I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết đáp lời phù hợp với tình huống giao tiếp cho trước (BT1, 2)
- Đọc và chép lại được từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường (BT 3)
- HSKT: Nhìn, chép lại được từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Tranh minh hoạ bài tập 1
- Bản nội quy của nhà trường.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Tuần 24 Thứ hai ngày 22 thỏng 2 năm 2010 Dạy bài sáng thứa 6 tuần 23 - Giáo viên dạy: Lâm Thị Việt Hà Âm nhạc Học bài hát: Chú chim nhỏ dễ thương ( GV chuyên trách soạn giảng) ____________________________________ Tập làm văn Đáp lời khẳng định. Viết nội quy. I. Mục đích yêu cầu: - Biết đáp lời phù hợp với tình huống giao tiếp cho trước (BT1, 2) - Đọc và chép lại được từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường (BT 3) - HSKT: Nhìn, chép lại được từ 2 đến 3 điều trong nội quy của trường II. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài tập 1 - Bản nội quy của nhà trường. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng thực hành: Đáp lời xin lỗi trong các tình huống đã học. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạtđộng 1: Hướng dẫn làm bài tập . Bài 1: - Giáo viên treo tranh minh hoạ và yêu cầu học sinh đọc lời của các nhân vật: +Khi bạn nhỏ hỏi cô bán vé: Cô ơi, hôm nay có xiếc hổ không ạ? Cô bán vé trả lời thế nào? +Lúc đó, bạn nhỏ đáp lại lời cô bán vé như thế nào? +Theo em, tại sao bạn học sinh nói vậy? Khi nói vậy bạn nhỏ đã thể hiện thái độ như thế nào? +Bạn nào có thể tìm 1 câu nói khác thay cho lời đáp lại của bạn học sinh . - Cho 1 số em đóng lại tình huống. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. Bài 2: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài . - Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài. Chú ý học sinh có thể thêm lời thoại nếu muốn. - Yêu cầu học sinh đóng lại tình huống 1. *Tình huống a : +Mẹ ơi, đây có phải là hươu sao không ạ? +Trông nó đẹp quá, mẹ nhỉ. / Trông nó lạ quá, mẹ nhỉ. / Nó hiền lành và đáng yêu qúa, phải không mẹ. / Cái cổ của nó phải dài đến mấy mét ấy mẹ nhỉ . / - Yêu cầu cả lớp nhận xét, đưa ra lời đáp khác - Tiến hành tương tự với các tình huống còn lại . - Giáo viên nhận xét đưa bổ sung . Bài 3: - Giáo viên treo bảng phụ và yêu cầu học sinh đọc đoạn văn: Nội quy trường học . - Yêu cầu học sinh tự nhìn bảng chép lại hai ba điều trong bản nội quy vào vở . + Đi học đúng giờ, học bài + Không nói tục chửi thề . + Không ăn qùa vặt . + Đi học mặc đồng phục mang bảng tên - Giáo viên nhận xét, tuyên dương . 3. Củng cố, dặn dò : - Giáo viên nhận xét, tiết học. - 2 em trả lời theo tình huống của GV đưa ra. - 2 HS nhắc lại tên bài. - Cô bán vé trả lời: Có chứ . - Bạn nhỏ nói: Hay quá! - Bạn nhỏ đã thể hiện sự lịch, đúng mực trong giao tiếp. - Ví du: Tuyệt thật ./ Thích quá ! Cô bán cho cháu một vé với./ . - 2 học sinh lên đóng vai và diễn lại tình huống trong bài. Học sinh cả lớp theo dõi. - 2 HS đoc y/c - 1 vài cặp thực hành trước lớp . - 1 em đọc yêu cầu, cả lớp cùng suy nghĩ . - Học sinh đóng vai theo cặp. - 1 cặp học sinh đóng lại tình huống - Lớp nhận xét đưa ra lời đáp khác (nếu có) - Học sinh giải quyết tình huống . - 2 học sinh lần lượt đọc bài. - Lớp chép vào vở. - Học sinh về tập nói lời đáp lại cho lịch sự và nhớ những điều của nội quy trường học. Toán Tìm một thừa số của phép nhân I. Mục tiêu : - Nhận biết được thừa số, tích, tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia. - Biết tìm thừa số x trong các dạng BT: x x a = b; a x x = b (với a, b là các số bè và phép tính tìm x là nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính dã học). - Biết giải bài toán có 1 phép chia (trong bảng chia 3). - HSKT: Làm được BT 1, 2. II. Đồ dùng dạy và học : - 3 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 2 chấm tròn ( tam giác , hình vuông ) III. Hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. 1. Kiểm tra bài cũ : - Giáo viên vẽ lên bảng 4 hình : hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình chữ nhật. Gọi học sinh lên tìm những hình đã tô màu 1 hình. 3 - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm thừa số. - Giáo viên cho học sinh lấy 3 tấm bìa mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn . - Nêu bài toán: Có 3 tấm bìa như nhau, mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Hỏi có bao nhiêu chấm tròn ? - Hãy nêu phép tính giúp em tìm được số chấm tròn có trong 3 tấm bìa . - Nêu tên gọi của các thành phần và kết quả trong phép nhân trên . - Gắn các thẻ từ lên bảng để định danh tên gọi các thành phần và kết qủa của phép nhân trên: 2 x 3 = 6 Thừa số Thừa số Tích Dựa vào phép x trên, lập các phép (:) tương ứng. - Giới thiệu: Để lập được phép chia 6 : 2 = 3 chúng ta lấy tích ( 6 ) trong phép nhân 2 x 3 = 6 chia cho thừa số thứ nhất ( 2 ) được thừa số thứ hai ( 3 ). - Giới thiệu tương tự với phép chia : 6 : 3 = 2 . - 2 và 3 là gì trong phép tính nhân 2 x 3 = 6? - Vậy ta thấy, nếu lấy tích chia cho một thừa số ta sẽ có thừa số kia . - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào? *Hướng dẫn tìm thừa số x chưa biết. - Viết lên bảng X x 2 = 8 và nói chúng ta sẽ học cách tìm thừa số chưa biết này . - x là gì của phép nhân X x 2 = 8? - Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào? - Hãy nêu phép tương ứng ? - Vậy x bằng bao nhiêu ? - Giáo viên viết phép tính lên bảng yêu cầu học sinh đọc lại . - Như vậy chúng ta tìm được x = 4 để 4 x 2 = 8 . - Viết lên bảng : 3 x X= 15, yêu cầu HS làm. - Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn trên bảng. - Giáo viên sửa bài, bổ sung. - Muốn tìm thừa số trong phép nhân ta làm như thế nào ? - Yêu cầu cả lớp học thuộc lòng quy tắc trên . Hoạt động 3 : Luyện tập. Bài 1: - Yêu cầu học sinh tự làm bài, sau đó gọi học sinh lên đọc bài trước lớp . - Giáo viên nhận xét, cho điểm . Bài 2: - Bài yêu cầu gì ? - x là gì trong phép tính của bài ? - Yêu cầu học sinh tự làm bài . - Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn, sau đó chữa bài . - Hỏi học sinh vừa lên bảng làm bài: Tại sao trong phần b , để tìm x em lại lấy 12 chia cho 3 ? - Hỏi tương tự phần c . - Nhận xét và cho điểm học sinh . 3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu học sinh nêu lại cách tìm 1 thừa số của phép nhân . - Giáo viên nhận xét tiết học , tuyên dương . - Về nhà học thuộc các bảng nhân . - 2 em lên bảng làm bài - 2 HS nhắc lại tên bài. - 1 học sinh lên bảng thao tác, dưới lớp làm. - Có 6 chấm tròn . - Phép nhân : 2 x 3 = 6 - 2 và 3 là thừa số; 6 là tích - Học sinh gắn thẻ từ vào phép tính . - Phép chia 6 : 2 = 3 . - Học sinh lắng nghe . - Là thừa số. - Muốn tìm thừa số này, ta lấy tích chia cho thừa số kia. - x là thừa số của phép nhân . - Ta lấy tích chia cho thừa số còn lại . - x = 8 : 2 - x = 4 - X x 2 = 8 x = 8 : 2 x = 4 - 1 em lên bảng, lớp làm vào bảng con . - Muốn tìm một thừa số trong phép nhân ta lấy tích chia cho thừa số đã biết . - Đọc cá nhân, đọc đồng thanh . - Học sinh làm bài, 1 em đọc bài làm của mình trước lớp. - Tìm x - x là thừa số chưa biết trong phép nhân . - Học sinh lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở bài tập . - 1 HS nhận xét – Chữa bài. - Vì x là thừa số trong phép nhân X x 3 = 12, nên để tìm x chúng ta phải lấy tích là 12 chia cho thừa số đã biết là 3 . - 1 học sinh nêu. Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I. Mục tiêu: - Đánh giá hoạt động trong tuần 23 - Triển khai kế hoạch tuần 24 II. CAÙC HOAẽT ẹOÄNG DAẽY HOẽC CHUÛ YEÁU HOAẽT ẹOÄNG CUÛA GV HOAẽT ẹOÄNG CUÛA HS. HĐ 1: Sơ kết, đánh giá tuần qua * GV đánh giá chung - HS đi học đầy đủ và đúng giờ, nề nếp trước và sau Tết ổn định. - Thực hiện nghiêm túc chương trình tuần 23 - Lao động phụ huynh: thực hiện tốt. - Đóng nộp : Nhiều em đã hoàn thành, riêng em Hoà chưa có đồng nào HĐ 2: Kế hoạch tuần sau - Tăng cường kiểm tra việc học ở nhà. - Tập trung bồi dưỡng hs giỏi. - Lao động trồng cây đầu năm mới. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo kế hoạch của nhà trường. - HĐ 3: Tổng kết -Toồ trửụỷng baựo caựo caực maởt trong tuaàn. -Lụựp trửụỷng toồng keỏt. -Bỡnh baàu thi ủua - Theo dõi để thực hiện. - Cả lớp hát một bài. Buổi chiều: dạy bài sáng thứ 2 tuần 24 Tập đọc Quả tim khỉ I. Mục tiêu: - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện. - Hiểu ND: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như Cá Sấu không bao giờ có bạn. (trả lời được CH 1, 2, 3, 5) – HS khá, giỏi trả lời được CH 4. - HSKT: Tập đọc đúng bài. II. Đồ dùng dạy và học: - Tranh minh họa bài tập đọc. - Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. III. Các hoạt động dạy và học. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi bài “ Nội quy đảo Khỉ” : - Giáo viên nhận xét, tuyên dương, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Luyện đọc - Giáo viên đọc mẫu toàn bài một lượt. - Luyện đọc câu kết hợp đọc các từ khó: leo trèo, quẫy mạnh, sần sùi, nhọn hoắt, lưỡi cưa, trấn tĩnh, lủi mất... - Luyện đọc đoạn kết hợp giải nghĩa từ và hướng dẫn ngắt giọng. - Yêu cầu học sinh đọc trong nhóm. - Giáo viên và HS khác nhận xét tuyên dương. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài. - Gọi học sinh đọc đoạn 1 của bài. +Tìm những từ ngữ miêu tả hình dáng của Cá Sấu? +Khỉ gặp Cá Sấu trong hoàn cảnh nào? - Gọi học sinh đọc đoạn 2, 3, 4. +Cá Sấu định lừa Khỉ như thế nào ? +Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của Khỉ khi biết Cá Sấu lừa mình ? +Khỉ đã nghĩ ra mẹo gì để thoát nạn? +Vì sao Khỉ lại gọi Cá Sấu là con vật bội bạc? +Tại sao Cá Sấu lại tẽn tò lủi mất? +Theo em Khỉ là con vật như thế nào? +Còn Cá Sấu thì sao? +Qua chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? Hoạt động 3 : Luyện đọc lại bài . - Giáo viên tổ chức cho học sinh đọc lại bài theo hình thức phân vai . 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo dục học sinh cảnh giác đối với người xấu và phải chân thật trong tình bạn. - Giáo viên nhận xét tiết học. - Về học bài và chuẩn bị bài sau. - 2 HS lên bảng đọc và TLCH - 2 HS nhắc lại tên bài. - Học sinh lắng nghe. - Nối tiếp đọc câu. - Học sinh đọc nối tiếp đọc đoạn. - Luyện đọc theo nhóm. - Đại diện các nhóm thi đọc đoạn hoặc cả bài. - 1 học sinh đọc, lớp nhẩm theo. - Da sần sùi, dài thượt, răng nhọn hoắt, mắt ti hí. - Cá Sấu nước mắt chảy dài vì không có ai chơi. - Cá Sấu giả vờ mời Khỉ đến nhà chơi và định lấy quả tim của Khỉ. - Đầu tiên Khỉ hoảng sợ, sau đó lấy lại bình tĩnh. - Khỉ lừa lại Cá Sấu ... T 2 a/b hoặc BT 3 a/b - HSKT: Nhìn – viết tương đối đúng bài chính tả. II. Đồ dùng dạy và học: Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập chính tả . III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng, đọc các từ sau cho học sinh viết: phù sa, xa xôi, ngôi sao, lao xao, cúc áo, chim cút, nhút nhát,... 2. Bài mới: Giới thiệu bài Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả . - Giáo viên đọc mẫu và yêu cầu học sinh đọc lại . - Mọi người lo lắng như thế nào? - Con voi đã làm gì để giúp các chiến sĩ? - Đoạn văn có mấy câu ? - Chữ đầu đoạn văn viết như thế nào ? - Câu của Tứ được viết cùng những dấu câu nào ? - Những chữ nào trong bài được viết hoa? Vì sao? - Yêu cầu học sinh tìm trong đoạn trích các chữ khó: lúc lắc, lo lắng, quặp, lôi mạnh, vũng lầy, huơ vòi, lững thững... - Yêu cầu học sinh viết vào bảng con. - Giáo viên đọc bài thong thả từng câu cho hs viết bài . - Đọc toàn bài phân tích từ khó cho HS soát lỗi. - Chấm 1 số bài nhận xét, tuyên dương Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập. Bài 2a: - Treo bảng phụ ghi sẵn bài tập. - Gọi học sinh đọc đề bài tập 2a. - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Giáo viên nhận xét và chấm bài. 3. Củng cố, dặn dò: - N/xét tiết học , tuyên dương 1 số em viết đẹp. -Về viết lại những chữ còn mắc lỗi chính tả. - 2 em lên bảng viết. - Lớp viết vào giấy nháp. - 2 HS nhắc lại tên bài. - 2 học sinh đọc. - Lo lắng voi đập tan xe và phải bắn chết nó. - Nó quặp chặt vòi vào đầu xe, co mình lôi mạnh chiếc xe qua vũng lầy. - Có 7 câu . - Viết hoa và lùi vào một ô . - Được đặt sau dấu hai chấm , dấu gạch ngang, cuối câu có dấu chấm than. - Con, Nó, Phải, Nhưng, Thật vì đầu câu. Tứ, Tun là tên riêng cửa người và địa danh. - Học sinh tìm và đọc . - Học sinh viết vào bảng con. - Nghe và viết vào vở. - Học sinh soát lỗi . - 1 em đọc . - 1 em lên bảng, dưới lớp làm vào vở. - 1 vài em nhận xét bài trên bảng Buổi chiều Luyện tiếng việt Ôn luyện từ và câu tuần 23: Từ ngữ về muông thú Đặt và trả lời câu hỏi: như thế nào? I. Mục đích yêu cầu: 1. Mở rộng vốn từ về loài thú. 2. Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ: như thế nào? II. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hướng dẫn hs làm bài tập Bài 1: Viết tên những con vật em biết qua các bài đã học, qua phim ảnh và qua quan sát thực tế Bài 2: Trả lời các câu hỏi sau: 1. Trâu bò làm gì? 2. Ngựa thường làm gì? 3. Trong kháng chiến chống ngoại xâm, bộ đội ta dùng voi làm gì? 4. Người ta nuôi mèo để làm gì? - GV nhận xét, chữa bài, chốt lại câu trả lời đúng . Bài 3: Viết những câu sau thành câu hỏi có cụm từ như thế nào? 1. Khỉ làm trò rất hay. 2.Gấu ăn rất khỏe. 3. Sư tử gầm vang cả khu rừng. 4. Bạn Lan cười tươi như hoa. - GV làm rõ thêm yêu cầu bài tập - GV và cả lớp nhận xét, chữa bài chốt lại câu trả lời đúng. Bài 4: Hãy đặt 4 câu hỏi có cụm từ như thế nào? - Cả lớp và GV nhận xét,chữa bài 3. Củng cố - Dặn dò: GV chấm một số bài, nhận xét. - 2HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở - 1HS lên bảng làm bài - Cả lớp nhận xét, chữa bài . - 2HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở - 4HS lên bảng làm bài, mỗi HS trả lời 1 câu hỏi - HS dưới lớp nhận xét - HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở - 4 HS lần lượt đặt các câu hỏi - 2HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài vào vở - 4HS lên bảng làm bài , mỗi HS đặt 1 câu hỏi Luyện Tự nhiên xã hội Cây sống ở đâu? I. Mục tiêu: Sau bài học học sinh biết: - Cây cối có thể sống được ở khắp nơi: Trên cạn, dưới nước. - Thích sưu tầm và bảo vệ cây cối. II. Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hướng dẫn học sinh làm bài tập Bài 1: Nối các hình với ô chữ cho phù hợp. - GV nhận xét chữa bài. Bài 2: Viết chữ a hoặc b, c vào ô trống dưới mỗi hình cho phù hợp với lời ghi chú. - GV nhận xét, chưa bài. Bài 3: Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng. Cây có thể sống ở đâu? - GV nhận xét đánh giá. 2. Tổng kết: Nhận xét tiết học – Dặn dò - 2 HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập. - HS làm bài vào vở bài tập. - 2HS lên bảng làm bài. - HS dưới lớp nhận xét. - 2 HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập. - HS tự làm bào vào vở. - 3 HS lên bảng làm bài mỗi em điền 1 ô. - HS dưới lớp nhận xét. - 2 HS đọc đề bài và nêu yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở bài tập. - 1 HS lên bảng làm bài. - HS dưới lớp nhận xét. - HS đổi vở để kiểm tra kết quả của nhau. Thứ sáu ngày 26 tháng 2 năm 2010 Giáo viên dạy: Lâm Thị Việt Hà Âm nhạc Ôn bài: Chú chim nhỏ dễ thương ( GV chuyên trách soạn giảng) ____________________________________ Tập làm văn Đáp lời phủ định. Nghe – trả lời câu hỏi. I. Mục đích yêu cầu : - Biết đáp lời phủ định trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT 1, 2). - Nghe kể, trả lời đúng câu hỏi về mẩu chuyện vui (BT 3). - HSKT: Biết đáp lời phủ định trong tình huống giao tiếp đơn giản II. Đồ dùng dạy học : - Ghi sẵn các tình huống. - Các câu hỏi gợi ý viết vào bảng phụ . III. Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh. 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng thực hành đọc 2, 3 nội quy của nhà trường. - Giáo viên nhận xét , ghi điểm. 2. Bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Đọc lời các nhân vật trong tranh. - Giáo viên treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS đọc lời của các nhân vật của bài tập 1. - Bức tranh minh họa điều gì? - Khi gọi điện thoại đến , bạn nói thế nào? - Cô chủ nhà nói thế nào? - Lời nói của cô chủ nhà là một lời phủ định, khi nghe thấy chủ nhà phủ định điều mình hỏi, bạn học sinh đã nói thế nào? Kết luận: - Gọi 2 HS lên đóng vai thể hiện lại tình huống trên. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương . Hoạt động 2 : Thực hành. - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 2. - Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng đóng vai thể hiện lại từng tình huống trong bài. Chú ý HS có thể thêm lời thoại nếu muốn. - Yêu cầu học sinh đóng lại tình huống a. - Yêu cầu cả lớp nhận xét, đưa ra lời đáp khác - Tiến hành tương tự với tình huống còn lại . - Giáo viên nhận xét đưa bổ sung . Hoạt động 3: Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi Vì sao? - Giáo viên kể 1, 2 lần câu chuyện : Vì sao ? +Truyện có mấy nhân vật ? Đó là những nhân vật nào ? +Lần đầu về quê chơi, cô bé thấy thế nào ? +Cô bé hỏi cậu anh họ điều gì ? +Cậu bé giải thích ra sao ? +Thực ra con vật mà cô bé nhìn thấy là con gì - Gọi 1, 2 học sinh kể lại chuyện . - Giáo viên nhận xét, tuyên dương . 3. Củng cố, dặn dò: - Em đáp lại thế nào khi : + Một bạn hứa cho em mượn truyện , lại để quên ở nhà. +Em hỏi một bạn mượn bút nhưng bạn lại không có. - Nhận xét cho điểm HS. GV nx tiết học. - 2 em lên bảng đọc - 2 HS nhắc lại tên bài. - 1 học sinh đọc, cả lớp theo dõi. - Tranh minh họa cảnh một bạn HS gọi điện thoại đến nhà bạn. - Bạn nói : Cô cho cháu gặp bạn Hoa ạ. - ở đây không có ai tên là Hoa đâu cháu ạ. - Bạn nói: Thế ạ? Cháu xin lỗi cô. - 2 HS đọc. - 2 học sinh lên đóng vai và diễn lại tình huống trong bài.Học sinh cả lớp theo dõi . - 1 cặp HS đóng lại tình huống a - Lớp nhận xét đưa ra lời đáp khác ( nếu có ) - Học sinh nghe kể chuyện. - Hai nhân vật là cô bé và cậu anh họ . - Cô bé thấy mọi thứ đều lạ - Sao con bò này không có sừng hả anh ? - Bò không có sừng vì bị gãy sừng. Có con còn non, chưa có sừng. Riêng con này không có sừng vì nó là... là con ngựa. - Là con ngựa. - 2 đến 4 em thực hành kể. - Học sinh phát biểu ý kiến. Toán Bảng chia 5 I. Mục tiêu : - Biết cách thực hiện bảng chia 5. - Lập và nhớ được bảng chia 5. - Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5) - HSKT: Làm được BT 1, 2. II. Đồ dùng dạy và học : Các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 5 hình tròn. III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng: Đọc thuộc lòng bảng chia 4, bảng nhân 5. - Giáo viên nhận xét và ghi điểm . 2. Bài mới: Giới thiệu bài . Hoạt động 1: Lập bảng chia 5. - Giáo viên gắn lên bảng 4 tấm bìa có 5 chấm tròn, sau đó nêu bài toán: Mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi 4 tấm bìa có mấy chấm tròn ? - Hãy nêu phép tính thích hợp để tìm số chấm tròn có trong cả 4 tấm bìa . - Nêu bài toán: Trên các tấm bìa có tất cả 20 chấm tròn. Biết mỗi tấm bìa có 5 chấm tròn. Hỏi có tất cả bao nhiêu tấm bìa ? - Hãy đọc phép tính thích hợp để tìm số tấm bìa mà bài toán yêu cầu . - Giáo viên viết lên bảng phép tính: 20 : 5 = 4 và yêu cầu học sinh đọc phép tính này. - Tiến hành tương tự với 1 vài phép tính khác . Hoạt động 2: Học thuộc lòng bảng chia 5. - Yêu cầu học sinh đọc bảng chia 5 vừa xây dựng được. - Gọi 1 số em luyện học thuộc tại lớp. - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. Hoạt động 3: Luyện tập Bài 1: - Gọi học sinh nêu yêu cầu bài. - Giáo viên treo bảng phụ, yêu cầu học sinh đọc tên các dòng trong bảng số. - Muốn tính thương ta làm như thế nào? - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Giáo viên nhận xét sửa bài đưa ra kết quả đúng Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc đề - Yêu cầu học sinh tóm tắt và giải bài toán. - Gọi học sinh nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Giáo viên nhận xét sửa bài đưa ra đáp án đúng, chấm 1 số bài. Tóm tắt 5 bình hoa :15 bông hoa . 1 bình hoa : .bông hoa ? 3. Củng cố, dặn dò: - Chúng ta vừa học bài gì ? - Nhận xét tiết học, tuyên dương những em học tốt. - Về học bài và chuẩn bị bài sau. - 2 em lên đọc - 2 HS nhắc lại tên bài. - Học sinh quan sát và phân tích câu hỏi của giáo viên và trả lời . - 4 tấm bìa có 20 chấm tròn. - Phép tính: 5 x 4= 20 - Phân tích bài toán , sau đó1 học sinh trả lời . - Có tất cả 4 tấm bìa . - Phép tính : 20 : 5 = 4 - Đọc cá nhân, đọc đồng thanh . - Cả lớp đọc đồng thanh . - 5 đến 7 em đọc. - 1 em nêu yêu cầu của bài. - Đọc: Số bị chia, số chia, thương. - Ta lấy số bị chia chia cho số chia. - 1 học sinh lên bảng làm. Dưới lớp làm vào vở, sau đó đổi vở để kiểm tra vở lẫn nhau. Bài giải Số bông hoa mỗi bình hoa có là: 15 : 5 = 3 (bông hoa) Đáp số: 3 bông hoa - HS trả lời. - Hai em đọc bảng chia 5 ----------
Tài liệu đính kèm: