I. Yêu cầu cần đạt:
- Củng cố khả năng nhận dạng khối trụ và khối cầu
- Củng cố kĩ năng xếp hình với khối trụ, khối cầu, khối hộp chữ nhật; kĩ năng xử lí vấn đề qua các bài toán có quy luật hình.
- Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận.
- Phát triển năng lực tính toán, năng lực mô hình hóa, trí tưởng tượng không gian, kĩ năng so sánh và tính toán với số có đơn vị là ki-lô-gam.
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
TUẦN 22 Thứ hai ngày 20 tháng 2 năm 2023 Tiết 2; 3: TIẾNG VIỆT Bài 9 (T1+2): Đọc: Vè chim I. Yêu cầu cần đạt: - Hiểu nội dung bài: Một số loài chim cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người. - Đọc đúng các từ ngữ khó, đọc rõ ràng bài Vè chim với ngữ điệu đọc phù hợp. Biết ngắt giọng phù hợp với nhịp thơ - Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình yêu đối với thế giới loài vật. - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhớ tên và nhận biết đặc điểm riêng của mỗi loài chim. II. Đồ dùng dạy học: - Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? + Nói về loài chim mà em biết? ( Tên, nơi sống, đặc điểm) - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Đọc văn bản. - GV đọc mẫu: hài hước dí dỏm thể hiện đặc điểm nghịch ngợm, đáng yêu, thói xấu của từng loài chim - HS đọc nối tiếp câu. - Luyện đọc từ khó: lon xon, liếu điếu, chèo bẻo - HDHS đọc đoạn:Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp, mỗi học sinh đọc hai câu. - Giải nghĩa từ: lon xon, lân la, nhấp nhem. - Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đọc - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. 3.* Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi. - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr.40. - GV HDHS trả lời từng câu hỏi - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. * Hoạt động 3: Luyện đọc lại - Gọi HS đọc toàn bài - Nhận xét, khen ngợi. * Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.40. - YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.21 - Tuyên dương, nhận xét. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.40. - HDHS đóng vai hạt thóc để luyện nói lời kể về bản thân mình theo 3 gợi ý trong nhóm đôi.. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Gọi các nhóm lên thực hiện. - Nhận xét chung, tuyên dương HS. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Về nhà em đọc lại bài cho người thân nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................. __________________________________________ Tiết 4: TOÁN Bài 45 (T5): Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: - HS thực hiện được phép nhân,phép chia; Giải được bài toán thực tế liên quan đến phép chia - Làm được các bài toán giải có tình huống thực tế. - Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng tính nhẩm. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. II. Đồ dùng dạy học: - HS : Vở BT Toán. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Cho HS đọc lại các bảng nhân, chia đã học 2. Luyện tập thực hành: Bài 1. Số? - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? + Muốn tìm tích ta làm như thế nào ?? + Muốn tìm thương ta làm thế nào? - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2:- Gọi HS đọc YC bài. -Bài toán cho biết gì ? -Bài toán hỏi gì ? -Để tìm được số quả của mỗi cháu em phải thực hiện phép tính gì ? - GV theo dõi, chấm nhận xét, khen ngợi HS. - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: Số? - Gọi HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? Thực hiện lần lượt từng phép tính từ trái sang phải . - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. * Trò chơi “Đường đến kho báu ”: - GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi. - GV thao tác mẫu. - Tổ chức cho HS chơi có thể chia lớp thành 3- 4 đội chơi tùy ĐK Qua trò chơi em thấy trò chơi này có giúp gì cho em không ? - GV nhận xét, khen ngợi HS. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - HS đọc lại bảng chia 2, bảng chia 5. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: . __________________________________________ Thứ 3 ngày 21 tháng 2 năm 2023 Buổi sáng: Tiết 3: TIẾNG VIỆT Bài 9 (T3): Viết: Chữ hoa U, Ư I. Yêu cầu cần đạt: - Biết viết chữ viết hoa U, Ư cỡ vừa và cỡ nhỏ. - Viết đúng câu ứng dựng: Rừng U Minh có nhiều loài chim quý - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. - Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Mẫu chữ hoa U, Ư, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở Tập viết; bảng con. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài. 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - GV tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa U, Ư. + Chữ hoa U, Ư gồm mấy nét? - GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa U, Ư. - GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - YC HS viết bảng con. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa U đầu câu. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. * Hoạt động 3: Thực hành luyện viết. - YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa U, Ư và câu ứng dụng trong vở Tập viết. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhẫn xét, đánh giá bài HS.. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - HS về thực hiện luyện viết chữ hoa U, Ư và câu ứng dụng trong vở ô ly. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .................. __________________________________________ Tiết 4: TOÁN Bài 46 (T1): Khối trụ, khối cầu I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận dạng được khối trụ, khối cầu trong các mô hình ở bộ đồ dùng học tập và vật thật. - Liên hệ, nhận biết được các đồ vật gần gũi có dạng khối trụ, khối cầu. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. - HS phát triển năng lực quan sát, năng lực tư duy, mô hình hóa, đồng thời bước đầu phát triển trí tưởng tượng không gian. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng Toán. Máy tính chiếu hình ảnh của bài học. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - HS thi đọc các bảng nhân, chia đã học 2 Khám phá: * GV cho HS quan sát tranh đồ vật hình khối trụ : -Đây là gì ?Nó có hình dạng hình gì ? Em thấy hoặc được sờ vào nó chưa ? -GV giới thiệu hộp sữa , khúc gỗ đây là những đồ vật có dạng hình khối trụ. -Gv cho HS xem cả tư thế đứng và nằm của khối trụ. Gv cho Hs quan sát nhiều mẫu khác nhau . GV giới thiệu mô hình thật và hình vẽ trong SGK /34. * GV cho HS quan sát tranh đồ vật hình khối cầu : - Đây là gì ?Nó có hình dạng hình gì ? GV cho HS quan sát xung quanh những đồ vật có dạng khối cầu . GV giới thiệu mô hình thật và hình vẽ trong SGK /34. - Nhận xét, tuyên dương. 3. Hoạt động Bài 1: - Gọi HS đọc YC bài. - GV hướng dẫn HS quan sát và nêu cách nhận biết khối trụ, khối cầu . - Nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - Gọi HS đọc YC bài. a/- Bài yêu cầu làm gì? - GV cho HS lên bảng lớp thực hành. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Đánh giá, nhận xét bài HS. b/Hãy nêu tên một số đồ vật có dạng khối trụ hoặc khối cầu mà em biết . -Gv quan sát, giúp đỡ Bài 3: - Gọi HS đọc YC bài. - GV chiếu tranh, sau đó gọi một số em lên chỉ vào khối hình và cho biết khối gì. - GV cùng HS khai thác tranh và GV hd cách tìm tên sao cho đúng với yêu cầu đề bài . - GV nhận xét, khen ngợi HS. - Gọi HS đọc YC bài. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Về cha sẻ BT3 với người thân. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: . __________________________________________ Buổi chiều: Tiết 1: TIẾNG VIỆT Bài 9 (T4): Nói và nghe: Kể chuyện Cảm ơn họa mi I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận biết được các nhân vật và diễn biến câu chuyện. Câu chuyện kể về một vị vua nọ và chú chim họa mi có tiếng hót rất hay. - Kể lại được từng đoạn cảu câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh. - Phát triển kĩ năng trình bày, kĩ năng giáo tiếp, hợp tác nhóm. Yêu thích môn học. - Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. Yêu quý và bỏ vệ các loài chim II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Cho HS quan sát tranh: Tranh vẽ gì? - GV dẫn dắt, giới thiệu bài: 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Kể từng đoạn theo tranh. - GV tổ chức cho HS quan sát từng tranh, trả lời câu hỏi: + Tranh vẽ cảnh gì? + Trong tranh có những ai? + Mọi người đang làm gì? - Gv kể cho hs nghe câu chuyện ( 3 lượt). Gv hướng dẫn hs nhớ lời nhân vật ở đoạn 4 - Gv yêu cầu hỏi đáp theo cặp các câu hỏi dưới tranh để nhớ nội dung câu chuyện. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Kể lại từng đoạn của câu chuyện theo tranh - HS nhớ lại từng đoạn câu chuyện và tập kể từng đoạn. - HS thảo luận nhóm 2 kể lần lượt từng đoạn hoặc kể hết bài - HS chia sẻ trước lớp; GV sửa cách diễn đạt cho HS. - HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Nhận xét, khen ngợi HS. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Hôm nay em học bài gì? - HS về nhà kể lại cho người thân nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .. __________________________________________ Tiết 2: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Luyện đọc: Vè chim. I. Yêu cầu cần đạt: I. Yêu cầu cần đạt: - Hiểu nội dung bài: Một số loài chim cũng có đặc điểm, tính nết giống như con người. - Đọc đúng các từ ngữ khó, đọc rõ ràng bài Vè chim với ngữ điệu đọc phù hợp. Biết ngắt giọng phù hợp với nhịp thơ - Có khả năng nhận biết và bày tỏ tình yêu đối với thế giới loài vật. - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhớ tên và nhận biết đặc điểm riêng của mỗi loài chim. II. Đồ dùng dạy học: - Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - HS hát - GV giới thiệu bài. 2. Luyện tập thực hành: - Luyện đọc đoạn: HS luyện đọc đoạn theo nhóm 2 - Nhận xét, khen ngợi. - 1 HS đọc toàn bài. - HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời - GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk - GV HDHS trả lời từng câu hỏi - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu. - Nhận xét, tuyên dương HS. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Về nhà em đọc lại bài cho người thân nghe. IV. Điều chỉnh sau bài dạy. ...................................................................................................................................................................................................... ... m 2023 Buổi sáng: Tiết 1: TOÁN Bài 47 (T2): Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: - Củng cố khả năng nhận dạng khối trụ và khối cầu - Củng cố kĩ năng xếp hình với khối trụ, khối cầu, khối hộp chữ nhật; kĩ năng xử lí vấn đề qua các bài toán có quy luật hình. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. - Phát triển năng lực tính toán, năng lực mô hình hóa, trí tưởng tượng không gian, kĩ năng so sánh và tính toán với số có đơn vị là ki-lô-gam. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - Bộ đồ dùng dạy học Toán. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Trò chơi xì điện - GV cho HS đọc lại các bảng nhân, chia đã học - Dẫn dắt giới thiệu bài. 2. Luyện tập- thực hành: Bài 1: Mỗi đồ vật có dạng khối cầu nào? - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - GV chiếu hình các đồ vật như tranh sgk/tr.38 cho HS quan sát. - GV hướng dẫn HS quan sát mẫu rồi làm theo yêu cầu BT. - HS đọc tên gọi của khối ứng với hình dạng của mỗi đồ vật. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - GV chiếu tranh tranh sgk/tr.38, giới thiệu. - Hướng dẫn HS tìm theo YC BT: - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - GV chiếu tranh tranh sgk/tr.39. a) - Gọi HS nêu tên khối và đọc cân nặng của mỗi khối gỗ trong hình. - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, so sánh các số đo, trả lời câu hỏi trong bài rồi chia sẻ trước lớp. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá. b) Bài 4:Bạn nào nói đúng? - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - GV chiếu tranh sgk/tr.39, giới thiệu: - Yêu cầu HS thảo luận theo cặp, nhận xét lời nói của từng bạn rồi chia sẻ trước lớp. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: Về chia sẽ với người thân về các bài tập vừa làm. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: __________________________________________ Tiết 3;4: TIẾNG VIỆT Bài 10 (T5+6). Luyện viết đoạn: Viết đoạn văn giới thiệu tranh ảnhvề một con vật. Đọc mở rộng. I. Yêu cầu cần đạt: - Viết được 3 - 5 câu tự giới thiệu về con vật em yêu thích - Phát triển kĩ năng đặt câu giới thiệu con vật - Biết yêu quý và bảo vệ muông thú. - Phát triển vốn từ chỉ muông thú - Rèn kĩ năng đọc - Phát triển kĩ năng đặt câu, miêu tả. - Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua câu chuyện, chia sẻ với bạn một bài thơ, câu chuyện yêu thích về con vật. - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học II. Đồ dùng dạy học: - GV: Hình ảnh minh họa của bài học. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Hát 2. Luyện tập- thực hành: * Hoạt động 1: Luyện viết đoạn văn. Bài 1: Nói tên con vật trong tranh ảnh và viết đoạn văn con vật em yêu thích - HS đọc YC bài. - Bài yêu cầu làm gì? - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:Trong bức tranh là con vật nào? - HS thực hiện nói theo cặp. - HS chia sẽ. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: Viết 3 - 5 câu tự giới thiệu về con vật em yêu thích - HS đọc yêu cầu đề bài - Hướng dẫn HS trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi của bài, làm theo cặp - GV đưa ra đoạn văn mẫu, đọc cho HS nghe. - HS thực hành viết vào vở - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - HS chia sẽ đọc bài làm của mình. - Nhận xét, chữa cách diễn đạt. * Hoạt động 2: Đọc mở rộng. Bài 1:Tìm đọc sách báo viết về động vật hoang dã - Tổ chức cho HS đọc tìm đọc sách báo viết về động vật hoang dã. - Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài, tên tác giả. - Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS. Bài 2:Giới thiệu với các bạn về 1 số thông tin về loài vật hoang dã - HS chia sẻ thông tin về loài vật vừa đọc: Tên, nơi sống, thức ăn. - Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - Về chia sẽ với người thân về đoạn văn vừa viết IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .................... __________________________________________ Buổi chiều: Tiết 1: TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT Luyện viết: Viết: Chữ hoa U,Ư I. Yêu cầu cần đạt: - Biết viết chữ viết hoa U, Ư cỡ vừa và cỡ nhỏ. - Viết đúng câu ứng dựng: Rừng U Minh có nhiều loài chim quý - Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận. - Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Mẫu chữ hoa U, Ư, tivi để chiếu hình ảnh của bài học. - HS: Vở Tập viết; bảng con. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì? - GV giới thiệu bài. 2. Khám phá: * Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa. - GV tổ chức cho HS nêu: + Độ cao, độ rộng chữ hoa U, Ư. + Chữ hoa U, Ư gồm mấy nét? - GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa U, Ư. - GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét. - YC HS viết bảng con. - GV hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, động viên HS. * Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. - Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết. - GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS: + Viết chữ hoa U đầu câu. + Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu. * Hoạt động 3: Thực hành luyện viết. - YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa U, Ư và câu ứng dụng trong vở Tập viết. - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhẫn xét, đánh giá bài HS.. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - HS về thực hiện luyện viết chữ hoa U, Ư và câu ứng dụng trong vở ô ly. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: .................. __________________________________________ Tiết 2: TĂNG CƯỜNG TOÁN Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: - Củng cố khả năng nhận dạng khối trụ và khối cầu - Củng cố kĩ năng xếp hình với khối trụ, khối cầu, khối hộp chữ nhật; kĩ năng xử lí vấn đề qua các bài toán có quy luật hình. - Phát triển kĩ năng hợp tác, rèn tính cẩn thận. - Qua bài toán xếp hình HS phát triển năng lực mô hình hóa, phát triển trí tưởng tượng không gian. II. Đồ dùng dạy học: - Bộ đồ dùng Toán, tivi để chiếu hình ảnh của bài học III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: - Cho HS quan sát một số hình để nhận dạng hình trụ, hình cầu 2. Luyện tập- thực hành: Bài 1: Số? - HS đọc YC bài. - HS quan sát tranh tìm xem có bao nhiêu đèn lồng dạng khối trụ và bao nhiêu đèn lồng dạng khối cầu. - Nhận xét, tuyên dương HS. Bài 2: - HS đọc YC bài. - GV hd cách chọn hình cho phù hợp . - GV theo dõi, chấm nhận xét, khen ngợi HS. Chốt đáp án: B - Tổ chức cho HS chia sẻ trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương. Bài 3: - HS đọc YC bài. - HS thực hiện lần lượt từng phép tính có trong bài - GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn. - Nhận xét, đánh giá bài HS. Bài 4: - HS đọc YC bài. - GV thao tác mẫu. - Tổ chức cho HS xếp - Qua cách xếp em thấy hình D có bao nhiêu lon? - GV nhận xét, khen ngợi HS 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: - HS về chia sẻ lại bài 4 với người thân. IV. Điều chỉnh sau bài dạy: . __________________________________________ Tiết 3: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Bài 23 (T2): SHL - SH theo chủ đề: Câu chuyện lạc đường I. Yêu cầu cần đạt: * Sơ kết tuần: - HS nhớ lại những việc mình đã thực hiện được trong tuần. GV hướng dẫn HSnhững việc cần thực hiện trong tuần tiếp theo. - Rèn cho HS thói quen thực hiện nền nếp theo quy định. - Giáo dục HS yêu trường, yêu lớp. * Hoạt động trải nghiệm: - HS nhận diện và phát hiện ra những nơi có nguy cơ bị lạc. - HS rèn luyện cách quan sát để có thể nhận ra con đường về nhà mình. -Dùng hình tượng con cáo có đốm trắng trên đuôi, đi theo nhau rất kỉ luật, GV gợi mở cho HS suy nghĩ về chủ đề “bị lạc”. II. Đồ dùng dạy học: - GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài. Đuôi cáo có đốm trắng bằng giấy; thẻ chữ: BÌNH TĨNH, ĐỨNG YÊN MỘT CHỖ. III. Các hoạt động dạy học: 1. Khởi động: Hát tập thể 1 bài. 2. Hoạt động Tổng kết tuần. a. Sơ kết tuần 23: - Từng tổ trưởng báo cáo. - Lớp trưởng tập hợp ý kiến tình hình hoạt động của tổ, lớp trong tuần. - GV nhận xét chung các hoạt động trong tuần. b. Phương hướng tuần 24: - Tiếp tục ổn định, duy trì nề nếp quy định. - Tiếp tục thực hiện tốt các nội quy của nhà trường đề ra. - Tích cực học tập để nâng cao chất lượng. - Tiếp tục duy trì các hoạt động: thể dục, vệ sinh trường, lớp xanh, sạch, đẹp và cả ý thức nói lời hay, làm việc tốt .... 2. Hoạt động trải nghiệm: − GV đọc bài thơ về Cáo. − GV gắn một cái đuôi cáo bằng giấy ra sau lưng, GV chạm vào bạn nào bạn đó sẽ trở thành cáo con và sẽ đi theo đuôi cáo mẹ một vòng quanh lớp. GV vừa đi vừa đọc bài thơ “Mẹ cáo dặn”. – GV đặt câu hỏi khuyến khích HS trả lời: + Cáo con đã quan sát giỏi như thế nào để nhận ra cáo mẹ? + Đàn cáo đi như thế nào, có bám sát nhau, có đi thành hàng không? + Nếu biết quan sát như cáo con, bám sát nhau và không bỏ hàng ngũ thì mình có dễ bị lạc không? - GV dẫn dắt, vào bài. Bầy cáo biết tìm và nhận ra đặc điểm cái đốm trắng trên đuôi, biết đi nối đuôi nhau nên không sợ bị lạc. 2. Khám phá chủ đề: Thảo luận về các tình huống bị lạc. - GV khuyến khích để HS chia sẻ về những nơi gia đình mình thường hay đến và phát hiện ra đặc điểm của những nơi ấy: - Gia đình em thường hay đến những nơi nào vào dịp cuối tuần, kì nghỉ hè? Em đã từng đi chợ / siêu thị cùng mẹ chưa? - Những nơi ấy có rộng lớn không, có đông người không? - Ở những nơi rộng lớn, đông người như vậy mình có dễ bị lạc không? - Em đã bao giờ bị lạc chưa? Vì sao mình có thể bị lạc? - Muốn không bị lạc ở nơi đông người, rộng lớn chúng ta cần làm gì? Kết luận: Khi đến những nơi đông đúc, rộng lớn nếu mình không biết quan sát, tự ý tách nhóm đi riêng, không bám sát người lớn, mải nhìn ngắm đồ chơi hay mải mê chơi mình rất dễ bị lạc. 3. Mở rộng và tổng kết chủ đề: - GV mời cả lớp quan sát: + Các chi tiết, đồ vật trong lớp học + Một người có đeo, mặc nhiều phụ kiện, nhiều chi tiết. - Lần lượt mời HS nói nhanh những đồ vật, chi tiết quan sát được, kể cả những chi tiết rất nhỏ, mờ nhạt. Kết luận: Óc quan sát sẽ giúp ta chỉ được đường về nhà. 4. Cam kết, hành động: - Hôm nay em học bài gì? -Về nhà, các em cùng bố mẹ quan sát kĩ con đường từ nhà đến trường xem có những đặc điểm gì đáng nhớ? Ví dụ: Luôn đi qua hàng phở có đông người đứng xếp hàng nơi có cây đa rất to; đi qua công viên có hồ lớn nhiều người đi bộ, III. Điều chỉnh sau bài dạy: __________________________________________ Quảng Hòa, ngày 20 tháng 2 năm 2023 Kí duyệt của BGH Tổ trưởng Nguyễn Thị Liên
Tài liệu đính kèm: