Giáo án Khối 2 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022

Giáo án Khối 2 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học, HS đạt được:

1. Kiến thức, kĩ năng

- Nhận biết được các sự việc trong tranh minh hoạ về kì nghỉ hè của các bạn nhỏ; nói được điều đáng nhớ trong kì nghỉ hè của mình.

- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Những ngày hè của em. Hiểu được cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn học sinh trong ngày khai giảng năm học lớp 2.

- HSKT nhìn tranh nói những câu đơn giản về nội dung tranh.

2. Năng lực

a. Năng lực đặc thù: Phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua việc kể về điều đáng nhớ nhất trong kì nghỉ hè của em. Có tinh thần hợp tác với GV trong việc khám phá kiến thức và luyện tập.

b. Năng lực chung: Hình thành và phát triển năng lực tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- PC: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Có cảm xúc hãnh diện, tự hào khi trở thành học sinh lớp 2; có tình cảm thân thiết, quý mến đối với bạn bè; có niềm vui đến trường; có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Laptop; Tivi; clip, slide bài giảng, .

- HS: SHS, VTV, bảng con, .

 

docx 59 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 205Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Khối 2 - Tuần 1 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày  tháng 9 năm 2021
Hoạt động trải nghiệm
Tiết số 1. SINH HOẠT DƯỚI CỜ
Tham gia lễ khai giảng (TPT)
---------------------------------------------------
Môn: Tiếng Việt
Tiết số 1+2. Bài 1. TÔI LÀ HỌC SINH LỚP 2
Đọc
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học, HS đạt được:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Đọc đúng các tiếng có âm dễ lẫn do ảnh hưởng của phát âm địa phương. Bước đầu biết đọc đúng lời kể chuyện và lời nói trực tiếp của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép với ngữ điệu phù hợp. 
- Nhận biết được các sự việc trong câu chuyện Tôi là học sinh lớp 2. 
- Hiểu được cảm xúc háo hức, vui vẻ của bạn học sinh trong ngày khai giảng năm học lớp 2. 
- HSKT: Đọc đúng văn bản, tốc độ 20 – 35 chữ/phút. TLCH 1.
2. Năng lực
a. Năng lực đặc thù: : Phát triển NL ngôn ngữ, NL văn học thông qua việc nhận biết được nhân vật, hiểu được diễn biến các sự việc diễn ra trong câu chuyện, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
b. Năng lực chung: Hình thành và phát triển các năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái. Có cảm xúc hãnh diện, tự hào khi trở thành học sinh lớp 2; có tình cảm thân thiết, quý mến đối với bạn bè; có niềm vui đến trường. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Laptop; Tivi; clip, slide bài giảng, ...
- HS: SHS, bảng con, ...
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TGDK
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Ghi chú
TIẾT 1 – ĐỌC
5p
1. Hoạt động khởi động 
- GV cho HS xem video bài hát Ước mơ ngày khai trường.
+ Cảm xúc của em ngày đầu đi học thế nào?
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ, thấy được hìn ảnh ngôi trường, cảnh HS nô đùa, cảnh phụ huynh dắt tay con đến trường. 
- GV dẫn dắt: Năm nay các em đã lên lớp 2, là anh chị của các em học sinh lớp 1. Quang cảnh ngày khai trường, ngày đầu đến lớp đã trở nên quen thuộc với các em, không còn bỡ ngỡ như năm ngoái nữa. Đây là bài học trong chủ điểm Em lớn lên từng ngày mở đầu môn Tiếng Việt học kì 1, lớp 2 sẽ giúp các em hiểu: mỗi ngày đến trường là một ngày vui, là mỗi ngày em học được bao điều mới lạ để em lớn khôn. 
- GV dẫn dắt vào bài đọc bằng cách cho HS trả lời một số câu hỏi gợi ý: 
+ Em đã chuẩn bị những gì để đón ngày khai giảng? (đồ dùng học tập, trang phục,...) 
+ Em chuẩn bị một mình hay có ai giúp em?
+ Em cảm thấy như thế nào khi chuẩn bị cho ngày khai giảng?
- GV mời 2 - 3 HS nói về những việc mình đã chuẩn bị cho ngày khai giảng. 
- GV nhận xét, chuyển ý giới thiệu bài.
* Giới thiệu bài
GV giới thiệu về bài đọc: Các em ạ, có một câu chuyện kể về một bạn học sinh lớp 2 rất háo hức đón ngày khai trường. Chúng ta cùng nghe bạn kể lại nhé!
- GV ghi đề bài: Tôi là học sinh lớp 2.
- HS xem và hát theo.
+ HS trả lời theo cảm nhận của mình.
- HS quan sát tranh minh hoạ.
- HS thảo luận nhóm 2.
+ Em đã cùng mẹ mua ba lô mới, đồng phục mới
+ Em được mẹ chuẩn bị cho.
+ Em có cảm giác rất hồi hộp, phấn khởi,...
+ Em thấy vui và háo hức
- Đại diện các nhóm chia sẻ, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS nhắc lại, mở vở ghi đề bài.
Máy
23p
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
a. Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn VB, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng, dừng hơi lâu hơn sau mỗi đoạn. 
- GV hướng dẫn cách đọc lời của nhân vật được đặt trong dấu ngoặc kép. 
b. Luyện đọc đoạn (TGDK- 21p)
- GV HD HS chia đoạn.
+ Bài này được chia làm mấy đoạn?
- GV cùng HS thống nhất. 
- GV chia nhóm để HS thảo luận, cử đại diện đọc đoạn bất kì theo y/c của GV. 
- GV: Sau khi đọc, em thấy tiếng, từ nào khó đọc?
- GV cho HS nêu một số từ ngữ dễ phát âm nhầm do ảnh hưởng của tiếng địa phương. 
- GV đọc mẫu từ khó. Yêu cầu HS đọc từ khó.
- GV đưa câu dài và hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi đúng và luyện đọc. 
- GV nghe và chỉnh sửa cách phát âm, cách ngắt nghỉ hơi cho HS.
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV lắng nghe và sửa sai cho HS.
- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa của từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ.
- GV đưa thêm những từ ngữ có thể khó đối với HS. 
- Em hãy nói câu có chứa từ ngữ háo hức.
- GV HD luyện đọc theo nhóm.
- GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài, tuyên dương HS đọc tiến bộ.
- GV tổ chức cho HS đọc thi đua. 
- HS lắng nghe.
- Đọc lời của nhân vật với giọng nhanh, thể hiện cảm xúc phấn khích, vội vàng. 
- HS chia đoạn theo ý hiểu.
- Lớp lắng nghe và đánh dấu vào sách.
- Bài được chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “sớm nhất lớp”.
+ Đoạn 2: Từ “Tôi háo hức” đến “cùng các bạn”.
+ Đoạn 3: phần còn lại.
- HS thảo luận, cử đại diện.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- HS nêu từ tiếng khó đọc mà mình vừa tìm.
+VD: loáng, rối rít, ríu rít, rụt rè, níu, vùng dậy.
- HS luyện đọc từ ngữ khó.vừa tìm (CN, nhóm, ĐT).
- HS luyện đọc câu dài.
VD: Nhưng vừa đến cổng trường, tôi đã thấy mấy bạn cùng lớp đang ríu rít nói cười/ ở trong sân.
+ Ngay cạnh chúng tôi,/ mấy em lớp 1/ đang rụt rè/ níu chặt tay bố mẹ, thật giống tôi năm ngoái. 
- 3 – 4 HS đọc câu.
- HS nhận xét và đánh giá mình, đánh giá bạn.
- HS đọc nối tiếp đoạn (lượt 2-3).
- HS cùng GV nhận xét, đánh giá.
- HS lắng nghe, tự chỉnh sửa cho đúng.
- HS đọc giải nghĩa từ trong sách học sinh.
+ loáng (một cái): rất nhanh
+ níu: nắm lấy và kéo lại
+ lớn bổng: lớn nhanh và vượt hẳn lên
+ tủm tỉm: kiểu cười không mở miệng, chỉ cử động môi một cách kín đáo
+ háo hức: vui sướng nghĩ đến và nóng lòng chờ đợi một điều hay, vui sắp tới 
+ ríu rít: từ diễn tả cảnh trẻ em tụ tập cười nói rộn ràng như bầy chim; 
+ rụt rè: tỏ ra e dè, không mạnh dạn làm gì đó
VD: Em háo hức mong chờ ngày khai trường.
- Từng nhóm 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm (như 3 HS đã làm mẫu trước lớp).
- HS góp ý cho nhau.
Máy
5p
3. Hoạt động thực hành - luyện tập 
Đọc toàn văn bản 
- GV hướng dẫn HS nhập vai mình là nhân vật Nam, thể hiện giọng vui vẻ hào hứng.
- Gọi HS đọc toàn VB.
- GV cùng HS nhận xét, sửa lỗi phát âm (nếu có).
* Củng cố:
- Cho HS nhắc lại tên bài.
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS.
- HS đọc thi đua giữa các nhóm.
- 2HS nhập vai và đọc theo lời nhân vật.
- 1-2HS đọc toàn bài.
- HS nhận xét và đánh giá. 
- HS nêu lại tên bài.
- HS chia sẻ về những điều đã học được qua bài học.
Máy
2p
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm 
+ Trong tiết học, em đã được học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS nêu nội dung đã học.
- HS nêu cảm nhận sau tiết học.
- HS lắng nghe.
TIẾT 2 – TÌM HIỂU BÀI
3p
1. Hoạt động khởi động (TGDK – 3p)
- GV tổ chức lớp hát tập thể
- Kết nối vào bài.
* HS hát và vận động theo bài hát.
Máy
10p
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 
* Trả lời câu hỏi 
- GV cho HS đọc lại toàn bài.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài và trả lời các câu hỏi theo hình thức hoạt động nhóm. 
+ GV nêu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thảo luận trong nhóm để nêu câu trả lời.
- GV cho HS đọc lại đoạn 1 của bài.
Câu 1. Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất háo hức đến trường vào ngày khai giảng: 
a. vùng dậy       b. muốn đến sớm nhất lớp      
c. chuẩn bị rất nhanh  d. thấy mình lớn bổnglên
- GV và HS nhận xét. 
- GV và HS thống nhất đáp án.
- GV khen các nhóm đã tích cực trao đổi và tìm được đáp án đúng. 
- Nếu HS trả lời câu hỏi nhanh, GV có thể mở rộng câu hỏi: 
+ Em có cảm xúc gì khi đến trường vào ngày khai giảng? 
- GV chốt ý, chuyển câu hỏi 2.
Câu 2. Bạn ấy có thực hiện được mong muốn đến sớm nhất lớp không? Vì sao? 
- GV tổ chức HS làm việc cả lớp. 
- GV và HS thống nhất đáp án. 
- GV và HS nhận xét. 
Câu 3. Bạn ấy nhận ra mình thay đổi như thế nào khi lên lớp 2? 
- GV nêu câu hỏi, HS tìm câu trả lời 
+ GV và HS nhận xét thống nhất đáp án. 
- GV có thể mở rộng câu hỏi liên hệ bản thân: 
+ Các em thấy mình có gì khác so với khi các em vào lớp 1?
 + Các em thấy mình có gì khác so với các em lớp 1? 
- GV cùng HS nhận xét đánh giá thi đua.
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- 1-2HS đọc bài Tôi là học sinh lớp 2. 
- HS đọc câu hỏi và xác định yêu cầu bài.
- 2 HS đọc lại đoạn 1.
- HS làm việc nhóm 4. 1HS đọc to từng câu hỏi, các bạn cùng nhau trao đổi và trả lời cho từng câu hỏi.
+ Đáp án: a, b, c
- Từng em nêu ý kiến của mình, cả nhóm góp ý. 
- Cả nhóm thống nhất lựa chọn các đáp án. 
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. (Một nhóm nêu câu hỏi, một nhóm trả lời và đổi lại).
- Nhóm khác nhận xét, đánh giá. 
- HS nêu theo cảm xúc thật của mình.
- 1HS đọc câu hỏi 2.
- HS xác định yêu cầu bài.
- HS làm việc chung cả lớp. 
- 1 HS đọc lại đoạn 2, lớp đọc thầm đoạn 2.
- Một số (2 - 3 HS trả lời câu hỏi). 
+ Bạn ấy không thực hiện được mong muốn đó vì các bạn khác cũng muốn đến sớm và nhiều bạn đã đến trước bạn ấy.
- HS nhận xét, góp ý cho bạn.
- 1HS đọc câu hỏi 3.
- HS xác định yêu cầu bài.
- HS làm việc chung cả lớp. 
- 2 - 3 HS trả lời câu hỏi.
+ Bạn ấy thấy mình lớn bổng lên.
- HS nhận xét, góp ý cho bạn.
- Gợi ý: Điểm khác biệt có thể là về tính cách của bản thân (tự tin, nhanh nhẹn hơn), học tập (đã biết đọc, biết viết/ đọc viết trôi chảy), quan hệ bạn bè (nhiều bạn bè hơn, biết tất cả các bạn trong lớp, có bạn thân trong lớp,...), tình cảm với thầy cô (yêu quý các thầy cô), tình cảm với trường lớp (biết tất cả các khu vực trong trường, nhớ vị trí các lớp học,...
- HS liên hệ bản thân.
- HS nhận xét, góp ý cho bạn.
- HS lắng nghe. 
Máy
10p
10p
3. Hoạt động thực hành – luyện tập 
a. Luyện đọc lại 
- GV cho HS đọc diễn cảm cả bài.
- Tổ chức cho HS thi đọc giữa các nhóm.
- GV lắng nghe và sửa chữa cho HS (nếu có).
b. Luyện tập theo văn bản đọc 
- GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4.
Câu 1. Từ nào dưới đây nói về các em lớp 1 trong ngày khai trường? 
a. ngạc nhiên b. háo hức c. rụt rè 
- GV và HS thống nhất đáp án đúng (đáp án c). 
Câu 2. Thực hiện các yêu cầu sau: 
a. Nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đến trường. 
- Tổ chức làm việc cả lớp: 
+ GV mời 1 - 2 HS nói lời chào tạm biệt mẹ trước khi đi đến trường.
+ GV và cả lớp góp ý. 
- GV hướng dẫn HS luyện tập theo cặp/ nhóm. 
+ GV đ ... hơ, câu chuyện và tên tác giả.
- HS đọc nội dung hoạt động mở rộng
- HS làm việc nhóm (nhóm 2) trao đổi về từng nội dung. 
+ Nói tên bài thơ đã tìm được.
+ Nói tên tác giả bài thơ đó. 
Đọc một số câu thơ hay cho các bạn nghe.
- HS đọc nội dung hoạt động mở rộng.
- HS làm việc nhóm (2 nhóm) đọc một số câu thơ mà em thích cho các bạn nghe.
- HS đổi sách cho nhau để đọc.
Máy
2p
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
- GV yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học. GV tóm tắt lại những nội dung chính: 
+ Đọc - hiểu bài thơ Ngày hôm qua đầu rồi. 
+ Nhận biết từ ngữ chỉ người, chỉ vật. 
+ Viết bài chính tả và làm bài tập chính tả. Viết lại được tên chữ cái theo thứ tự bảng chữ cái. Viết đoạn văn 2 – 3 cầu tự giới thiệu về mình. 
- GV tiếp nhận ý kiến phản hồi của HS về bài học. 
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS nêu nội dung đã học.
- HS lắng nghe.
- HS nêu ý kiến về bài học (Em thích hoạt động nào? Em không thích hoạt động nào? Vì sao?).
- HS lắng nghe.
Máy
========================================
Môn Toán
Tiết số 5. Bài 2. TIA SỐ, SỐ LIỀN TRƯỚC, SỐ LIỀN SAU 
Tiết 2 – Luyện tập
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Sau bài học, HS:
1. Kiến thức, kĩ năng
- Thông qua hệ thống bài tập vận dụng, thực hành và bổ sung, phát triển, giúp HS củng cố kiến thức về tia số, số liền trước, số liền sau đã học tiết 1. 
- HSKT làm BT 
2. Năng lực
a. Năng lực đặc thù
- Qua hoạt động quan sát, nhận biết hình ảnh tia số, dựa vào tia số để so sánh
và xếp thứ tự các số, nhận biết số liền trước, số liền sau của một số; liên hệ giải quyết một số ví dụ trong thực tế, HS bước đầu hình thành năng lực giải quyết vấn đề toán học.
- Cùng với hoạt động trên, qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết) giúp HS phát triển năng lực giao tiếp toán học.
b. Năng lực chung: Hình thành năng lực giải quyết một số vấn đề đơn giản thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Khả năng làm việc nhóm; khả năng nhận ra những vấn đề đơn giản và đặt câu hỏi.
3. Phẩm chất: Yêu nước, chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm. Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Laptop; Tivi; clip, slide bài giảng, ... Bộ đồ dùng học Toán 2.
- HS: SHS, vở ô li, VBT, bảng con, Bộ đồ dùng học Toán 2....
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TGDK
Hoạt động tổ chức và hướng dẫn của GV
Hoạt động học tập của học sinh
Ghi chú
5p
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS ôn lại số liền trước, số liền sau của một số:
+ Số liền trước của số 1 là số nào?
+ Số 10 là liền sau của số nào?
- GV nhận xét, kết nối vào bài mới.
* Lớp hát tập thể một bài hát.
- 2-3 HS trả lời câu hỏi:
+ Số liền trước của số 1 là số 0.
+ Số 10 là liền sau của số 9.
- HS ghi tên bài.
Máy
28p
2. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài 1: Tìm trên tia số:
a. Những số bé hơn 5.
b. Những số vừa lớn hơn 3 vừa bé hơn 6.
- GV cho HS quan sát bảng số của bài tập 1.
- GV yêu cầu HS quan sát trên tia số, so sánh, xếp thứ tự số để tự làm các câu a, b. 
- GV có thể đưa ra các bài toán “mở” (có nhiều đáp số), VD:
Bài 2. Chọn câu trả lời đúng
Ghép được bao số có hai chữ số?
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 2.
- HDHS xác định yêu cầu bài tập.
- GV cho HS sử dụng thẻ số trong bộ đồ dùng toán để ghép số trong nhóm 2.
- Sau đó đếm các số lập được rồi chọn câu trả lời đúng (C. 4).
- GV dùng sơ đồ để HD HS lập số để tránh nhầm hoặc sót số.
- Lưu ý: Các số ghép được như 04, 05 không phải là số có hai chữ số. 
- GV có thể khai thác thêm từ bài này. 
VD: Tìm số lớn nhất hoặc bé nhất trong các số ghép được.
Bài 3. Số?
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 3.
- HDHS xác định yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu HS tự tìm ra các toa ghi số liền trước, số liền sau của số ghi ở một toa nào đó. Tìm ra được các toa ở giữa hai toa nào đó (có ghi số thích hợp). 
- GV gợi ý: Có thể dùng 6 miếng hình phẳng (trong Bộ đồ dùng học Toán 2) và có ghi số như ở các toa tàu để HS có thể làm được các câu a, b, c (như SGK). 
- Nếu HS làm nhanh, GV nêu thêm các yêu cầu, chẳng hạn: Xếp lại các miếng hình phẳng ghi các số theo thứ tự từ lớn đến bé. 
- GV nhận xét, động viên HS.
Bài 4: Số? 
- GV cho HS đọc yêu cầu bài 4.
- HDHS xác định yêu cầu bài tập.
- GV cho HS làm việc cá nhân.
- GV nhận xét, khen ngợi HS làm tốt.
Bài 5.
- GV nêu bài toán này như một câu chuyện vui: “Thỏ đen, thỏ nâu, thỏ trắng, thỏ xám chạy thi; có các bạn voi, bạn thỏ là cổ động viên, bạn rùa là trọng tài,...) để HS hứng thú học tập (có thể phóng to bức tranh lên bảng để HS theo dõi,...). 
- GV yêu cầu HS nhận biết được các số ghi ở các làn chạy là các số theo thứ tự từ 1 đến 4, các số 2 và 3 bị che khuất, từ đó tìm được thỏ trắng chạy ở làn số 3 (trong các số liên tiếp 1, 2, 3, 4). 
- GV cùng HS nhận xét.
- HS đọc đề bài và xác định yêu cầu bài.
- HS quan sát tia số, so sánh và trao đổi nhóm 2.
- Đại diện báo cáo kết quả.
- Lớp nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài 2.
- HS làm việc trong nhóm 2, dùng thẻ số để tạo các số có hai chữ số từ ba thẻ số: 4; 5; 0.
- HS nêu được số các số mà nhóm mình đã lập được.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- HS đọc và xác định yêu cấu bài.
- HS quan sát tranh, nói cho bạn cùng bàn nghe về yêu cầu của bài.
- HS dùng 6 miếng hình phẳng (trong Bộ đồ dùng học Toán 2) và có ghi số như ở các toa tàu để HS có thể làm được các câu a, b, c (như SGK). 
- HS xếp hình.
- HS nhận xét.
- HS đọc và xác định yêu cầu bài.
- HS làm bài vào VBT.
- HS báo cáo kết quả.
- Lớp nhận xét. 
- HS lắng nghe.
- HS quan sát tranh để nhận biết được các số ghi ở các làn chạy là các số theo thứ tự từ 1 đến 4, các số 2 và 3 bị che khuất, từ đó tìm được thỏ trắng chạy ở làn số 3 (trong các số liên tiếp 1, 2, 3, 4).
- HS nêu đáp án.
Máy
2p
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
+ Hôm nay, em đã học những nội dung gì?
- GV tóm tắt nội dung chính.
+ Sau khi học xong bài hôm nay, em có cảm nhận hay ý kiến gì không?
- GV tiếp nhận ý kiến.
- GV nhận xét, khen ngợi, động viên HS.
- HS nêu nội dung đã học.
- HS lắng nghe.
- HS nêu cảm nhận của mình.
- HS lắng nghe.
Máy
=====================================
Hoạt động trải nghiệm
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ MÁI TRƯỜNG MẾN YÊU
SINH HOẠT LỚP TUẦN 1
Triển lãm tranh ảnh
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Giúp HS biết được những ưu điểm và hạn chế về việc thực hiện nội quy, nề nếp trong 1 tuần học tập vừa qua.
- GDHS chủ đề 1 “Em và mái trường mến yêu”; HS chia sẻ niềm vui khi thực hiện nhiều việc từ đôi bàn tay khéo léo.
- Biết được bổn phận, trách nhiệm xây dựng tập thể lớp vững mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
2. Năng lực
- Hình thành một số kỹ năng về xây dựng tập thể, kỹ năng tổ chức, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng điều khiển và tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận xét và tự nhận xét; hình thành và phát triển năng lực tự quản. 
- Nhận diện được hình ảnh của bản thân.
- Quan tâm và thể hiện được hình ảnh thân thiện, vui vẻ của bản thân.
3. Phẩm chất
- Có ý tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, có ý thức hợp tác, tính tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể, ý thức giữ gìn, phát huy truyền thống tốt đẹp của tập thể, phấn đấu cho danh dự của lớp, của trường. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Kết quả học tập, rèn luyện của cả lớp trong tuần
- Bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân, nhóm, lớp; 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TGDK
Hoạt động tổ chức và hướng dẫn của GV
Hoạt động học tập của học sinh
Ghi chú
3p
1. Hoạt động khởi động
- GV cho HS hát tập thể.
-Gv nêu mục tiêu bài học
- HS hát và vận động theo bài hát.
Máy
12p
2. Sơ kết công tác tuần 1.
 - GV sơ kết công tác tuần 1. Đánh giá chung về ưu điểm và tồn tại trong công tác tuần qua.
+Đi học chuyên cần:
+ Tác phong , đồng phục .
+ Chuẩn bị bài, đồ dùng học tập  
+ Vệ sinh. 
 * Tuyên dương:
 - GV tuyên dương cá nhân và tập thể có thành tích.
* Nhắc nhở: 
- GV nhắc nhở những tồn tại hạn chế của lớp trong tuần.
- HS lắng nghe, ghi nhớ để thực hiện. 
- HS lắng nghe.
- HS cùng GV thống nhất phương án khác .
Máy
8p
3. Lập kế hoach cho tuần 2 
- GV triển khai công tác tuần học tiếp theo. 
- Nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện nội quy HS, thực hiện ATGT, ATVSTP.
- Thực hiện tốt các phong trào lớp, trường, triển khai chủ điểm mới. 
- HS lắng nghe thực hiện
- HS lắng nghe thực hiện
Máy
10p
4. Chia sẻ sau thu hoạch trải nghiệm lần trước
a. Triển lãm tranh, ảnh theo tổ
Bản chất: HS chia sẻ thu hoạch của mình sau lần trải nghiệm trước.
Tổ chức hoạt động ngoài lớp học
- GV cho Mỗi tổ chọn một góc lớp hoặc góc sân trường để trưng bày những hình ảnh vui vẻ của mình. HS có thể dùng dây gai và những chiếc cặp quần áo để cặp ảnh lên, có thể dán nhẹ bằng băng dính vào những tấm bìa lớn,
- GV đề nghị từng HS kể cho các bạn trong tổ nghe về tấm ảnh: Được chụp lúc nào? Liên quan đến những kỉ niệm gì? Vì sao em lại chọn tấm ảnh này để tham dự triển lãm.
b. Chụp một tấm ảnh làm kỉ niệm theo tổ.
Bản chất: Tạo cảm xúc thân thiện, vui vẻ và lưu giữ lại kỉ niệm cho HS.
- GV sắp xếp để HS đứng thành hàng từ thấp đến cao: hàng đầu ngồi, hàng sau quỳ, hàng trên đứng. GV có thể chọn bậc thềm để HS đứng chụp. GV đề nghị mỗi lần chụp, HS cùng làm một động tác giống nhau. Lần sau cùng chụp, mỗi HS làm một động tác độc đáo của riêng mình.
- Mỗi tổ chọn một góc lớp hoặc góc sân trường để trưng bày những hình ảnh vui vẻ của mình. HS có thể dùng dây gai và những chiếc cặp quần áo để cặp ảnh lên, có thể dán nhẹ bằng băng dính vào những tấm bìa lớn,
- Từng HS kể cho các bạn trong tổ nghe về tấm ảnh của mình.
Kết luận: GV tập hợp cả lớp lại nhưng cho đứng theo tổ để cả lớp cảm nhận niềm vui mà mình vừa chia sẻ cho nhau.
HS đứng thành hàng từ thấp đến cao để chụp ảnh kỉ niệm. 
Kết luận: GV nói về những gương mặt mình nhìn thấy khi chụp ảnh cho các em và bày tỏ rằng: với sự vui tươi, thân thiện này, lớp chúng ta sẽ rất đoàn kết và thương yêu nhau.
Máy
2p
5. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
 - GV nhận xét, đánh giá tiết học, khen ngợi, biểu dương HS.
- Nhắc nhở HS ghi nhớ và tuân thủ nội quy nhà trường đã đề ra.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Máy
Phần điều chỉnh nội dung thực tế mỗi tuần:
..
..
..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_khoi_2_tuan_1_nam_hoc_2021_2022.docx