Lớp : 2 Tên bài dạy : Bà cháu
Tiết : 23 Tuần : 12
I. Mục tiêu:
- Chép lại chính xác một đoạn trong bài Sự tích cây vú sữa.
- Làm đúng các bài tập phân biệt: ng- ngh hay tr- ch hoặc ac- at
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ viết BT chính tả.
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Hoạt động dạy học:
Môn: Chính tả Thứ ba ngày 25 tháng 11 năm 2003 Lớp : 2 Tên bài dạy : Bà cháu Tiết : 23 Tuần : 12 I. Mục tiêu: - Chép lại chính xác một đoạn trong bài Sự tích cây vú sữa. - Làm đúng các bài tập phân biệt: ng- ngh hay tr- ch hoặc ac- at II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ viết BT chính tả. - Vở bài tập Tiếng Việt. III. Hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5' 2' 8' 10' 3' I. Kiểm tra bài cũ: Viết từ: con gà, thác gềnh, ghi nhớ, sạch sẽ, cây xanh, vươn vai, vương vãi II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tiết học này, HS sẽ chép lại chính xác một đoạn trong bài Sự tích cây vú sữa và luyện tập về ng- ngh, tr- ch. ac- at 2. Hướng dẫn HS tập chép. Một số từ khó viết: - cành, trổ, nở, xuất hiện, căng mịn, trào ra. - có 9 dấu phẩy, 4 dấu chấm. 3. HS chép bài vào vở. 4. GV chấm, chữa. HS tự chữa lỗi bằng bút chì. * Phương pháp Kiểm tra đánh giá. GV đọc các từ cần kiểm tra, 5HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ. * GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài trên bảng. - GV đọc đoạn cần viết. - HS đọc lại 2 lần đoạn đó - GV hướng dẫn HS phát hiện và chuẩn bị viết từ khó ( HS phát hiện, GV ghi lên bảng). - HS viết các từ khó vào bảng con, GV cho HS giơ bảng, kiểm tra, nhận xét. - GV yêu cầu HS tìm những chỗ có dấu phẩy, dấu chấm trong đoạn văn. - GV cho 1HS đọc lại đoạn văn có ngắt nghỉ rõ khi gặp dấu phẩy. * Phương pháp Thực hành- đánh giá. - HS nghe GV đọc, chép bài vào vở, - GV quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi viết của HS. - GV đọc lại đoạn văn, HS soát lỗi. - GV chấm 5 bài ngay tại lớp rồi nhận xét từng bài về ưu khuyết điểm. 5' 2' 5. Luyện tập: Bài 1. Điền ng hoặc ngh vào chỗ trống. người cha, con nghé, suy nghĩ, ngon miệng Bài 2: Điền vào chỗ trống: a) tr hay ch ? con trai, cái chai, trồng cây, chồng bát b) ai hay at bãi cát, các con, lười nhác, nhút nhát 6. Củng cố- Dặn dò: Khen HS có bài viết đẹp. Bài tập về nhà. *Phương pháp Luyện tập. - HS nêu yêu cầu bài 1. - GV chép sẵn đề bài 1 lên bảng, 1 HS lên bảng chữa bài, HS dưới lớp làm trong vở BT Tiếng Việt. - HS nhận xét bài trên bảng, so sánh với bài làm của mình. - HS thảo luận theo bàn, điền PÂĐ thích hợp vào chỗ chấm. - GV cho HS đọc chữa bài. - HS khác nhận xét. * GV nhận xét tiết học. GV yêu cầu HS về nhà luyện chữ lại bài tập chép. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................ Môn: Chính tả Thứ sáu ngày 28 tháng 11 năm 2003 Lớp : 2 Tên bài dạy : Mẹ Tiết : 24 Tuần : 12 I. Mục tiêu: - Chép lại chính xác một đoạn trong bài thơ Mẹ. Biết viết hoa những chữ đầu dòng thơ: biét trình bày các dòng thơ lục bát( như cách trình bày trên bảng của các thầy cô) - Làm đúng các bài tập phân biệt: iê-yê-ya , gi- r ( hoặc thanh hỏi- thanh ngã) II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ viết bài tập chép - Bảng phụ viết BT chính tả. - Vở bài tập Tiếng Việt. III. Hoạt động dạy học: Thời gian Nội dung các hoạt động dạy học Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tương ứng Ghi chú 5' 2' 8' 10' 3' I. Kiểm tra bài cũ: Viết từ: con nghé, người cha, suy nghĩ, con trai, cái chai, lười nhác, nhút nhát. II. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Tiết học này, HS sẽ chép lại chính xác một đoạn trong bài thơ: Mẹ và luyện tập về iê-yê-ya, gi-r hoặc thanh hỏi - thanh ngã 2. Hướng dẫn HS tập chép. Một số từ khó viết: - lời ru, quạt, thức, ngoài kia, giấc tròn, suốt đời. - có 3 dấu chấm cuối mỗi câu thơ. 3. HS chép bài vào vở. 4. GV chấm, chữa. HS tự chữa lỗi bằng bút chì. * Phương pháp Kiểm tra đánh giá. GV đọc các từ cần kiểm tra, 5HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào bảng con. - GV nhận xét phần kiểm tra bài cũ. * GV nêu yêu cầu tiết học, ghi tên bài trên bảng. - GV đọc đoạn thơ chép sẵn trên bảng cần viết. - 1 HS đọc lại 1 lần đoạn đó - Cả lớp đọc đồng thanh. - GV hướng dẫn HS phát hiện và chuẩn bị viết từ khó ( HS phát hiện, GV ghi lên bảng). - HS viết các từ khó vào bảng con, GV cho HS giơ bảng, kiểm tra, nhận xét. - GV yêu cầu HS tìm những chỗ có dấu chấm, chỗ viết hoa trong đoạn thơ. - GV cho 1HS đọc lại đoạn thơ có ngắt nghỉ rõ khi gặp dấu chấm. - HS tìm cách trình bày bài thơ theo thể thơ lục bát sao cho đẹp giống bài mẫu trên bảng. * Phương pháp Thực hành- đánh giá. - HS nghe GV đọc, chép bài vào vở, - GV quan sát, nhắc nhở tư thế ngồi viết của HS. - GV đọc lại đoạn văn, HS soát lỗi. - GV chấm 5 bài ngay tại lớp rồi nhận xét từng bài về ưu khuyết điểm. 5' 2' 5. Luyện tập: Bài 1. Điền iê, yê hoặc ya vào chỗ trống. Đêm đã khuya. Bốn bề yên tĩnh. Ve đã lặng yên vì mệt và gió đã thôi trò chuyện cùng cây. Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra tiếng võng kẽo kẹt, tiếng mẹ ru con. Bài 2: Tìm trong bài thơ Mẹ a) Tiếng bắt đầu bằng r: rồi, ru Tiếng bắt đầu bằng gi: gió, giấc Tiếng có thanh hỏi: cả, chẳng, ngủ, của Tiếng có thanh ngã: cũng, vẫn, kẽo, võng, những, đã. 6. Củng cố- Dặn dò: Khen HS có bài viết đẹp. Bài tập về nhà. *Phương pháp Luyện tập. - HS nêu yêu cầu bài 1. - GV chép sẵn đề bài 1 lên bảng, 1 HS lên bảng chữa bài, HS dưới lớp làm trong vở BT Tiếng Việt. - HS nhận xét bài trên bảng, so sánh với bài làm của mình. - HS thảo luận theo bàn, tìm theo yêu cầu. - GV cho HS đọc chữa bài. - HS khác nhận xét. * GV nhận xét tiết học. GV yêu cầu HS về nhà luyện chữ lại bài tập chép. * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy: ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. .............................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: