Giáo án Khối 2 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023

Giáo án Khối 2 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

 - Tìm được từ ngữ chỉ về sự vật, đặ điểm.

2. Kĩ năng

 - Đặt được câu nêu đặc điểm.

3. Hình thành và phát triển phẩm chất

 - HS có ý thức chăm chỉ học tập.

4. Góp phần phát triển các NL

 - Phát triển vốn từ về thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG:

- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.

- HS: Vở BTTV

 

docx 26 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 2 - Tuần 22 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai ngày 13 tháng 2 năm 2023
Tiết 1: Hoạt động trải nghiệm
SHDC: CHIA SẺ KẾ HOẠCH BẢO VỆ CẢNH QUAN ĐỊA PHƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Giới thiệu được về kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương của lớp mình. 
2. Kĩ năng
- Có ý thức và thái độ tích cực, tham gia bảo vệ cảnh quan địa phương. 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
4. Góp phần phát triển các năng lực
- Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động:(5p)
- GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. 
2. Khám phá :(34p)
- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. 
- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới. 
- Nhà trường tổ chức cho các lớp giới thiệu về kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương:
+ GV mời đại diện một số lớp lên giới thiệu về kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương của lớp mình trước toàn trường và cam kết thực hiện kế hoạch.
+ GV Tổng phụ trách Độichốt lại những nội dung cơ bản, quam trọng trong kế hoạch của mỗi lớp. Nhắc nhở, động viên các lớp hoàn thành tốt công việc và thực hiện đúng kế hoạch đã xây dựng. 
3. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS ổn định tổ chức, chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. 
- HS chỉnh đốn trang phục. 
- HS chào cờ. 
- HS chú ý theo dõi. Lắng nghe, thực hiện
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Toán 
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- HS củng cố lại bảng chia 2, bảng chia 5.
2. Kĩ năng
 	- Làm được các bài toán giải có tình huống thực tế.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Rèn tính cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Phát triển năng lực tính toán, kĩ năng tính nhẩm.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
-Cho HS đọc lại các bảng nhân, chia đã học
2. Luyện tập: (34p)
Bài 1: Tính
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
-Gv yêu cầu HS thực hiện tính trong trường hợp có hai dấu phép tính
- GV nêu: 
+Ta viết số thích hợp vào chỗ nào?
+Tính theo hướng nào?
-Yêu cầu HS làm bài vào SGK
- Nhận xét, tuyên dương HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc YC bài.
- HD HS tìm hiểu đề và cách giải
-Yêu cầu HS làm bài vào vở ô li
- Nhận xét, tuyên dương HS.
* Trò chơi “Chọn tấm thẻ nào”:
- GV nêu tên trò chơi và phổ biến cách chơi, luật chơi.
- GV thao tác mẫu.
- GV phát đồ dùng cho các nhóm; YC các nhóm thực hiện.
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
3. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay em học bài gì? 
- Nhận xét giờ học.
- HS đọc
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS thực hiện lần lượt các YC.
-Vào ô có dấu “?”
-Tính theo chiều mũi tên từ trái sang phải.
a)10 : 2 = 5; 5x 4= 20
b) 5 x 4 = 20; 20 : 2 =10
- 1-2 HS trả lời. 
- HS tìm hiểu đề và cách giải
- HS làm bài cá nhân.
 Bài giải
Số chiếc đèn ông sao được trang trí là:
30 : 5 = 6 ( chiếc đèn)
Đáp số: 6 chiếc đèn ông sao
- HS lắng nghe.
- HS quan sát hướng dẫn.
- HS thực hiện chơi theo nhóm 4. 
- HS chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Thể dục (GVBM)
Tiết 4+5: Tiếng Việt
Đọc: HẠT THÓC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Hiểu nội dung bài: Hiểu và tìm được những câu thơ nói về cuộc đời vất vả, gian truân của hạt thóc và sự quý giá của hạt thóc đối với con người. Hiểu và tìm được từ ngữ thể hiện đây là bài thơ tự sự hạt thóc kể về cuộc đời mình. 
2. Kĩ năng
 	- Đọc đúng các tiếng trong bài. Đọc rõ ràng , ngắt nghỉ đúng nhịp thơ.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Yêu quý và trân trọng hạt thóc cũng như công sức lao động cảu mọi người. 
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học: nhận biết các nhân vật, diễn biến các sự vật trong bài thơ tự sự.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTTV 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động (5p)
- Cho HS đọc và trao đổi nhóm đôi để giải câu đố. 
-Gọi 1- 2 nhóm lên chia sẻ đáp án, giải thích câu đố. 
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Đọc văn bản(28p).
- GV đọc mẫu: GV đọc mẫu: giọng thể hiện sự tự tin của hạt thóc khi kể về cuộc đời mình. 
- HDHS chia đoạn: 4 khổ thơ; mỗi lần xuống dòng là một khổ thơ.
- Luyện đọc từ khó kết hợp giải nghĩa từ: bão giông , giọt sương mai, bão lũ 
- Luyện đọc khổ thơ: GV gọi HS đọc nối tiếp từng khổ thơ. Chú ý quan sát, hỗ trợ HS.
3.Trả lời câu hỏi. (7p)
- GV gọi HS đọc lần lượt 4 câu hỏi trong sgk/tr 32.
- GV HDHS trả lời từng câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr..17
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn, lưu ý rèn cách trả lời đầy đủ câu.
- Nhận xét, tuyên dương HS.
4. Luyện đọc lại. (20p)
- Gọi HS đọc toàn bài; Chú ý giọng đọc vui vẻ.
- Nhận xét, khen ngợi.
5. Luyện tập theo văn bản đọc. (19p)
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.32.
- YC HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.17
- Tuyên dương, nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu sgk/ tr.32.
- HDHS đóng vai hạt thóc để luyện nói lời kể về bản thân mình theo 3 gợi ý trong nhóm đôi.. 
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm lên thực hiện.
- Nhận xét chung, tuyên dương HS.
6. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- HS đọc.
- 2-3 HS chia sẻ.
- Cả lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp.
- HS luyện đọc theo nhóm bốn.
- 1HS đọc câu hỏi
- HS lần lượt chia sẻ ý kiến:
- Hs lắng nghe
- HS luyện đọc cá nhân, đọc trước lớp.
- HS đọc
- HS trả lời câu hỏi đồng thời hoàn thiện vào VBTTV/tr.17
- 1-2 HS đọc.
- HS hoạt động nhóm 4, thực hiện đóng vai luyện nói theo yêu cầu.
- 4-5 nhóm lên bảng.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
................................................................................................................................................................................................................................................ 
................................................................................................................................................................................................................................................ 
Thứ ba ngày 14 tháng 2 năm 2023
Tiết 1: Tiếng Việt
Viết: CHỮ HOA T
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Biết viết chữ viết hoa T cỡ vừa và cỡ nhỏ.
2. Kĩ năng
 	- Viết đúng câu ứng dựng: Tay làm hàm nhai tay quai miệng trễ.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 -Rèn cho HS tính kiên nhẫn, cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Có ý thức thẩm mỹ khi viết chữ.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở Tập viết; bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- Cho HS quan sát mẫu chữ hoa: Đây là mẫu chữ hoa gì?
- GV dẫn dắt, giới thiệu bài.
2.Hướng dẫn viết chữ hoa. (8p)
- GV tổ chức cho HS nêu:
+ Độ cao, độ rộng chữ hoa T.
+ Chữ hoa T gồm mấy nét?
- GV chiếu video HD quy trình viết chữ hoa T.
- GV thao tác mẫu trên bảng con, vừa viết vừa nêu quy trình viết từng nét.
- YC HS viết bảng con.
- GV hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhận xét, động viên HS.
3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng. (7p)
- Gọi HS đọc câu ứng dụng cần viết.
- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng, lưu ý cho HS:
+ Viết chữ hoa T đầu câu.
+ Cách nối từ T sang a.
+ Khoảng cách giữa các con chữ, độ cao, dấu thanh và dấu chấm cuối câu.
4.Thực hành luyện viết. (19p)
- YC HS thực hiện luyện viết chữ hoa T và câu ứng dụng trong vở Tập viết.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Nhẫn xét, đánh giá bài HS.
5. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- 1-2 HS chia sẻ.
- 2-3 HS chia sẻ.
- HS quan sát.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS luyện viết bảng con.
- 3-4 HS đọc.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS thực hiện.
- HS chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 1: Tiếng Việt
Nói và nghe: SỰ TÍCH CÂY KHOAI LANG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh họa về bài Sự tích cây khoai lang
2. Kĩ năng
 	- Kể lại được từng đoạn cảu câu chuyện dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 -Yêu thích môn học.
4. Góp phần phát triển các NL 
- Vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày. Yêu quý cây cối, thiên nhiên. II. ĐỒ  ...  CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 2: Tiếng Việt
ĐỌC MỞ RỘNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Tự tìm đọc, chia sẻ với bạn một bài thơ nói về vẻ đẹp của thiên nhiên.
	- Viết lại được một khổ thơ mình yêu thích.
2. Kĩ năng
 	- Rèn kĩ năng đọc
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Biết bày tỏ cảm xúc, tình cảm qua bài thơ.
	4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Giúp hình thành và phát triển năng lực văn học
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động: (5p)
- Cho HS nghe hát bài Tổ quốc ta 
2. Đọc mở rộng. (34p)
Bài 1:Tìm đọc một bài thơ về vẻ đẹp thiên nhiên. Trao đổi với các bạn suy nghĩ của em về bài thơ
- Tổ chức cho HS đọc một bài thơ, 
- Tổ chức cho HS chia sẻ tên bài thơ, tên tác giả.
- Tổ chức thi đọc một số câu thơ hay.
- Nhận xét, đánh giá việc đọc mở rộng của HS.
Bài 2:Viết vào vở 1 khổ thơ em thích
- GV theo dõi, uốn nắn
- TC cho Hs đọc lại hổ thơ vừa viết
3. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
-HS nghe hát
- 1-2 HS đọc.
- Hs thực hiện
- HS tìm đọc bài thơ ở Thư viện lớp.
- HS viết vào vở Bt
- Hs đọc trước lớp
- HS chia sẻ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT (T2)
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Hệ thống lại các kiến thức đã học về chủ đề Thực vật và động vật: môi trường sống và phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống.
-Những việc nên làm để bảo vệ môi trường sống của thực vât, động vật. 
2. Kĩ năng
- Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. 
 4. Góp phần phát triển các năng lực
- Đóng vai xử lí tình huống bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi chiếu nội dung bài.
- HS: SGK.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của GV
I. Khởi động
- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Thực vật và động vật (tiết 2).
2. Luyện tập, vận dụng
Hoạt động 3: Xử lí tình huống bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật.
Bước 1: Làm việc nhóm 4
- GV yêu cầu HS: 
+ Nhóm lẻ: Từng cá nhân quan sát Hình 1 SGK trang 80, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí. Tình huống 1: Một bạn HS trên đường đi học về gặp một bác đang vứt rác xuống ao, nếu là bạn trong hình thì em nên làm gì?
+ Nhóm chẵn: Từng cá nhân quan sát Hình 2 SGK trang 80, nhóm thảo luận tìm cách xử lí và đóng vai thể hiện cách xử lí. Tình huống 2: Bố hỏi mẹ và con gái: “Mình có nên phun thuốc diệt cỏ không nhỉ?”. Nếu là bạn gái trong hình, em sẽ trả lời thế nào?
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV mời đại diện nhóm lẻ và nhóm chẵn lên bảng đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống. 
- HS khác và GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống của từng nhóm. 
3. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- Về nhà hãy vận dụng bài học vào cuộc sống.
- Nhận xét giờ học.
- HS quan sát hình, thảo luận tình huống theo nhóm. 
- HS trình bày: 
+ Nhóm lẻ - Tình huống 1: em sẽ khuyên bác không nên vứt rác bừa bãi như vậy, ...
+ Nhóm chẵn - Tình huống 2: em sẽ góp ý với bố mẹ ...
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Toán
LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
 	- Củng cố mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia; thực hiện được phép nhân,phép chia;giải được bài toán đơn( một bước tính )có nội dung thực tế liên quan đến phép nhân.
2. Kĩ năng
 	- Giải được bài toán đơn (một bước tính) có nội dung thực tế liên quan đến phép nhân.
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
 - Rèn tính cẩn thận.
4. Góp phần phát triển các NL 
 	 - Phát triển năng lực tính toán.
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động(5p)
-GV cho HS đọc lại các bảng nhân, chia đã học
-GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới.
2. Luyện tập: (34p)
Bài 1: Tính nhẩm
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn mẫu: 2 x 3 = 6
 6 : 3 = 2
 6 : 2 = 3
Từ phép tính nhân ta có 2 phép tính chia .
-Em có nhận xét gì về phép tính 2 x 1 = 2 và 2 : 1= 2 
- Nhận xét, tuyên dương.
Bài 2: Viết tích thành tổng rồi tính (theo mẫu)
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- GV hướng dẫn mẫu: 
8 x 3= 8+8+8= 24
Ta phân tích thành tồng các số hạng bằng nhau rồi sau đó tính kết quả .
- YC HS làm bài vào vở ô li.
- GV quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn.
- Đánh giá, nhận xét bài HS.
Bài 3:Số?
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
Để làm được bài này các em lần lượt thực hiện các phép tính từ trái sang phải .
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc YC bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
-Bài toán cho biết gì ?
-Bài toán hỏi gì ?
-Để tìm được kết quả em phải thực hiện phép tính gì ?
- GV theo dõi, chấm nhận xét, khen ngợi HS.
3. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay em học bài gì? 
- Nhận xét giờ học.
-HS đọc
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
 HS làm các bài còn lại .
- 1-2 HS trả lời.
- Số nào nhân với 1 cũng bằng chính số đó ; số nào chia cho 1 cũng bắng chính số đó.
- HS nêu.
- HS quan sát.
- HS thực hiện làm bài cá nhân.
- HS đổi chéo kiểm tra.
- 2 -3 HS đọc.
- 1-2 HS trả lời.
- HS làm từng phép tính trên VBT
- HS chia sẻ.
-2 Hs đọc bài toán 
-HS trả lời
-HS giải bài toán vào vở 
Bài giải
Mai cắm tất cả là:
5 x 2 = 10 ( bông)
Đáp số: 10 bông hoa
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5: Hoạt động trải nghiệm
SINH HOẠT LỚP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Kiến thức
- Thực hiện được kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương. 
2. Kĩ năng
- Giao tiếp, hợp tác; Tự chủ, tự học. 
3. Hình thành và phát triển phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
4. Góp phần phát triển các năng lực
- Tự giác bảo vệ cảnh quan địa phương. 
II. ĐỒ DÙNG: 
- GV: Máy tính, tivi để chiếu hình ảnh của bài học.
- HS: Vở BTHĐTN.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Nhận xét trong tuần 19(5p)
- GV nhận xét
+ Đi học chuyên cần:
+ Tác phong, trang phục .
+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập 
+ Vệ sinh. 
* Tuyên dương:
 - GV tuyên dương cá nhân 
* Nhắc nhở: những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.
2.Phương hướng tuần 20(5p)
- Thực hiện dạy tuần 20, GV bám sát kế hoạch chủ nhiệm thực hiện.
- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 
3. Thực hiện được kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương. (20p)
 (1) Làm việc nhóm:
HS chuẩn bị những dụng cụ lao động cần thiết như găng tay, khẩu trang, chổi, dụng cụ hót rác,theo kế hoạch đã phân công.
(2) GV tổ chức cho HS thực hiện kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương:
- GV yêu cầu các nhóm kiểm tra lại việc chuẩn bị dụng cụ lao động và nhắc nhở nhau thực hiện theo đúng nhiệm vụ đã được phân công. 
- GV yêu cầu các nhóm cùng thực hiện theo bản kế hoạch.
- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thực hiện công việc. 
- Sau khi kết thúc hoạt động, GV nhắc nhở HS thu dọn đồ dùng gọn gàng và làm sạch dụng cụ lao động. 
- GV tổng kết và khen ngợi, biểu dương các cá nhân, các nhóm tích cực tham gia hoạt động. 
4. Vận dụng, trải nghiệm:(1p)
- Hôm nay em học bài gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Lắng nghe để thực hiện.
- Lắng nghe để thực hiện.
- Lắng nghe để thực hiện.
- Lắng nghe để thực hiện
- HS chia thành các nhóm. 
- HS thảo luận theo nhóm. 
- HS thực hành
- HS nhận xét và đóng góp ý kiến.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có)
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_2_tuan_22_nam_hoc_2022_2023.docx