I/Mục đích yêu cầu
-Rèn kĩ năng viết chính tả :Chép lại chính xác đoạn trích trong bài Có công mài sẳt,có ngày nên kim .Qua bài tập chép hiểu cách trình bày một đoạn văn :Chữ đầu câu viết hoa,chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào 1ô.
Củng cố quy tắc viết c/k.
-Học bảng chữ cái:Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ cái.
Thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.
II/Đồ dùng dạy học:
Viết sẵn đoạn văn cần tập chép lên bảng lớp.
-Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 3.
TUẦN 1: Bài 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT,CÓ NGÀY NÊN KIM (2 tiết ) I/Mục đích yêu cầu -Rèn kĩ năng viết chính tả :Chép lại chính xác đoạn trích trong bài Có công mài sẳt,có ngày nên kim .Qua bài tập chép hiểu cách trình bày một đoạn văn :Chữ đầu câu viết hoa,chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào 1ô. Củng cố quy tắc viết c/k. -Học bảng chữ cái:Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ cái. Thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái. II/Đồ dùng dạy học: Viết sẵn đoạn văn cần tập chép lên bảng lớp. -Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 3. Tiết 1 A. Mở đầu: Giáo viên giới thiệu 8 chủ điểm của sách TV 2, tập 1. Giáo viên yêu cầu cả lớp mở mục lục sách, vài học sinh đọc tên 8 chủ điểm: Em là học sinh; Bạn bè; Trường học; Thầy cô; Ông bà, Cha mẹ, Anh em; Bạn trong nhà. B. Bài mới: 1. Giới thiệu (1’): Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa trong sách. Muốn biết bà cụ làmviệc gì, bà cụ và cậu bé nói với nhau những chuyện gì, hôm nay chúng ta sẽ tập đọc truyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. 2. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn 1, 2 + Mục tiêu: Đọc đúng, rõ ràng, biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời nhân vật. + Phương pháp: Thi đua, thực hành, đàm thoại. + Đồ dùng dạy học: Sách TV2 tập 1, tranh minh họa trong SGK, bảng phụ. + Tiến trình hoạt động: * Giáo viên đọc mẫu. - Học sinh theo dõi giáo viên đọc bài. - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài 1 lượt, đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật. + Lời người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi. + Lời cậu bé: tò mò, ngạc nhiên. + Lời bà cụ: ôn tồn, nhân hậu. * Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. a. Đọc từng câu: - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tiếp nối nhau. - Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc đúng các từ ngữ khó: - Học sinh đọc cá nhân, nhóm theo hướng dẫn của giáo viên. + Các từ có vần khó: quyển, nguệch ngoạc. - Học sinh nhận xét. + Các từ khó phát âm: nắn nót, chắn, ngắn, mải miết. - Giáo viên nhận xét. b. Đọc từng đoạn trước lớp. - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài. - Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. - Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc: - Học sinh đọc theo hướng dẫn của giáo viên. + Câu dài, biết nghỉ hơi đúng: Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài. (Nghỉ hơi sau dấu phẩy, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở từ ngữ được gạch đỏ). + Câu hỏi, câu cảm, cần thể hiện đúng tình cảm. + Bà ơi,/ bà làm gì thế? (giọng lễ phép, thể hiện sự tò mò). + Thỏi sắt to như thế,/ làm sao bà mài thành kim được? (Giọng ngạc nhiên nhưng lễ phép). - Lớp nhận xét. - Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn. - Học sinh đọc phần chú giải cuối bài. + Ngáp ngắn ngáp dài. + Nắn nót. + Nguệch ngoạc. + Mải miết. c. Đọc từng đoạn trong nhóm: - Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc. - Lần lượt từng học sinh trong nhóm đọc. - Giáo viên theo dõi, hướng dẫn, nhận xét. - Học sinh nhận xét. d. Thi đua đọc: - Giáo viên cho học sinh thi đua đọc bài. - Các nhóm thi đọc (ĐT, CN, từng đoạn, cả bài). - Giáo viên nhận xét. - Lớp nhận xét. e. Cả lớp đọc đồng thanh (đoạn 1, 2). - Lớp đọc đồng thanh. * Hoạt động 2: Tìm hiểu các đoạn 1, 2 + Mục tiêu: Học sinh hiểu được nội dung của đoạn theo các câu hỏi. + Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại. + ĐDDH: SGK, tranh trong SGK. + Tiến trình HĐ: 1. Câu hỏi 1: Nhóm 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện. - 1 học sinh đọc câu hỏi. + Lúc đầu, cậu bé học hành thế nào? - Lớp đọc thầm đoạn 1, trả lời. + Mỗi khi cầm sách, cậu chỉ đọc được vài dòng là chán, bỏ đi chơi. Viết chỉ nắn nót được mấy chữ rồi nguệch ngoạc cho xong chuyện. 2. Câu hỏi 2: Nhóm 2: - Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? - 1 học sinh đọc câu hỏi. - Lớp đọc thầm đoạn 2, trả lời. + Bà cuf5 đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá. - Giáo viên hỏi thêm và gợi ý: - Học sinh trả lời: + Bài cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì? + Để làm thành 1 cái kim khâu. + Cậu bé có tin là từ thỏi sắt mài được thành chiếc kim nhỏ không? + Học sinh trả lời. + Những câu nào cho thấy cậu bé không tin? + Học sinh nêu: - Thái độ của cậu bé: Ngạc nhiên hỏi. - Lời nói của cậu bé - Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được. Tiết 2 * Hoạt động 3: Luyện đọc các đoạn 3, 4 + Mục tiêu: Đọc đúng các từ khó, câu dài, thể hiện được tình cảm qua giọng đọc. + Phương pháp: Đàm thoại, thực hành, thi đua. + ĐDDH: SGK, bảng phụ. + Tiến trình HĐ: a. Đọc từng câu: - Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn. - Học sinh thực hiện. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc từ khó: quay, giảng giải, ôn tồn, sắt. - Học sinh luyện đọc cá nhân, nhóm. b. Đọc từng đoạn: - Giáo viên yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài. - Học sinh thực hiện. - Giáo viên hướng dẫn học sinh ngắt, nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc. - Học sinh luyện đọc. + Câu dài: - Mỗi ngày/ mài thỏi sắt nhỏ đi một tí,/ sẽ có ngày/ nó thành kim. - Giống như cháu đi học,/ mỗi ngày cháu học một ít,/ sẽ có ngày cháu thành tài. - Giáo viên giúp học sinh hiểu nghĩ các từ ngữ mới trong từng đoạn: - Học sinh đọc phần chú giải cuối bài. + Ôn tồn. + Thành tài c. Dọc từng đoạn theo nhóm. - Giáo viên cho học sinh luyện đọc theo nhóm. - Học sinh lần lượt đọc theo nhóm. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nhận xét. d. Thi đọc - Giáo viên cho học sinh thi đọc giữa các nhóm, kết hợp tổ chức trò chơi. - Các nhóm thi đọc (CN, ĐT). - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - Học sinh nhận xét. e. Cả lớp đọc đồng thanh. * Hoạt động 4: Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 3, 4 + Mục tiêu: Học sinh hiểu được nội dung của đoạn theo các câu hỏi. + Phương pháp: Thảo luận nhóm, đàm thoại. + ĐDDH: SGK. + Tiến trình HĐ: 1. Câu hỏi 3: Nhóm 1: - Bà cụ giảng giải như thế nào? - 1 học sinh đọc câu hỏi. - Lớp đọc thầm đoạn 3, trả lời. + Nhắc lại lời bà cụ: Mỗi ngày ... thành tài. - Giáo viên hỏi thêm: - Học sinh đọc đoạn 4, trả lời: Đến lúc này, cậu bé có tin lời bà cụ không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó? Cậu bé tin. Và chứng minh: Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài. 2. Câu hỏi 4: Nhóm 2: - Câu chuyện này khuyên em điều gì? - Câu chuyện khuyên em nhẫn nại, kiên trì. - ... khuyên em làm việc chăm chỉ, cần cù, không ngại khó, ngại khổ... - Giáo viên yêu cầu học sinh nói lại câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” bằng lời của các em. - Học sinh nêu. + Nhẫn nại, kiên trì sẽ thành công. + Chăm chỉ, chịu khó thì làm việc gì cũng thành công. * Hoạt động 5: Luyệ đọc lại + Mục tiêu: Luyện cho học sinh đọc đúng, hay. + Phương pháp: Thực hành, thi đua. + ĐDDH: SGK. + Tiến trình HĐ: - Giáo viên cho học sinh thi đua đọc lại bài. - Học sinh chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 3 học sinh để thi đọc phân vai. - Giáo viên nhận xét. - Học sinh nhận xét. 3. Củng cố, dặn dò: - Em thích ai trong câu chuyện? Vì sao? - Học sinh nêu: (VD) + Em thích bà cụ, vì bà đã dạy cậu bé tính nhẫn nại, kiên trì. + ... vì bà đã kiên trì, nhẫn nại làm việc. + Em thích cậu bé, vì cậu bé đã hiệu được điều hay. + ... vì cậu đã nhận ra sai lầm của mình và thay đổi tính lại cho tốt. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Yêu cầu học sinh về nhà đọc lại truyện, xem tranh minh họa trong tiết kể chuyện “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. ______________________________ Bài 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?(Nghe viết) I/Mục đích yêu cầu: a/Rèn kĩ năng viết chính tả: Nghe viết một khổ thơ trong bài “Ngày hôm qua đâu rồi?”.Qua bài này hiểu cách trình bày một bài thơ 5 chữ.Chữ đầu các dòng thơ viết hoa,bắt đầu viết từ ô1 lùi từ lề chì. Viết đúng các âm vần dễ lẫn lộn:l/n ;an / ang. b/Tiếp tục học bảng chữ cái.Điền đúng các chữ cái vào ô trống thay tên chữ.Học thuộc lòng 10 tên chữ cái tiếp theo bài trước II/Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 3. Viết sẵn khổ thơ cuối của bài lên bảng . III/ Các hoạt động dạy học: Hoạt động của GV 1/Oån định: khởi động 2/k iểm tra bài cũ:Y/C viết bảng con những chữ đã viết sai ở bài trước. Thỏi sắt,cháu,kim khâu. Kiểm tra bảng chữ cái(9 chữ cái đầu) GV nhận xét,ghi điểm. 3/Bài mới: Giới thiệu bài Giờ chính tả hôm nay,các em sẽ nghe viết Khổ thơ cuối của bài thơ đã học”Ngày hôm Qua đâu rồi?” Gọi học sinh đọc bài viết ở bảng. GV nhận xét. a.Tìm hiểu nội dung: -Khổ thơ là lời của ai nói với ai? -Bố nói với con điều gì? B-Hướng dẫn nhận xét: -Khổ thơ có mấy dòng? -Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ? c.Hướng dẫn viết đúng: - đọc câu rút từ khó viết gạch chân:trong,chăm chỉ vẫn -trong:em hãy nêu cách viết tiếng trong ? -chăm chỉ: cần viết đúng âm ch trong mỗi ... Ông ơi, ông vớt tôi nao Tôi có lòng nào ông hày xáo măng Có xáo thì xáo nước trong Chớ xáo nước đục đau lòng cò con. b) chím, tiếng, dịu, tiên, tiến, khiến. 5. Tổng kết (1’): Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà làm lại bài tập chính tả và chuẩn bị bài sau. CHÍNH TẢ Tiết 66: LƯỢM I. Mục tiêu: Nghe và viết lại đúng, đẹp hai khổ thơ đầu trong bài thơ Lượm. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt s/x; in/iên. II. Chuẩn bị: Giấy A3 to và bút dạ. Bài tập 2 viết sẵn lên bảng. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định 1’: Hát 2. Bài cũ 4’: Gọi học sinh lên bảng viết các từ theo lời giáo viên đọc: + MB: lao xao, làm sao, rơi xuống, đi sau. + MN: cô tiên, tiếng chim, chúm chím, cầu khiến. Giáo viên nhận xét học sinh viết. 3. Giới thiệu bài (1’): Giờ chính tả hôm nay các con sẽ nghe đọc và viết lại hai khổ thơ đầu trong bài thơ Lượm và làm các bài tập chính tả phân biệt s/x; in/iên. 4. Phát triển các hoạt động 32’: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung đoạn thơ - Giáo viên đọc đoạn thơ. - Theo dõi. - Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu. - 2 học sinh đọc bài, cả lớp theo dõi bài. - Đoạn thơ nói về ai? - Chú bé liên lạc là Lượm. - Chú bé liên lạc ấy có gì đáng yêu, ngộ nghĩnh? - Chú bé loắt choắt, đeo chiếc xắc xinh xinh, chân đi nhanh, đầu nghênh nghênh, đội ca lô lệch và luôn huýt sáo. b) Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn thơ có mấy khổ thơ? - Đoạn thơ có 2 khổ. - Giữa các khổ thơ viết như thế nào? - Viết để cách 1 dòng. - Mỗi dòng thơ có mấy chữ? - 4 chữ. - Nên bắt đầu viết từ ô thứ mấy cho đẹp? - Viết lùi vào 3 ô. c) Hướng dẫn viết từ khó - Giáo viên đọc cho học sinh viết các từ: loắt choắt, thoăn thoăt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo. - 3 học sinh lên bảng viết. - Học sinh dưới lớp viết bảng con. - Chỉnh sửa lỗi cho học sinh. d) Viết chính tả e) Soát lỗi g) Chấm bài * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu. - Đọc yêu cầu của bài tập. - Gọi học sinh nhận xét bài làm trên bảng của bạn. - Mỗi phần 3 học sinh lên bảng làm, học sinh dưới lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. a) hoa sen; xen kẽ ngày xưa; say sưa. cư xử; lịch sử b) con kiến, kín mít cơm chín, chiến đấu kim tiêm, trái tim - Giáo viên kết luận về lời giải đúng. Bài 3 - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Thi tìm tiếng theo yêu cầu. - Chia lớp thành 4 nhóm, phát giấy, bút cho từng nhóm để học sinh thảo luận nhóm và làm. - Hoạt động trong nhóm. - Gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. Nhóm nào tìm được nhiều từ và đúng sẽ thắng. a. cây si/ xi đánh giầy so sánh/ xo vai cây sung/ xung phong dòng sông/ xông lên... b. gỗ lim/ liêm khiết nhịn ăn/ tín nhiệm xin việc/ chả xiên... 5. Củng cố, dặn dò: (1’) Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà làm tiếp bài tập 3 và chuẩn bị bài sau. CHÍNH TẢ Tuần 34: Tiết 67 : NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI I. Mục tiêu: Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn tóm tắt nội dung của bài Người làm đồ chơi. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr; ong/ông; dấu hỏi/ dấu. II. Chuẩn bị: Bảng chép sẵn nội dung các bài tập chính tả. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Ổn định 1’: H hát 2. Bài cũ 5’: Gọi 3 học sinh lên bảng, học sinh dưới lớp làm bài vào bảng con theo yêu cầu: + MB: Tìm các tiếng chỉ khác nhau âm đầu s/x; hay ch/tr. + MN: Tìm các tiếng chỉ khác nhau âm chính i/iê; hay dấu hỏi/ dấu ngã. Nhận xét, cho điểm học sinh. 3. Giới thiệu 1’ bài: Giờ học Chính tả hôm nay, các con sẽ nghe và viết lại đoạn tóm tắt nội bài Người làm đồ chơi và làm các bài tập chính tả phân biệt ch/tr; ong/ông; dấu hỏi/ dấu. 4. Phát triển các hoạt động: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung - Giáo viên đọc đoạn cần viết 1 lần. - Theo dõi bài. - Gọi học sinh đọc. - 2 học sinh đọc lại bài chính tả. - Đoạn văn nói về ai? - Nói về một bạn nhỏ và bác Nhân. - Bác Nhân làm nghề gì? - Bác làm nghề nặn đồ chơi bằng bột màu. - Vì sao bác định chuyển về quê? - Vì đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác không bán được. - Bạn nhỏ đã làm gì? - Bạn lấy tiền để dành, nhờ bạn bè mua đồ chơi để bác vui. b) Hướng dẫn cách trình bày - Đoạn văn có mấy câu? - Đoạn văn có 3 câu. - Hãy đọc những chữ được viết hoa trong bài? - Bác, Nhân, Khi, Một. - Vì sao các chữ đó phải viết hoa? - Vì Nhân là tên riêng của người. Bác, Khi, Một là các chữ đầu câu. c) Hướng dẫn viết từ khó - Giáo viên yêu cầu học sinh đọc các từ khó viết. - Người nặn đồ chơi, chuyển nghề, lấy tiền, cuối cùng. - Yêu cầu học sinh viết từ khó. - 2 học sinh lên viết bảng lớp, học sinh dưới lớp viết vào nháp. - Sửa lỗi cho học sinh. d) Viết chính tả e) Soát lỗi g) Chấm bài * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2: - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu. - Đọc yêu cầu bài tập 2. - Gọi 2 học sinh lên bảng làm, học sinh dưới lớp làm vào Vở Bài Tập Tiếng Việt 2, tập hai. - Học sinh tự làm. - Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Nhận xét. - Nhận xét và cho điểm học sinh. a) Trăng khoe trăng tỏ hơn đèn Cớ sao trăng phải chịu luồn đám mây? Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn? b) phép cộng, cọng rau cồng chiêng, còng lưng Bài 3: (Trò chơi) - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu. - Đọc yêu cầu bài 3. - Chia lớp thành 2 nhóm và tổ chức cho học sinh điền từ tiếp sức. Mỗi học sinh trong nhóm chỉ điền từ (dấu) vào 1 chỗ trống. - Làm bài theo hướng dẫn. Một học sinh làm xong thì về chỗ để 1 học sinh khác lên làm tiếp. - Gọi học sinh nhận xét bài làm của các bạn trên bảng. a) Chú Trường vừa trồng trọt giỏi, vừa chăn nuôi giỏi. Vườn nhà chú cây nào cũng trĩu quả. Dưới ao, cá trôi, cá chép, cá trắm từng đàn. Cạnh ao là chuồng lợn, chuồng trâu, chuồng gà, trông rất ngăn nắp. - Bài tập 3b, tiến hành tương tự bài 3a. b) Ông Dũng có hai người con đều giỏi giang cả. Chú Nghĩa, con trai ông bây giờ là kĩ sư, làm ở mỏ than. Còn cô Hải, con gái ông, là bác sĩ nổi tiếng ở bệnh viện tỉnh. 5. Tổng kết (1’): Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà làm lại bài tập chính tả và chuẩn bị bài sau. CHÍNH TẢ Tiết 68 : ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO I. Mục tiêu: Nghe và viết lại đúng, đẹp đoạn Giống như ... đòi bế. Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt ch/tr, dấu hỏi/ dấu ngã. II. Chuẩn bị: Bài tập 3 viết vào 2 tờ giấy to, bút dạ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Ổn định 1’: Hát 2. Bài cũ 4’: Gọi 2 học sinh lên bảng, yêu cầu học sinh viết các từ cần chú ý phân biệt trong giờ học trước. Yêu cầu học sinh dưới lớp viết vào nháp. Yêu cầu học sinh đọc các từ mà các bạn tìm được. Nhận xét, cho điểm. 3. Giới thiệu bài (1’): Giờ chính tả hôm nay lớp mình sẽ nghe và viết lại một đoạn trong bài tập đọc Đàn bê của anh Hồ Giáo và làm các bài tập chính tả. 4. Phát triển các hoạt động 32’: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết - Giáo viên đọc đoạn văn cần viết. - Theo dõi bài trong SGK. - Đoạn văn nói về điều gì? - Đoạn văn nói về tình cảm của đàn bê với anh Hồ Giáo. - Những con bê đực có đặc điểm gì đáng yêu? - Chúng chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên đuổi nhau. - Những con bê cái thì ra sao? - Chúng rụt rè, nhút nhát như những bé gái. b) Hướng dẫn cách trình bày - Tìm tên riêng trong đoạn văn? - Hồ Giáo. - Những chữ nào thường phải viết hoa? - Những chữ đầu câu và tên riêng trong bài phải viết hoa. c) Hướng dẫn viết từ khó - Gọi học sinh đọc các từ khó: quấn quýt, quấn vào chân, nhảy quẩng, rụt rè, quơ quơ. - Học sinh đọc cá nhân. - 3 học sinh lên bảng viết các từ này. - Nhận xét và chữa lỗi cho học sinh, nếu có. - Học sinh dưới lớp viết vào nháp. d) Viết chính tả e) Soát lỗi g) Chấm bài * Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài 2 - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu. - Đọc yêu cầu của bài. - Gọi học sinh thực hành hỏi đáp theo cặp, 1 học sinh đọc câu hỏi, 1 học sinh tìm từ. - Nhiều cặp học sinh được thực hành. Ví dụ: HS 1: Chỉ nơi tập trung đông người mua bán. HS 2: Chợ. Tiến hành tương tự với các phần còn lại: a) chợ - chò - tròn b) bảo - hổ - rỗi (rảnh) - Khen những cặp học sinh nói tốt, tìm từ đúng, nhanh. Bài 3 Trò chơi: Thi tìm tiếng. - Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy to và 1 bút dạ. Trong 5 phút các nhóm tìm từ theo yêu cầu của bài, sau đó dán tờ giấy ghi kết quả của đội mình lên bảng. Nhóm nào tìm được nhiều từ và đúng sẽ thắng. - Học sinh hoạt động trong nhóm. - Một số đáp án: a) chè, tràm, trúc, chò chỉ, chuối, chanh, chay, chôm chôm,... b) tủ, đũa, chõ, võng, chảo, chổi,... - Yêu cầu học sinh đọc các từ tìm được. - Cả lớp đọc đồng thanh. - Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 5. Củng cố, dặn dò: (1’) Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà làm tiếp bài tập 2 vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
Tài liệu đính kèm: