HĐNGLL CHỦ ĐIỂM : “HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ”
TÌM HIỂU VỀ “TÌNH ĐOÀN KẾT HỮU NGHỊ”
I. Mục tiêu :
- Giúp HS hiểu tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo nên sức mạnh, sẽ duy trì và phát triển được nền hòa bình thế giới
- Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ thân thiện trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau.
II. Chuẩn bị :- Tranh ảnh, câu chuyện ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc
- Văn nghệ mừng chiến thắng 30/4 và mừng ngày QTLĐ 1/5
HĐNGLL CHỦ ĐIỂM : “HÒA BÌNH VÀ HỮU NGHỊ” TÌM HIỂU VỀ “TÌNH ĐOÀN KẾT HỮU NGHỊ” I. Mục tiêu : - Giúp HS hiểu tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới sẽ tạo nên sức mạnh, sẽ duy trì và phát triển được nền hòa bình thế giới - Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, xây dựng mối quan hệ thân thiện trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. II. Chuẩn bị :- Tranh ảnh, câu chuyện ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc - Văn nghệ mừng chiến thắng 30/4 và mừng ngày QTLĐ 1/5 III. Các hoạt động : Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Hoạt động 1 :Tìm hiểu về “ tình đoàn kết hữu nghị”(15’) - Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu cuộc thi - Ban GK giao việc cho từng tổ * Mỗi tổ cử một người đại diện trả lời, thực hiện theo yêu cầu. Nếu trả lời đúng được 10 điểm. +Tổ 1 : - Hãy hát một bài hát thiếu nhi thể hiện được tình đoàn kết hữu nghị. + Tổ 2 :Tìm một số thành ngữ nói về tình hữu nghị- hợp tác mà em biết + Kể một số cộng trình mà LXô đã giúp ta xây dựng + Tổ 4 : Nêu một số việc mà các em đã làm thể hiện được tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc. Thời gian trình bày khoảng 5 phút BGK tổng kết điểm, công bố kết quả Văn nghệ xen kẽ, mỗi khối 1 tiết mục * Hoạt động 2 Vẽ tranh theo chủ đề “ Tình đoàn kết hữu nghị( 17’) Khi nghe phát tín hiệu-> bắt đầu vẽ Yêu cầu : + Tranh phải đúng chủ đề + Đúng thời gian + Phải thuyết minh được nội dung thể hiện trong tranh BGK chấm, công bố kết quả Cả lớp hát “ Trái đất này” - Tập trung trên sân theo tổ - Thảo luận, ghi vào giấy lên trình bày -Đại diện tổ trình bày Văn nghệ: + Bốn biển một nhà, kề vai sát cánh - Nhà máy thủy điện Hòa Bình, cầu Thăng Long, Thủy điệnTrị An - Góp tiền ủng hộ thiên tai, lũ lụt, viết thư UPU - Các tổ lần lượt trình bày Văn nghệ xen kẽ -Lắng nghe - Cùng hợp tác thực hiện theo tổ - Đại diện nhóm thuyết minh tranh - Nhận xét- Lắng nghe -Hát đồng thanh IV. Tổng kết, đánh giá : (3’) Nhận xét chung về buổi sinh hoạt, biểu dương tinh thần, thái độ, ý thức tham gia của lớp- Phát thưởng – Tuyên bố kết thúc buổi sinh hoạt HOẠT ĐỘNG NGỒI GIỜ LÊN LỚP Tuần 18 CHỦ ĐIỂM: “UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN” KỈ NIỆM NGÀY THÀNH LẬP QĐND 22/12 I.MỤC TIÊU: Qua sinh hoạt giúp các em; - Tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam anh hùng. -Thấy được sự hi sinh xương máu vì độc lập tự do đem lại hoà bình cho đất nước của thế hệ cha anh. - Biết ơn các vị anh hùng, tự hào về các truyền thống văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt Nam. - Ra sức học tập và rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp. II. CHUẨN BỊ: 1 bộ thẻ màu. Sưu tầm tư liệu, các bài thơ, bài hát III. CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ PHẦN I: Tìm hiểu về đất nước, con người Việt Nam HĐ1: Thảo luận nhóm: (10’) * Mục tiêu: Giúp HS hiểu biết thêm về đất nước, con người VN. * Tiến hành: GV giới thiệu một số danh lam thắng cảnh đi tích của nước ta và của tỉnh Ninh Thuận - Giới thiệu các lễ hội truyền thống tại địa phương * HĐ2 :: Giáo dục môi trường.(20’) Tìm hiểu về môi trường, báo vệ môi trường *Mục tiêu: Sau buổi sinh hoạt HS có khả năng: -Gương mẫu thực hiện nếp sống VS, văn minh góp phần giữ gìn môi trường “ Xanh – sạch - Đẹp”. * Tiến hành:G.viên cung cấp thông tin về môi trường: - M T là tất cả những gì có xung quanh ta, những gì có trên Trái Đất hoặc tác động trên Trái Đất này.Trong đó có những yếu tố ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của sự sống.BVMT là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người. Mỗi chúng ta, tuỳ theo lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần BVMT. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ: (1’) -GV tổng kết buổi sinh hoạt, tuyên dương, phát thưởng tổ đạt nhiều thẻ đỏ. Khuyến khích các em viết thư thăm hỏi các chiến sĩ ngoài hải đảo HS lắng nghe (- Vịnh Hạ Long, Chùa Một cột, động Phong nha, văn miếu Quốc tử giám, lăng Chủ tịch HCM, đền Hùng, - Lễ hội KTê của người Chăm, lễ hội cầu ngư, Tết Nguyên Đán, tục lệ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng chạp,tục lệ cưới hỏi, - Biển Ninh Chữ, CàNá, đèo Ngoạn mục, vịnh Vĩnh Hy-Tháp Pôklông- gia rai,.. -Núi Cà Đú; Đình Vạn Phước.. - Lắng nghe, ghi nhận. -Lớp vỗ tay tán thưởng. - Hát tập thể: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng” HĐNGLL CHỦ ĐIỂM : “GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ DÂN TỘC Nội dung : SỬ DỤNG CHẤT THẢI HỢP LÝ I. MỤC TIÊU: Qua sinh hoạt giúp các em : - Nhận biết được các dạng chất thải khác nhau có trong đời sống hằng ngày. - Biết cách sử dụng hợp lý các chất thải, không làm ảnh hưởng đến môi trường và chất lượng cuộc sống con người - Tỏ thái độ không đồng tình với những hành vi sử dụng chất thải bừa bãi làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống con người II. CHUẨN BỊ : -GV : Thu thập tài liệu về các loại chất thải do con người tạo ra mà HS tiểu học dễ nhận biết. Sưu tầm tranh ảnh về các chất thải, chuẩn bị thông tin hay câu chuyện nói về nguồân gốc chất thải - HS : Sưu tầm tranh ảnh theo gợi ý của GV, chuẩn bị ý kiến để thảo luận III.CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ 1 : Liệt kê các loại chất thải (8’) - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 5 – 6 HS - Phát giấy và giao nhiệm vụ : “ Hãy kể tên các loại chất thải mà em biết” - GV hệ thống hoá lại những chất thải mà các em thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. +Kết luận : Có nhiều loại chất thải mà chúng ta thường gặp hàng ngày. Có loại do con người tạo ra từ sinh hoạt, có loại từ SX công nghiệp của các nhà máy, doanh nghiệp HĐ2: Trò chơi “ Bỏ chất thải vào thùng”(15’) GV chia lớp thành 2 nhóm, giao việc : + Nhóm 1 : “ Thùng đựng chất thải” + Nhóm 2 : “ Bỏ chất thải” - GV phổ biến cách chơi : + Nhóm “Bỏ chất thải” xếp thành hình vòng tròn mỗi em cầm một vật tượng trưng cho rác—những chất thải do người dân thải ra ( túi ni lông, những bông hoa bị nát, giất vụn...) + Nhóm “thùng đựng chất thải” đứng trong vòng tròn + Khi có lệnh chơi, các em nhanh chóng bỏ chất thải vào thùng. Mỗi thùng chỉ đựng số lượng chất thải là 3 (Thùng đựng chất thải cầm 3 vật trên tay) + Khi có lệnh kết thúc, em nào còn cầm “chất thải” là thua; em nào vứt chất thải đi là bị phạt. -GV nêu câu hỏi, yêu cầu các nhóm trả lời: - Vì sao phải bỏ chất thải vào thùng đựng chất thải - Vứt các chất thải bừa bãi có tác hại gì? - Liệu các chất thải này có thể sử dụng để tái chếthành những sản phẩm có ích cho con người không? Đó là những chất thải nào? ( Kể tên) *Kết luận: Bỏ chất thải vào thùng để giữ vệ sinh chung, giữ cho môi trường trong sạch, tránh được dịch bệnh, bảo đảm sức khoẻ cho con người. Việc làm đó thể hiện chúng ta đã sử dụng hợp lý chất thải HĐ 3 : Thảo luận chung cả lớp ( 9’) - GV cho HS xem tranh các loại chất thải, nêu câu hỏi : + Các em nhìn thấy gì trong các bức tranh ? + Con người đang làm gì với những chất thải có trong tranh đó? + Nếu là em, em sẽ xử sự như thế nào với những chất thải đó? *Kết luận :Chất thải có nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Sử dụng chất thải cho hợp lý và có hiệu quả là trách nhiệm của mỗi người dân, trong đó có HS chúng ta. Hãy tìm những biện pháp hiệu quả nhất để sử dụng chất thải phù hợp với yêu cầu của cụộc sống con người Thảo luận theo nhóm trong vòng 5’ Đại diện nhóm trình bày kết quả TL Các nhóm theo dõi, bổ sung Lắng nghe - Chia 2 nhóm tham gia trò chơi Lắng nghe -> tham gia trò chơi Thảo luận câu hỏi Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận Các nhóm theo dõi, bổ sung Quan sát tranh, xác định tên chất thải, trả lời câu hỏi -Lắng nghe IV. TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ : (2’) - Nhận xét chung về buổi sinh hoạt, biểu dương tinh thần, thái độ, ý thức tham gia của lớp - Phát thưởng – Tuyên bố kết thúc buổi sinh hoạt HĐNGLL CHỦ ĐIỂM : “GIỮ GÌN TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ DÂN TỘC Nội dung : TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VĂN HOÁ QUÊ HƯƠNG I. MỤC TIÊU: Qua sinh hoạt : -Giúp các em hiểu phong tục tập quán và truyền thống văn hoá tốt đẹp của quê hương đất nước trong không khí mừng Xuân đón Tết cổ truyền của dân tộc. -Bồi dưỡng các em ý thức giữ gìn truyền thống văn hoá dân tộc - Tự hào và yêu mến quê hương đất nước II. CHUẨN BỊ : Tư liệu về truyền thống văn hoá quê hương, về Tết cổ truyền VN III.CÁC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ 1 : Tìm hiểu về truyền thống quê hương(13’) -Người dẫn chương trình đọc câu hỏi : 1) Quê hương em có những lễ hội gì ? 2) Các lễ hội diễn ra vào thời gian nào? 3) Lễ hội đó có gì đặc biệt ? - Trả lời đúng : được 10 điểm/ 1 câu HĐ 2 :Tìm hiểu về Tết cổ truyền VN (10’) 1. Tết cổ truyền VN còn gọi là Tết gì ? 2. Ngày 23 tháng chạp hằng năm nhân dân ta có tục lệ gì ? 3..Trong những ngày Tết, nhân dân ta thường có những tục lệ gì? HĐ 3 :Tổ chức trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” ( 10’)*Công bố thể lệ cuộc thi :* Người dẫn chương trình nêu câu hỏi, nếu trả lời đúng được 10 điểm. Trả lời sai, tổ khác có quyền ... LTK&HQ MỤC TIÊU Sau hoạt động, học sinh có khả năng : Hiểu được sự cần thiết phải sử dụng một cách hợp lý nguồn chất thải do con người tạo ra trong quá trình LĐ,SX và sinh hoạt hàng ngày Nhận biết được các chất thải khác nhau có trong đời sống hàng ngày Biết cách sử dụng hợp lý các chất thải, không làm ảnh hưởng đến môi trường va 2 chất lượng cuộc sống con người Tỏ thái độ không đồng tình với những hành vi sử dụng chất thải bừa bãi làm ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống con người CHUẨN BỊ : Tranh ảnh về các loại chất thải NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. Hoạt động 1 (15’) Mục tiêu: Học sinh nhận biết được các loại chất thải trong đời sống hàng ngày- Biết cách phân loại các chất thải đó -GV treo tranh cho HS quan sát và hỏi : Hãy kể tên các loại chất thải mà em thường gặp trong cuộc sống hàng ngày ? - GV hệ thống lại các loại chất thải và kết luận : * Có nhiều loại chất thải mà chúng ta thường gặp hàng ngày. Có loại do con người tạo ra, có loại do từ sản xuất công nghiệp, nhà máy hay xí nghiệp Hoạt động 2 :(10’) Trò chơi “Bỏ chất thải vào thùng” Mục tiêu : Giúp HS biết cách thực hiện trách nhiệm công dân trong việc giữ gìn môi trường sạch sẽ. - Giáo viên hướng dẫn cách chơi - Nhóm bỏ chất thải xếp thành hình vòng tròn, mỗi em cầm sẵn một vật tượng trưng cho rác (túi ni lông, bông hoa héo tàn, giấy vụn...) Nhóm “thùng đựng chất thải” đứng ở trong vòng tròn. - Khi có lệnh chơi, các em nhanh chóng bỏ rác vào thùng, mỗi thùng chỉ đượng số lượng chất thải là 3 (vật) - Khi có lệnh ngừng, em nào còn cầm chất thải trên tay là thu. Em nào vứt chất thải đi là bị phạt. Thùng đựng chất thải cầm thiếu hoặc thừa cũng bị phạt. - GV hỏi : Vì sao phải bỏ các chất thải vào thùng đựng chất thải? Vứt các chất thải bừa bãi có tác hại gì ? Các chất phế thải này có thể được sử dụng để tái chế thành những sản phẩm có ích cho con người không? Đó là những chất thải nào? Em có thể kể tên những chất thải đó không?GV kết luận: *Bỏ các chất thải vào thùng để giữ vệ sinh chung, giữ cho môi trường trong sạch, tránh đựơc dịch bệnh, bảo đảm sức khoẻ cho con người. Việc làm đó thể hiện chúng ta đã sử dụng hợp lý chất thải Hoạt động 3. Thảo luận chung Mục tiêu: xác định được các biện pháp sử dụng hợp lý các chất thải thường gặp trong đời sống hằng ngày Tiến hành : -Cho HS xem vài bức tranh có các loại chất thải mà các em thường gặp hằng ngày. GV nêu vần đề: -Các em nhìn thấy gì trong các bức tranh? - Con người làm gì với những chất thải có trong tranh đó? - Nếu là em thì em sẽ xử sự như thế nào với những chất thải đó? GV kết luận: Chất thải có nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Sử dụng chất thải cho hợp lý và có hiệu quả là trách nhiệm của mỗi người dân, trong đó có học sinh chúng ta. Hãy tìm những biện pháp hiệu qủa nhất để sử dụng chất thải phù hợp với yêu cầu của cuộc sống con người. Củng cố dặn dò(5’) -Hãy kể tên các loại chất thải thường gặp - Về thực hiện những điều đã học . Hoạt động nhóm -HS chia mỗi nhóm 5-6 học sinh - Quan sát tranh và thảo luận - Đại diện nhóm trình bày, các bạn bổ sung - Lớp nhận xét * Chia lớp thành 2 nhóm Nhóm “ thùng đựng chất thải” và nhóm “bỏ chất thải” - HS thực hiện trò chơi - HS thảo luận các câu hỏi theo nhóm chơi - Đại diện nhóm trả lời - Các nhóm khác bổ sung HS lắng nghe Vài HS nhắc lại Học sinh quan sát -Học sinh chia nhóm thảo luận theo các câu gỏi - Đại diện nhóm trình bày Các nhóm khác bổ sung HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM I.Mục tiêu : -Trẻ em không chỉ là đối tượng quan tâm, chăm sóc, được hưởng thụ một cách thụ động mà chính trẻ em là chủ thể của các quyền đã nêu trong công ước. -HS biết thực hiện quyền và bổn phận của mình. II.Chuẩn Bị : Một số đều về quyền của trẻ em. III. Các hoạt động chủ yếu : 1/ Ổn định tổ chức : 2/Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 3/Các hoạt động : Giới thiệu nội dung cần thực hiện. HĐGV HĐHS Hoạt động 1 :Giới thiệu một số quyền trẻ em. (15’) - Giới thiệu một số quyền trẻ em. -GV hỏi :Trẻ em có những quyền gì? -GV giới thiệu các nhóm quyền : +Quyền được sống còn. +Quyền được bảo vệ. +Quyền được phát triển. +Quyền được tham gia. -GV giới thiệu một số điều trích trong công ước của liên Hợp quốc về quyền trẻ em các điều từ 2-28. Hoạt động 2 :Bổn phận. (15’) GV đọc cho HS nghe điều 13, trong luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam. Hoạt động 3 :Thực hành (20’) - HD Học sinh biểu diễn hát múa. -Cách tiến hành : - GV tổ chức cho HS sinh hoạt tập thể lớp hát múa tập thể -GV tổ chức cho HS ôn lại các bài hát đã học. -GV tổ chức cho tập thể lớp múa tập thể. -GV mời HS dẫn chương trình lên phát biểu cảm tưởng và dẫn chương trình văn nghệ múa hát Vài HS nêu những quyền của trẻ em mà mình biết. -HS lần lược nêu những ý kiến. -HS khác nhận xét bổ sung. -HS theo dõi. -HS nghe và nêu bổn phận mình phải làm gì. -Từng cá nhân, nhóm HS biểu diễn bài hát. -Lớp xem và cổ vũ, với không khí vui tươi. 4.Củng cố – Dặn dò: (5’) -GV nhận xét tuyên dương. HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP THĂM HỎI THẦY CÔ GIÁO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM I.Mục tiêu : -Giáo dục công lao to lớn của các thầy cô giáo đối với thế hệ học trò. -Có thái độ tôn trọng kính yêu thầøy cô giáo, cư xử lễ phép. II. Đồ dùng dạy học : -Các câu chyện về tôn sư trọng đạo. III. Các hoạt động chủ yếu :Giới thiệu nội dung cần thực hiện. HĐGV HĐHS Hoạt động 1 Biết tỏ thái độ tôn trọng thầy cô giáo. (15’) - HDHS biết tỏ thái độ tôn trọng thầy cô giáo. -Mục tiêu : HS biết được công lao to lớn đến thế hệ học sinh. Có thái độ kính trọng, kính yêu thầy cô giáo. -Cách tiến hành : -GV hỏi HS cách cư xử lễ phép với thầy cô giáo. -GV cho HS liên hệ thực tế bản thân. -GV cho HS liên hệ thực tế những việc làm được từ trước tới nay tỏ rõ lòng kính trọng biết ơn thầy cô giáo -GV nhận xét bổ sung, Hoạt động 2 Thực hành (20’) - HDHS Thực hành HS biết thăm hỏi thầy cô giáo nhân ngày 20 /11. -Cách tiến hành : -GV HDHS đăng kí thi đua học tập: -GV tổ chức cho HS lớp đăng kí thi đua -Buổi học tốt. -Tiết học tốt. -Bông hoa điểm 10. -Kết thúc công việc GV tuyên dương những HS làm tốt. Hoạt động 3 Sinh hoạt tập thể lớp hát múa tập thể (20’) - GV tổ chức cho HS Sinh hoạt tập thể lớp hát múa tập thể -GV tổ chức cho HS ôn lại các bài hát đã học. -GV tổ chức cho tập thể lớp múa tập thể. - HS cách cư xử lễ phép với thầy cô giáo. - HS liên hệ thực tế bản thân. - HS liên hệ thực tế . -HS lớp đăng kí thi đua -Buổi học tốt. -Tiết học tốt -Bông hoa điểm 10. - HS ôn lại các bài hát đã học. - Tập thể lớp múa tập thể. 4.Củng cố – Dặn dò:(5’) -GV nhắc nhở HS cần phải lễ phép với thầy cô giáo. -HS tỏ rõ thái độ tôn trong thầy giáo cô giáo. -------------------------------- HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP MODUL 2 GDSDNLTK&HQ : NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI Mục tiêu : Sau hoạt động HS có khả năng: Hiểu được năng lượng mặt trời (NLMT)là nguồn nhiệt năng vô tận mà loài người cần phải khai thác một cách hợp lý để phục vụ cho cuộc sống con người Biết thu thập những thông tin về nguồn năng lượng này Ham thích tìm hiểu về hành tin mặt trời và nguồn NLMT vô tận II. Chuẩn bị : GV : - Sưu tầm một vài thông tin về mặt trời – Tranh ảnh sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ con người- Câu hỏi hái hoa HS : Sưu tầm tranh ảnh về mặt trời III. Các hoạt động : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 1 : Thi đố vui Mục tiêu : Giúp HS nhận biết tác dụng của mặt trời đối với cuộc sống của con người Cách tiến hành :- Đặt cây hoa có gài câu hỏi giữa lớp GV phổ biến cách chơi : từng tổ cử đại diện lên hái hoa và trả lời câu hỏi có sẵn trong bông hoa. Nếu tổ nào không trả lời được thì thành viên của tổ đó phải trả lời thay. Nếu vẫn không có câu trả lời thì tổ khác có quyần trả lời thế. Khi đó điểm số được tính cho tổ bạn. - GV cho các tổ tham gia trò chơi Kết thúc cuộc thi, GV thông báo số điểm của từng tổ. Tổ nào có điểm cao nhất sẽ có thưởng. - GV tổng kết: Qua trò chơi này, cúng ta hiểu đựơc vai trò của mặt trời đối với cuộc sống con người cũng như các loài khác. Nhưng cũng phải biết sử dụng NLMT đúng lúc, nếu không sẽ phản tác dụng. Hoạt động 2 : Biểu diễn văn nghệ Mục tiêu : tạo bầu không khí vui tươi cho buổi sinh hoạt, rèn luyện các kỹ năng tham gia sinh hoạt tập thể Các tiến hành : Theo chương trình đã được xây dựng, HS tiến hành biểu diễn các bài hát, đọc thơ, kể chuyện, múa...cho đến khi hoàn thành chương trình văn nghệ - HS lắng nghe phổ biến - Từng tổ cử đại diện lên hái hoa -HS tham gia biểu diễn văn nghệ theo các tiết mục đã đăng ký trước Củng cố, dặn dò : Chúng ta phải sử dụng NLMT như thế nào để có hiệu quả? GV nhận xét tiết học
Tài liệu đính kèm: