Giáo án kế hoạch giảng dạy Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Ngọc

Giáo án kế hoạch giảng dạy Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Ngọc

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức kĩ năng:

- Giúp HS: Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 20 – 40 tiếng/ phút. Tùy theo đối tượng học sinh

- HS có thể nghe – viết được đoạn văn.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ

- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác (bước đầu biết cùng bạn thảo luận nhóm), năng lực tự chủ và tự học (biết tự học).

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ

 

docx 39 trang Người đăng Trịnh Hải An Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 189Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án kế hoạch giảng dạy Lớp 2 - Tuần 22 - Năm học 2021-2022 - Trần Thị Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY (tuần 22)
(Thực hiện từ ngày 14/2 đến 18/2/2022)
Thứ
 Ngày
Tiết
Môn/HĐGD
Đề bài giảng
Ghi chú
Thứ hai 
14/2
Sáng
1
HĐTN (CC)
Chào cờ. Chia sẻ kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương
2
Tiếng Việt (TC)
Ôn tập
3
Tiếng Việt (TC)
Ôn tập
Chiều
1
Chia sẻ và đọc
Mùa lúa chín
2
Chia sẻ và đọc
3
Thể dục
TT&KNVĐCB : Các động tác quỳ cơ bản. Trò chơi.
4
Toán
Bảng chia 5 (tiết 2)
Thứ ba
15/2
Sáng
1
Tiếng Việt (TC)
Ôn tập
2
Toán (TC)
Ôn tập
3
HĐTN (SH theo chủ đề)
Bảo vệ cảnh quan địa phương
Chiều
1
Bài viết 1
Nghe – viết: Mùa lúa chín. Chữ hoa S
2
Bài viết 1
3
Đạo đức
Bảo quản đồ dùng gia đình (tiết 2)
4
Toán
Số bị chia. Số chia. Thương
Thứ tư
16/2
Chiều
1
Bài đọc 2
Chiếc rẽ đa tròn
2
Bài đọc 2
3
Toán
Luyện tập
4
Thể dục
TT&KNVĐCB : Các động tác ngồi cơ bản. Trò chơi.
Thứ năm
17/2
Chiều
1
Nói và nghe
Kể chuyện đã học: Chiếc rễ đa tròn
2
Bài viết 2
Viết về hoạt động chăm sóc cây xanh
3
Âm nhạc
Nhạc cụ. Vận dụng – sáng tạo: Nói theo tiết tấu riêng của mình
4
Toán
Luyện tập chung
5
TNXH
Ôn tập và đánh giá chủ đề Thực vật và động vật
Thứ sáu
18/2
Chiều
1
Góc sáng tao
Hạt đỗ nảy mầm
2
Tự đánh giá
Em đã biết những gì, làm được những gì?
3
TNXH
Ôn tập và đánh giá chủ đề Thực vật và động vật (tiết 2)
4
Toán
Luyện tập chung (tiết 2)
5
HĐTN (SHL)
SHL tuần 22. Thực hiện bảo vệ cảnh quan địa phương
Thứ hai ngày 14 tháng 2 năm 2022
SÁNG
Tiết 1: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM (SINH HOẠT DƯỚI CỜ)
CHIA SẺ KẾ HOẠCH BẢO VỆ CẢNH QUAN ĐỊA PHƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức kĩ năng:
- Giới thiệu được về kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương của lớp mình. 
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. 
- Năng lực riêng: Có ý thức và thái độ tích cực, tham gia bảo vệ cảnh quan địa phương.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK
2. Đối với học sinh
- SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động khởi động 
- GV cho HS ổn định tổ chức, nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, trang phục để thực hiện nghi lễ chào cờ. 
2. Hoạt động khám phá
- GV nhắc nhở HS chỉnh đốn hàng ngũ, thực hiện nghi lễ chào cờ. 
- HS nghe GV nhận xét kết quả thi đua của tuần vừa qua và phát động phong trào của tuần tới. 
- Nhà trường tổ chức cho các lớp giới thiệu về kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương:
+ GV mời đại diện một số lớp lên giới thiệu về kế hoạch Bảo vệ cảnh quan địa phương của lớp mình trước toàn trường và cam kết thực hiện kế hoạch.
+ GV Tổng phụ trách Đội chốt lại những nội dung cơ bản, quan trọng trong kế hoạch của mỗi lớp. Nhắc nhở, động viên các lớp hoàn thành tốt công việc và thực hiện đúng kế hoạch đã xây dựng.
3. Hoạt động vận dụng, củng cố
- Dặn HS về thực hiện những hoạt động bảo vệ cảnh quan. 
- HS thực hiện chào cờ
- HS nghe
- HS lắng nghe 
- HS lắng nghe
- HS trả lời
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): ..
..
..
------------------------------------------------------------------------
Tiết 2+3: 	TIẾNG VIỆT (TĂNG CƯỜNG) 
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT TUẦN 22
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức kĩ năng:
- Giúp HS: Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 15 – 30 tiếng/ phút. Tùy đối tượng học sinh.
- Giúp HS nghe – viết được đoạn văn ngắn.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực ngôn ngữ
- Năng lực đặc thù: Năng lực giao tiếp và hợp tác (bước đầu biết cùng bạn thảo luận nhóm), năng lực tự chủ và tự học (biết tự học).
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK
2. Đối với học sinh
- SGK.
- Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động khởi động 
- GV tổ chức cho HS chơi hát “đố chữ”. Chia lớp thành 2 đội. Lần lượt mỗi đội đưa ra 1 chữ, đội còn lại hát 1 bài có chữ đó.
- GV tuyên dương cả 2 đội hoàn thành trò chơi
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
a. Luyện đọc
- GV phát truyện cho HS, YCHS đọc theo nhóm 4
- Chia HS thành nhiều nhóm nhỏ và theo từng đối tượng HS.
- HS đọc yếu: GV cho HS học tốt kèm lại bảng vần, đánh vần 1-2 câu trong quyển truyện 
- HS đọc chậm: GVYC các em tự đọc thầm một mẩu chuyện.
- HS học tốt: tự đọc thầm. Kèm cho HS yếu đọc lại vần, hướng dẫn bạn cách ghép vần
b. Luyện viết
- GV chọn 1 bài và đọc cho HS viết
* HS học yếu nhìn chép 1 câu trên bảng
- HS nghe – viết đoạn văn vào vở
- GV thu vở, nhận xét bài HS
3. Hoạt động vận dụng, củng cố
- YCHS về nhà tự luyện đọc, luyện viết thêm
- HS chơi
- HS đọc truyện theo nhóm
- GV đọc 
- HS nhìn bảng chép
- HS nghe – viết bài vào vở
------------------------------------------------------------------------
CHIỀU:
Tiết 1 + 2: 	CHIA SẺ VỀ CHỦ ĐIỂM & BÀI ĐỌC 1
BÀI 22: CHUYỆN CÂY, CHUYỆN NGƯỜI
MÙA LÚA CHÍN
(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức kĩ năng:
- Nhận biết nội dung chủ điểm.
- Đọc thành tiếng trôi chảy toàn bài. Phát âm đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh mà HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai. Ngắt nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và theo nghĩa. Tốc độ đọc khoảng 40 - 50 tiếng / phút. Đọc thầm nhanh hơn học kì 1.
- Hiểu nghĩa của từ ngừ khó trong bài (tơ kén, đàn ri đá, quyện, trĩu). Hiểu những hình ảnh thơ: Vây quanh làng/ Một biển vàng / Như tơ kén /... Lúa biết đi /Chuyện rầm rì /Rung rinh sóng/Bông lúa quyện /trĩu bàn tay.... Hiểu nội dung bài thơ: Ngợi ca vẻ đẹp của đồng lúa chín, ngợi ca người nông dân đã nuôi lớn cây lúa, làm nên cánh đồng lúa chín. Từ đó, thêm yêu thiên nhiên, yêu đồng lúa, trân trọng công sức lao động của các cô bác nông dân.
- Mở rộng vốn từ về cây lúa. Biết đặt câu với các từ ngữ đó.
* HS đọc được 1 câu (đánh vần/đọc trơn chậm)
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Biết cùng các bạn thảo luận nhóm; hợp tác tìm hiểu bài.
- Năng lực riêng: Biết bày tỏ sự yêu thích với một số từ ngữ hay, hình ảnh đẹp.
3. Phẩm chất
- Có tình cảm với thiên nhiên.
- Trân trọng công sức lao động của những người nông dân. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK, tranh minh họa
2. Đối với học sinh
- SGK. Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập hai. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động khởi động 
a. Chia sẻ về chủ điểm 
- GV giới thiệu: Chủ điểm Lá phổi xanh ở tuần trước nói về vai trò của cây cối mang lại sự sống, nguồn không khí trong lành cho hành tinh. Trong tuần này, các em sẽ học những bài văn, bài thơ, câu chuyện nói về sự gắn bó thân thiết giữa con người với cây cối.
Bài tập 1:
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi: Quan sát các hình ảnh dưới đây, sắp xếp lại thứ tự các hình cho phù hợp với quá trình từ lúc còn non đến lúc thu hoạch và được nấu thành cơm. 
+ GV gắn lên bảng 6 hình minh hoạ bài tập 1.
+ GV chỉ tùng từ ngữ dưới hình cho HS đọc: cơm, thóc, gạo,...
+ GV hướng dẫn từng cặp HS thảo luận và làm bài trong vở bài tập: sắp xếp lại thứ tự 6 hình cho phù hợp với quá trình tù lúc lúa còn non đến lúc thu hoạch và được nấu thành cơm. 
+ GV mời 1 HS lên bảng sắp xếp lại từng hình:
(1) Cây mạ non (2) Cây lúa trường thành	 (3) Cây lúa chín
(4) Thóc	 (5) Gạo	 (6) Cơm
Bài tập 2:
- GV cho HS nghe bài hát Em đi giữa biển vàng (nhạc: Bùi Đình Thảo, lời thơ: Nguyễn Khoa Đăng).
- GV giới thiệu chủ điểm: Bài tập mở đầu chủ điểm này đà giúp các em biết thêm về cây lúa – cây lương thực chính của Việt Nam và nhiều nước. Bài đọc Mùa lúa chín sẽ giúp các em hiểu thêm về cây lúa và những người làm ra cây lúa, làm ra thóc, gạo.
b. Bài đọc 1: Mùa lúa chín
- GV giới thiệu bài học: Mở đầu chủ điểm Chuyện cây, chuyện người, các em sẽ học bài thơ Mùa lúa chín. Đây là một bài thơ rất hay của nhà thơ Nguyễn Khoa Đăng. Bài thơ đã được nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc thành bài hát Em đi giữa biển vàn mà các em vừa được nghe. 
2. Hoạt động khám phá
a. Đọc thành tiếng
- GV đọc mẫu 
- GV tổ chức cho HS luyện đọc:
+ Đọc nối tiếp dòng thơ, khổ thơ
+ Luyện đọc tiếng, từ khó. 
+ GV tổ chức cho HS thi đọc nối tiếp trước lớp, cho cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất.
- GV giải nghĩa từ cho HS
- GV mời 1 HS giỏi đọc lại toàn bài.
* HS đọc được 1 câu (đánh vần/đọc trơn chậm)
b. Đọc hiểu
- GVYC cả lớp đọc thầm lại truyện, đọc thầm các câu hỏi, suy nghĩ trả lời 
* HS đọc được 1 câu (đánh vần/đọc trơn chậm)
Câu 1: Ở khổ thơ 1, đồng lúa chín được so sánh với những gì? 
Câu 2: Tìm một hình ảnh đẹp ở khổ thơ 2. 
Câu 3: Những câu thơ nào nói lên nỗi vất vả của người nông dân? 
Câu 4: Những từ ngữ nào ở khổ thơ cuối thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi đi giữa đồng lúa chín?
- GV nhận xét, chốt đáp án.
- GV giúp HS hiểu hình ảnh “lúa biết đi, chuyện rầm rì”:
+ Theo nhà thơ Phạm Hổ, đó là hình ảnh đoàn người gánh lúa về làng rầm rì trò chuyên. Nhìn từ xa, đoàn người gánh lúa đi giữa cánh đồng làm cho tác giả có cảm tưởng như lúa biết đi, lúa tạo nên những làn sóng rung rinh, làm xáo động cả hàng cây, làm lung lay cả hàng cột điện. Người ta nhìn xa chỉ thấy những bó lúa vàng chuyển động, không thấy người gánh lúa nên có cảm tưởng như lúa biết đi, lúa biết nói.
+ HS cũng có thể hiểu hình ảnh này đơn giản hơn: Nhìn cánh đồng lúa gợn sóng trong tiếng gió rì rào, có cảm tưởng như lúa biết đi và nói chuyện rì rầm.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua bài thơ, em hiểu điều gì? 
3. Hoạt động luyện tập
- GV mời 1 HS đọc YC của BT 1, 2 phần Luyện tập.
- GV YC HS làm việc theo cặp, hoàn thành BT.
- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, chốt đáp án, khen ngợi HS
4. Hoạt động vận dụng, củng cố
- GV mời HS đọc lại bài
- GV nhận xét tiết học khen ngợi, biểu dương những HS học tốt.
- GV nhắc HS chuẩn bị cho bài đọc 2 
- HS quan sát, lắng nghe
- HS tiếp nối nhau chỉ hình, nói tên 7 loài cây: 1) cây bàng, 2) cây cải bắp, 3) cây hoa hồng, 4) cây cam, 5) cây ngô (bắp), 6) cây lúa, 7) cây thông.
- Người ta trồng cây để lấy bóng mát, ăn quả, 
a) Cây  ... u và biết làm theo một văn bản hướng dẫn hoạt động
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trách nhiệm. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK
2. Đối với học sinh
- SGK, vở bài tập, cây đậu đã nảy mầm 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động khởi động 
- GV giới thiệu bài học: Trong tiết học hôm nay, các em đã mang đển lớp ảnh chụp những hạt đỗ mà các em đã gieo trồng. Một số em mang đến lớp cả những cốc đất (chậu đất) gieo đỗ. Ở nhà, các em đã quan sát cốc đồ nảy mầm suốt tuần qua. Bây giờ, mỗi em sẽ viết đoạn văn ghi lại những điều các em đã quan sát được về những hạt đỗ đã nảy mầm và lớn lên như thễ nào nhờ sự chăm sóc của em. Các em cùng có thể viết mấy dòng thơ tặng hạt đỗ đã nảy mầm, sau đó trang trí đoạn viết.
2. Hoạt động khám phá
2.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài học
- GV mời 3 HS đọc nối tiếp nhau đọc 3 yêu cầu bài tập: 
Câu 1: Chọn viết 1 trong 2 đề sau:
a. Viết lại những điều em đã ghi chép hằng ngày về hạt đỗ nảy mầm. 
b. Viết 4-5 dòng thơ tặng hạt đỗ nảy mầm. 
Câu 2: Cùng các bạn trong tổ, nhóm chọn sản phẩm ấn tượng. 
Câu 3: Những bạn có sản phẩm được chọn giới thiệu bài làm của mình. 
- GV nhắc HS: Viết những điều ghi chép hằng ngày về hạt đỗ nảy mầm sẽ gồm khá nhiều câu. Viết những dòng thơ tặng hạt đỗ đã nảy mầm có thể nhiều hơn 4-5 dòng. 
- GV yêu cầu HS đặt lên bàn những gì đã chuẩn bị: cốc đất trồng đỗ; tranh ảnh mầm cây, giấy màu, bút màu,... GV khen những chậu cây tươi xanh, mập mạp chứng tỏ được chăm sóc tốt.
- GV phát thêm cho mỗi HS 1 tờ A4, 1 mẩu giấy nhỏ có dòng kẻ ô li để HS có thế viết đẹp, thẳng hàng. 
b. Làm bài
- GV yêu cầu HS viết đoạn văn, hoặc viết những dòng thơ vào mâu giấy nhỏ, dán vào tờ A4 hoặc VBT (hoặc trang giấy có dòng kẻ ô li).
- GV đến từng bàn giúp đỡ HS. Động viên để HS mạnh dạn làm thơ. Gợi ý cách trang trí đoạn văn hoặc các dòng thơ. 
- GV sửa lỗi chính tả, ngắt câu cho một vài HS để các em viết lại vào mẩu giấy khác rồi đính lại vào sản phẩm.
b. Bình chọn, trưng bày sản phẩm ấn tượng
- GV hướng dẫn HS: Các bạn trong tổ, nhóm cùng xem sản phẩm của nhau; chọn 2-3 sản phẩm ấn tượng, sẽ được gắn lên bảng lớp để thi đua cùng các tô, nhóm bạn.
- GV chọn 8-10 HS có sản phẩm được chọn lần lượt giới thiệu sản phẩm của mình trước lớp. Cả lớp vỗ tay sau lời giới thiệu sản phẩm của mỗi HS. 
- GV gắn những sản phẩm được cả lớp đánh giá cao lên vị trí trang trọng ở góc lớp trong suốt tuần.
3. Hoạt động vận dụng, củng cố
- GV nhận xét tiết học
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS chuẩn bị đồ dùng học tập. 
- HS nhận đồ dùng học tập. 
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, thực hiện. 
- HS vỗ tay khen ngợi bạn. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): ..
..
..
----------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: 	 TỰ NHIÊN XÃ HỘI (thầy Đức dạy)
ÔN TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THỰC VẬT VÀ ĐỘNG VẬT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức kĩ năng:
- Hệ thống lại các kiến thức đã học về chủ đề Thực vật và động vật: môi trường sống và phân loại thực vật, động vật theo môi trường sống.
- Những việc nên làm để bảo vệ môi trường sống của thực vât, động vật. 
2. Năng lực
- Năng lực chung: 
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
- Năng lực riêng: Đóng vai xử lí tình huống bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật. 
3. Phẩm chất 
- Có ý thức bảo vệ môi trường sống của thực vật và động vật. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK
2. Đối với học sinh
- SGK, vở bài tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động khởi động 
- GV giới trực tiếp vào bài Ôn tập và đánh giá chủ đề Thực vật và động vật (tiết 2).
2. Hoạt động khám phá
a. Xử lí tình huống bảo vệ môi trường sống của thực vật, động vật.
- GV yêu cầu HS: 
+ Nhóm lẻ: Từng cá nhân quan sát Hình 1 SGK trang 80, nhóm thảo luận tìm cách xử lí tình huống và đóng vai thể hiện cách xử lí. Tình huống 1: Một bạn HS trên đường đi học về gặp một bác đang vứt rác xuống ao, nếu là bạn trong hình thì em nên làm gì?
+ Nhóm chẵn: Từng cá nhân quan sát Hình 2 SGK trang 80, nhóm thảo luận tìm cách xử lí và đóng vai thể hiện cách xử lí. Tình huống 2: Bố hỏi mẹ và con gái: “Mình có nên phun thuốc diệt cỏ không nhỉ?”. Nếu là bạn gái trong hình, em sẽ trả lời thế nào?
- GV mời đại diện nhóm lẻ và nhóm chẵn lên bảng đóng vai thể hiện cách xử lí tình huống. 
- HS khác và GV nhận xét, hoàn thiện cách xử lí tình huống của từng nhóm.
3. Hoạt động vận dụng, củng cố
- GV nhận xét tiết học
- HS lắng nghe
- HS quan sát hình, thảo luận tình huống theo nhóm. 
- HS trình bày: 
+ Nhóm lẻ - Tình huống 1: em sẽ khuyên bác không nên vứt rác bừa bãi như vậy, nên vứt đúng nơi quy định. Vì như vứt bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh, ảnh hưởng sức khỏe mọi người.
+ Nhóm chẵn - Tình huống 2: em sẽ góp ý với bối mẹ không nên phun thuốc diệt cỏ. Vì như vậy sẽ rất độc hại đồng thời làm ô nhiễm môi trường xung quanh đặc biệt là môi trường đất.
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): ..
..
------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: 	 TOÁN 
LUYỆN TẬP CHUNG (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức kĩ năng:
- HS biết vận dụng các phép tính nhân, chia đã học để tính nhẩm và giải quyết 1một số tình huống gắn với thực tiễn.
2. Năng lực:
- Góp phần hình thành và phát triển năng lực: Tự chủ và tự học; Giải quyết vấn đề và sáng tạo; Tư duy và lập luận toán học; Mô hình hóa toán học; Giao tiếp toán học.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ, trách nhiệm, nhân ái, có tinh thần hợp tác trong khi làm việc nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK
2. Đối với học sinh
- SGK, vở bài tập, đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động khởi động 
- HS đọc nối tiếp bảng chia 2, 5
- GV giới thiệu bài
2. Hoạt động luyện tập, thực hành
Bài 5: Gọi HS đọc đề bài 
- GVHDHS làm bài, YC cả lớp làm vào vở bài tập
- GV thu vở bài tập nhận xét
Bài 6: Gọi HS đọc đề bài 
- Cho HS quan sát từng tranh, hướng dẫn nêu phép tính thích hợp
- YC thảo luận nhóm 4, viết phép tính vào bảng nhóm
- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm
3. Hoạt động vận dụng, củng cố
- GV nêu lại nội dung bài.
- Dặn dò HS ghi nhớ và vận dụng làm bài tập trong VBT toán.
- HS nối tiếp đọc
Bài 5: Một trường TH dự kiến trồng 30 cây xanh trong vườn trường
a. Nếu trồng thành 5 hàng đều nhau thì mỗi hàng có: 30 : 5 = 6 (cây)
b. Nếu trồng mỗi hàng 5 cây thì trồng thành: 30 : 5 = 6 (hàng)
Bài 6: Nếu các phép nhân, chia thích hợp với mỗi tranh vẽ
a. 5 x 2 = 10 b. 4 x 2 = 8
 10 : 2 = 5 8 : 4 = 2
 10 : 5 = 2 8 : 2 = 4
 IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): ..
..
------------------------------------------------------------------------
Tiết 5: 	HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
SINH HOẠT LỚP tuần 22
THỰC HIỆN BẢO VỆ CẢNH QUAN ĐỊA PHƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Đánh giá tình hình hoạt động trong tuần vừa qua. 
- Lập kế hoạch hoạt động trong tuần tiếp theo.
- Giáo dục HS thực hiện tốt các nội quy trường, lớp
- Thực hiện được kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương. 
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác ; Tự chủ, tự học. 
- Năng lực riêng: Phát triển được kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm.
3. Phẩm chất
- Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực, trách nhiệm. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo án, SGK, một số vật dụng lao động dọn vệ sinh
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động khởi động 
- GV giới thiệu bài
2. Hoạt động Sơ kết tuần và triển khai kế hoạch tuần 22
2.1. Nhận xét trong tuần
a. Đạt được:
- Duy trì nề nếp ra vào lớp, đi học đúng giờ giấc, không nghỉ học vô lí do . 
- Đồng phục tương đối sạch sẽ gọn gàng, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Sinh hoạt tốt 15 phút đầu giờ nghiêm túc.
- Đa số các em đi học đúng giờ, một số em làm bài đầy đủ ở lớp cũng như ở nhà.
- Một số em trong giờ học tích cực xây dựng bài sôi nổi.
- Một số em biết giữ gìn vở học sạch sẽ.
b. Tồn tại:
- Một số em chưa chuẩn bị bài ở nhà tốt. 
- Nhiều em còn nói chuyện riêng trong lớp
- HS chưa nhớ được những hướng dẫn của GV
2.2. Kế hoạch tuần 23
a) Đạo đức: Hs ngoan ngoãn, lễ phép, thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy, chấp hành tốt nội quy của lớp, của trường đến lớp đúng giờ.
b. Học tập: 
- Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ trứơc khi đến lớp.
- Giáo dục các em thi đua dành nhiều thành tích trong học tập.
- Quán triệt một số em viết bài còn dơ bẩn, một số em hay quên đồ dùng dạy học.
c. Các hoạt động khác:
- Tiếp tục duy trì nề nếp và phát huy những mặt đã đạt được trong tuần vừa qua
- Nhắc nhở một số em đi học vệ sinh cá nhân chưa sạch .
- Giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
- Thực hiện trang phục đồng đều.
- Chấp hành tốt an toàn giao thông, ngoan ngoãn vâng lời ông bà cha mẹ, thầy cô..
3. HĐTN: thực hiện bảo vệ cảnh quan địa phương.
a. Chuẩn bị:
- HS chuẩn bị những dụng cụ lao động cần thiết như găng tay, khẩu trang, chổi, dụng cụ hót rác,theo kế hoạch đã phân công.
b. GV tổ chức cho HS thực hiện kế hoạch bảo vệ cảnh quan địa phương:
- GV yêu cầu các nhóm kiểm tra lại việc chuẩn bị dụng cụ lao động và nhắc nhở nhau thực hiện theo đúng nhiệm vụ đã được phân công. 
- GV yêu cầu các nhóm cùng thực hiện theo bản kế hoạch.
- GV quan sát, theo dõi, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thực hiện công việc. 
- Sau khi kết thúc hoạt động, GV nhắc nhở HS thu dọn đồ dùng gọn gàng và làm sạch dụng cụ lao động. 
- GV tổ chức cho các nhóm chia sẻ về kế hoạch đạt được. 
- GV tổng kết và khen ngợi, biểu dương các cá nhân, các nhóm tích cực tham gia hoạt động. 
4. Hoạt động vận dụng, củng cố
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt hơn nữa trong tuần tới
- HS lắng nghe
- Tổ trưởng nhận xét
- Lớp trưởng tổng kết
- HS lắng nghe
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có): ..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ke_hoach_giang_day_lop_2_tuan_22_nam_hoc_2021_2022_t.docx