I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể:
- Nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể;
- Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ, thẻ từ,tranh, tranh bộ xương.
- HS: Bảng nhóm, SGK, màu tô, bút dạ.
Trường :Tiểu học NGUYỄN HUỆ Tuần : 2 Ngày: 26/8/2009 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: TNXH Lớp: 2/5 BỘ XƯƠNG I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: Nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể; Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ, thẻ từ,tranh, tranh bộ xương. HS: Bảng nhóm, SGK, màu tô, bút dạ. III. Các hoạt động: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Khởi động: 2. Bài cũ: - Các bạn nhỏ trong bài hát đang làm gì? - Khi tập thể dục thì cơ thể chúng ta phải như thế nào? - Nhờ cái gì mà cơ thể chúng ta cử động được? - Cơ và xương được gọi là cơ quan gì? 3. Bài mới: Giới thiệu: - Hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu 1 trong 2 cơ quan vận động. Đó là bộ xương. Phát triển các hoạt động : v Hoạt động 1: Mục tiêu: Nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể. Phương pháp: Thảo luận nhóm. *ĐDDH: bảng nhóm, thẻ từ, tranh bộ xương. Bước 1: Chia nhóm. Giao việc. Phát mỗi nhóm 1 bộ tranh và thẻ từ. Theo dõi, giúp đỡ. Bước 2: Tổng kết. Nhận xét, tuyên dương. Treo tranh bộ xương trên bảng lớn. Đính thẻ tổng kết. - Nêu vai trò của các xương và các khớp. KL: Bộ xương của cơ thể gồm có rất nhiều xương, khoảng 200 chiếc với kích thước lớn nhỏ khác nhau, làm thành khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan quan trọng như bộ não, tim, phổiNhờ có xương, cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh mà chúng ta cử động được. v Hoạt động 2: Mục tiêu: Hiểu được rằng cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng để cột sống không bị cong vẹo. Phương pháp: Thực hành, đàm thoại. * ĐDDH: Tranh, màu tô. Bước 1: Treo tranh:Tranh vẽ cảnh 2 bạn đang làm gì? Giao nhiệm vụ: Tô màu áo của bạn ngồi đúng tư thế. Theo dõi, giúp đỡ. Bước 2: Tổng kết Treo tranh 2a. Yêu cầu HS gắn thẻ Đúng – Sai dưới hình từng bạn. - Cột sống của bạn nào sẽ bị cong vẹo? Tại sao? Treo tranh 2b tổng kết: - Cột sống của bạn nữ như thế nào? Cột sống của bạn nam như thế nào? - Bây giờ trong lớp ta, có bạn nào ngồi sai tư thế? - Ngoài việc ngồi không đúng tư thế, chúng ta còn làm gì là sẽ bị cong vẹo cột sống nữa? Treo tranh 3a,b tổng kết: - Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn mang vác quá nặng? KL: Đi, đứng, ngồi không đúng tư thế và mang, xách vật nặng sẽ dẫn đến cong, vẹo cột sống. v Hoạt động 3: Mục tiêu:Biết nên làm gì để cột sống không bị cong, vẹo Phương pháp: Trò chơi: Bông hoa nên làm. * ĐDDH: Bảng phụ hình bông hoa. Bước 1: Chia nhóm chơi. Phổ biến cách chơi. Luật chơi. Theo dõi, giúp đỡ. Bước 2: Tổng kết Nhận xét, tuyên dương. Liên hệ thực tế: Đeo cặp có 2 quai...Nhắc nhở HS. 4. Củng cố – Dặn dò: - Qua tiết học này, các em học được những gì? - Nhận xét tiết học. - Dặn dò. - Hát: - Tập thể dục. - Cử động. - Nhờ cơ và xương. - Cơ quan vận động. - Ổn định nhóm.Nhận việc.Nhận tranh và thẻ từ. - Các nhóm đính thẻ có tên xương và khớp vào hình bộ xương theo mũi tên. - Trình bày. Báo cáo. - Các nhóm nhận xét, tuyên dương. - Nêu. - Quan sát h1,2,3,4,5,6,7. - Hai bạn đang ngồi viết bài. - Nhận nhiệm vụ. Nhóm trưởng phát tranh cho các bạn trong nhóm. - Tô màu. - Gắn vào bảng nhóm. - Nhận xét. Bổ sung. - Gắn. - Nêu. Nhận xét. - Cột sống của bạn nữ thẳng. Cột sống của bạn nam bị cong. - Nêu. - Bị cong vẹo cột sống. - Lắng nghe. - Các nhóm thi đua viết những việc nên làm vào cánh hoa. - Trình bày, báo cáo, đếm. - Nhóm nào ghi nhiều, đúng sẽ thắng. - Nhận xét, tuyên dương. - Nêu. - Nhận xét tiết học. Tuyên dương những bạn tích cực trong tiết học. - Chuẩn bị tiết học sau. BGH Khối trưởng GV soạn NGUYỄN THÙY NHUNG
Tài liệu đính kèm: