ca dao, tục ngữ nối về thời tiết, xem bài mới. Các hiện tượng về thời tiết đó là: nắng, mưa, gió, rét, nóng, Học sinh nhắc tựa. Học sinh quan sát tranh và hoạt động theo nhóm 2 học sinh. Đại diện từng nhóm nêu kết quả thực hiện. Thời tiết thay đổi liên tục theo ngày, theo tuần, Nhắc lại. Nghe đài dự báo thời tiết khí tượng thuỷ văn, Quan sát và nêu những hiểu biết của mình về thời tiết hôm nay. Đại diện các nhóm nêu kết quả quan sát được. Học sinh lắng nghe và nắm luật chơi. Học sinh tiến hành nối các tranh cho thích hợp theo yêu cầu của giáo viên. Học sinh nhắc lại nội dung bài học. Thực hành ở nhà. Ngày soạn : 22/5 /2009 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 22 tháng 5 năm 2009 Môn : Tập viết Luyện viết bài tuần 36 I. Mục tiêu : -Học sinh tô đúng ,đẹp chữ viết hoa -Tô đúng, đẹp các tiếng ,từ : - Luyện viết đúng các tiếng , từ trên theo kiểu chữ đứng -Giáo dục các em tính kiên trì , chịu khó khi viết bài II. Đồ dùng dạy học : -Bảng phụ viết các chữ luyện viết III. Các hoạt động dạy học : Hoat động GV Hoạt động HS .Bài cũ : Kiểm tra vở luyện viết ở nhà 2.Bài mới : a. Giới thiệu bài : b. Hướng dẫn học sinh quan sát Treo bảng phụ đã viết sẵn các chữ đã chuẩn bị Nhận xét về độ cao các con chữ ? Khoảng cách giữa các tiếng, từ cách nhau bao nhiêu ? C. Hướng dẫn tập tô các chữ sau Hướng dẫn các em cách tô , không tô nhoè ra ngoài Yêu cầu các em lần lượt tô các chữ đó vào vở Chú ý vị trí dấu thanh , nét nối giữa các chữ G. Viết vào vở : Luyện viết chữ đứng Cả lớp viết vào vở mỗi chữ một dòng E. Củng cố - dặn dò : Hôm nay các em luyện viết các chữ nào ? Đọc lại bài vừa viết .Về nhà luyện viết các chữ đó theo kiểu chữ nghiêng Cả lớp để vở lên bàn để kiểm tra Quan sát Chữ cỡ lớn cao5 li Chữ cỡ nhỏ cao 2,5 li Chữ a,, o cao 1 li Khoảng cách giữa các tiếng cách nhau một con chữ o , khoảng cách giữa các từ cách nhau một ô vở Quan sát , lắng nghe Cả lớp thực hành tô vào vở Cả lớp viết vào vở theo kiếu chữ đứng Hai em trả lời Ba em đọc lại bài viết .Thực hành ở nhà Môn toán BÀI: LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu : -Ôn tập các số đến 100 -Củng cố về giải toán có lời văn , cách tìm số liền trước , liền sau -Thực hiện tốt các phép cộng , trừ các số đến 100 -Giáo dục các em tính tích cực, tự giác khi làm bài II.Đồ dùng dạy học: -Bộ đồ dùng học toán. III.Các hoạt động dạy học : Hoạt động GV Hoạt động HS 1.KTBC: Gọi học sinh chữa bài tập số 4, trên bảng lớp. 2.Bài mới : Giới thiệu trực tiếp, ghi tựa. Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài 1: Học sinh nêu yêu cầu của bài. Giáo viên yêu cầu học sinh ghi số vào vạch của tia số từ 87 đến 100 và đọc. Bài 2: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Cho học sinh làm và chữa bài trên bảng lớp. Bài 3: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Học sinh nêu cách đặt tính, cách tính và thực hiện . Bài 4: Học sinh đọc bài toán, nêu tóm tắt bài và giải. Bài 5: Học sinh nêu yêu cầu của bài: Giáo viên chuẩn bị bài tập trên 3 bảng phụ để tổ chức các nhóm thi đua tiếp sức nối đồng hồ với câu thích hợp. 4.Củng cố, dặn dò: Hỏi tên bài. Nhận xét tiết học, tuyên dương. Dặn dò: Làm lại các bài tập, chuẩn bị tiết sau kiểm tra. 1 học sinh giải bài 4 trên bảng lớp. Giải: Số vên bi của Hà có tất cả là: 24 + 20 = 44 (viên) Đáp số : 44 viên bi. Nhắc tựa. 87, 88, 89, 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100. Đọc từ 86 đến 100 và ngược lại 100 đến 86 a) khoanh vào số lớn nhất: 77 68 45 b) khoanh vào số bé nhất: 57 60 59 Các số cùng hàng đặt thẳng cột với nhau, thực hiện từ phải sang trái. 34 5 32 40 63 55 74 68 87 86 73 88 52 50 6 34 23 82 Tóm tắt: Có : 44 trang Đã viết : 22 trang Còn lại : ? trang Giải: Số trang chưa viết của quyển vở là: 44 – 22 = 22 (trang) Đáp số : 22 trang Mỗi nhóm 3 học sinh thi đua tiếp sức nối câu thích hợp với đồng hồ. Nhắc tênbài. Thực hành ở nhà. Môn: An toàn giao thông Ngồi an toàn trên xe đạp , xe máy Mục tiêu : SGV II. Đồ dùng dạy học: Mũ bảo hiểm III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động GV Hoạt động HS !. Bài cũ : Khi đi bộ trên đường phố mọi người phải đi ở đâu ? Trẻ em khi qua đường cần phải làm gì ? 2.Bài mới ; Hoạt động 1 :Giới thiêu cách ngồi an toàn khi đi xe đạp , xe máy Mục tiêu ; Học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy Tiến hành: Hằng ngày các em đến trường bằng phương tiện gì ? Ngồi trên xe máy có đội mũ bảo hiểm không Tại sao phải đội mũ bảo hiểm ? Kết luận : Để đảm bảo an toàn : Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy Hai tay phải bám chặt vào người ngồi trước Quan sát cẩn thận trước khi lên xuống xe Hoạt động 2 : Thực hành trình tự lên xuống xe Mục tiêu : Ghi nhớ thứ tự các động tác khi lên xe đạp , xe máy Có thói quen đội mũ bảo hiểm và thực hiện đúng trình tự các động tác an toàn khi ngồi xe đạp , xe máy . Tiến hành Chọn vị trí ở sân trường và sử dụng xe máy thật để hướng dẫn các em các động tác an toàn khi lên xuống xe và ngồi trên xe Yêu cầu các em xung phong luyện tập hoạt động này Kết luận : Chúng ta cần làm đúng các quy định khi lên xe đạp , xe máy Hoạt động 3 :Thực hành đội mũ bảo hiểm Mục tiêu : Các em biết đội mũ bảo hiểm Tiến hành : Làm mẫu cách đội mũ bảo hiểm Chia 3em một nhóm để thực hành 5.Củng cố : Khi ngồi trên xe máy các em phải chú ý điều gì ? 5 .Dặn dò:Thực hiện tốt Luật ATGT Hai em trả lời Liên hệ thực tế trả lời Nhận xét bạn trả lời , bổ sung Lắng nghe Các em thực hiện theo yêu cầu của GV Lắng nghe Quan sát Các nhóm lần lượt thực hành 2em trả lời Lắng nghe để thực hiện
Tài liệu đính kèm: