I/ Mục tiêu:
a) Kiến thức: Giúp Hs hiểu:
- Tự làm lấy công việc của mình nghĩa là luôn có cố gắng để làm lấy công việc của bản thân mà không nhờ vả, trông chờ hay dựa dẫm vào người khác.
- Tự làm lấy việc của bản thân sẽ giúp ta tiến bộ và không làm phiền người khác.
b) Kỹ năng:
- Cố gắng tự làm lấy những công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt.
- Biết xin lỗi khi thất hứa và không tái phạm.
c) Thái độ:
- Tự giác, chăm chỉ làm lấy công việc của mình, không ỷ lại .
II/ Chuẩn bị:
* GV: Nội dung tiểu phẩm “ Chuyện bạn Lâm”.
Bốn phiếu ghi tình huống cho 4 nhóm. Bảng phụ.
* HS: VBT Đạo đức.
Tuần 05 Đạo đức Tự làm lấy việc của mình (tiết 1) I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Tự làm lấy công việc của mình nghĩa là luôn có cố gắng để làm lấy công việc của bản thân mà không nhờ vả, trông chờ hay dựa dẫm vào người khác. Tự làm lấy việc của bản thân sẽ giúp ta tiến bộ và không làm phiền người khác. Kỹ năng: Cố gắng tự làm lấy những công việc của mình trong học tập, lao động, sinh hoạt. Biết xin lỗi khi thất hứa và không tái phạm. Thái độ: - Tự giác, chăm chỉ làm lấy công việc của mình, không ỷ lại . II/ Chuẩn bị: * GV: Nội dung tiểu phẩm “ Chuyện bạn Lâm”. Bốn phiếu ghi tình huống cho 4 nhóm. Bảng phụ. * HS: VBT Đạo đức. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ:Giữ lời hứa (tiết 2). Giới thiệu và nêu vấn đề: a.Giới thiiệu bài – ghi tựa: b. Phát triển các hoạt động. TL Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: Xử lý tình huống. - Mục tiêu: Giúp Hs biết cách xử lý đúng các tình huống. Cách tiến hành: - Gv phát cho 4 nhóm các tình huống cần giải quyết. - Yêu cầu sau 3 phút, mỗi đội sẽ đưa ra cách giải quyết của nhóm mình. Tình huống 1: Hoàng trực nhật lớp. Hoàng biết em rất thích quyển truyện mới nên nói sẽ hứa cho em mượn nếu em chịu trực nhật thay Hoàng. Em sẽ làm gì trong hoàn cảnh đó? Tình huống 2: Bố đang bận việc Tuấn cứ năn nỉ bố giải giúp bài toán. Nếu là bố Tuấn bạn sẽ làm gì? - Gv nhận xét các ý kiến của các nhóm, bổ sung. - Gv hỏi: + Thế nào là tự làm lấy công việc của mình? + Tự làm lấy công việc sẽ giúp em điều gì? - Gv chốt lại: * Hoạt động 2: Liên hệ bản thân. - Mục tiêu: Giúp mỗi Hs tự liên hệ bản thân mình qua bài học. Cách tiến hành: - Yêu cầu Hs cả lớp viết ra giấy những công việc mà bản thân các em tự làm ở nhà trường. - Gv nhận xét : + Khen ngợi những Hs biết làm những việc của mình. + Nhắc nhở những Hs chưa biết hoặc lười làm việc của mình. PP: Thảo luận, giảng giải. Hs sẽ thảo luận. 4 nhóm tiến hành thảo luận. Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả nhóm mình. Là kuôn cố gắng để hoàn thành các công việc mà không nhồ vả, không dựa dẫm. Sẽ giúp bản thân mỗi chúng ta tiến bộ, không làm phiền người khác. PP: Luyện tập thực hành. Mỗi Hs viết ra giấy những công việc các em làm hằng ngày. Vài hs đứng lên đọc cho cả lớp nghe những công việc mình thường làm. 4/ Củng cố, dặn dò. -Hs tự liên hệ bản thân mình qua bài học. V/. Hoạt động nối tiếp Về nhà làm bài tập trong VBT đạo đức Nhận xét bài học. Rút kinh nghiệm ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tuần 06 Đạo đức Tự làm lấy công việc của mình (tiết2) I/ Mục tiêu Kiến thức: Giúp Hs hiểu Tự làm lấy công việc của mình là luôn cố gắng để làm lấy công việc của bản thân mà không nhờ vả, trong chờ hay dựa dẫm vào người khác. Tự làm lấy công việc của bản thân sẽ giúp ta tiến bộ và không làm phiền người khác. Kỹ năng: Cố gắng làm lấy những công việc của mình. Thái độ: - Tự giác chăm chỉ thực hiện công việc của bản thân. II/ Chuẩn bị: * GV: Nội dung tiểu phẩm “ Chuyện bạn Lâm” . Phiếu ghi 4 tình huống. Giấy khổ to ghi nội dung phiếu bài tập. * HS: VBT Đạo đức. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hát. Bài cũ: Tự làm lấy công việc của mình. (tiết 1) Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. TL Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. - Mục tiêu: Giúp Hs biết giải thích các tình huống đúng hoặc sai. Nêu lên cách giải thích vì sao? Cách tiến hành: - Gv chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu thảo luận cho 4 nhóm. Các tình huống: các em hãy điền Đ hoặc S và giải thích trước mỗi hành động. Lan nhờ chị làm hộ bài tập về nhà cho mình. Tùng nhờ chị rửa hộ bộ ấm chén – công việc mà Tùng được bố giao. Trong giờ kiểm tra, Nam gặp bài toán khó không giải được bạn Hà bèn cho Nam giải nhưng Nam từ chối. Vì muốn được của Toàn quyển truyện Tuấn đã trực hộ Toàn Nhớ lời mẹ đặn 5 giờ chiều phải nấu cơm nên đang chơi vui với các bạn Hường cũng chào các bạn để về nhà nấu cơm. => Luôn luôn phải tự làm lấy công việc của mình, không được ỷ lại vào người khác. * Hoạt động 2: Đóng vai. - Mục tiêu: Giúp Hs thể hiện nội dung bài học qua các vai. - Gv chia lớp ra thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm một phiếu giao việc. Yêu cầu các em thảo luận và đóng vai xử lý tình huống. Cách tiến hành: * Tình huống: Việt và Nam là đôi bạn rất thân. Việt học giỏi còn Nam lại học yếu. Bố mẹ Nam hay đánh Nam khi Nam bị điểm kém. Thương bạn , ở trên lớp Việt tìm cách nhắc Nam học bài tốt, đạt điểm cao. Nhờ thế Nam ít bị đánh đoàn hơn. Nam cảm ơn Việt rối rít. Là bạn học cùng lớp, nghe được lời cảm ơn của Nam tới Việt , em sẽ làm gì? => Gv cho chốt lại: Việt thương bạn nhưng làm thế cũng là hại bạn, hãy để bạn tự làm lấy công việc của mình, có như thế ta mới giúp bạn tiến bộ được. * Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai chăm chỉ hơn” - Mục tiêu: Củng cố bài học qua trò chơi. Cách tiến hành: - Chọn 2 đội chơi. Mỗi đội 7 Hs. - Hai đội oẳn tù tì để dành quyền ra câu hỏi trước. + Ra câu hỏi bằng cách diễn tả một hành động. + Đội còn lại xem hành động mà đoán việc làm. - Nhận xét đội thắng cuộc. PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải. Hs thảo luận nhóm theo nhóm. Đại diện các nhóm lên gắng kết quả lên bảng Cả lớp quan sát, theo dõi. Các nhóm khác bổ sung thêm. Hs nhắc lại. PP: Đóng vai. Hs lắng nghe. Hs thảo luận . Hs đóng vai, giải quyết tình huống. Cả lớp nhận xét các nhóm. PP: Trò chơi. Hs chơi trò chơi. Hs nhận xét. 4/ Củng cố, dặn dò. -Hs tự liên hệ bản thân mình qua bài học. V. Hoạt động nối tiếp Về nhà làm bài tập trong VBT đạo đức Nhận xét bài học. Rút kinh nghiệm ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ Tuần 7 Đạo đức Quan tâm chăm sóc ông bà cha mẹ,anh chị (tiết 1) I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs biết. Chúng ta cần phải quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em. Vì đó là những người thân ruột thịt của chúng ta. - Quan tâm chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em làm cho gia đình đầm ấm hơn, hạnh phúc hơn. - Những bạn không có ông bà cha mẹ, cần đựơc xã hội quan tâm giúp đỡ. Kỹ năng: Biết thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em bằng lời nói, việc làm cụ thể, phù hợp với tình huống. Thái độ: - Yêu quí, chăm sóc ông bà cha mẹ, anh chị trong gia đình. II/ Chuẩn bị: * GV: Nội dung câu chuyện “ Khi mẹ ốm”.. Phiếu thảo luận nhóm. * HS: VBT Đạo đức. III/ Các hoạt động: Khởi động: (1’) Hát. Bài cũ: (5’) Tự làm lấy việc của mình. - Gọi 2 Hs làm bài tập 6 VBT. - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: (1’) Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. (21’) TL Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: Phân tích truyện : Khi mẹ ốm. (8’) - Mục tiêu: Giúp Hs hiểu nội dung câu chuyện. Cách tiến hành: - Gv đọc truyện “ Khi mẹ ốm” - Gv chia Hs thành 4 nhóm. Gv đưa ra câu hỏi, Hs thảo luận. Bà mẹ trong truyện này là người thế nào? Khi mẹ bị ốm, mẹ có nghỉ làm việc không? Hãy tìm những ý trong bài nói lên điều đó? Thấy mẹ ốm mà vẫn cố làm việc, bạn nhỏ trong truyện đã suy nghĩ gì và làm gì? Theo em việc làm của bạn nhỏ là đúng hay sai? - Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm. => Cha mẹ, ông bà, anh chị em ruột là những người thân thiết, ruột thịt của chúng ta, bởi vậy chúng ta cần quan tâm và chăm sóc ông bà, cha mẹ. * Hoạt động 2: Bài tỏ ý kiến. (8’) - Mục tiêu: Giúp Hs thể hiện ý kiến của mình. Cách tiến hành: - Gv phát cho các nhóm phiếu thảo luận và yêu cầu các nhóm thảo luận. Theo em các bạn trong các tình huống xử sự đúng hay sai? Vì sao? Mẹ bị ốm , bố đi công tác xa. Ơû nhà có 2 chị em Linh trông mẹ. Hai chị em Linh nhiều lúc còn tị lẫn nhau xem ai trông mẹ nhiều hơn. Em Bi bị ốm, bố mẹ tập trung vào chăm sóc cho em. Lan hay dõi dằn vì sợ bố mẹ quên chăm sóc mình. Thư giúp mẹ nấu cháo cho bà và em đang bị ốm. - Gv nhận xét câu trả lời của các nhóm. * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm. (5’) - Mục tiêu: Giúp cho các em củng cố lại bài học. Cách tiến hành: - Gv chia Hs thành 4 nhóm. - Gv phát cho Hs mỗi nhóm các phiếu có bài tập sẵn. - Gv nhận xét. => Mọi người trong gia đình cần luôn quan tâm, chăm sóc lẫn nhau hằng ngày chứ không chỉ quan tâm những lúc đau ốm bệnh tật. PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải. HT: nhóm Hs đọc lại. Hs thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm lên t ... ời. Sống trong một môi trường trong lành là niềm mơ ước của mọi người. Bảo vệ môi trường trong lành là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Hôm nay cô và các m sẽ tìm hiểu bài “ Bảo vệ môi trường”. 4. Phát triển các hoạt động. TG Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: Quan sát và trả lời. - Gv chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi nhóm thảo luận một bức tranh. ( Tranh về công viên, về quang cảnh trường học , dòng sông .) + Bức tranh vẽ gì? Quang cảnh ở đây như thế nào? + Không khí có trong lành không? Vì sao? + Sống ở những nơi như thế này em cảm thấy như thế nào? - Gv chốt lại: => Kết luận: Môi trường trong lành làm không khí mát mẻ, dễ chịu. Chúng ta ai cũng có quyền được sống trong bầu không khí trong lành. * Hoạt động 2: Tìm hiểu môi trường trong lành. - Gv treo các tranh có môi trường bị ô nhiễm. ( Đường phố dơ, xả rác bừa bãi, phân chó mèo đầy đường). - Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm theo gợi ý: + Em có nhận xét gì trước môi trường không trong lành như vậy? - Gv nhận xét, kết luận: => Môi trường bị ô nhiễm ảnh hường lớn tới sức khỏe . Làm mất vẻ văn minh đô thị gây nhiều bệnh về đường hô hấp. * Hoạt động 3: Tổ chức cho Hs vui chơi về bảo vệ môi trường. - Gv chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 10 em. - Gv nêu luật chơi. - Gv làm trọng tài. - Lần lượt các em của 2 đội sẽ kể lại các việc cần làm để bảo vệ môi trường xung quanh. - Gv nhận xét, tuyên dương. Giáo dục tư tưởng: Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi người dân. PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải. Đại diện mỗi nhóm nhận tranh về thảo luận theo nội dung các câu hỏi Gv yêu cầu. Đại diện các nhóm lên trả lời và giải thích. Các nhóm khác theo dõi bổ sung góp ý. PP: Thảo luận, thực hành. Hs quan sát nhận xét. Hai em thảo luận những ý kiến nhận xét của mình trước môi trường bị ô nhiễm. PP: Luyện tập, thực hành, trò chơi. Hs tự chọn, Hs chơi theo hình thức tiếp sức. 5.Tổng kết – dặn dò. Yêu cầu 1 Hs nhắc lại những việc làm cần để bảo vệ môi trường Chuẩn bị bài sau: Bảo vệ môi trường (tiết 2). Nhận xét bài học. Bổ sung : ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ , ngày tháng năm 200... Đạo đức Bài: Bảo vệ môi trường (tiết 2). I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Giúp Hs hiểu được quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân trong việc bảo vệ môi trường sống quanh ta. Thấy lợi ích của môi trường sống trong lành và có thái độ trước những hành vi làm ô nhiễm môi trường một cách thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi. Kỹ năng: Thực hành bảo vệ môi trường một cách thướng xuyên mọi lúc, mọi nơi. Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường, nhắc nhở và động viên những người xung quanh. II/ Chuẩn bị: * GV: Các tình huống. * HS: Sắm vai. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hs hát bài hát nói về môi trường xung quanh chúng ta. Bài cũ: Bảo vệ môi trường (tiết 1). - Gọi2 Hs lên trả lời câu hỏi: + Ích lợi của môi trường trong lành? + Em đã làm những việc gì để bảo vệ môi trường? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài – ghi tựa: Giới thiệu bài: Bài học hôm nay cô và các em tiếp tục tìm hiểu về bảo vệ môi trường. Phát triển các hoạt động. TG Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: Tìm hiểu và phát hiện những nơi có môi trường trong lành và nơi bị ô nhiễm. - Gv nêu yêu cầu: Kể tên những nơi em thấy môi trường trong lành. Những nơi có môi trường không trong lành (ở khu phố em , ở trường) ( Tranh về công viên, về quang cảnh trường học , dòng sông .) - Gv kết luận: => Kết luận: Chúng ta cần phải giữ gìn môi trường trong lành, nhắc nhở và động viên những người chưa có ý thức về bảo vệ môi trường. * Hoạt động 2: Xử lí tình huống, sắm vai. - Gv đưa ra các tình huống. + Tình huống 1: Gia đình bác Nam là hàng xóm của em, hằng ngày bác thướng xả rác ra đầu ngõ, không đóng tiền rác. Em sẽ làm gì? + Tình huống 2: Sân trường em có một luống hoa rất đẹp, các anh chị lớp lớn thường hai hoa để chơi Em sẽ làm gì? + Tình huống 3: Nhà em nuôi chó, sáng sớm bố em thường thả ra cho chó đi đại tiện ở đường phố? Em sẽ làm gì? - Gv chốt ý – kết luận: => Chúng ta phải biết khuyên ngăn, nhắc nhở mọi người xung quanh phải biết giữ gìn bảo vệ môi trường. * Hoạt động 3: Thực hành. - Gv chia lớp thành 2 tổ. + Tổ 1: Vệ sinh bàn ghế, lau cửa sổ vệ sinh khu rửa tay. + Tổ 2: Quét cổng trường, tỉa lá. Bắt sây cây cảnh của trường. - Gv nhận xét, tuyên dương. PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải. Hs thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày. Giải thích rõ yêu cầu. Các nhóm khác theo dõi bổ sung góp ý. PP: Thảo luận, thực hành, săm vai. Hs thảo luận, phân vai, trình bày trước lớp. Các nhóm khác bổ sung. PP: Luyện tập, thực hành. Hs thực hành vệ sinh trường lớp. 5.Tổng kết – dặn dò. Yêu cầu 1 Hs nhắc lại những việc làm cần để bảo vệ môi trường Chuẩn bị bài sau: Các tệ nạn xã hội. Nhận xét bài học. Bổ sung : ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------- Thứ , ngày tháng năm 200... Đạo đức Bài: Các tệ nạn xã hội. I/ Mục tiêu: Kiến thức: Giúp Hs hiểu: Giúp Hs hiểu được sự nguy hiểm của các tê nạn xã hội. Có trách nhiệm phòng tránh các tệ nạn xã hội. Kỹ năng: Nhận biết tệ nạn xã hội, biết ngăn chặn các tệ nạn xã hội xung quanh ta. Thái độ: Có ý thức phòng tránh. II/ Chuẩn bị: * GV: Tranh về các hoạt động , các tình huống. * HS: Sắm vai. III/ Các hoạt động: Khởi động: Hs. Bài cũ: Bảo vệ môi trường (tiết 2). - Gọi2 Hs lên trả lời câu hỏi: + Ích lợi của môi trường trong lành? + Em đã làm những việc gì để bảo vệ môi trường? - Gv nhận xét. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài – ghi tựa: Giới thiệu bài: Các tệ nạn xã hội hiện nay ngày càng nhiều, việc ngăn chặn và chống các tệ nạn xã hội là việc làm mà xã hội đang rất quan tâm. Chúng ta cần sớm phát hiện và ngăn chặn các tệ nạn xa hội qua bài “ Các tệ nạn xã hội”. Phát triển các hoạt động. TL Hoạt động dạy Hoạt động học * Hoạt động 1: Quan sát thảo luận nhận biết tê nạn cã hội. - Gv treo 2 tranh vẽ về các tệ nạn xa hội. + Tranh 1: - Tranh vẽ gì? - Những người trong tranh đang làm gì? + Tranh 2: - Tranh vẽ gì? - Những người trong tranh đang làm gì? Việc làm của họ có lợi hay có hại - Gv yêu cầu các nhóm khác bổ sung. - Gv kết luận: => Kết luận: Tệ nạn xã hội là những việc như trộm cắp, cờ bạc, hút chích ma túy .. tất cả những tệ nạn đó gây mất trật tự xã hội, làm đảo lộn cuộc sống bình yên. * Hoạt động 2: Xử lí tình huống, sắm vai. - Gv chia lớp thành 4 nhóm. - Yêu cầu Hs đọc tình huống và sắm vai cách xử lí . + Tình huống 1: Em đi chợ cùng với mẹ, thấy một thanh niêm lấy trộm của người đi chợ. Em sẽ xử lí như thế nào? + Tình huống 2: Ở khu phố em thường có nhiều thanh niên tụ tập hút chích ma tuý. Em sẽ xử lí như thế nào? - Gv chốt ý – kết luận: => Nên khuyên ngăn mách người lớn hoặc báo cáo với các chú công an khi thấy các tệ nạn xã hội. Làm như vậy là góp phần bảo vệ trật tự xã hội, làm giảm các tệ nạn xã hội. * Hoạt động 3: Thực hành. - Gv phân công các tổ. - Gv nhận xét, góp ý, dẫn dắt các em để những việc làm giúp các em an toàn khi tham gia ngăn chặn các tệ nạn xã hội. - Giáo dục tư tưởng cho Hs: * Củng cố: - Nêu các tệ nạn xã hội mà em thấy? - Em đã làm gì để phòng chống các tệ nạn xã hội. PP: Thảo luận, quan sát, giảng giải. Hs thảo luận nhóm. Đại diện các nhóm lên trình bày. Nhiều người tụ tập đánh bài ăn tiền. Một nhóm thanh niêm đang tiêm chích ma túy. PP: Thảo luận, thực hành, săm vai. Hs thảo luận, phân vai, xử lí các tình huống. Các nhóm khác bổ sung. PP: Luyện tập, thực hành. Tổ trưởng lập kế hoạch ngăn chặn các tệ nạn xã hội. Hs thực hành vệ sinh trường lớp. 5.Tổng kết – dặn dò. - Về thực hiện những việc đã học. - Chuẩn bị bài sau: Oân tập. - Nhận xét bài học. Bổ sung : ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------ ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: