Giáo án Chính tả 4 - Thạch Phiêu

Giáo án Chính tả 4 - Thạch Phiêu

TUẦN 19 Ngày dạy:

CHÍNH TẢ NGHE – VIẾT

Bài viết: KIM TỰ THÁP AI CẬP

I/MỤC TIÊU:

- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.

- Làm đúng BT CT về âm đầu, vần dễ lẫn (BT2)

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 -3 tờ phiếu viết nội dung BT 2. Ba băng giấy viết nội dung BT 3a (3b).

 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 

doc 42 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả 4 - Thạch Phiêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19 Ngày dạy:
CHÍNH TẢ NGHE – VIẾT
Bài viết: KIM TỰ THÁP AI CẬP
I/MỤC TIÊU:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT CT về âm đầu, vần dễ lẫn (BT2)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -3 tờ phiếu viết nội dung BT 2. Ba băng giấy viết nội dung BT 3a (3b).
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Oån định Nhắc nhở HS tư thế ngồi học, và chuẩn bị sách vở để học bài.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV nêu tên những HS đạt điểm cao thi chính tả, viết chữ đẹp, không sai lỗi chính tả, có tư thế ngồi viết đúng ở HKI.
- Kiểm tra sách ,vở HKII của HS
3.Dạy bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK/5 và hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Tiết chính tả hôm nay, cô sẽ đọc cho các em viết đoạn văn kim tự tháp Ai Cập và làm bài tập chính tả.
- Ghi tựa lên bảng
 b). Hướng dẫn nghe viết chính tả:
 *Tìm hiểu nội dung đoạn văn :
 - GV đọc bài một lượt
- Kim tự tháp Ai Cập là lăng mộ của ai?
- Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào? 
- Đoạn văn nói lên điều gì? 
* Hướng dẫn viết từ kho ù:
- Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn lộn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS phát âm và phân tích các từ vừa nêu. (Tảng đá, nhằng nhịt, chuyên chở)
-Yêu cầu HS viết vào bảng con những từ đó.
- Gọi HS nhận xét bài bạn viết.
* Viết chính tả
- GV lưu ý HS cách trình bày chính tả.
+ Tên bài chính tả ghi giữa trang giấy.
+ Nhớ viết hoa từ Ai Cập.
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2 – 3 lượt.
* Soát lỗi và chấm bài 
- GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt.
- GV chấm chữa 10 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
c/ Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài tập2: 
- Cho HS đọc yêu cầu BT và đoạn văn.
 Dán hai tờ phiếu ghi sẵn bài tập lên bảng.
- Cho HS làm bài.
- GV theo dõi HS làm bài.
- GV nhận xét và chốt lại những từ đúng chính tả cần tìm: Sinh, biết, biết, sáng, tuyệt, xứng.
* Bài tập 3a: 
- Cho HS đọc yêu cầu của câu a.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng.
Như SGV/8
4.Củng cố:
- Tiết chính tả hôm nay ta học bài gì?
5.Dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS ghi nhớ những từ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
- Về nhà hoàn thành bài tập, chuẩn bị bài Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
- Cả lớp lắng nghe, thực hiện
- Lắng nghe.
- Cả lớp bỏ sách vở lên bàn.
-  vẽ kim tự tháp ở Ai Cập
- HS lắng nghe.
- 1 HS nhắc lại tựa bài
- HS theo dõi SGK/5.
- Trả lời:..là lăng mộ của Hoàng đế Ai Cập Cổ đại.
- HS nêu 
- HS nối tiếp nhau nêu.
- 3 HS phát âm phân tích.
- 3 HS lên bảng lớp viết, cả lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét bạn viết ở bảng lớp.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe viết chính tả.
- Từng cặp HS đổi vở cho nhau để soát lỗi và dùng bút chì sửa ra lề trang vở.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- 2 HS lên làm bài vào phiếu.
- HS dưới lớp dùng bút chì gạch chân các từ chọn để viết vào cho đúng.
- Nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- HS chép lời giải đúng vào VBT.
- 1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài bạn.
- 1HS nêu.
- Lắng nghe về nhà thực hiện.
TUẦN 20 Ngày dạy:
CHÍNH TẢ NGHE – VIẾT
Bài viết: CHA ĐẺ CỦA CHIẾC LỐP XE ĐẠP 
I/MỤC TIÊU:
- Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Làm đúng BT CT phương ngữ (2) a/b hoặc (3) a/b hoặc BT do GV soạn: Phân biệt tiếng có âm, vần dễ lẫn: tr/ ch ; uôt/ uôc
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Một số tờ giấy viết nội dung bài tập2a(2b), 3a(3b)
- Tranh minh hoạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Oån định Nhắc nhở HS tư thế ngồi học, và chuẩn bị sách vở để học bài.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc và yêu cầu HS viết các từ: Thân thiết, nhiệt tình, thiết tha.
-GV nhân xét, cho điểm
3.Dạy bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 -Xe đạp là phương tiện đi lại quen thuộc của mọi người. Ai là người đã phát minh ra chiếc lốp xe đạp. Điều đó các em sẽ được biết qua bài chính tả Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
- GV ghi tựa lên bảng.
 b). Hướng dẫn nghe viết chính tả:
 Tìm hiểu nội dung đoạn văn 
-GV đọc bài một lượt.
- GV nêu câu hỏi: 
- Trước đây bánh xe đạp được làm bằng gì? – Sự kiên nào làm Đân-lốp nảy sinh ý nghĩ làm lốp xe đạp? 
- Em hãy nêu nội dung chính của đoạn văn? – GV nhận xét chốt lại: Đân-lốp người đã phát minh ra chiếc lốp xe đạp bằng cao su.
Hướng dẫn viết từ khó 
Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn lộn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS phát âm và phân tích các từ vừa nêu. (Đân-lốp, nẹp sắt, rất xóc, cao su, suýt ngã )
 -Yêu cầu HS viết vào bảng con những từ đó.
- Gọi HS nhận xét bài bạn viết.
Viết chính tả
 - GV lưu ý HS cách trình bày bài chính tả.
 +Tên bài chính tả ghi giữa trang giấy.
 +Nhớ viết hoa danh từ riêng Đân-lốp, Anh.
 -GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. Mỗi câu (bộ phận câu) đọc 2 – 3 lượt.
 Soát lỗi và chấm bài 
 -GV đọc toàn bài chính tả một lượt.
 -thu 10 bài chấm chữa.
 -GV nêu nhận xét chung.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài tập2a: 
 -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
 -Yêu cầu HS làm bài.
 -Cho HS trình bày theo hình thức thi tiếp sức. GV dán 2 tờ giấy đã ghi sẵn khổ thơ lên bảng.
 -GV nhận xét và chốt lại những từ đúng:
 Chuyền trong vòm lá
 Chim có gì vui
 Mà nghe ríu rít
 Như trẻ reo cười?
 b/.Điền vào chỗ trống uôt/ uôc:
 -Cách làm như câu a-Lời giải đúng:
 Cày sâu cuốc bẫm.
 Mua dây buộc mình.
 Thuốc hay tay đảm.
 Chuột gặm chân mèo.
 Bài tập 3b:
 -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
 -Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nêu đáp án
 -GV nhận xét chốt lời giải đúng: thuốc bổ, cuộc đi bộ, buộc ngài.
4 Củng cố:
- Tiết chính tả hôm nay ta học bài gì?
5.Dặn dò
 -GV nhận xét tiết học.
 -Dặn HS ghi nhớ những từ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
- Về nhà học thuộc bài Chuyện cổ tích về loài người để hôm sau nhớ viết.
- Cả lớp lắng nghe, thực hiện.
-3HS viết ở bảng lớp.
-HS còn lại viết vào bảng con.
- Nhận xét bạn viết ở bảng lớp.
-HS lắng nghe.
- 1 HS Nhắc lại tựa bài
- HS lắng nghe theo dõi.
- HS đọc thầm lại đoạn văn.
-2HS nêu.
-HS nêu 
-3HS nêu 
.
- HS nêu 
- 5HS phát âm, phân tích các từ vừa nêu.
-5 HS lên bảng lớp viết, cả lớp viết vào bảng con.
- Nhận xét bạn viết ở bảng lớp 
-HS viết chính tả.
-Từng cặp HS đổi tập cho nhau để soát lỗi dùng bút chì sửa ra lề trang vở.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS quan sát tranh và làm bài vào vở.
-2 nhóm lên thi tiếp sức điền vào chỗ trống.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
-HS làm giống như câu a.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS tự làm bài 
- HS nối tiếp nhau nêu đáp án. 
-Lớp nhận xét.
- 1HS nêu.
- Lắng nghe về nhà thực hiện.
Tuần 21 Ngày dạy:
CHÍNH TẢ NHỚ – VIẾT
Bài viết: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI
I/MỤC TIÊU:
 - Nhớ-viết đúng bài CT; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ.
- Làm đúng BT3 (kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -3,4 tờ giấy khổ to ghi nội dung BT 2a (hoặc 2b) 3a (hoặc 3b).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Oån định Nhắc nhở HS tư thế ngồi học, và chuẩn bị sách vở để học bài.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- GV đọc và yêu cầu HS viết các từ: Chuyền bóng, chim hót, trẻ em, xung phong. .
Tuốt lúa, cuộc chơi, cái cuốc, sáng suốt
-GV nhân xét, cho điểm
3.Dạy bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 -Trẻ em sinh ra, rất cần sự chăm sóc của mẹ, sự dạy dỗ của cha, của thầy giáo. Điều đó các em đã được biết qua bài tập đoc Chuyện cổ tích về loài người. Trong bài chính tả hôm nay, một lần nữa các em lại thấy được trẻ em có một vị trí rất quan trọng trong cuộc sống của mọi người.
- GV ghi tựa lên bảng
 b). Hướng dẫn nghe viết chính tả:
 * Tìm hiểu nội dung đoạn văn 
 -GV yêu cầu HS đọc đoạn trong bài Chuyện cổ tích về loài người (Từ Mắt trẻ con sáng lắm  hình tròn là trái đất).
 Hỏi: Khi trẻ con sinh ra phải cần có những ai? Vì sao phải như vậy?
* Hướng dẫn viết từ khó
-Yêu cầu HS tìm những từ ngữ dễ viết sai
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- GV nhận xét. 
 * Viết chính tả 
- GV nhắc HS cách trình bày đoạn thơ, những chữ cần viết hoa. 
- Tên bài lùi vào 3 ô
- Đầu dòng thơ lùi vào 2 ô.
- Giữa các khổ thơ cách nhau 1 dòng.
 * Chấm, chữa bài.
 -GV chấm 10 bài.
 -Nhận xét chung.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2a.
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT 2a.
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- GV dán lên bảng 3 tờ giấy đã chép sẵn BT 2a.
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
 -GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng:
 Mưa giăng trên đồng
 Uốn mềm ngọn lúa
 Hoa xoan theo gió
 Rải tím mặt đường
 b). Đặt dấu hỏi hay dấu ngã sao cho đúng.
 -Cách tiến hành như ở câu a.
 -Lời giải đúng: mỗi – mỏng – rõ – rải – thoảng – tản.
 Bài tập 3: Tổ chức trò chơi tiếp sức.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Chia lớp thành 4 n ... bài.
- GV chấm 10 bài.
- Nhận xét chung.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2a: Điền vào chỗ trống.
- Cho HS đọc yêu cầu của câu a.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS thi dưới hình thức tiếp sức: GV dán lên bảng 3 tờ phiếu đã viết mẫu chuyện có để ô trống.
- GV nhận xét chốt lời giải đúng: các chữ cần điền là: sao - sau - xứ - sức - 
xin - sự.
2b: Cách tiến hành tương tự như câu a.
 Lời giải đúng: oi - hòm - công - nói - nổi.
4. Củng cố: 
- Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì?
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS ghi nhớ những từ ngữ đã luyện viết chính tả.
- Về nhà kể cho người thân nghe các câu chuyện vui đã học.
- Chuẩn bị bài chính tả tuần 33.
- Cả lớp thực hiện.
-2 HS đọc mẫu tin Băng trôi và Sa mạc đen, và viết tin đó trên bảng lớp đúng chính tả.
-HS lắng nghe.
- 1HS nhắc lại tựa bài.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
-HS luyện viết từ.
-HS viết chính tả.
-HS soát lỗi.
-10 HS nộp vở HS còn lại đổi tập cho nhau để soát lỗi.
- HS đọc, cả lớp đọc thầm theo.
-HS làm bài vào vở.
-3 nhóm lên thi tiếp sức.
- Lớp nhận xét.
- HS chép lời giải đúng vào vở.
- 1HS nêu.
- Lắng nghe ghi nhớ về nhà thực hiện
Tuần 33 Ngày dạy:
Tiết 33: 	CHÍNH TẢ NHỚ – VIẾT
Bài viết: 	 NGẮM TRĂNG, KHÔNG ĐỀ
I/MỤC TIÊU:
1. Nhớ và viết đúng chính tả, trình bày đúng 2 bài thơ Ngắm trăng, Không đề.
2. Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm dễ lẫn: tr/ch, iêu/iu.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Một số tờ giấy khổ to kẻ bảng theo mẫu trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Oån định:
- Nhắc nhỡ HS ngồi ngay ngắn , và chuẩn bị sách vở để học bài.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - GV đọc các từ ngữ vì sao, năm sao, xứ sở, xinh xắn, dí dỏm, hóm hỉnh, công việc, nông dân yêu cầu HS lên bảng viết.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Các em đã học 2 bài thơ Ngắm trăng và Không đề. Trong tiết chính tả hôm nay các em nhớ lại bài thơ và viết chính tả cho đúng. Sau đó chúng ta cùng làm một số bài tập.
- GV ghi tựa lên bảng.
 b) Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả.
 * Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
 - Gọi HS đọc thuộc lòng hai bài thơ.
- Yêu cầu HS nhắc lãi nội dung hai bài thơ.
* Hứớng dẫn HS viết từ khó 
-Yêu cầu HS nêu những từ ngữ viết dễ sai.
- Cho HS viết những từ ngữ các em vừa nêu.
* HS nhớ – viết.
- GV nhắc nhỡ HS cách trình bày bài thơ.
* Chấm, chữa bài.
 -Chấm 10 bài.
 -GV nhận xét chung.
c/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2a: Tìm tiếng có nghĩa.
- Gọi HS đọc yêu cầu của câu a.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho các nhóm.
- Cho HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a
am
an
ang
tr
trà, tra hỏi, thanh tra, trà trộn, dối trá,trả bài, trả giá 
rừng tràm, quả trám, trạm xá
tràn đầy, tràn lan, tràn ngập 
trang vở, trang bị, trang điểm, trang hoàng, trang trí, trang trọng
ch
cha mẹ, cha xứ, chà đạp, chà xát, , chả giò, chả lê 
áùo chàm, chạm cốc, chạm trổ 
chan hoà, chán nản, chán ngán
chàng trai, (nắng) chang chang 
 2b: Cách tiến hành như câu a.
 Lời giải đúng:
d
ch
nh
th
iêu
Cánh diều, diễu hành, diều hâu, diễu binh, kì diệu, diệu kế, diệu kì 
Chiêu binh, chiêu đãi, chiêu hàng, chiêu sinh 
Nhiều, nhiêu khê, nhiễu sự, bao nhiêu 
Tiêu đố, thiêu huỷ, thiểu não, thiểu số, thiếu niên, thiếu phụ, thiếu tá 
iu
Dìu dặt, dịu hiền, dịu dàng, dịu ngọt
Chắt chiu, chịu đựng, chịu thương
 chịu khó 
Nói nhịu, nhíu mắt 
Thức ăn thiu, mệt thỉu đi 
* Bài tập 3a:
- Gọi HS đọc yêu cầu BT.
- GV giao việc.
- Yêu cầu HS làm bài. GV phát giấy cho HS.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
 * Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm tr: tròn trịa, trắng trẻo, trơ trẽn 
 * Các từ láy trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm ch: chông chênh, chống chếnh, chong chóng, chói chang 
 3b: Cách tiến hành như câu a.
 * Từ láy tiếng nào cũng có vần iêu: liêu xiêu, liếu điếu, thiêu thiếu 
 * Từ láy trong đó tiếng nào cũng có vần iu: hiu hiu, dìu dịu, chiu chíu 
4. Củng cố:
- Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì?
 5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ những từ ngữ đã ôn luyện.
- Chuẩn bị bài chính tả tuần 34.
- Cả lớp thực hiện.
- 2HS lên viết bảng lớp, HS còn lại viết vào giấy nháp
-HS lắng nghe.
- 1HS nhắc lại tựa bài.
- 2 HS đọc thuộc lòng 2 bài thơ.
- HS nêu.
- HS nêu: hững hờ, tung bay, xách bương
-1HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- HS gấp SGK, viết chính tả.
-10 HS nộp vở HS còn lại đổi tập cho nhau để soát lỗi.
-1 HS đọc, lớp lắng nghe.
-HS làm bài theo cặp (nhóm).
-Đại diện các nhóm dán bài làm lên bảng lớp.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
- HS suy nghĩ – tìm từ ghi ra giấy.
- Các nhóm làm lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
- 1HS nêu.
- Lắng nghe ghi nhớ về nhà thực hiện
Tuần 34 Ngày dạy:
Tiết 34: 	NGHE - VIẾT 
Bài viết: 	NÓI NGƯỢC
I/MỤC TIÊU:
1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài vè dân gian Nói ngược.
2. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt âm đầu và dấu thanh dễ viết sai (r/d/gi, dấu hỏi/dấu ngã)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Một số tờ giấy khổ rộng viết nội dung BT2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Oån định:
- Nhắc nhỡ HS ngồi ngay ngắn , và chuẩn bị sách vở để học bài.
 2. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi lên bảng yêu cầu làm bài tập 3.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài: Trong dân gian có những bài ca dao, những câu tục ngữ đã đúc kết những kinh nghiệm của ông cha ta trong cuộc sống. Bên cạnh đó có những bài vè đem đến niềm vuio cho người lao động bằng cách nói thật độc đáo. Nói ngược – bài vè hôm nay chúng ta học là một bài như thế.
- GV ghi tựa lên bảng.
 b) Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả.
 * Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
- GV đọc một lần bài vè Nói ngược 
- Yêu cầu HS đọc thầm lại bài vè.
- GV nói về nội dung bài vè: Bài vè nói những chuyện phi lí, ngược đời, không thể nào xảy ra nên gây cười.
* Hứớng dẫn HS viết từ khó
- Yêu cầu HS nêu những từ ngữ viết dễ sai.
- Cho HS viết những từ ngữ các em vừa nêu.
 * HS viết chính tả 
- GV đọc từng câu hoặc từng cụm từ cho HS viết.
- GV đọc lại một lần.
* Chấm, chữa bài 
 - GV chấm 10 bài.
- Nhận xét chung.
 c/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc nội dung BT2.
- GV giao việc.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm. GV dán lên bảng lớp 3 tờ giấy đã chép sẵn BT.
- GV nhận xét và tuyên dương những nhóm làm nhanh đúng.
Lời giải đúng: Các chữ đúng cần để lại là: giải – gia - dùng - dõi - não - quả - não - não - thể.
4. Củng cố: 
- Tiết chính tả hôm nay chúng ta học bài gì?
5. Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại thông tin ở BT 2 cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài chính tả tuần 35.
- Cả lớp thực hiện.
-1 HS lên bảng làm BT3a (trang 145)
-1 HS làm bài 3b (trang 145)
-HS lắng nghe.
- 1HS nhắc lại tựa bài.
- HS theo dõi trong SGK. 
- Đọc thầm lại bài vè.
- HS lắng nghe.
- HS nêu: liếm lông, nậm rượu, lao đao, trúm, đổ vồ 
-1HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
- HS viết chính tả .
- HS soát lỗi.
-10 HS nộp vở HS còn lại đổi tập cho nhau để soát lỗi.
-1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
-HS làm bài vào vở.
-3 nhóm lên thi tiếp sức
-Gạch bỏ những chữ sai trong ngoặc đơn.
-Lớp nhận xét.
- 1HS nêu.
- Lắng nghe ghi nhớ về nhà thực hiện
TUẦN 35: Ngày kiểm:
ÔN TẬP VÀ KIỀM TRA CUỐI NĂM
I.Mục tiêu:
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm TĐ và HTL.
2. Nghe thầy đọc viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Nói với em.
II.Đồ dùng dạy học:
 -Phiếu thăm.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài mới:
 a). Giới thiệu bài:
 -Cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi dưỡng ta khôn lớn. Công ơn của cha mẹ bằng trời, bằng biển. Vì vậy chúng ta phải luôn luôn ghi nhớ công ơn cha mẹ. Đó cũng chính là lời nhắn gửi trong bài chính tả Nói với em hôm nay các em viết 
 b). Kiểm tra TĐ - HTL:
 a/. Số HS kiểm tra: 1/6 số HS trong lớp.
 b/. Tổ chức kiểm tra: như ở tiết 1.
 c). Nghe – viết:
 a/. Hướng dẫn chính tả: 
 -GV đọc một lượt bài chính tả.
 -Cho HS đọc thầm lại bài chính tả.
 -GV nói về nội dung bài chính tả: Trẻ em sống giữa thế giới của thiên nhiên, thế giới của chuyện cổ tích, sống giữa tình yêu thương của cha mẹ.
 -Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: lộng gió, lích rích, chìa vôi, sớm khuya 
 b/. GV đọc cho HS viết.
 -GV đọc từng câu hoặc cụm từ cho HS viết.
 -GV đọc lại cả bài một lượt.
 c/. Chấm, chữa bài.
 -GV chấm bài.
 -Nhận xét chung.
2. Củng cố, dặn dò:
 -GV nhận xét tiết học.
 -Yêu cầu HS về nhà luyện đọc bài Nói với em.
 -Dặn HS về nhà quan sát hoạt động của chim bồ câu và sưu tầm về chim bồ câu.
-HS đọc thầm.
-HS luyện viết từ dễ viết sai.
-HS viết chính tả.
-HS tự soát lại lỗi chính tả.
-HS đổi bài, soát lỗi cho nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an k4 HK2 Moi.doc