Giáo án Chính tả tiết 21: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 1)

Giáo án Chính tả tiết 21: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 1)

Lớp :2D Tên bài dạy:

Tiết : 21 Tuần 21 BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ (tiết 1)

G.v : Phạm Diệu Cầm

I. Mục tiêu:

1. Hs biết:

- Cần nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống khác nhau.

- Lời yêu cầu, đề nghị phù hợp thể hiện sự tôn trọng người khác.

- Hs sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày.

2. Hs có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh tình huống cho hoạt động 1

- Bộ tranh nhỏ thảo luận nhóm cho hoạt động 2

- Phiếu học tập cho hoạt động 3

- Vở bài tập Đạo Đức.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

 

doc 3 trang Người đăng duongtran Lượt xem 2719Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả tiết 21: Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Đạo Đức
Thứ hai ngày 2 tháng 2 năm 2004
Lớp :2D
Tên bài dạy: 
Tiết : 21 Tuần 21
Biết nói lời yêu cầu, đề nghị (tiết 1)
G.v : Phạm Diệu Cầm
I. Mục tiêu:
1. Hs biết:
- Cần nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong các tình huống khác nhau.
- Lời yêu cầu, đề nghị phù hợp thể hiện sự tôn trọng người khác.
- Hs sử dụng lời yêu cầu, đề nghị phù hợp trong giao tiếp hàng ngày.
2. Hs có thái độ quý trọng những người biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh tình huống cho hoạt động 1
- Bộ tranh nhỏ thảo luận nhóm cho hoạt động 2
- Phiếu học tập cho hoạt động 3
- Vở bài tập Đạo Đức.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
5 phút
1’
5’
7’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Để người đó không bị mất và như thế còn đem lại niềm vui cho họ và cho chính mình
- Vì như thế là mình đã làm được một việc tốt.
- Con sẽ khuyên bạn trả lại cho người bị mất.
B. Bài mới:
1. G.v giới thiệu bài trực tiếp
2. Hoạt động1:
Mục tiêu: Hs biết một số mẫu câu đề nghịvà ý nghĩa của chúng.
- Tranh: Hai bạn nhỏ ngồi học cạnh nhau. Một bạn quay sang muốn mượn bạn kia bút chì. ( Vòng tròn từ miệng bạn đó có đánh dấu “?”)
- Gv chốt : Muốn mượn bút chì của Tâm, Nam cần nói những lời đề nghị nhẹ nhàng, lịch sự.Làm như thế là Nam đã tôn trọng bạn và có lòng tự trọng.
VD: Tâm ơi, cậu có thể cho mình mượn cái bút chì của cậu được không?
3. Hoạt động 2: Đánh giá hành vi
* Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Tại sao ta cần trả lại của rơi cho người bị mất?
- Tại sao như thế lại đem lại niềm vui cho mình?
- Thấy bạn nhăt được của rơi không trả lại cho người bị mất con sẽ làm gì?
G.v nhận xét đánh giá.
- Thảo luận lớp:
+ Hs quan sát và cho biết nội dung hình vẽ.
+ Tranh vẽ cảnh giờ học môn gì?
+ Chyện gì xảy ra với bạn Nam?
+ Nam sẽ nói gì với Tâm?
+ 3 nhóm trình bày.
+ Các nhómkhác nhận xét, đánh giá.
- Quan sát, nhận xét, đánh giá
Thời gian
Nội dung các hoạt động dạy học
Phương pháp hình thức tổ chức dạy học tương ứng
Ghi chú
7’
5’
5’
- Mục tiêu: Hs biết phân biệt ác hành vi nên làm và không nên làm khi muốn yêu cầu người khác giúp đỡ.
- Tranh 1: Một người anh đang giành đồ chơi của em, và nói: - Đưa xem nào!
- Tranh 2: Cảnh trước ngôi nhà, em bé nhờ cô hàng xóm nói vơí mẹ: - Nhờp cô nói với mẹ cháu là cháu sang nhà bà.
- Tranh 3: Cảnh lớp học, một bạn gái muốn về chỗ ngồi và bạn đang nói với bạn ngồi ở bên ngoài: - Cậu làm ơn cho mình đi nhờ vào trong.
- G.v kết luận: Việc làm của các bạn trong tranh 2 và 3 là đúng vì các bạn đã biết dùng lời đề nghị lịch sự khi cần được người khác giúp đỡ. Con việc làm của bạn trong tranh 1 là sai.Làm như thế là thiếu văn hoá.
4. Hoạt động3: Bày tỏ thái độ
- Mục tiêu: Hs biết bày tỏ thái độ phù hợp trước những hành vi, việc làm trong các tình huống cần đến sự giúp đỡ của người khác.
- Nội dung phiếu:
a) Em cảm thấy ngại ngần hoặc ngượng ngùng và mất thời gian nếu phải nói lời yêu cầu , đề nghị khi cần sự giúp đỡ của người khác.
b) Nói lời yêu cầu, đề nghị với bạn bè, người thân là khách sáo không cần thiết.
c) Chỉ cần nói lời yêu cầu, đề nghị với nghười lớn tuổi.
d) Chỉ cần dùng lời yêu cầu, đề nghị khi cần nhờ việc quan trọng.
e) Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là tự trọng và tôn trong người khác.
- Gv kết luận: Hướng dân hs đọc thuộc 2 câu ca dao:
 Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.
5. Liên hệ bản thân
6. Củng cố – dặn dò:
- Con sẽ nhắc nhở bạn nói lại ngay để bạn hiểu như thế mới tôn trọng bạn và tôn trọng chính mình
- Về nhà nói lời yêu cầu , đề nghị lịch sự với mọi người nếu cần giúp đỡ.
+ Gv treo tranh 3 bức tranh bài 2 lên bảng, yêu cầu hs quan sát, và hỏi
+ ? Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Con có đồng tình với việc làm của các bạn không? Vì sao?
+ Hs thảo luân từng đôi .
+ Một số hs trình bày phần thảo luận của nhóm mình trước lớp.( Mỗi tranh 2 nhóm)
+ Nếu con là bạn trong bức tranh1, muốn mượn con gấu bông của em con cần nói như thế nào?
( Em cho anh mượn con gấu bông một tí nào?)
Gv hướng dẫn hs nói tự nhiên, nếu câu cụt thì sửa cho hs.
- Hs làm việc cá nhân trên phiếu học tập.
+ Gv nêu từng ý kiến , hs biểu lộ thái độ đánh giá: tán thành, không tán thành thông qua việc giơ tấm bìa màu xanh ( không tán thành), đỏ ( tán thành)
+ Cần hỏi thêm vì sao không tán thành hoặc vì sao lại tán thành? 
+ Hs sửa các tình huống sai thành đúng
Hs kể lại những việc mình đã đề nghị người khác như thế nào cho cả lớp nghe
Khi thấy bạn đề nghị người khác chưa được lịch sự con sẽ làm gì?

Tài liệu đính kèm:

  • doc§¹o ®øc T 21.doc