Giáo án Đạo đức 2 - Lịch sự khi đến nhà người khác (Tiết 1)

Giáo án Đạo đức 2 - Lịch sự khi đến nhà người khác (Tiết 1)

I. Mục tiêu.

1 Kiến thức: Biết cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.

2 Kỹ năng: Biết cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè người quen.

3, Thái độ: Biết xử lí một số tình huống đơn giản thường gặp khi đến chơi nhà bạn bè

 hàng ngày.

II. Đồ dùng dạy học.

- GV: Tranh ảnh.

- HS: Vở bài tập đạo đức

 

docx 4 trang Người đăng haibinhnt91 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 349Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 2 - Lịch sự khi đến nhà người khác (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC(Bài 1)
LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (tiết 1)
I. Mục tiêu.
1 Kiến thức: Biết cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác.
2 Kỹ năng: Biết cư xử phù hợp khi đến chơi nhà bạn bè người quen.
3, Thái độ: Biết xử lí một số tình huống đơn giản thường gặp khi đến chơi nhà bạn bè 
 hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học.
- GV: Tranh ảnh.
- HS: Vở bài tập đạo đức
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức.
2 Kiểm tra bài cũ:
- GV hỏi: “Nêu những việc làm thể hiện phép lịch sự khi nhận và gọi điện thoại”
- GV nhận xét: “Hầu hết các con đã nêu được những việc làm cần thiết khi nhận và gọi điện thoại. Điều này cho thấy các con đã học bài cũ ở nhà. Cô khen các con”
3 Bài mới
3.1 GT bài
- GV: “Bài học hôm nay các con sẽ được học một phép lịch sự nữa. Đó là lịch sự khi đến nhà người khác.”
- Gv gọi 1 dãy bàn đọc đề bài, GV ghi bảng mục bài.
3.2. Phát triển bài 
a) Hoạt động 1: Thảo luận phân tích truyện
- GV trình chiếu bức hình trong sgk và hỏi: “ Hãy quan sát tranh và cho cô biết,các nhân vật trong tranh đang làm gì?”
- GV: “ Vậy để biết được nội dung của câu chuyện trên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài tập 1: Đọc truyện: “Đến chơi nhà bạn”. Cả lớp hãy cùng lắng nghe cô kể chuyện.” 
- GV kể chuyện.
- Yêu cầu 1 hs đọc lại truyện.
- GV: “ Sau khi nghe xong truyện “đến chơi nhà bạn” bạn nào giỏi cho cô biết:
 + Dũng đã làm gì khi đến nhà Toàn?
- GV: Để tìm hiểu kỹ hơn về hành động của từng nhân vật, cô đề nghị cả lớp hãy thảo luận nhóm đôi về 3 câu hỏi ở cuối câu chuyện?
-Yêu cầu 1 HS đọc nội dung 3 câu hỏi.
 + Khi thấy Dũng có hành động như vậy mẹ bạn Toàn đã nhắc nhở Dũng điều gì?
 + Sau khi được nhắc nhở, bạn Dũng đã có thái độ, cử chỉ như thế nào ?
+ Khi ra về bạn Dũng đã không quên như thế nào cả lớp?
+ Vậy qua câu chuyện trên, em đã rút ra được điều gì nào?
- Nhận xét KL: “Chúng ta cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. Và để biết những hành vi nào nên làm và không nên làm khi đến nhà người khác, cô và trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài tập 2.”
b) Hoạt động 2: Bài tập 2:
- Yêu cầu HS đọc BT2.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn.
- GV: “ Để thêm phần sôi nổi, vừa học vừa chơi cả lớp có muốn chơi trò chơi không nào?”
- GV: “ Trò chơi mà cô mang đến cho cả lớp đó là: Trò chơi: “TIẾP SỨC”
- GV: “ Cô chia lớp thành 3 đội chơi. Mỗi thành viên của đội sẽ lần lượt lên bảng điền Đ vào ô trước hành vi đúng và S vào ô trước hành vi sai trong thời gian 2 phút.”
 - GV trình chiếu nội dung bài tập 2 đồng thời tổ chức chơi trò chơi.
- Kết thúc thời gian, GV cùng HS chữa bài trên slide sau đó dối chiếu kết quả với 3 đội.
- GV nhận xét, phân chia thắng bại, khen thưởng HS.
- GV: + “ Vừa rồi cả lớp chúng ta đã được chơi một trò chơi rất vui và chúng ta đã tìm ra đội về nhất. Cô tặng cho đội về nhất 3 bông hoa. Các đội còn lại các con cũng đã rất cố gắng cô tặng mỗi đội 2 bông hoa. Đề nghị cả lớp cùng vỗ tay tán thưởng nào.
 + Vậy bạn nào giỏi hãy nêu lại cho cô và cả lớp biết những việc nào nên làm và không nên làm trong bài tập 2 nào? ”
- GV đọc lại 1 lần.
- GV nói: “ Trong cuộc sống, chắc hẳn các con sẽ tới nhà bạn, nhà người quen chơi và sẽ có những hành vi đúng hoặc sai trong quá trình giao tiếp. Vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung bài tập 3 để các con có thể có những hành vi đúng khi tới nhà người khác.” 
c) Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ: ( thẻ xanh, thẻ đỏ)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài 3.
- GV: “Trong bài tập 3, nếu đồng ý với ý kiến đó hãy dơ thẻ màu xanh, nếu không đồng ý hãy dơ thẻ màu đỏ.”
- Yêu cầu lớp trưởng điều hành lớp, triển khai bài tập 3.
- Sau khi HS bày tỏ ý kiến xong, GV nhận xét, trả lời câu hỏi tại sao: “ Qua phần chia sẻ của các bạn vừa rồi, cô thấy hầu hết các con đã hiểu bài, đã biết đâu là hành vi nên làm, đâu là hành vi không nên làm khi đến nhà người khác. Cô cũng đồng tình với ý kiến của các con. Đó là:
+ Đồng ý: a,c. Vì thể hiện phép lịch sự khi đến nhà người khác.
+ Không đồng ý: b,d,đ. Vì chưa thể hiện được phép lịch sự khi đến nhà người khác”
- GV vừa chiếu vừa nói: “ Cô có thêm một số hành vi thể hiện phép lịch sự khi đến nhà người khác.”
4 Củng cố- dặn dò:
- GV: “ Bạn nào giỏi cho cô biết, hôm nay chúng ta học bài gì nào?”
- Gv nhận xét, nói: “ Tiết học hôm nay đã kết thúc, các con hãy ghi nhớ những hành vi nên và không nên làm khi đến nhà người khác. Giữ phép lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện bản thân mình là một con người có lối sống văn minh đấy. Cả lớp đã ghi nhớ bài học hôm nay chưa?”
- GV: Hãy chuẩn bị các cách xử lí tình huống ở bài tập 5 để tiết sau chúng ta cùng xử lí các tình huống đó. Mời cả lớp nghỉ.”
- HS nêu.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 1 dãy bàn HS đọc mục bài.
- HS: 2 bạn nhỏ đang chơi trò chơi và người mẹ đang bưng đĩa hoa quả.
- Lắng nghe.
- HS nghe
- 1 hs đọc.
+ Vừa đập cửa, vừa gọi ầm ĩ.
- Thảo luận nhóm 2.
- 1 HS đọc.
+ Lần sau cháu nhớ gõ cửa hoặc bấm chuông nhé,....cháu ạ.
+ Ngượng ngùng nhận lỗi.
+ Không quên chào mẹ bạn Toàn.
+ Cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc.
- 2 bàn thảo luận với nhau.
- Có ạ.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- HS chơi trò chơi.
- HS chữa bài.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- 1 HS nêu lại.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Lớp trưởng điều hành và cho HS chia sẻ ý kiến của mình.
- HS lắng nghe.
-Quan sát, lắng nghe.
- Lịch sự khi đến nhà người khác.
- Lắng nghe.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_dao_duc_2_lich_su_khi_den_nha_nguoi_khac_tiet_1.docx