Giáo án Chính tả tuần 33

Giáo án Chính tả tuần 33

MÔN: CHÍNH TẢ

Lớp : 2 Tên bài dạy : Chuyện quả bầu

Tiết : 65 Tuần : 33

 I. Mục tiêu:

 - Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn văn bài Bóp nát quả cam.

 - Viết hoa đúng một số tên riêng

 - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn: s/x; ie/i

II. Đồ dùng dạy học:

 - GV chép đoạn văn lên bảng lớp.

 - Vở bài tập Tiếng Việt.

 

doc 4 trang Người đăng duongtran Lượt xem 1659Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Chính tả 
Lớp : 2 Tên bài dạy : Chuyện quả bầu
Tiết : 65 Tuần : 33 
 I. Mục tiêu: 
 - Chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn văn bài Bóp nát quả cam. 
 - Viết hoa đúng một số tên riêng
 - Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu dễ lẫn: s/x; ie/i
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV chép đoạn văn lên bảng lớp. 
 - Vở bài tập Tiếng Việt. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
2'
8'
I. Kiểm tra bài cũ: 
lao công, chổi tre, xao xác.
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
 Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ chép lại chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Bóp nát quả cam và viết đúng một số tiếng có chứa âm đầu s/x dễ lẫn.
2. Hướng dẫn HS tập chép. 
Bóp nát quả cam
 Thấy giặc âm mưu chiếm nước ta, Quốc Toản liều chết gặp vua xin đánh. Vua thấy Quốc Toản còn nhỏ đã biết lo việc nước nên tha tội và thưởng cho quả cam. Quốc Toản ấm ức vì bị xem như trẻ con, lại căm giận lũ giặc, nên nghiến răng, xiết chặt bàn tay, làm nát quả cam quý.
+ Đoạn văn ca ngợi lòng yêu nước căm thù giặc của một thiếu niên Việt Nam.
+ Viết hoa chữ cái đầu câu và tên riêng Quốc Toản.
Một số từ khó viết:
+ âm mưu (vần ưu), 
+căm giận (âm gi), 
+xiết (âm x), 
+nghiến răng (âm ngh).
*Kiểm tra, đánh giá. 
- GV đọc các từ cần kiểm tra, 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp. 
- GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ. 
*Trực tiếp
- GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài trên bảng. 
* Vấn đáp.
- GV đọc đoạn văn 1 lần, HS theo dõi trên bảng rồi yêu cầu 2 HS lần lượt nhìn SGK đọc đoạn chép. HS cả lớp đọc đồng thanh đoạn văn đó.
- Đoạn văn ca ngợi điều gì?
- GV cho HS nhận xét những chữ nào trong bài cần viết hoa? 
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị viết từ khó ( HS phát hiện, GV ghi lên bảng). 
- HS viết các từ khó vào bảng con, GV cho HS giơ bảng, kiểm tra, nhận xét.
10'
3'
5'
2'
3. HS nghe viết bài vào vở. 
4. GV chấm, chữa. 
5. Luyện tập: 
 Điền vào chỗ trống: 
s hoặc x
- Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
+ Câu tục ngữ nói về kinh nghiệm thời tiết: Buổi tối nhìn lên bầu trời có nhiều sao thì ngày mai sẽ nắng, ngược lại nếu trên bầu trời có ít sao hoặc không có sao thì ngày mai có thể sẽ mưa.
- Con công hay múa
 Nó múa làm sao?
 Nó rụt cổ vào
 Nó xoè cánh ra. (đồng dao)
- Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi, ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Chớ xáo nước đục đau lòng cò con.
+ xáo: như nấu canh thịt.
+ Con cò vất vả kiếm ăn, chẳng may bị gặp nạn, nó xin cứu giúp và trả ơn bằng tính mạng của mình nhưng trước khi chết nó vẫn muốn được hưởng cái chết trong sạch.
+sao: làm sao, trăng sao, 
+ xao; xao xuyến, lao xao, xao xác.
b) iê hoặc i:
 Thuỷ Tiên rất hợp với tên của em. Em thật xinh xắn với nụ cười chúm chím, tiếng nói dịu dàng, dễ thương. Như một cô tiên bé nhỏ, Thuỷ Tiên thích giúp đỡ mọi người, khiến ai cũng yêu quý.
+ xinh xắn, cười chúm chím, tiếng nói dịu dàng, dễ thương, thích giúp đỡ người khác.
6. Củng cố- Dặn dò: 
Bài tập về nhà: Luyện chữ đẹp bài chính tả tiết sau. 
* Thực hành, đánh giá.
HS nghe GV đọc rồi viết bài vào vở, GV quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi viết của HS. 
GV đọc lại đoạn văn, HS soát lỗi. HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
- GV chấm 5 bài ngay tại lớp rồi nhận xét từng bài về ưu khuyết điểm.
* Luyện tập. 
 GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập phần (a). HS dưới lớp làm trong vở BT Tiếng Việt. 1 HS làm trên bảng phụ, HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV giúp HS hiểu nghĩa các câu tục ngữ đó.
- xáo có nghĩa là gì?
- Bài ca dao đó ca ngợi điều gì?
- GV yêu cầu HS tìm thêm các từ có tiếng sao hoặc xao.
- 1 HS làm bài phần (b), HS khác làm trong vở rồi so sánh, nhận xét bài trên bảng.
- GV yêu cầu HS tìm từ ngữ miêu tả vẻ đẹp đáng yêu của Thuỷ Tiên.
* GV nhận xét tiết học. 
Khen HS có bài viết đẹp. 
GV yêu cầu HS về nhà luyện chữ lại bài. 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Môn: Chính tả 	Tên bài dạy :Lượm
Tiết : 66 Tuần : 33 
I. Mục tiêu: 
 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng 2 khổ thơ đầu của bài thơ Lượm. 
 - Tiếp tục luyện tập viết đúng chính tả các chữ âm, vần dễ lẫn s/ x; iê/i.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Vở bài tập Tiếng Việt. 
III. Hoạt động dạy học: 
Thời gian
Nội dung các hoạt động
dạy học
Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5'
1'
9'
10'
I. Kiểm tra bài cũ: 
- xoa xuyến, ông sao, xao xác.
II. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
 Lượm 
2. Hướng dẫn HS nghe - viết. 
 Lượm
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghiênh nghiênh.
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...
 Tố Hữu
+ Những chữ trong bài chính tả phải viết hoa là những chữ đứng đầu câu thơ.
+ Mỗi dòng thơ gồm bốn chữ. Các dòng chữ được trình bày lùi vào 2 ô. 
+ Nội dung hai khổ thơ ca ngợi Lượm là một chú bé nhỏ nhưng nhanh nhẹn, ngộ nghĩnh, đáng yêu.
*Từ khó viết: 
+loắt choắt: vần oăt
+ cái xắc: âm x
+thoăn thoắt: vần oăn và vần oăt
+ nghênh; âm ngh
+ chim chích: âm ich
3. HS chép bài vào vở. 
*Kiểm tra, đánh giá. 
 GV đọc các từ cần kiểm tra, 2 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. 
- GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ. 
*Trực tiếp.
 GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài trên bảng. 
* Vấn đáp: 
- GV đọc toàn bài chính tả một lượt.
- 4 HS đọc lại. 
- Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa?
- Mỗi dòng thơ gồm mấy chữ ? Các dòng chữ được trình bày như thế nào? 
- Nội dung hai khổ thơ ca ngợi điều gì?
- GV hướng dẫn HS chuẩn bị viết từ khó ( HS phát hiện, GV ghi lên bảng). 
- HS viết các từ khó vào bảng con, GV cho HS giơ bảng, kiểm tra, nhận xét. 
* Thực hành, đánh giá.
- GV đọc lại lần 2; HS nghe chuẩn bị viết bài.
3'
5'
2'
4. GV chấm, chữa. 
5. Luyện tập: 
Bài 1: Điền chữ số thích hợp trong ngoặc vào chỗ trống: 
a) - (sen, xen): hoa sen, xen kẽ.
- (sưa, xưa): ngày xưa , say sưa.
- (sử, xử): cư xử, lịch sử . 
b) - (kín, kiến): con kiến , kín mít .
- (chín, chiến): cơm chín , chiến đấu.
- (tim, tiêm): kim tiêm , trái tim.
Bài 2: Điền vào chỗ trống những tiếng:
a) Chỉ khác nhau ở âm đầu s hoặc x 
M:nước sôi -đĩa xôi, ngôi sao - xao xác
+ phù sa - xa lạ, sung sướng - xung phong, xát gạo - san sát, xâu cá - con sâu, xấu hổ - quả sấu, ...
b) Chỉ khác nhau ở âm giữa vần i hoặc iê. 
M: nàng tiên - lòng tin, lúa chiêm - chim sâu.
+ thịt xiên - ăn xin, châm biếm - bím tóc, kiến càng - kín kẽ, ... 
6. Củng cố- Dặn dò: 
- GV đọc lại đoạn thơ, HS soát lỗi. HS tự chữa lỗi bằng bút chì.
- GV chấm 5 bài ngay tại lớp rồi nhận xét từng bài về ưu khuyết điểm. 
* Luyện tập. HS sử dụng vở bài tập Tiếng Việt.
- GV yêu cầu HS nêu yêu cầu bài. 
- GV chép sẵn bài 1 vào bảng phụ, 1 HS lên bảng chữa bài,.
- HS dưới lớp làm trong vở BT Tiếng Việt. Nhận xét bài trên bảng, so sánh với bài làm của mình.
- GV khuyến khích HS thảo luận nhó: 1 HS nêu từ có chứa tiếng có âm s, HS khác nêu từ có tiếng chứa âm x nhưng vần giống nhau. HS khác nhận xét, GV ghi cặp từ đúng lên bảng.
1 HS nêu từ có chứa tiếng có âm giữa vần là i, HS khác nêu từ có tiếng chứa âm giữa vần là iê. HS khác nhận xét, GV ghi cặp từ đúng lên bảng.
* GV nhận xét tiết học. 
GV yêu cầu HS về nhà luyện chữ 
* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: 
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docCT 33.doc