Giáo án Kể chuyện tiết 14: Câu chuyện bó đũa

Giáo án Kể chuyện tiết 14: Câu chuyện bó đũa

Lớp : 2 A Câu chuyện bó đũa

Tiết14.Tuần 1 4

G.v: Đặng Thanh Nhàn

I.Mục tiêu:

1.Rèn kĩ năng nói:

Dựa vào trí nhớ, 5 tranh minh hoạ và gợi ý dưới tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

2.Rèn kĩ năng nghe : Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể . Biết nhận xét, đánhgiá lời kể của bạn .

II. Đồ dùng dạy học :

- 5 tranh minh hoạ nội dung truyện.

III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 2 trang Người đăng duongtran Lượt xem 3144Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Kể chuyện tiết 14: Câu chuyện bó đũa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Kể chuyện Thứ ba ngày 16tháng 12 năm 2003
 Tên bài dạy: 
Lớp : 2 A Câu chuyện bó đũa
Tiết14.Tuần 1 4
G.v: Đặng Thanh Nhàn
I.Mục tiêu:
1.Rèn kĩ năng nói:
Dựa vào trí nhớ, 5 tranh minh hoạ và gợi ý dưới tranh, kể lại được từng đoạn câu chuyện với giọng kể tự nhiên, biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
2.Rèn kĩ năng nghe : Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể . Biết nhận xét, đánhgiá lời kể của bạn .
II. Đồ dùng dạy học :
- 5 tranh minh hoạ nội dung truyện.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung
các hoạt động dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5’
25’
5’
A.Kiểm tra bài cũ 
-Hiếu thảo, thật thà, tôn trọng qui định chung ở nơi công cộng
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: G V nêu yêu cầu tiết học.
b. Hướng dẫn HS kể chuyện.
* Kể từng đoạn theo tranh
Tranh 1: Vợ chồng người anh và vợ chồng người em cãi nhau, ông cụ rất buồn trước cảnh tượng ấy .
Tranh 2: Ông cụ lấy chuyện bẻ bó đũa dạy các con. 
Tranh 3: Hai anh em ra sức bẻ bó đũa mà không nổi .
Tranh 4: Ông cụ bẻ gãy từng chiếc đũa rất dễ dàng.
Tranh 5: Những người con đã hiểu ra lời khuyên của cha.
Gv nhắc hs không phải mỗi tranh minh hoạ cho một đoạn (VD: đoạn 2 được minh hoạ bằng tranh 2, tranh3), tranh và lời gợi ý chỉ có tác dụng giúp hs nhớ truyện. Khi kể không quá câu nệ về đoạn. 
VD, kể theo tranh 1:
Ngày xưa có một ông cụ có hai người con, một trai, một gái, Lúc nhỏ hai anh em rất thương yêu nhau. Nhưng khi lớn lên anh có vợ, em có chồng, họ thường cãi nhau, Thấy các con không hoà thuận người cha rất đau lòng. 
*Phân vai, dựng lại câu chuyện:
- Đoạn 1: Những người đóng vai con có thể cãi nhau về chuyện gà nhà này phá rau nhà kia. ( Học sinh tự phát triển lời thoại, gv nghe và sửa)
- Đoạn 2: Mỗi người con sau khi không bẻ được có thể nói: "ái chà! Khó quá!", " Làm sao mà bẻ được nhỉ?", " Bẻ làm sao được cả bó đũa nhỉ?" 
3. Củng cố , dặn dò 
-hs phát biểu theo suy nghĩ của mình. G.v chốt lại:
 ý nghĩa câu chuyện: Chúng ta phải biết yêu thương, sống hoà thuận với anh, chị em.
- Nhận xét tiết học. 
- Khuyến khích hs về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
* Phương pháp kiểm tra đánh giá.
2 em kể nối tiếp nhau cho hoàn chỉnh câu chuyện Bông hoa Niềm Vui, trả lời câu hỏi 
? Bạn Chi trong câu chuyện có những đức tính gì con đáng học tập?
*Phưong pháp luyện tập,thực hành, quan sát, nhóm.
- 5 HS trong nhóm kể lần lượt 
theo từng tranh bằng cách quan sát từng tranh, đọc thầm từ ngữ gợi ý dưới tranh, nối tiếp nhau kể từng đoạn chuyện trong nhóm. 
- Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp .
- Các nhóm còn lại nghe và nhận xét . 
Phương pháp luyện tập , thực hành, nhóm, phân vai 
- Các nhóm tự phân vai( người dẫn chuyện, ôngcụ, bốn người con, những câu khác do người dẫn chuyện kể)
- Sau mỗi lần một nhóm đóng vai để kể, cả lớp nêu nhận xét về cấc mặt: nội dung( ý, trình tự) cách diễn đạt ( từ, câu, sáng tạo), cách thể hiện (đóng vai, tự nhiên,với điệu bộ, nét mặt, giọng nói, thích hợp). Cuối giờ bình chọn cá nhân kể hay nhất.
Câu chuyện khuyên ta điều gì?
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docKC 14.doc