Giáo án Chính tả 2 - Vì sao cá không biết nói? - Năm học 2018-2019

Giáo án Chính tả 2 - Vì sao cá không biết nói? - Năm học 2018-2019

I. MỤC TIÊU

- Chép lại chính xác mẩu truyện vui Vì sao cá không biết nói?

- Trình bày một đoạn văn đúng, đẹp.

- Làm đúng các bài tập phân biệt một số tiếng có vần ưt/ưc

- Giáo dục tính cẩn thận, thẩm mỹ, ý thức rèn vở sạch, chữ đẹp cho học sinh.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: sách giáo khoa, bảng phụ viết nội dung bài tập chép, bảng phụ viết nội dung bài tập 2b

2. Học sinh: Vở chính tả, bảng con .

 

docx 4 trang Người đăng haibinhnt91 Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả 2 - Vì sao cá không biết nói? - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Ba ngày 12 tháng 3 năm 2019.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
TUẦN 26
Môn: Chính tả
Tập chép : Vì sao cá không biết nói?
I. MỤC TIÊU 
- Chép lại chính xác mẩu truyện vui Vì sao cá không biết nói? 
- Trình bày một đoạn văn đúng, đẹp. 
- Làm đúng các bài tập phân biệt một số tiếng có vần ưt/ưc 
- Giáo dục tính cẩn thận, thẩm mỹ, ý thức rèn vở sạch, chữ đẹp cho học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Giáo viên: sách giáo khoa, bảng phụ viết nội dung bài tập chép, bảng phụ viết nội dung bài tập 2b
Học sinh: Vở chính tả, bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH
1.Ổn định tổ chức: ( 1 phút ) Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Tiết chính tả trước chúng ta được học bài chính tả nào?
- Gọi 2 HS lên bảng viết các từ sau: bãi giằng, thở rung.
- Yêu cầu cả lớp viết bảng con
- Yêu cầu HS nhận xét bài của các bạn trên bảng.
- GV nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
a.Giới thiệu bài: Trong giờ học chính tả hôm nay, các em sẽ chép lại chính xác mẩu truyện vui: Vì sao cá không biết nói?. Sau đó, chúng ta sẽ cùng làm một số bài tập chính tả phân biệt vần ưc/ ưt 
- Yêu cầu HS nhắc lại tên đề bài.
b.Hướng dẫn viết chính tả:
- GV đọc mẫu đoạn tập chép trên bảng phụ
- Yêu cầu 2 HS nhìn bảng đọc lại
* Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung đoạn viết chính tả
+ Câu chuyện kể về điều gì?
+ Việt hỏi anh điều gì?
+ Lân trả lời em như thế nào? 
+ Câu trả lời của Lân có gì đáng buồn cười?
+ Theo em, cá có biết nói không?
*Hướng dẫn cách trình bày
+ Câu chuyện gồm mấy câu? 
+ Trong câu chuyện có những dấu câu nào?
+ Tìm lời nói của Việt? Sau lời nói của Việt có dấu gì?
+Tìm lời nói của Lân? Sau lời nói của Lân có dấu câu gì?
+ Lời nói của 2 anh em được viết sau dấu câu nào?
+ Trong bài có những chữ nào phải viết hoa? Vì sao?
* Hướng dẫn HS viết từ khó
- GV yêu cầu HS đọc thầm và tìm ra các từ khó đọc và dễ nhầm lẫn
- GV giúp HS phát hiện những lỗi thường gặp ở các từ khó đọc.
+say sưa (nhầm lẫn giữa s/x)
+bỗng (nhầm lẫn thanh ngã và thanh hỏi)
+ngớ ngẩn ( nhầm lẫn âm cuối n/ng)
+miệng(nhầm lẫn âm cuối n/ng)
-GV yêu cầu lớp đọc lại các từ khó đọc và dễ nhầm lẫn.
- GV đọc các từ ngữ dễ viết sai cho HS viết vào bảng con.
- GV nhận xét, sửa sai cho HS
- GV lưu ý cách trình bày: Viết tên truyện giữa trang vở. Khi xuống dòng lùi vào 1 ô, viết hoa chữ cái đầu và tên riêng. Trước lời thoại phải đặt dấu gạch ngang.
* Viết chính tả: 
- GV nhắc lại tư thế ngồi viết: “ ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi, mắt cách vở 25 đến 30 cm, hai chân để song song, tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ vào mép vở.
- HS nhìn vào SGK/71 hoặc bảng phụ của GV và chép vào vở.
* Chấm, chữa bài
- GV đọc lại bài 
-Yêu cầu HS đổi chéo vở và soát lỗi nhau
- Yêu cầu HS tự sửa chữ viết sai bên lề trang vở (nếu có).
- GV chấm và chữa bài viết của HS.
- Nhận xét bài viết chính tả của học sinh. Tuyên dương một số HS viết đẹp, sạch sẽ
c.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:
* Bài tập 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề bài
-Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài trên bảng phụ. Cả lớp điền vào sách giáo khoa
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
b) ưt hay ưc ?
Mới vừa nắng quái
Sân hãy r... vàng
Bỗng chiều sẫm lại
Mờ mịt sương giăng.
Cây cối trong vườn
Rủ nhau th dậy
Đêm như loãng ra
Trong mùi hoa ấy
4.Củng cố:
-GV giới thiệu luật chơi
- Trò chơi: Ai nhanh, ai đúng?
Luật chơi: Chia lớp làm 2 đội, mỗi đội 3 HS lên bảng lần lượt tìm các từ chứa tiếng có vần ưt hoặc ưc. Đội nào tìm đúng và nhiều nhất sẽ giành chiến thắng.
VD: lọ mực, bực tức, lực sĩ, sức khỏe, bức tranh, đạo đức đứt dây, sứt mẻ, hộp mứt, vứt đi, nứt nẻ,
5. Nhận xét, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS viết bài chính tả đúng đẹp
- Yêu cầu HS về nhà viết lại các tiếng viết sai trong bài chính tả.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Chính tả : Nghe-viết: Sông Hương
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS lắng nghe
-Bài chính tả nghe viết: Bé nhìn biển
-2 HS viết bảng
-Cả lớp viết bảng con.
-HS thực hiện
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
- HS nhắc lại tên đề bài.
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc lại
+ Cuộc nói chuyện giữa hai anh em Việt và Lân
+ Việt hỏi: “ Vì sao cá không biết nói?”
+ Lân trả lời em: “Em hỏi thật ngớ ngẩn. Nếu miệng em ngậm đầy nước, em có nói được không?”
+ Lân chê Việt ngớ ngẩn nhưng thật ra Lân cũng ngớ ngẩn khi cho rằng cá không nói được vì miệng nó ngầm đầy nước.
+ Cá không biết nói như người vì chúng là loài vật. Chúng có cách riêng để trao đổi với bầy đàn chứ không phải dùng lời nói
+ 5 câu
+ Dấu hai chấm, dấu phẩy, dấu gạch ngang, dấu hỏi chấm, dấu chấm.
+Anh này, vì sao cá không biết nói nhỉ? 
Sau lời nói có dấu hỏi chấm.
+Em hỏi thật ngớ ngẩn. Nếu miệng em ngậm đầy nước, em có nói được không? Sau lời nói có dấu hỏi chấm
+Dấu gạch ngang
+ Lân, Việt được viết hoa vì là tên riêng. Anh, Em, Nếu được viết hoa vì đứng ở đầu dòng, đầu câu
+ say sưa, bỗng, ngớ ngẩn, miệng
-HS lắng nghe
-HS đọc
-HS thực hiện
-HS lắng nghe.
- HS lắng nghe
- HS tập chép vào vở
- HS lắng nghe
- HS soát lỗi
- HS sửa lỗi (nếu có)
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
- 1 HS đọc
- 1 HS lên bảng làm
- 1HS nhận xét
- HS lắng nghe, sửa sai (nếu có)
Mới vừa nắng quái
Sân hãy rực vàng
Bỗng chiều sẫm lại
Mờ mịt sương giăng.
Cây cối trong vườn
Rủ nhau thức dậy
Đêm như loãng ra
Trong mùi hoa ấy
-HS lắng nghe.
-HS chơi trò chơi.
-HS lắng nghe.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chinh_ta_2_vi_sao_ca_khong_biet_noi_nam_hoc_2018_201.docx