Giáo án Chính tả 2 - Tuần 27 - Năm học 2017-2018 - Tống Hoàng Linh

Giáo án Chính tả 2 - Tuần 27 - Năm học 2017-2018 - Tống Hoàng Linh

I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng.

 - Bước đầu biết thể hiện lời người kể chuyện và lời của nhân vật người cha qua giọng đọc.

 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong SGK, đặc biệt là các thành ngữ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, của ăn của để.

 - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

II/ CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC

 - Tự nhận thức

 - Xác định giá trị bản thân

 - Lắng nghe tích cực

 

docx 6 trang Người đăng haibinhnt91 Lượt xem 480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả 2 - Tuần 27 - Năm học 2017-2018 - Tống Hoàng Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Ngày soạn: 6/3/2018
Ngày dạy: /3/2018
Người soạn: Tống Hoàng Linh
TẬP ĐỌC:
KHO BÁU
I/ MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:	
Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng.
 - Bước đầu biết thể hiện lời người kể chuyện và lời của nhân vật người cha qua giọng đọc.
 2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải trong SGK, đặc biệt là các thành ngữ: hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, của ăn của để.
 - Hiểu lời khuyên của câu chuyện: Ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no hạnh phúc. 
II/ CÁC KĨ NĂNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC 
	- Tự nhận thức 
	- Xác định giá trị bản thân 
	- Lắng nghe tích cực 
III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC 
	-Trình bày ý kiến cá nhân, thuyết trình
	- Vấn đáp
	- Trình bày nhóm
IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC 
-Tranh minh họa 
V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ Ổn định: Khởi động vui
2/ Kiểm tra bài cũ:
3/ Bài mới:giới thiệu bài 
Chào tất cả các con, hôm nay cô và các con cùng nhau đi tìm hiểu một chủ điểm mới, đó là chủ điểm về “Cây cối” và bài tập đọc ngày hôm nay có tên là: KHO BÁU.
Vậy để biết xem kho báu trong bài này có liên quan đến loài cây nào? Và kho báu đó là gì? Thì bây giờ cô và các con cùng nhau đi luyện đọc và tìm hiểu xem đó là gì nhé!
 Gv ghi tựa lên bảng 
*Luyện đọc 
 Gv đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, rõ ràng.
Vừa rồi các con đã được nghe cô đọc mẫu bài tập đọc. Bây giờ, chúng mình cùng cô chú ý một vài từ khi luyện đọc bài này nhé!
 - nông dân
 - hai sương một nắng
 - cuốc bẫm cày sâu
 - làm lụng
 - hão huyền
 - dặn dò.
Cô đã liệt kê một vài từ cần chú ý. Các em cùng cô đọc lại những từ này nhé!
 Gv cho hs đọc bài.
*Luyện đọc câu :
Trong bài tập đọc này cũng có một số câu dài không có dấu phẩy. Và bây giờ các con cùng chú ý đọc những câu đó. Cô sẽ ngắt nghỉ hơi cho các con để khi đọc các con sẽ dễ lấy hơi hơn nhé!
Ngày xưa, có hai vợ chồng người nông dân kia / quang năm hai sương một nắng, / cuốc bẫm cày sâu.// Hai ông bà / thường ra đồng từ lúc gà gáy sang / và trở về khi đã lặn mặt trời.//
 Gv hướng dẫn hs nối tiếp đọc câu. 
 Gv theo dõi sữa chữa khi hs đọc sai. 
*Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ:
 Bây giờ chúng mình cùng cô đi tìm hiểu một số từ chú thích có trong bài. Đầu tiên cô có từ:
-Kho báu: kho báu có nghĩa là những của cải có giá trị, những đồ trang sức chẳng hạn hoặc tiền bạc rất nhiều, rất có giá trị mà chúng ta thường được thấy trong các câu chuyện cổ tích.
- Hai sương một nắng: có nghĩa là sự làm lụng vất vả từ sáng đến tối, giống như vợ chồng người nông dân ở trong bài tập đọc này.
- Cuốc bẫm cầy sâu: thể hiện sự chăm chỉ làm nghề nông, đó là một việc mà chúng ta ra đồng cày ruộng, sau đó gieo mạ, cấy lúa để làm ra hạt lúa, hạt gạo mà chúng ta ăn bây giờ.
-Cơ ngơi: cơ ngơi chúng ta thường nói đến tài sản này, nhà cửa, ruộng vườn hay xe cộ.
- Hão huyền: là những chuyện không thể làm được hoặc chuyện đó rất là xa vời, chỉ có thể là mơ hoặc là nghĩ đến mà khó có thể thực hiện được.
-Của ăn của để: đó là của của mà chúng ta làm ra vừa đủ để chúng ta sinh sống và có thể để giành ra them được một chút ít nữa để phục vụ cho cuộc sống sau này của mình.
 Gv gọi hs đọc phần chú giải SGK trang 84
*Đọc từng đoạn trong nhóm 
Gv hướng dẫn hs trong nhóm bạn đọc nghe sửa chữa giúp nhau.
 Gv theo dõi uốn nắn thêm. 
*Thi đọc giữa các nhóm 
 Gv h/d các nhóm đại diện thi đọc với nhau 
 Gv theo dõi khen ngợi nhóm đọc tốt.
Chuyển ý: Vừa rồi cô và các con đã luyện đọc tìm hiểu một số từ chú thích có trong bài. Vậy để hiểu rõ hơn về bài tập đọc này và hiểu rõ hơn xem kho báu có trong bài này là gì? Bây giờ chúng mình cùng nhau đi trả lời các câu hỏi có trong bài tập đọc ngày hôm nay nhé!
Gv hướng dẫn hs đọc thầm trả lời câu hỏi:
 TÌM HIỂU BÀI 
+Hỏi: Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù chịu khó của vợ chồng người nông dân ?
( đó là những câu nằm trong đoạn số 1, các con có thể tìm thấy được).
Các con ạ! Vợ chồng người nông dân này làm việc quần quật từ sáng đến tối, ngày nào cũng như ngày nào, họ không cho đất nghỉ mà khi trồng xong cây này lại trồng cây khác, lúc nào trong nhà cũng có lương thực dự trữ. Quanh năm bốn mùa luôn luôn có của ăn của để.
 Gv nhận xét khen ngợi 
+Hỏi: Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì?
Vậy người cha đã gợi ý cho các con rằng: Ruộng kia kìa, dưới ruộng đó là có kho báu đấy, các con lười làm ruộng như vậy thì các con hãy ra đấy đào lên lấy cái kho báu đấy mà dùng.
 Gv nhận xét khen ngợi.
+ Hỏi: Theo lời cha, hai người con đã làm gì?
+Hỏi: Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu?
Theo các em thì :
a, Vì đất ruộng vốn là đất tốt
b, Vì ruộng được hai người anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.
c, Vì hai an hem giỏi trồng lúa.
 Gv nhận xét khen ngợi. 
+Hỏi: Cuối cùng kho báu 2 anh em tìm được là gì?
 Gv nhận xét khen ngợi.
Các em có thể nhìn vào tranh: Đây là hình ảnh hai người con và đây là ruộng lúa rất là nhiều, lúa chất lên thành đống và ngoài ruộng kia rất là nhiều. 
 Qua các câu trả lời vừa rồi, các con có thể thấy rằng: Kho báu mà hai người con tìm được đó chính là: đất đai màu mỡ và sự lao động chuyên cần. Nhờ lao động chuyên cần mà vụ ấy hay là cả vụ sau nữa, cả sau nữa thì hai người con này đã mang về cho mình một chiến lợi phẩm vô cùng to lớn. Họ có của ăn, của để, cuộc sống xung túc. Và đến lúc bây giờ, họ mới nhận ra rằng lời dặn dò của người cha trước kia là: có làm thì mưới có ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho.
+Hỏi:Vậy qua Câu chuyện Kho báu này muốn khuyên chúng ta điều gì hay chúng ta rút ra được bài học gì?
Đất đai là kho báu vô tận, chúng ta chăm chỉ lao động trên ruộng đồng thì chúng ta sẽ có cuộc sống đầy đủ và ấm no. Thứ hai, đừng ngồi mơ kho báu, lao động chuyên cần sẽ làm nên hạnh phúc ấm no. Thứ ba, ai yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động thì người đó sẽ có cuộc sống hạnh phúc.
Các con ạ! Chúng ta có một vài câu tục ngữ, đó là: Không làm lấy gì mà ăn, không dưng ai dễ đem phần đến cho.Và những câu này chúng ta có thể hiểu được rằng: Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải yêu thương thiên nhiên, phải biết sử dụng tận dụng nguồn đất đai trong tự nhiên để mang lại cuộc sống cho bản than mình. Không tự dưng ở đâu mà chúng ta có được lương thực, có được gạo để ăn, chúng ta phải nhờ hai bàn tay của mình lao động chăm chỉ, đổ mồ hôi công sức thì mới có thành quả sau này được. Và bài học ngày hôm nay, chính là nói lên vai trò quan trọng của đất đai, của sức người, có làm thì mới có ăn – chúng ta ghi nhớ câu này giúp cô nhé!
*Luyện đọc lại – Kể toàn bộ câu chuyện
 Gv gọi hs đọc toàn bài.
 Nâng cao: cho hs kể lại câu chuyện.
 Gv nhận xét khen ngợi. 
Vậy, cô đã giúp các con luyện đọc bài và tìm hiểu bài có liên quan đến cây gì? Đó là cây lúa, đúng không nhỉ? Qua bài này, các con có gì thắc mắc hoặc muốn hỏi gì cần cô giải thích nữa không nào
 Gv nhận xét khen ngợi tiết học.
4/ Củng cố dặn dò: 
 Gv giúp hs liên hệ: từ câu chuyện Kho báu các em cần rút ra bài học cho mình: Ai chăm học, chăm làm, người ấy sẽ thành công, sẽ hạnh phúc, có nhiều niềm vui.
 Gv nhận xét tiết học. 
 Về nhà đọc hiểu nội dung bài tiết sau kể chuyện. 
Cả lớp tham gia
Hs quan sát tranh, lắng nghe 
1-3 hs nhắc tựa 
Hs lắng nghe
 2 - 3 em đọc
2 - 3 em đọc
2 em đọc
Cả lớp nối tiếp đọc 
Hs đọc lại khi đọc sai 
Hs lắng nghe
4-5 em đọc 
Các nhóm thực hiện
2-3 nhóm đọc 
Cả lớp theo dõi các nhóm đọc
Hs trả lời: Những hình ảnh nói lên sự cần cù chịu khó của hai vợ chồng người nông dân là: quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng và trở về khi đã lặn mặt trời. Vụ lúa, họ cấy lúa, gặt hái xong lại trồng khoai, trồng cà; không cho đất nghỉ, chẳng lúc nào ngơi tay.
Hs trả lời: Trước khi mất, người cha cho các con biết ruộng nhà mình có kho báu các con hãy tự đào lên mà dùng. 
Hs trả lời: Theo lời cha, hai người con đã đào bới cả đám ruộng để tìm kho báu mà không thấy. Vụ mùa đến, họ đành trồng lúa.
Hs trả lời:Vì do họ đào bới không thấy họ tiếp tục làm lúa, đất được làm kĩ nên lúa tốt. 
Hs trả lời: Cuối cùng kho báu 2 anh em tìm được là: đất đai màu mỡ, nhờ lao động chuyên cần. 
Hs trả lời: qua Câu chuyện Kho báu muốn khuyên chúng ta chăm chỉ lao động mới có cuộc sống ấm no hạnh phúc. 
2-3 hs đọc, kể
Cả lớp lắng nghe 
Cả lớp lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_chinh_ta_2_tuan_27_nam_hoc_2017_2018_tong_hoang_linh.docx