Giáo án Đạo đức 2 - Trường Tiểu học Tiên Nha

Giáo án Đạo đức 2 - Trường Tiểu học Tiên Nha

ĐẠO ĐỨC

 HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ (bài 1)

I-Mục tiêu: Giúp HS:

 - Nắm được các biểu hiện cụ thể của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. Biết được lợi ích, của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ và tác hại của việc không học tập, sinh hoạt đúng giờ.

 - Biết đồng tình với bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ. Không đồng tình với bạn không đúng giờ.

 - Giáo dục hs biết lập kế hoạch, thời gian biểu cho việc học tập và sinh hoạt đúng giờ.

II-Chuẩn bị:

- Giấy khổ lớn bút dạ, tranh ảnh, phiếu học tập.

 

doc 35 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1267Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức 2 - Trường Tiểu học Tiên Nha", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư, ngày 27 tháng 8 năm 2008
Đạo đức 
 Học tập, sinh hoạt đúng giờ (bài 1)
I-Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nắm được các biểu hiện cụ thể của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. Biết được lợi ích, của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ và tác hại của việc không học tập, sinh hoạt đúng giờ.
 - Biết đồng tình với bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ. Không đồng tình với bạn không đúng giờ.
 - Giáo dục hs biết lập kế hoạch, thời gian biểu cho việc học tập và sinh hoạt đúng giờ.
II-Chuẩn bị:
- Giấy khổ lớn bút dạ, tranh ảnh, phiếu học tập.
 III-Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1-Kiểm tra bài cũ: 2’
- Gv kiểm tra đồ dùng học tập của hs.
2-Bài mới:
- Giới thiệu - ghi bảng. 1’
* Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến ( 13’)
- Tình huống 1: GV đưa ra tình huống
- Gv kết luận.
- Tình huống 2: Đang giờ nghỉ trưa nhưng Thái và em vẫn đùa.
- Gv nhận xét.
+ Gv chia lớp thành 4 nhóm. Gv đưa 3 tình huống.
- Nhóm 1: Đã đến giờ học nhưng Tuấn vẫn ngồi xem ti vi. Mẹ nhắc đi học.
- Nhóm 2: Đã đến giờ ăn cơm không thấy Hùng đâu. Hà đi tìm thấy bạn ở quán điện tử.
- Nhóm 3 : Cả lớp chăm chú làm bài. Nam vẫn gấp máy bay.
* Hoạt động 2: Lập kế hoạch thời gian biểu học tập và sinh hoạt lớp. ( 15’)
- Gv cho Hs thảo luận nhóm 2: Lập thời gian biểu học tập sao cho phù hợp.
- Gv hướng dẫn mẫu thời gian biểu chung để học tập.
- Gv quan sát-nhận xét.
- Gv củng cố – kết luận.
3- Củng cố dặn dò: 3’
- Nhận xét giờ học-ghi bài
- Liên hệ thực tế. 
- Hs mở đồ dùng học tập kiểm tra.
- Hs đọc tình huống- trả lời.
- Hs nhận xét.
- Hs thảo luận- trả lời tình huống..
- Hs đọc tình huống-hoạt động theo nhóm.
- Tuấn nên nghe lời Mẹ vì nếu xem thì sẽ không hoàn thành bài tập
- Em khuyên bạn không chơi điện tử nữa và về ăn cơm
- Nam không nên gấp máy bay vì làm vậy sẽ không làm được bài
- Hs thảo luận nhóm 2 ghi các thời gian biểu ra giấy khổ lớn.
- Đại diện các nhóm lên dán và trình bày trên bảng.
- Các nhóm nhận xét bổ sung.
- Hs đọc câu: “Giờ nào việc nấy’’
“Việc hôm nay chớ để ngày mai’’
- HS liên hệ thực tế.
Thứ tư, ngày 3 tháng 9 năm 2008
đạo đức
Học tập, sinh hoạt đúng giờ ( tiếp theo )
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Nắm được các biểu hiện cụ thể của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ. Biết được lợi ích, của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ và tác hại của việc không học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Đồng tình với bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ. Không đồng tình với bạn không đúng giờ.
- Giáo dục hs biết lập kế hoạch, thời gian biểu cho việc học tập và sinh hoạt đúng giờ.
II-Chuẩn bị:
- Giấy khổ lớn bút dạ, tranh ảnh, phiếu học tập.
III-Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1-Kiểm tra bài cũ: 2’
- Gv kiểm tra vở, đồ dùng học tập của hs.
2-Bài mới: 33’
- Giới thiệu - ghi bảng.
*Hoạt động 1: 10’
- Gv hướng dẫn hs thảo luận theo nhóm đôi.
- Gv tổng kết.
* Hoạt động 2: Những việc cần làm để học tập sinh hoạt đúng giờ. 15’
- Gv yêu cầu các nhóm thảo luận. 
- Gv kết luận
* Hoạt động 3: Trò chơi: “Ai đúng, ai sai?’’ 5’
- Gv hướng dẫn cách chơi. 
Gv đưa tình huống.
- Gv tính điểm thi đua.
Gv nhận xét bổ sung.
* Củng cố dặn dò: 3’
- Gv liện hệ thực tế.
- Gv nhận xét giờ học.
- Dặn HS chuẩn bị giờ sau.
- Hs mở đồ dùng học tập kiểm tra.
- Hs thảo luận cặp đôi.
- Một số hs đại diện lên bảng trình bày nêu ích lợi của việc học tập sinh hoạt đúng giờ.
- Hs nêu tác hại của việc học tập sinh hoạt không đúng giờ.
- Hs nhận xét - bổ sung.
- Hs nghe - ghi nhớ.
- Hs thảo luận nhóm ghi ra giấy những việc cần làm.
- Đại diện nhóm dán lên bảng và trình bày.
- Hs nhận xét - bổ sung.
- Hs cử 2 đội xanh và đội đỏ.
- Hs nghe phổ biến luật chơi.
- Hs thảo luận và giơ tay giành quyền trả lời.
- Hs đọc phần bài học SGK.
- Hs ghi bài.
- Hs chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 10 tháng 9 năm 2008
 Biết nhận lỗi và sửa lỗi ( Tiết 1)
I-Mục tiêu:
- Khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi. Có như thế mới là người dũng cảm, trung thực, mau tiến bộ và được mọi người yêu quí.
- Hs biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Giáo dục hs biết nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi.
II-Chuẩn bị: - Phiếu học tập, bảng phụ.
III-Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1-Kiểm tra bài cũ: 3’
- Gv kiểm tra bài cũ.
2-Bài mới: 
- Giới thiệu – ghi bảng 1’
* Hoạt động 1: Tìm hiểu và phân tích truyện: Cái bình hoa. 12’
- Gv kể nội dung câu chuyện.
- Gv chia nhóm-hỏi:
1- Nếu Vô-va không nhận lỗi thì điều gì xảy ra?
2- Các em thử đoán xem Vô-va đã nghĩ gì và làm gì sau đó?
- Gv cho Hs thảo luận nhóm.
- Gv nhận xét-kết luận.
* Hoạt động 2: 16’
- Bày tỏ ý kiến, thái độ.
- Gv chia nhóm-giao nhiệm vụ: Việc làm nào đúng, việc làm nào sai? Tại sao đúng (sai)? trong các tình huống sau:
+Tình huống 1: Lan chẳng may làm gãy bút của Mai. Lan đã xin lỗi bạn và xin Mẹ mua chiếc bút khác đền cho Mai.
+Tình huống 2: Tuấn xô ngã 1 em nhỏ, Tuấn mặc kệ em và tiếp tục chơi với các bạn. 
- Gv nhận xét-kết luận.
* Ghi nhớ:
3- Củng cố dặn dò: 3’
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
 - 2 Hs nêu phần ghi nhớ bài trước.
- Hs nghe nội dung câu chuyện.
- Hs hoạt động theo nhóm.
- Hs thảo luận-đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
- Hs nhận xét bổ sung.
- Hs mở vở bài tập, nghe Gv hướng dẫn.
- Hs điền vào vở đúng hay sai.
- Việc làm của Lan là đúng vì bạn đã nhận và sửa lỗi do mình gây ra.
- Việc làm của Tuấn là sai vì Tuấn mắc lỗi mà không xin lỗi và nâng em dậy.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Hs đọc phần ghi nhớ.
- Hs ghi bài- chuẩn bị bài sau. 
Thứ tư, ngày 17 tháng 9 năm 2008
đạo đức
 Biết nhận lỗi và sửa lỗi (tiếp theo )
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Khi có lỗi thì nên nhận lỗi và sửa lỗi. Có như thế mới là người dũng cảm, trung thực, mau tiến bộ và được mọi người yêu quí.
- Hs biết ủng hộ, cảm phục các bạn biết nhận lỗi và sửa lỗi.
- Giáo dục hs biết nhận và sửa lỗi khi mắc lỗi.
II-Chuẩn bị: - Phiếu học tập, bảng phụ.
III-Các hoạt động dạy-học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1-Kiểm tra bài cũ: 3’
- Gv kiểm tra bài cũ.
2-Bài mới: 30’
- Giới thiệu - ghi bảng 1’
*Hoạt động 1: Liên hệ thực tế. 5’
- Gv yêu cầu Hs kể những câu chuyện về mắc lỗi và sửa lỗi của bản thân các em hoặc những người trong gia đình.
- Gv nhận xét.
- Gv khen những Hs biết nhận và sửa lỗi
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. 12’
- Gv nêu yêu cầu của từng tình huống.
+Tình huống1: Lịch bị đau chân, không học thể dục được, lớp bị trừ điểm. Các bạn trách Lịch.
+Tình huống2: Hải tai kém không nghe rõ nên viết bài đạt điểm kém làm ảnh hưởng đến tổ, theo em Hải nên làm gì?
- Gv kết luận.
*Hoạt động 3: Trò chơi: Ghép đôi. 9’
- Gv phổ biến luật chơi, Gv phát phiếu học tập có các tình huống có sẵn và cách ứng xử.
- Gc hướng dẫn- sửa sai.
- Gv tổ chức cho Hs chơi.
- Gv biểu dương những nhóm chơi tốt.
- Gv kết luận
- Gv liên hệ thực tế.
* Củng cố – dặn dò. 3’
- Nhận xét giờ học- ghi bài.
- Chuẩn bị giờ sau.
 - 2 Hs nêu phần ghi nhớ bài trước.
- Hs tự kể trước lớp những câu chuyện về mắc lỗi và sửa lỗi của bản thân mình và những người trong gia đình.
- Cả lớp nhận xét.
- Hs liên hệ bản thân.
- Các nhóm Hs thảo luận.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Lịch nên nhờ sự can thiệp của cô giáo
- Hải nói với bạn tổ trưởng và cô giáo để được sự giúp đỡ.
- Hs nghe phổ biến luật chơi.
- Hs thảo luận nhóm đôi, làm vào phiếu
- 1 nhóm chơi thử.
- Hs chơi theo nhóm, đúng luật.
- Lớp nhận xét.
- Hs nêu phần bài học.
- Hs ghi bài.
- Hs chuẩn bị bài sau.
Thứ tư, ngày 24 tháng 9 năm 2008
Đạo đức
Gọn gàng, ngăn nắp
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết được: Biểu hiện của việc gọn gàng, ngăn nắp; ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp.
 - Hs biết đồng tình, yêu mến những bạn sống gọn gàng, ngăn nắp.
 - Giáo dục Hs sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
II-Chuẩn bị: Phiếu học tập, sách vở.
III-Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1- Kiểm tra bài cũ: 3’
- Hs nêu phần ghi nhớ giờ trước.
2- Bài mới: 32’
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài- ghi bảng. 1’
* Hoạt động 2: Gv treo tranh minh hoạ và hỏi:
1- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?
2- Bạn làm như thế nhằm mục đích gì?
- Gv tổng hợp lại ý kiến của các nhóm.
* Hoạt động 3: Gv kể câu chuyện: “Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi”.
- Gv yêu cầu Hs thảo luận để trả lời câu hỏi.
1-Tại sao cần phải ngăn nắp, gọn gàng?
2- Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì sẽ gây ra hậu quả gì?
- Gv kể lại câu chuyện.
*Hoạt động 4:Thảo luận theo nhóm 4 – GV phát phiếu cho từng nhóm.
- Gv tổng kết ý kiến của các nhóm.
- Gv hướng dẫn HS liên hệ thực tế.
3- Củng cố dặn dò: 2’
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 Hs trả lời.
- Hs quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Bạn trong tranh đang cất sách vở đã học xong lên giá sách.
- Bảo quản sách vở luôn phẳng phiu.
- Hs thảo luận theo nhóm.
- Đại diện nhóm trả lời.
- Hs nghe nội dung câu chuyện.
- Hs thảo luận trả lời câu hỏi.
- Để khi cần lấy các thứ dễ dàng
- Thì sẽ lộn xộn, mất thời gian tìm kiếm
- Hs nghe nội dung câu chuyện.
- Hs thảo luận làm bài trên phiếu theo yêu cầu của phiếu.
- Đại diện các nhóm trình bày, cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả.
- Hs liên hệ thực tế.
- Hs ghi bài- nhắc lại nội dung bài.
Thứ tư, ngày 1 tháng 10 năm 2008
 đạo đức 
 Gọn gàng, ngăn nắp ( tiếp theo )
I-Mục tiêu:
* Kiến thức:
Giúp Hs biết được: Biểu hiện của việc gọn gàng, ngăn nắp; ích lợi của việc sống gọn gàng, ngăn nắp.
* Thái độ, tình cảm:
Hs biết đồng tình, yêu mến những bạn sống gọn gàng, ngăn nắp.
* Hành vi:
Giáo dục Hs sống gọn gàng, ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt.
II-Chuẩn bị: Phiếu học tập, sách vở.
III-Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1-Kiểm tra bài cũ: 3’
- Hs nêu phần ghi nhớ giờ trước.
2-Bài mới: 35’
Giới thiệu ghi bảng.
 - Gv cho Hs kể về cách giữ gọn gàng ngăn nắp góc học tập.
- Gv khen những Hs đã biết giữ gọn gàng, ngăn nắp.
* Trò chơi: Gọn gàng, ngăn nắp.
- Gv phổ biến luật chơi.
- Gv yêu cầu Hs lấy tất cả đồ dùng học tập để lên bàn không theo thứ tự.
+Vòng 1: Thi xếp lại bàn học tập.
+Vòng 2: Thi lấy đồ dùng học tập theo yêu cầu của Gv. ... a mình. 
- Hs chia nhóm và thảo luận.
- Đại diện nhóm trả lời:
+ Thu cần khuyên ngăn các bạn và an ủi, giúp đỡ bé gái.
+ Nam nên đưa chú đến tận nhà bác Hùng.
- Hs nhận xét bổ sung.
- Hs liên hệ bản thân.
- Hs đọc phần ghi nhớ.
 - Hs ghi bài.
Thứ tư, ngày 8 tháng 4 năm 2009
Đạo đức
 Bảo vệ loài vật có ích
I-Mục tiêu: Giúp HS:
 - Kể được lợi ích của một số loài vật quen thuộcđối với cuộc sống của con người.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
 - Yêu quý các loài vật; đồng tình với những ai biết yêu quý, bảo vệ các loài vật có ích; không đồng tình, phê bình những hành động sai trái làm tổn hại đến các loài vật. Biết bảo vệ các loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày.
II-Chuẩn bị: 
 - GV: Phiếu thảo luận nhóm.
 - HS: Mỗi Hs chuẩn bị tranh ảnh về một con vật mà em biết.
III-Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1-Kiểm tra bài cũ: 4’
Nêu phần ghi nhớ bài trước.
2-Bài mới: 29’
Giới thiệu ghi bảng.
* Hoạt động 1: Phân tích tình huống.
- Gv yêu cầu hs thảo luận và xử lý tình huống.
- Trên đường đi học Trung gặp 1 nhóm bạn đang túm tụm lấy que chọc 1 chú gà con. Trung sẽ làm gì?
- Gv tổng hợp ý kiến của hs-kết luận.
* Hoạt động 2: Kể tên và nêu lợi ích của 1 số loài vật.
- Gv yêu cầu hs giới thiệu về lợi ích của các con vật mà em biết.
- Gv nhận xét, bổ sung.
* Hoạt động 3: Nhận xét hành vi.
- Gv hướng dẫn hs sử dụng thẻ đỏ (đúng), thẻ xanh (sai) trong các tình huống trong bài tập và giải thích lí do sự lựa chọn của mình.
- GV đọc các tình huống.
- Gv kết luận
3- Củng cố dặn dò: 2’
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 hs trả lời.
- Hs nghe tình huống và làm việc cá nhân.
1- Mặc các bạn, Trung không quan tâm.
2- Trung đứng xem rồi hùa theo trò nghịch của các bạn.
3- Trung khuyên các bạn đừng trêu chú gà con nữa.
- Hs trả lời- nhận xét bổ sung.
- Hs trình bày trước lớp những hiểu biết của mình về ích lợi 1 số loài vật.
- Hs nghe hướng dẫn sử dụng thẻ.
- Hs đọc tình huống thảo luận.
- Hs giơ thẻ để thể hiện ý kiến của mình.
- Hs đọc phần ghi nhớ.
- Hs đọc lại nội dung phần ghi nhớ.
Thứ tư, ngày 15 tháng 4 năm 2009
Đạo đức
Bảo vệ loài vật có ích (tiếp theo)
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Hiểu một số lợi ích của các loài vật đối với đời sống con người.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
 - Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.
 - Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích.
II-Chuẩn bị:
Phiếu thảo luận nhóm.
Mỗi Hs chuẩn bị tranh ảnh về một con vật mà em biết.
III-Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1-Kiểm tra bài cũ: 3’
Nêu phần ghi nhớ bài trước.
- GV đánh giá, cho điểm.
2-Bài mới: 30’
Giới thiệu ghi bảng.
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống.
- Gv yêu cầu hs thảo luận và xử lý tình huống.
1- Minh đang học bài thì Cường đến rủ đi bắn chim.
2- Hải phải giúp mẹ cho gà ăn thì 2 bạn đến rủ sang nhà xem đồ chơi mới.
3- Trên đường đi học, Lan thấy 1 con mèo con bị ngã xuống rãnh nước.
- Gv tổng hợp ý kiến của hs-kết luận.
* Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
- Gv yêu cầu hs kể những việc làm cụ thể hoặc đã chứng kiến để bảo vệ loài vật có ích.
- Gv nhận xét bổ sung.
- Gv nêu phần ghi nhớ.
- Gv liên hệ thực tế.
3- Củng cố dặn dò: 2’
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 hs trả lời.
- Hs nghe tình huống và làm việc theo nhóm sắm vai.
1- Minh khuyên Cường không nên bắn chim và tiếp tục học bài.
2- Hà cho gà ăn xong mới đi cùng các bạn hoặc từ chối vì còn phải cho gà ăn. 
3- Lan vớt con mèo lên và trả lại chủ của nó.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs trình bày trước lớp những việc làm của mình hoặc chứng kiến để bảo vệ 1 số loài vật có ích.
- Hs đọc phần ghi nhớ.
- Hs liên hệ bản thân.
- HS nêu lại vì sao phải bảo vệ loài vật có ích?
Thứ tư, ngày 22 tháng 4 năm 2009
Đạo đức
Dành cho địa phương
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh làm đẹp thôn xóm.
- Chấp hành tốt, nội quy, quy định của làng xóm, nơi ở.
 - Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia thực hiện.
II-Chuẩn bị:
- Chuẩn bị một số nội dung câu hỏi trong phiếu học tập.
III-Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1-Kiểm tra bài cũ: 3’
GV yêu cầu HS nêu: Vì sao phải bảo vệ loài vật có ích? Em đã bảo vệ loài vật có ích như thế nào?
- GV đánh giá, cho điểm.
2-Bài mới: 30’
Giới thiệu ghi bảng.
* Hoạt động 1: Thảo luận theo nhóm 3
- Gv yêu cầu hs thảo luận câu hỏi sau: + Vệ sinh nơi công cộng có lợi gì?
+ Nơi em ở, đường làng ngõ xóm đã sạch đẹp chưa?
+ Em cần làm gì nếu đường làng, ngõ xóm nhiều rác bẩn?...
+ Trường, lớp em đã sạch đẹp chưa? Em cần làm gì để trường em thêm sạch đẹp?
- GV quan sát, hướng dẫn các nhóm còn lúng túng.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Thực hành vệ sinh trường, lớp.
- Gv cho hs vệ sinh xung quanh lớp học và sân trường.
- Gv cho HS nêu cảm nghĩ sau khi lao động xong.
- GV nhận xét, đánh giá.
3- Củng cố dặn dò: 2’
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 hs trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận theo nhóm 3 các câu hỏi trong phiếu học tập.
+ HS các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS ra ngoài vệ sinh xung quanh lớp học và sân trường, chăm sóc cây cảnh, 
- HS phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi lao động xong.
Thứ tư, ngày 29 tháng 4 năm 2009
Đạo đức
Dành cho địa phương
I-Mục tiêu: Giúp HS:
- Kể tên và mô tả một số đường làng ngõ xóm nơi em ở hoặc đường phố mà em biết. Biết được sự khác nhau của đường phố.
- Tìm hiểu đường thế nào là an toàn và không an toàn.
II-Chuẩn bị: - Phiếu học tập đủ dùng cho các nhóm.
- Tranh về một số đường làng hoặc đường phố.
III-Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1-Kiểm tra bài cũ: 3’
GV yêu cầu HS nêu phần ghi nhớ của bài 1.
- GV đánh giá, cho điểm.
2-Bài mới: 30’
Giới thiệu ghi bảng.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của đường làng nơi em ở. (thảo luận nhóm)
- GV chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận nội dung câu hỏi trong phiếu học tập.
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm.
* Yêu cầu HS trình bày kết quả.
* GV cùng HS nhận xét, GV kết luận.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đường phố an toàn và chưa an toàn.
- GV giao cho HS mỗi nhóm một bức tranh theo nội dung thảo luận, yêu cầu các nhóm quan sát tranh và thảo luận theo nhóm 4.
- GV hỗ trợ các nhóm.
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
* Hoạt động 3: Nhận biết các đặc điểm của đường phố trong tranh.
(Hoạt động cả lớp)
- GV gắn tranh lên bảng cho HS quan sát và trao đổi về đặc điểm của đường phố trong mỗi bức tranh.
3- Củng cố dặn dò: 2’
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 hs trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận theo nhóm 3 các câu hỏi trong phiếu học tập.
+ HS các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát tranh và thảo luận: Phân biệt đường an toàn hay chưa an toàn.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp quan sát tranh và thảo luận và phát biểu ý kiến.
- GV cho HS so sánh đường phố và đường làng.
- HS nêu lại nội dung của bài.
Thứ tư, ngày 6 tháng 5 năm 2009
Đạo đức
Dành cho địa phương
I-Mục tiêu: Giúp HS:
 - Biết thế nào là an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường.
- Nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường.
 - Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia thực hiện.
II-Chuẩn bị:
- Chuẩn bị một số nội dung câu hỏi trong phiếu học tập.
III-Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1-Kiểm tra bài cũ: 3’
GV yêu cầu HS nêu: Đường thế nào là an toàn và không an toàn?
- GV đánh giá, cho điểm.
2-Bài mới: 30’
Giới thiệu ghi bảng.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là an toàn và không an toàn khi đi trên đường
- Gv hướng dẫn HS trao đổi theo nhóm 4 nội dung: 
+ Em hiểu thế nào là an toàn và không an toàn khi đi trên đường?
+ Em đã thực hiện đi an toàn trên đường như thế nào?
- GV quan sát, hướng dẫn các nhóm còn lúng túng.
- GV nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi bộ và đi xe đạp.
- Gv giao phiếu học tập có các tình huống cho các nhóm thảo luận.
- GV hỗ trợ các nhóm.
* GV cho các nhóm trình bày kết quả.
- GV nhận xét, kết luận thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường.
3- Củng cố dặn dò: 2’
- GV củng cố bài, nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 hs trả lời.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận theo nhóm 4 các câu hỏi trong phiếu học tập.
+ HS các nhóm thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS thảo luận theo nhóm 4 các tình huống trong phiếu học tập (Mỗi nhóm một tình huống).
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Thứ tư, ngày 13 tháng 5 năm 2009
Đạo đức
Thực hành kĩ năng cuối học kì ii và cuối năm
I-Mục tiêu: Giúp HS:
 - HS nắm được các bài đạo đức đã học trong học kì II.
 - Vận dụng và thực hành kĩ năng hành vi đạo đức đã học. Hiểu được quyền và trách nhiệm của người HS.
 - Có thái độ phù hợp với từng tình huống giao tiếp.
II-Chuẩn bị:
 - Chuẩn bị một số nội dung câu hỏi trong phiếu học tập.
III-Các hoạt động dạy-học chủ yếu: 
 1- Hoạt động 1: 5’
 GV cho HS nêu các bài đạo đức đã học trong học kì II.
 Cả lớp và GV nhận xét, GV kết luận.
 2- Hoạt động 2: 27’
 GV chia nhóm và hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm 3.
 - GV giao phiếu thảo luận cho các nhóm: HS các nhóm đọc nội dung phiếu, đọc các tình huống và cử nhóm trưởng điều khiển nhóm mình trao đổi, thảo luận theo nội dung của phiếu (có thể giải quyết các tình huống bằng tiểu phẩm)
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV quan sát, hướng dẫn các nhóm còn lúng túng.
- HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận, tuyên dương nhóm hoạt động tích cực.
 3- Củng cố- dặn dò: 2’
 - GV cùng HS củng cố bài, GV nhận xét giờ học.
 - Giao bài tập về nhà cho HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA DAO DUC lop 2 chi viec in.doc