I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Giúp HS.
- On lại về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm
- Nắm được đơn vị nghìn, hiểu được quan hệ giữa trăm và nghìn.
2. Kỹ năng:
- Biết cách đọc và viết các số tròn trăm.
3. Thái độ:
- Ham thích học Toán.
Thứ ngày tháng năm THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN: TOÁN Tiết: ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN I. Mục tiêu Kiến thức: Giúp HS. Oân lại về quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm Nắm được đơn vị nghìn, hiểu được quan hệ giữa trăm và nghìn. Kỹ năng: Biết cách đọc và viết các số tròn trăm. Thái độ: Ham thích học Toán. II. Chuẩn bị GV: 10 hình vuông biểu diễn đơn vị, kích thước 2,5cm x 2,5cm 20 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, kích thước 25cm x 2,5cm. Có vạch chia thành 10 ô. 10 hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, kích thước 25cm x 2,5cm. Có vạch chia thành 100 hình vuông nhỏ. Các hình trên làm bằng bìa, gỗ, hoặc nhựa, có thể gắn lên bảng cho HS quan sát. Bộ số bằng bìa hoặc nhựa gắn được lên bảng. Mỗi HS chuẩn bị một bộ ô vuông biểu diễn số như trên, kích thước mỗi ô vuông là 1cm x 1cm. HS: Vở. III. Các hoạt động Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung. Gọi HS sửa bài 3 Bài giải Số HS trong mỗi nhóm là: 12 : 4 = 3 (học sinh) Đáp số: 3 học sinh GV nhận xét. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) Các em đã được học đếm số nào? Từ giờ học này, chúng ta sẽ tiếp tục học đến các số lớn hơn 100, đó là các số trong phạm vi 1000. Bài học đầu tiên trong phần này là Đơn vị, chục, trăm, nghìn. Phát triển các hoạt động (27’) v Hoạt động 1: Oân tập về đơn vị, chục và t răm. Gắn lên bảng 1 ô vuông và hỏi có mấy đơn vị? Tiếp tục gắn 2, 3, . . . 10 ô vuông như phần bài học trong SGK và yêu cầu HS nêu số đơn vị tương tự như trên. 10 đơn vị còn gọi là gì? 1 chục bằng bao nhiêu đơn vị? Viết lên bảng: 10 đơn vị = 1 chục. Gắn lên bảng các hình chữ nhật biểu diễn chục và yêu cầu HS nêu số chục từ 1 chục (10) đến 10 chục (100) tương tự như đã làm với phần đơn vị. 10 chục bằng mấy trăm? Viết lên bảng 10 chục = 100. v Hoạt động 2: Giới thiệu 1 nghìn. a. Giới thiệu số tròn trăm. Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm. Gọi 1 HS lên bảng viết số 100 xuống dưới vị trí gắn hình vuông biểu diễn 100. Gắn 2 hình vuông như trên lên bảng và hỏi: Có mấy trăm. Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách viết số 2 trăm. Giới thiệu: Để chỉ số lượng là 2 trăm, người ta dùng số 2 trăm, viết 200. Lần lượt đưa ra 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 hình vuông như trên để giới thiệu các số 300, 400, . . . Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung? Những số này được gọi là những số tròn trăm. b. Giới thiệu 1000. Gắn lên bảng 10 hình vuông và hỏi: Có mấy trăm? Giới thiệu: 10 trăm được gọi là 1 nghìn. Viết lên bảng: 10 trăm = 1 nghìn. Để chỉ số lượng là 1 nghìn, viết là 1000. HS đọc và viết số 1000. 1 chục bằng mấy đơn vị? 1 trăm bằng mấy chục? 1 nghìn bằng mấy trăm? Yêu cầu HS nêu lại các mối liên hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn. v Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành. a. Đọc và viết số. GV gắn hình vuông biểu diễn 1 số đơn vị, một số chục, các số tròn trăm bất kì lên bảng, sau đó gọi HS lên bảng đọc và viết số tương ứng. b. Chọn hình phù hợp với số. GV đọc 1 số chục hoặc tròn trăm bất kì, yêu cầu HS sử dụng bộ hình cá nhân của mình để lấy số ô vuông tương ứng với số mà GV đọc. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học, tuyên dương HS thực hành tốt, hiểu bài. Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài sau. Hát 3 HS lên bảng sửa bài. Số 100. Có 1 đơn vị. Có 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 đơn vị. 10 đơn vị còn gọi là 1 chục. 1 chục bằng 10 đơn vị. Nêu: 1 chục – 10; 2 chục – 20; . . . 10 chục – 100. 10 chục bằng 1 trăm. Có 1 trăm. Viết số 100. Có 2 trăm. Một số HS lên bảng viết. HS viết vào bảng con: 200. Đọc và viết các số từ 300 đến 900. Cùng có 2 chữ số 00 đứng cuối cùng. Có 10 trăm. Cả lớp đọc: 10 trăm bằng 1 nghìn. HS quan sát và nhận xét: Số 1000 được viết bởi 4 chữ số, chữ số 1 đứng đầu tiên, sau đó là 3 chữ số 0 đứng liền nhau. 1 chục bằng 10 đơn vị. 1 trăm bằng 10 chục. 1 nghìn bằng 10 trăm. Đọc và viết số theo hình biểu diễn. Thực hành làm việc cá nhân theo hiệu lệnh của GV. Sau mỗi lần chọn hình, 2 HS ngồi cạnh lại kiểm tra bài của nhau và báo cáo kết quả với GV. v Bổ sung: v Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: