HOẠT ĐỘNG 1
TRÒ CHƠI “TÔI YÊU CÁC BẠN”
1.1 Mục tiêu hoạt động:
-HS biết thêm một trò chơi tập thể
-Rèn cho HS khả năng quan sát nhanh
1.2 Quy mô hoạt động:
+ Tổ chức theo quy mô lớp
1.3 Tài liệu và phương tiện:
-Mỗi HS một chiếc ghế
-Khoảng sân rộng để chơi
-Phần thưởng cho người chiến thắng
1.4 Các bước tiến hành:
+Bước 2: Tiến hành chơi
HDNGLL, Thứ , ngày: Tháng 10 Chủ đề: VÒNG TAY BẠN BÈ HOẠT ĐỘNG 1 TRÒ CHƠI “TÔI YÊU CÁC BẠN” Mục tiêu hoạt động: -HS biết thêm một trò chơi tập thể -Rèn cho HS khả năng quan sát nhanh 1.2 Quy mô hoạt động: + Tổ chức theo quy mô lớp 1.3 Tài liệu và phương tiện: -Mỗi HS một chiếc ghế -Khoảng sân rộng để chơi -Phần thưởng cho người chiến thắng 1.4 Các bước tiến hành: +Bước 2: Tiến hành chơi * GV HD cách chơi -HS ngồi ghế theo một vòng tròn (Lưu ý: Để tạo sự sinh động cho trò chơi, khi chơi, các thành viên không mặc đồng phục) -Quản trò đứng ở giữa vòng tròn. -Bắt đầu chơi , quản trò quan sát và hô to một đặc điểm chung của một số bạn trong lớp – Ví dụ: +Tôi yêu các bạn mặc áo hoa +Tôi yêu các bạn mặc áo trắng +Tôi yêu các bạn mặc quần bò +Tôi yêu các bạn tổ trưởng, tổ phó +Tôi yêu các bạn nam +Tôi yêu các bạn nữ +Tôi yêu các bạn để tóc dài +Tôi yêu các bạn nữ cắt tóc ngắn +Tôi yêu các bạn đi giày +Tôi yêu các bạn đi dép có quay +Tôi yêu các bạn đeo khuyên tai -Khi đó, tất cả các bạn có đặc điểm được nêu phải đứng dậy, chạy đổi chỗ cho nhau. Trong khi đó, quản trò sẽ nhanh chân chiếm lấy một ghế ngồi. Người bị mất ghế sẽ thay quản trò đứng ở giữa vòng tròn và hô tiếp: “Tôi yêu các bạn” Có như vậy trò chơi tiếp tục cho đến hết giờ. *Luật chơi: -Ghế có người ngồi thì không ai được vào tranh ghế nữa. -Ai không có đặc điểm như bạn đã nêu mà vẫn chạy đổi chỗ cũng là người phạm luật. =>Tổ chức cho HS chơi thử => Tổ chức cho HS chơi thật. +Bước 3: Nhận xét – Đánh giá: -GV nhận xét ý thức tham gia trò chơi của HS trong lớp: Khen ngợi khả ngăng quan sát nhanh, quyết định đúng của HS khi chơi. =>GVKL: Trò chơi “Tôi yêu các bạn” đã tạo một không khí vui vẻ, bổ ích, giúp các em rèn khả năng quan sát nhanh, rèn tác phong nhanh nhẹn khi cần xử lí các tình huống Các em nên tổ chức trò chơi bổ ích này trong các giờ chơi -Tuyên bố người thắng cuộc. -GV nhận xét tiết học -CB: hoạt động 2 – Cùng hát với bạn bè. Ñieàu chænh – boå sung HDNGLL, Thứ , ngày: Tháng 10 Chủ đề: VÒNG TAY BẠN BÈ HOẠT ĐỘNG 2 CÙNG HÁT VỚI BẠN BÈ 2.1 Mục tiêu hoạt động: -HS biết một số bài hát có nội dung nói về tình bạn -GDHS biết: thương yêu, đoàn kết, chan hòa với bạn bè. 2.2 Quy mô hoạt động: + Tổ chức theo quy mô lớp 2.3 Tài liệu và phương tiện: -Tuyển tập các bài hát có chủ đề về nhà trường dành cho HS tiểu học -Các băng, đĩa nhạc có bài hát về chủ đề bạn bè phủ hợp với lứa tuổi tiểu học. +Một số bài hát: Đường và chân – nhạc: Hoàng Long; - lời: Xuân Tửu Lớp chúng ta đoàn kết – Sáng tác: Nguyễn Đức Huy Thiếu nhi thế giới liên hoan – Sáng tác: Thành Lộc 2.4 Các bước tiến hành: +Bước 1: Chuẩn bị => GV phổ biến chuẩn bị: +Nội dung: Trình diễn từ 2-3 tiết mục văn nghệ có nội dung nói về tình bạn +Hình thức: Mỗi tổ là một đội biểu diễn – ăn mặc đẹp +Thể loại: Hát tốp ca, song ca, đơn ca, đọc thơ =>GV cung cấp một số bài hát cho HS, yêu cầu HS sưu tầm thêm. -Giờ chơi GV cho HS nghe băng đĩa để HS hát theo -GV chọn người điều khiển chương trình. +Bước 2: HS luyện tập -Các tổ chọn bài hát, tiến hành tập luyện dưới sự giúp đỡ của GV, của phụ trách sao, của TPT đội -Đăng kí tên các tiết mục tham gia trong buổi lien hoan văn nghệ cho MC trước một ngày. GV cùng MC sắp xếp chương trình, viết sẵn vào bảng để các đội nắm được thứ tự biểu diễn. +Bước 3: Liên hoan văn nghệ MC tuyên bố lí do, giới thiệu ý nghĩa của buổi liên hoan văn nghệ. Các đội lên tự giới thiệu và trình diễn các tiết mục văn nghệ +Bước 4: Nhận xét – Đánh giá -MC mới GVCN nhận xét buổi liên hoan văn nghệ -GV khen ngợi cả lớp mạnh dạn, tự tin tham gia tích cực, sôi nổi trong buổi liên hoan văn nghệ. Lời ca tiếng hát luôn đem đến niềm vui, tình thân thiện trong một tập thể “ Hát hay không bằng hay hát”. Chúc các em luôn sẵn sàng mang lời ca, tiếng hát của mình để tạo nên bầu không khí vui tươi , thoãi mái trong học tập, sinh hoạt tập thể -Khen ngợi HS có giọng hát truyền cảm nhất. -Nhận xét tiết học -CB: Hoạt động 3 – Tiểu phẩm “ Chú lợn nhựa biết nói” Ñieàu chænh – boå sung HDNGLL, Thứ , ngày: Tháng 10 Chủ đề: VÒNG TAY BẠN BÈ HOẠT ĐỘNG 3 TIỂU PHẨM “CHÚ LỢN BIẾT NÓI” 3.1 Mục tiêu hoạt động: -Thông qua tiểu phẩm “Chú lợn biết nói” GDHS có ý thức tiết kiệm và biết dành tiền tiết kiệm để giúp các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn. GD TT.HCM – Liên hệ - Vâng lời Bác Hồ dạy Vâng lời Bác chúng cháu học tập chăm ngoan 3.2 Quy mô hoạt động: + Tổ chức theo quy mô lớp 3.3 Tài liệu và phương tiện: -Kịch bản “Chú lợn biết nói” -Mât nạ lợn, hoặc co lợn bằng nhựa -Hình ảnh về các hoạt động từ thiện (nếu có) TIỂU PHẨM “CHÚ LỢN BIẾT NÓI” Nhân vật: Lợn nhựa – Hoàng Sơn – Kim Oanh Người dẫn chuyện Buổi sáng chủ nhật. Tại nhà Hoàng Sơn Hoàng Sơn Sáng mai nhà trường tổ chức quyên góp cho các bạn nghèo bị thiên tai. Cậu định góp bao nhiêu Kim Oanh Tớ ấy à ? Tớ làm gì có tiền. Có đồng nào tớ ăn quà hết. Để tớ về xin mẹ. Hoàng Sơn Xì !..Cậu kém quá. Sao cậu lại không có tiền ? Kim Oanh Bố mẹ tớ đi làm mới có nhiều tiền. Tớ với cậu có đi làm đâu mà đòi có tiền. Hoàng Sơn Thế mà tớ co đấy Kim Oanh Cậu nói dối. Tiền đâu ? Cho tớ xem tớ mới tin Hoàng Sơn Kìa (chỉ lợn nhựa) Kim Oanh Ha ..Ha..Ha..Chú nói dối. Nó chỉ là con lợn d0o62 chơi Lợn nhựa Tớ không phải con lợn đồ chơi. Tớ là lợn nhựa. Mỗi khi bạn Sơn có tiền, bạn ấy lại cho tớ ăn Kim Oanh Ôi ! Nó biết nói à / Lợn nhựa Đêm nào bạn Sơn cũng ôm tớ vào lòng, nói chuyện với tớ. Ai cho tiền, bạn Sơn cũng chia cho tớ. Đêm qua Sơn đã bàn với tớ trích ra một phần giúp các bạn HS nghèo. Kim Oanh (Nói với Son) Cậu tệ lắm. Ở nhà cậu có bạn lợn nhựa, sao hôm nay cậu mới cho tớ biết ? nếu tớ cũng có bạn lợn nhựa để nói chuyện có phải vui không ? Tớ bắt đền cậu đấy.. Hoàng Sơn Tớ quên. Hay bây giờ tớ bàn với bạn lợn nhựa lấy ra một tí, rồi mình ra chợ mua cho cậu một bạn lợn nhựa khác nhé. Kim Oanh (Vỗ tay) Cám ơn bạn ! Thế thì vui quá. Lợn nhựa Các bạn có thấy tớ đang cười toét miệng không? ...Tớ cũng vui vì nhóm của mình có thêm bạn mới Lê Mai 3.4 Các bước tiến hành: +Bước 1: Chuẩn bị GV cho HS luyện đọc phân vai trước. Cho HS suy nghĩ chọn vai trong tiểu phẩm Chuẩn bị con lợn nhựa hoặc mặt nạ lợn để các nhóm trình diễn. Chọn MC điều khiển chương trình Mỗi tổ chia thành 2 nhóm, luyện tập lúc ra chơi, GV theo dõi giúp đỡ các nhóm. +Bước 2: Trình diễn tiểu phẩm -MC tuyên bố lí do, thông qua chương trình -Mời các nhóm lần lượt biểu diễn -Sau phần trình diễn, GV HD cả lớp trao đổi nội dung tiểu phẩm: *Bạn Sơn đã “nuôi” lợn bằng cách nào ? (Ai cho tiền, Sơn cũng dành một phần bỏ vào bụng lợn) *Sơn đã dùng tiền tiết kiệm nuôi lợn nhựa làm gì ?( Trích tiền để ủng hộ các bạn HS nghèo, mua một con lợn nhựa tặng bạn Oanh) -MC mời các bạn: *Bạn hãy chọn người trình diễn hay, Vì sao? -HS phát biểu theo suy nghĩ của mình => GV nhận xét chung. GD TT.HCM: Vâng lời Bác dạy - chúng cháu phải biết tiết kiệm, học tập chăm ngoan, hiếu thảo với Ông bà cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn – chúng ta mới thật sự là cháu ngoan Bác Hồ. -Cả lớp hát bài “Con heo đất” Mẹ mua cho em con heo đất Mẹ mua cho em con heo đất í o í o Ngày hôm nay em vui lắm Cầm heo trên tay em ngắm í o í o Làm sao cho heo mau lớn Làm sao cho heo mau lớn í o í o Heo không đòi ăn cơm Heo không đòi ăn cám Heo chỉ cần em bế trên tay à ơi Em không thèm ăn kem Em không thèm ăn bánh Em để dành cho heo Em lì xì heo đất 500 mỗi ngày Này heo ơi Ngoan nhé, í o Này heo con ơi Mau lớn, í o +Bước 3: Nhận xét – Đánh giá -MC mời GV lên nhận xét. -GV tổng kết khen ngợi tinh thần tập thề của cả lớp đã cùng tham gia tập với các bạn đóng tiểu phẩm. Thông qua những lần tập luyện này, các em sẽ tự tin hơn, mạnh dạn hơn, thông minh hơn khi biết kết hợp điệu bộ cùng với lời nói phù hợp với các nhân vật trong tiểu phẩm. Bạn Hoàng Sơn trong tiểu phẩm thật đáng quý, lớp mình hãy học bạn Sơn “nhà nhà nuôi lợn nhựa nhé!” Chúc các em chăm sóc tốt các chú lợn của mình. -GV nhận xét tiết học -CB: Hoạt động 4 –Trò chơi: “Nhìn hình – viết chữ” Ñieàu chænh – boå sung HDNGLL, Thứ , ngày: Tháng 10 Chủ đề: VÒNG TAY BẠN BÈ HOẠT ĐỘNG 4 TRÒ CHƠI “NHÌN HÌNH, VIẾT CHỮ” 4.1 Mục tiêu hoạt động -HDHS tham gia một trò choi7tap65 thể. -HS biết quan sát tranh ảnh, viết tên các hình ảnh có trong tranh ảnh bản đồ -Giúp HS phát huy khả năng quan sát, miêu tả hình ảnh qua tranh ảnh 4.2 Quy mô hoạt động: + Tổ chức theo quy mô lớp 4.3 Tài liệu và phương tiện: -Tranh ảnh về phong cảnh đất nước -Các phương tiện phục vụ trò chơi: bảng phụ hoặc giấy A4, bút lông... -Khoảng không gian đủ rộng. 4.4 Các bước tiến hành: +Bước 1: Chuẩn bị -GV phổ biến cho HS nắm được: Trong giờ sinh hoạt tới các em sẽ được HD chơi một trò chơi mang tên “Nhìn hình, viết chữ”. Trong trò chơi này người chơi sẽ quan sát các tranh ảnh về phong cảnh, viết nhanh tên các hình ảnh có trong tranh ảnh. -GVHD cách chơi: + Quản trò treo bức tranh ảnh thứ nhất, yêu cầu cả lớp quan sát bức tranh đó có những cảnh vật gì ? + Quản trò hô: “Viết nhanh ! Viết nhanh”, các đội quay tròn, chụm đầu thảo luận và viết (tránh để đội khác nghe thấy) + Quản trò hô: “Hết giờ ! Hết giờ”, các đội nhanh chóng gắn bài lên bảng . => Luật chơi: +Chữ viết sai chính tả, hình ảnh đó bị loại. +Chữ viết quá xấu, không đọc được, hình ảnh đó bị loại +Có lệnh hết giờ vẫn cố viết, hình ảnh đó bị loại. + Quản trò treo tiếp bức tranh (ảnh) thứ hai, trò chơi được tiếp tục đến khi hết thời gian chơi. +Bước 2: Tiến hành chơi Tổ chức cho HS chơi thử Tổ chức cho HS chơi thật +Bước 3: Nhận xét – Đánh giá -Cả lớp cùng tham gia chấm và xếp loại: Đội nào viết được nhiều hình ảnh nhất, xếp loại A, còn lại là loại B. Quản trò ghi xếp loại cho các đội lên bảng. -GV khen ngợi cả lớp để thể hiện tinh thần “đồng đội” cao để giành chiến thắng. Khen ngợi đội đã có nhiều bàn thắng nhất trong cuộc chơi. -GV nhận xét tiết học -CB: Tháng 11 – chủ đề: Biết ơn thầy giáo, cô giáo – HĐ 1: Giao lưu vẽ tranh về chủ đề “Thầy, cô giáo em” Ñieàu chænh – boå sung
Tài liệu đính kèm: