Tiết CT: 01 Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100
I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về. :
+Viết các số từ 0 đến 100, thứ tự của các số.
+ Số có một,hai chữ số ; số liền trước, Số liền sau của một số.
II. Đồ dùng dạy và học:
- Làm bảng số từ 0 đến 99 nhưng cắt thành 5 băng giấy, mỗi băng có 2 dòng. Ghi số vào 5 ô còn trống 15 ô.
Soạn ngày 16/8/2009 Dạy ngày 17/8/2009 Tiết: 01 Môn: Toán Tiết CT: 01 Bài: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 I. Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố về. : +Viết các số từ 0 đến 100, thứ tự của các số. + Số có một,hai chữ số ; số liền trước, Số liền sau của một số. II. Đồ dùng dạy và học: - Làm bảng số từ 0 đến 99 nhưng cắt thành 5 băng giấy, mỗi băng có 2 dòng. Ghi số vào 5 ô còn trống 15 ô. 20 23 26 32 38 III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1..Giới thiệu GV: Kết thúc chương trình lớp 1 các em đã học đến số nào ? 2.Bài mới .Giới thiệu bài: Trong bài học đầu tiên của môn Toán lớp 2 , các em sẽ ôn tập về các số trong phạm vi 100 Bài 1: Củng cố về số có một chữ số - Gọi 1 học sinh lên bảng viết các số từ 1 đến 10, yêu cầu cả lớp làm bài vào vở. - H? Có bao nhiêu số có 1 chữ số? 39 H?Kể tên số đó. H? Số bé nhất là số nào? H? Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào? Bài 2:Gọi HS đọc yêu cầu bài. -GV cho Hs thảo luận nhóm 4. -Đại diện nhóm trình bày . H? Số bé nhất có hai chữ số là số nào? H?Số bé nhất có hai chữ số là số nào? -GV nhận xét-chữa bài. Bài 3:HS đọc yêu cầu bài. -GV vẽ lên bảng -Gọi 1 HS lên bảng viết số liền trước số 39. H?Số liền trước của số 39 là số nào? - Em làm thế nào để tìm ra 38. H? Số liền sau của 39 là số nào? . H? Vì sao em biết? H?Số liền trước và số liền sau của một số hơn kém số ấy bao nhiêu đơn vị? - Tương tự phần a GV cho HS làm phần b,c ,d học sinh làm bài vào vở. -Gọi học sinh chữa bài bằng cách cho học sinh điền vào các ô trống để có kết quả. 3. Củng cố, dặn dò: GV cho Hs chơi trò chơi: Nêu nhanh số liền trước ,liền sau của một số : 72 54, 67. -GV chia lớp lam 3 đội ; đội nào nêu đúng và nhanh sẽ thắng cuộc. - Nhận xét tuyên dương học sinh. - Về nhà tập đếm từ 10 đến 99 và xem trước bài :Ôn tập các số đến 100 - HS nêu . - 1HS lên bảng ,cả lớp làm vào vở. - Có 10 số có một chữ số . -2 HS nêu các số có một chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. -1 HS đọc các số théo thứ tự từ bé đến lớn -1 HS đọc các số theo thứ tự từ lớn đến bé. - Số 0 - Số 9 - 1HS đọc yêu cầu bài. -HS thảo luận - Đại diện nhóm nêu miệng các số theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé. -Số 10 -Số 99 - 1HS nêu yêu cầu bài - Số 38 (3 H.S trả lời) - Lấy 39 trừ đi 1 được 38. - Số 40. - Vì 39 + 1 = 40 89 90 91 98 99 100 98 99 100 - 1 đơn vị b c d -HS tham gia chơi. ********&******** Tiết: 02-03 Môn: Tập đọc Tiết CT: 01-02 Bài: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng đọc: - Đọc trơn toàn bài. - Đọc đúng các từ ngữ có vần khó như nguệch ngoạc, quyển sách, nắn nót, mải miết, tảng đá. - Nghỉ ngơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. - Biết phân biệt giọng đọc khi lời đọc các nhân vật (lời cậu bé, lời bà cụ, lời người dẫn chuyện). 2. Rèn kỹ năng đọc - hiểu: - Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: ngáp ngắn, ngáp dài, nắn nót, nguệch ngoạc, mải miết, ôn tồn, thành tài. - Hiểu nghĩa câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Hiểu nội dung của bài: Câu chuyện khuyên ta phải biết kiên trì và nhẫn nại Kiên trì nhẫn nại thì làm việc gì cũng thành công. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK. - Bảng phụ có ghi các câu văn, các từ ngữ cần luyện đọc. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu: Ở lớp 1 các em đã làm quen với những bài tập đọc ngắn về nhà trường, gia đình. Lên lớp 2 chúng ta sẽ được học những bài tập đọc dài hơn. Những bài này sẽ giúp các em hiểu biết hơn về cuộc sống con người và môi trường xung quanh chúng ta. 2. Dạy bài mới: Mở mục lục sách Tiếng Việt tập 1 và đọc 8 tên chủ đề trong sách: Em là học sinh, Bạn bè, Trường học, Thầy cô, Ông bà, Cha mẹ, Anh em Tiết 1 a) Giới thiệu bài: H?Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì? *GV: Muốn biết bà cụ đang mài cái gì, bà nói gì với cậu bé? Chúng ta cùng học bài hôm nay: Có công mài sắt có ngày nên kim. - Ghi đầu bài lên bảng. b)Luyện đọc -GV đọc mẫu toàn bài. *Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ -GV cho HS đọc nối tiếp mỗi em một câu cho đến hết bài. *Hướng dẫn HS đọc từ khó. *GV cho HS đọc nối tiếp mỗi em một câu cho đến hết bài. *Hướng dẫn HS đọc từng đoạn và giải nghĩa từ khó GV cho HS đọc nối tiếp mỗi em một đoạn. *Hướng dẫn HS luyện đọc câu khó.Nghỉ hơi sau dấu phẩy, các cụm từ dài dù không có dấu câu,nhấn giọng ở những từ ngữ có gạch chân) H?Đây là giọng của nhân vật nào?ta đọc với giọng như thế nào? GV cho HS đọc nối tiếp mỗi em một đoạn. *HS đọc chú giải -Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4 mỗi em một đoạn. -Tổ chức cho các nhóm thi đọc. -GV và HS nhận xét. -Cho cả lớp đọc ĐT - Tranh vẽ bà cụ và một cậu bé. Bà cụ đang mài một vật gì đó. -Mở SGK Tiếng Việt trang 4. -HS theo dõi vào SGK. -HS đọc nối tiếp cho hết bài( lượt 1) HS đọc cá nhân – đồng thanh : quyển, nguệch, ngoạc, nắn nót chán, mải miếi. -HS đọc nối tiếp cho hết bài( lượt 2) -HS đọc nối tiếp mỗi em một đoạn. Mỗi khi cầm quyển sách,/cậu chỉ đọc vài dòng/đã ngáp ngắn ngáp dài,/rồi bỏ dở.// Bà ơi,/ bà làm gì thế ?// Giọng của cậu bé , lời gọi đọc giọng lễ phép, tò mò Thỏi sắt to như thế,/làm sao bà mài thành kim được. HS đọc CN-ĐT -HS đọc nối tiếp mỗi em một đoạn. +1 HS chú giải -HS luyện đọc theo nhóm 4 mỗi em một đoạn. Tiết 2 3.Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc đoạn 1 và hỏi: H?Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào? Gv:Cậu bé đã nhìn thấy gì mời các em đọc tiếp đoạn 2. H?Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì ? -GV cho HS quan sát chiếc kim khâu và thỏi sắt.Để mài thỏi sắt thành chiếc kim khâu có tốn nhiều thời gian không ? H?Cậu bé có tin là từ thỏi sắt to có thể mài được thành chiếc kim khâu nhỏ không? H?Vì sao em cho rằng cậu bé không tin? *Lúc đầu cậu bé không tin nhưng về sau cậu bé lại tin.Bà cụ đã nói gì để cậu bé tin bà, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp. +Gọi học sinh đọc đoạn 3. - Gọi 1 học sinh đọc câu hỏi 3. H?Bà cụ giảng giải như thế nào? H? Theo em, bây giờ cậu bé đã tin bà cụ chưa? Vì sao? + Từ một cậu bé lười biếng, sau khi trò chuyện với bà cụ, cậu bé bỗng hiểu ra và quay về học hành chăm chỉ. Vậy câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? -GV ghi bảng nội dung bài . - Hãy đọc to tên bài tập đọc và nói bằng lời của mình. *Luyện đọc lại truyện -GV đọc mẫu đoạn 2 và hướng dẫn cách đọc . 4.Củng cố dặn dò H?Em thích nhân vật nào trong câu chuyện? Vì sao? -Nhận xét tiết học - Dặn dò học sinh đọc lại truyện, ghi nhớ lời khuyên của truyện. Chuẩn bị bài sau: Tự thuật - 1HS đọc cả lớp đọc thầm -Mỗi khi cầm sách ... cho xong chuyện. -1HS đọc đoạn 2 -Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm thành một kim khâu. -HS trả lời. -Cậu bé không tin. -Vì cậu bé ngạc nhiên và nói với bà rằng: Thỏi sắt to như thế làm sao bà mài thành kim được. - 1 học sinh đọc đoạn 3, cả lớp đọc thầm. - Bà cụ giảng giải mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí tài. - Cậu bé đã tin lời bà cụ nên cậu mới quay về nhà học bài. - Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết nhẫn nại, kiên trì, không được ngại khó, ngại khổ. + Có công mài sắt, có ngày nên kim, việc khó đến đâu nếu kiên trì nhẫn nại cũng làm được. -HS luyện đọc - Giáo viên cho học sinh đọc theo nhóm, phân vai (người dẫn chuyện, cậu bé, bà cụ). - 2 học sinh đọc lại toàn bài. - Cả lớp bình chọn học sinh hoặc nhóm đọc hay nhất. -Học sinh nối tiếp nói ý kiến của mình. - Em thích bà cụ, vì bà cụ đã dạy cậu bé tính nhẫn nại, kiên trì. - Em thích cậu bé vì cậu bé hiểu được điều hay. Vì cậu nhận ra sai lầm của mình ********&******** Tiết: 04 CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN Soạn ngày 17/8/2009 Dạy ngày 18/8/2009 Tiết: 01 Môn: Kể chuyện Tiết CT: 01 Bài: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I. Mục tiêu: 1. Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện :Có công mài sắt ,có ngày nên kim. - Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp lời kể lại với điệu bộ, nét mặt biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. 2. Rèn kỹ năng nghe: - Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể . - Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, Kể tiếp được lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy và học: - 4 tranh minh họa truyện trong SGK III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.. Mở đầu: Trong chương trình lớp 2,các em sẽ kể lại những câu chuyện đã học trong 2 tiết tập đọc. - Các câu chuyện đều được kể lại toàn bộ hoặc phân vai dựng lại toàn bộ câu chuyện. 2. Dạy bài mới a)Giới thiệu bài - Trong giờ kể chuyện hôm nay, các em sẽ nhìn tranh, nhớ lại và kể lại nội dung câu chuyện. Có công mài sắt có ngày nên kim b. Hướng dẫn kể chuyện: *. Kể từng đoạn câu chuyện: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu của bài. 4 học sinh tie ... vị đề xi mét. - Bước đầu tập đo và ước lượng các độ dài theo đơn vị đề xi mét. II. Đồ dùng dạy học: Một băng giấy có chiều dài 10cm, thước dài có chia vạch. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Kiểm tra bài cũ -Gọi HS lên bảng làm bài 34 + 23 = 45 + 22 = 75 + 11= -Hãy nêu tên gọi thành phần trong phép cộng trên. GV nhận xét, ghi điểm . 2 .Bài mới a) Giới thiệu bài: Ở lớp 1 các em đã học đơn vị đo nào ?. Trong giờ học toán hôm nay chúng ta biết thêm một đơn vị đo độ dài nữa, lớn hơn xăng ti mét, đó là đề xi mét. Ghi tên bài lên bảng. b)Giới thiệu đơn vị đo độ dài Đề -xi –mét - Giáo viên yêu cầu một học sinh đo độ dài băng giấy dài 10cm và hỏi: H?Băng giấy dài mấy cm? -10 cm còn gọi là 1 dm ..Đề xi mét viết tắt là dm và viết dm lên bảng rồi viết: 10 cm = 1 dm; 1 dm = 10 cm - Gọi 1 học sinh nêu lại -Hướng dẫn học sinh nhận biết các đoạn thẳng có độ dài 1 dm; 2 dm và 3 dm trên một thước thẳng. 2. Thực hành: Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề bài - Yêu cầu học sinh đổi vở để kiểm tra bài nhau đồng thời gọi 1 học sinh chữa bài. - Yêu cầu học sinh đổi vở để kiểm tra bài nhau đồng thời gọi 1 học sinh chữa bài. Bài 2: Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét các số trong bài tập 2. Học sinh quan sát mẫu 1 dm + 1 dm = 2 dm. Học sinh tự làm bài vào vở . GV nhận xét, ghi điểm HS. Nhắc HS Khi thực hiện nhớ ghi tên đơn vị ở kết quả tính. Bài 3: Yêu cầu 1 học sinh đọc đề bài - Hãy nêu cách ước lượng độ dài. Có ý nghĩa là so sánh. - Học sinh làm bài 3. Củng cố, dặn dò: Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh, ai khéo” *Cách chơi :Giáo viên phát cho 2 học sinh cùng bàn một sợi dây dài 4 dm. Yêu cầu học sinh suy nghĩ để cắt sợi thành 3 đoạn. Trong đó có 2 đoạn dài 1 dm và 1 đoạn dài 2 dm. Cặp nào xong đầu tiên sẽ được thưởng. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò học sinh :về nhà tập đo hai chiều của quyển sách toán 2 hoặc chiếc cặp của em xem được bao nhiêu dm, còn thừa bao nhiêu cm. - 2HS lên bảng làm, cả lớp làm bảng con. Xăng ti mét - Băng giấy dài 10cm. - 2-3 HS nêu 10 cm = 1 dm; 1 dm = 10 cm. -1 HS đọc đề bài. - Học sinh làm bài cá nhân. - Học sinh chữa bài a. Độ dài đoạn thẳng AB lớn hơn 1dm. Độ dài đoạn thẳng CD ngắn hơn 1dm. b. Đoạn thẳng AB dài hơn đoạn thẳng CD đoạn thẳng CD ngắn hơn đoạn thẳng AB. -Học sinh làm bài cá nhân - Đây là số đo độ dài có đơn vị là dm. - 2Hs lên bảng. - 1HS đọc đề bài . - Ước lượng nghĩa là so sánh độ dài AB và MN với 1 dm. Sau đó ghi số dự đoán vào chỗ chấm. - Dùng thước kiểm tra số đã ước lượng. -HS tham gia chơi Tiết: 03 Môn: Thủ công TIẾT CT: 01 BÀI: GẤP TÊN LỬA I. Mục tiêu: Học sinh biết cách gấp tên lửa - Gấp được tên lửa - Học sinh hứng thú và yêu thích gấp hình. II. Giáo viên chuẩn bị: - Mẫu tên lửa được gấp bằng giấy thủ công hoặc giấy màu tương đương. Quy trình gấp tên lửa. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1.Bài mới a)Giới thiệu bài: Gấp tên lửa b) Hướng dẫn quan sát . Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét - Giáo viên cho học sinh quan sát nhận xét H?Tên lửa có hình dáng như thế nào ? H?Tên lửa có mấy phần? H?Muốn gấp được tên lửa cần có mảnh giấy hình gì ? H?Để tạo được hình tên lửa hoàn chỉnh phải tạo những phần nào của tên lửa ? - Giáo viên mở dần mẫu gấp tên lửa. Sau đó gấp lần lượt từ bước 1. Đến khi được tên lửa như ban đầu. 1. Bước 1: Giáo viên hướng dẫn mẫu tạo mũi và thân tên lửa. Đặt tờ giấy hình chữ nhật lên bàn. Mặt kẻ ô ở trên, gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để lấy đường dấu giữa ở hình 1 sao cho 2 mép giấy mới gấp nằm sát đường dấu giữa H2. - Gấp theo đường dấu giữa hình 2 sao cho 2 mép gấp sát vào đường dấu gấp giữa được hình 3. - Gấp theo đường dấu gấp ở hình 3 sao cho hai mép sát đường dấu giữa được hình 4. Sau mỗi lần gấp dùng tay miết kỹ theo đường mới gấp cho thẳng và phẳng. 2. Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng H1 H2 - Bẻ các mép gấp sang hai bên đường dấu giữa và miết dọc đường dấu giữa được tên lửa hình 5. Cầm vào nếp gấp giữa, cho hai cánh ngang ngang ra hình 6 và phóng tên lửa chếch theo hướng lên không trung H3 H4 Hình5 5 Hình6 6 Giáo viên gọi 1 - 2 học sinh lên bảng thao tác lại các bước gấp tên lửa ,cho cả lớp nhận xét. - Giáo viên tổ chức học sinh gấp tên lửa bằng giấy nháp. -GV theo dõi, uốn nắn. 2. Củng cố Để hoàn chỉnh tên lửa cần phải thể hiện mấy bước? Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng - GV cho học sinh nhắc lại quy trình gấp tên lửa. 3. -Dặn dò: -Về nhà tập gấp lại tên lửa -Chuẩn bị tiết sau gấp tên lửa. -Nhận xét tiết học. -Quan sát và nhận xét. - Đầu tên lửa nhọn, thân tên thon về phía trước có màu đỏ . - Tên lửa gồm 2 phần: Phàn đầu và phần thân -Hình chữ nhật. -Phần mũi và phần thân. -HS quan sát . - 1-2 Hs nhắc lại . -HS thực hành bằng giấy nháp. -Hai bước ********&******** Tiết: 04 Môn: Sinh hoạt tập thể TIẾT CT: 01 NHẬN XÉT CUỐI TUẦN I. Mục tiêu 1.Hs nắm được chủ điểm :Truyền thống nhà trường 2.Nắm được nội dung bài ATGT Bài 1. 3. Sinh hoạt lớp -Biết thực hiện tốt nội quy nhà trường , thực hiện an toàn giao thông .Thực hiện tốt nề nếp . -Giáo dục HS ý thức học tập tốt. II. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp -GV hướng dẫn HS nắm được chủ điểm :Truyền thống nhà trường -GV nêu một số nét về truyền thống của nhà trường. 2.Nắm được nội dung bài ATGT Bài 1.( có giáo án riêng) 3. Sinh hoạt lớp GV nhận xét đánh giá. Đạo đức : Hầu hết các em chăm ngoan , đi học chuyên cần , lễ phép với thầy cô giáo.Biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè . Học tập: chăm chỉ - có ý thức học tập tốt , chuẩn bị đồ dùng học tập và làm bài đầy đủ ,–tham gia phát biểu xây dựng bài tốt như :Em Trang , Tú Thể dục : Xếp hàng nhanh đều , một số động tác chưa đều , có bảng tên đầy đủ , đồng phục gọn gàng . Tham gia an toàn giao thông tốt. Tuyên dương HS làm tốt , học tập 4.Củng cố – dặn dò -Về nhà học bài và xem trước bài tuần sau. MÔN: ÂM NHẠC TCT 01: BÀI: ÔN TẬP BÀI HÁT LỚP 1.NGHE QUỐC CA MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Gây không khí hào hứng học âm nhạc. Nhớ lại các bài hát đã học ở lớp 1. Quốc ca. Nhạc cụ gõ đơn giản. CHUẨN BỊ: Tập các bài hát lớp 1. Đồ dùng dạy học. + Băng nhạc( các bài hát lớp 1 và Quốc ca) + Nhạc cụ quen dùng và nhạc cụ gõ đơn giản( song loan, trống nhỏ) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1)- Oån định tổ chức: 2)- Bài cũ: Gọi 1 HS hát 1 bài hát lớp 1. 3)- Bài mới: Hoạt động của Thầy Hoạt động của trò GV giới thiệu bài. Oân bài hát lớp 1. GV bắt nhịp từng bài. GV chọn một số bài hát cho các em biểu diễn trước lớp. Họat động 2: Nghe Quốc ca. GV hát 1 lần sau đó mở băng nhạc. Hỏi: Quốc ca được hát khi nào? Hỏi: Khi chào cờ các em phải đứng như thế nào? - GV tập cho các em chào cờ nghe quốc ca. Cả lớp hát lại mộtsố bài hát. Mỗi bài có thể hát và kết hợp vỗ tay hoặc dùng nhạc cụ gõ. HS biểu diễn( đơn ca hoặc tốp ca). Hát kết hợp vận động phụ hoạ hoặc múa đơn giản. Lớp chú ý nghe cô hát. Học sinh theo dõi băng. Khi chào cờ. Đứng nghiêm trang không cười đùa. - Tất cả HS đứng nghiêm lắng nghe Quốc ca. Các em tập hát, nghe Quốc ca khi chào cờ. 4)Luyện tập, củng cố: HS nghe hát Quốc ca. Dặn dò: Về nhà học bài và tập bài hát Lớp 1 *********=======************ MỸ THUẬT – 1 TCT 01: VẼ TRANG TRÍ VẼ ĐẬM VẼ NHẠT I.Mục tiêu :-HS nhận biết được ba độđậm nhạt chính : Đậm ,đậm vừa ,nhạt . Tạo được những sắc độ đậm nhạt trong bài vẽ trang trí ,vẽ tranh . II.Chuẩn bị : GV : -Sưu tầm một số tranh ảnh ,bài vẽ trang trí có các độ đậm nhạt khác nhau . -Hình minh hoạ ba sắc độ đậm ,đậm ,đậm vừa va nhạt . -Phấn màu +Bộ Đ D D H . HS : Giấy vẽ hoặc vở tập vẽ . -Bút chi, tẩy và màu vẽ . II Các hoạt động dạy học chủ yếu : Giới thiệu bài Hoạt động 1 :Quan sát ,nhận xét . -GV giơ í thiệu tranh ,ảnh và gợi ý : +Độ đậm , đậm vừa ; độ nhạt . GV tóm tắt : + trong tranh ảnh có rất nhiều độ đậm nhạt khác nhau . +Có ba sắc độ chính :Dậm –-- Đậm Vừa –-- Nhạt . +Ngoài ba độ đậm nhạt chính còn có các mức độ đậm nhạt khác nhau. Hoạt động 2 :Cách vẽ đậm ,vẽ nhạt . -GV yêu cầu HS mở vở tập vẽ xem hình 5 để các em nhận ra cách làm bài . -GV cho HS xem hình minh hoạ hoặc vẽ lên bảng để HS biết cách vẽ . +Các độ đậm nhạt : *Độ đậm ; *Độ đậm vừa ; *Độ nhạt . +Cách vẽ : Có thể vẽ : * Bằng màu ; *Bằng chì đen Hoạt động 3 :Thực hành . HS làm bài GV động viên để HS hoàn thành bài tập . Hoạt động 4 : Nhận xét ,đánh giá . Căn cứ vào mục tiêu bài học GV gợi ý để HS nhận xét . GV yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bài vẽ mà mình ưa thích . Dặn dò : Nhận xét tiết học . Sưu tầm tranh ảnh in trên sách báo và tìm ra chỗ đậm ,nhạt khác nhau .Sưu tầm tranh thiếu nhi. *********=======*********** THỦ CÔNG TCT 01:
Tài liệu đính kèm: