-Đọc từng câu:
+HS đọc tiếp nối nhau từng câu: Nhiên, Thái, Hải, Vương.
+Lớp nhận xét, GV nhận xét.
-Đọc từng đoạn :
+HS tiếp nối nhau đọc: Quân, Nhiên, Thái, Dương, Hải, Anh
+HS cùng GV nhận xét.
-Đọc toàn bài:
+HS đọc bài đó là em : Huyền, Trang, Thương, Hiệp, San,.
-Thi đọc cả bài theo giọng nhân vật:
+HS khá giỏi đọc thi
+Cả lớp nhận xét.
Tuần 22 Thứ 2 ngày 9 tháng 2 năm 2009 Luyện Tiếng việt Luyện đọc:Một trí khôn hơn trăm trí khôn I.Mục tiêu: -Rèn kĩ năng đọc trơn từng đoạn trong bài và đọc được bài tương đối. -Rèn đọc bài một cách lưu loát, đọc đúng giọng từng nhân vật. II.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài :(2’) 2 Hướng dẫn HS luyện đọc :(27’) -Đọc từng câu: +HS đọc tiếp nối nhau từng câu: Nhiên, Thái, Hải, Vương. +Lớp nhận xét, GV nhận xét. -Đọc từng đoạn : +HS tiếp nối nhau đọc: Quân, Nhiên, Thái, Dương, Hải, Anh +HS cùng GV nhận xét. -Đọc toàn bài: +HS đọc bài đó là em : Huyền, Trang, Thương, Hiệp, San,.. -Thi đọc cả bài theo giọng nhân vật: +HS khá giỏi đọc thi +Cả lớp nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò:(1’) -GV nhận xét giờ học ----------***---------- Đạo đức Biết nói lời yêu cầu,đề nghị (Tiết 2) I.Mục tiêu: -HS biết vận dụng kiển thức đã học vận dụng giải quyết tình huống cụ thể -Có ý thức trong khi sứ dụng lời yêu cầu,đề nghị II.Hoạt động dạy học : 1.Bài cũ (3’) ?Tiết trước ta học bài gì ?Em hãy nêu một việc cụ thể. -HS trả lời -GV nhận xét 2.Bài mới *Hoạt động 1: (10’) Biết đánh giá được việc sử dụng lời nói yêu cầu, đề nghị của bản thân Mục tiêu:HS biết tự đánh giá việc sử dụng lời yêu cầu,đề nghị của bản thân. Cách tiến hành : -GV nêu câu hỏi, HS trả lời. ?Em nào đã thực hiện nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự khi cần được giúp đỡ ?Hãy kể lại những việc làm cụ thể -HS lần lượt kể, HS cùng GV nhận xét. *Hoạt động 2:(10’) HS biết nói lời yêu cầu, đề nghị với những tình huống cụ thể Mục tiêu: HS thực hành nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự khi muốn nhờ người khác giúp đỡ. Cách tiến hành: Bước 1: GV nêu tình huống a.Em muốn được bố hoặc mẹ cho đi chơi vào ngày chủ nhật. b.Muốn hỏi thăm chú công an đi đến nhà người quen c.Em muốn nhờ em bé lấy hộ chiếc bút. Bước 2: HS thảo luận theo cặp -HS thảo luận cách giải quyết. -GV theo dỏi HS làm việc. Bước 3: HS đóng vai -Một số cặp lên đóng vai. -Lớp nhận xét. -GV kết luận: Khi cần đến sự giúp đỡ, dù nhờ người khác, em cần có lời nói và hành động, cử chỉ phù hợp. *Hoạt động 3: (7’)Trò chơi “Nói lời văn minh lịch sự” Mục tiêu: HS thực hành nơi lời yêu cầu lịch sự với các bạn trong lớp và phân biệt giữa lời nói lịch sự và chưa lịch sự. Cách tiến hành : Bước 1: GV nêu cách chơi -1HS làm chủ trò đứng trên bảng và nói một câu, nếu câu nói yêu cầu đề nghi lịch sự thì lớp nói theo còn câu đó không lịch sự thì cả lớp yên lặng, nếu em nào sai bị phạt. -HS chơi thử. Bước 2: HS thực hành chơi. -HS lần lượt lên làm chủ trò và chơi. -GV nhận xét. GV kết luận chung: Biết nói lời yêu cầu đề nghị phù hợp trong giao tiếp hằng ngày là tự trọngvà tôn trọng người khác. 3.Củng cố, dặn dò: (2’) ?Hôm nay ta học bài gì -GV nhận xét chung tiết học. -Về thực hiện tốt. Luyện Toán Chữa bài kiểm tra I.Mục tiêu: -Chữa bài kiểm tra để học sinh nhớ lại kiến thức đã học và từ đó khắc sâu cho HS những kiến thức đã học. II.Hoạt động dạy học: 1.Hướng dẫn HS chữa bài kiểm tra: (30’) Bài 1: Tính 2 x 3 = 6 4 x 3 = 12 5 x 2 = 10 4 x 6 = 24 3 x 2= 6 3 x 9 = 27 4 x 8 = 32 4 x 9 = 36 -HS theo dỏi và chữa vào vở. Bài 2: Tính a.4 x 3 + 17 = 12 + 17 b.5 x 6 + 10 = 30 + 10 = 29 = 40 -HS viết vào vở Bài 3: Bài giải 10 can như thế có số lít dầu là: 4 x 10 = 40 (l) Đáp số : 40 l -HS theo dỏi, chữa bài vào vở. Bài 4: Bài giải Độ dài đường gấp khúc 3 + 5 + 4 = 12 (cm) Đáp số : 12 cm -HS chữa vào vở. 2. Dặn dò:(2’) -Về ôn lại những kiến thức đã học. -----------***----------- Thứ 3 ngày 10 tháng 2 năm 2009 Chính tả (Nghe viết) Một trí khôn hơn trăm trí khôn I.Mục tiêu: -Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn. -Luyện viết các chữ có âm đầu và dấu thanh dễ lẫn: r, gi, d, thanh ngã , thanh hỏi. II.Đồ dùng: -Bảng phụ. III.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: (3’) -HS viết bảng con: Máy tuốt, cái cuốc, đôi guốc. -GV nhận xét. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) -Nêu mục đích, yêu cầu. 2.Hướng dẫn nghe, viết: (20’) -GV đọc bài chính tả. -2HS đọc lại bài. GV hỏi: Sự việc gì xẩy ra với Gà Rừng và Chồn trong lúc dạo chơi? ? Tìm câu nói của người thợ săn. ? Cho biết câu nói ấy được đặt trong dấu gì -HS trả lời. -HS viết bảng con: Buổi sáng, cuống quýt, reo lên. -GV đọc từng câu. -HS nghe GV đọc và viết bài vào vở. -GV đọc thong thả, HS khảo bài. -GV chấm , chữa bài. 3.Hướng dẫn làm bài tập: (8’) Bài tập 2 b: Tìm tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa sau. -Ngược lại với thật. -Ngược lại với to. -Đường nhỏ và hẹp trong làng xóm, phố phường. -HS trả lời miệng: dả, nhỏ, ngõ Bài tập 3a: Điền vào chỗ trống r, d hay gi ? -GV treo bảng phụ, HS làm bài. -GV theo dỏi, sửa sai. 4.Củng cố, dặn dò: (2’) -GV nhận xét giờ học. -Về nhà nhớ luyện viết đẹp hơn ---------***----------- Luyện Mĩ thuật (GV chuyên trách dạy) ------------***------------ Luyện tập Múa hát tập thể I.Mục tiêu: -ÔN lại các bài múa hát tập thể do đội tập và hát múa một vài bài hát mừng đảng, mừng xuân. II.Địa điểm: -Trên sân trường dọn vệ sinh. III.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài: (2’) -Tiết học hôm nay chúng ta ôn lại các bài hát đã tập và học hát bài Em là mầm non của Đảng. 2.Hướng dẫn HS múa hát:(30’) *Ôn các bài hát đã học. -GV cho quản ca điều khiển giờ học. -Quản ca cất hát bài đã tập -Lớp hát, GV nhận xét. *Học hát bài Em là mầm non của Đảng -GV hát mẫu 1 lần. -GV tập hát từng câu, HS hát theo GV từng câu. -GV hát hai câu một, HS hát theo GV -GV sửa sai. -HS hát cả bài. -GV nhận xét, sửa sai. *Hát kết hợp với múa phụ hoạ. -GV làm mẫu, HS theo dỏi. -HS làm theo GV. -Quản ca điều khiển lớp thực hiện. -GV theo dỏi, nhận xét. 3.Củng cố, dặn dò: (3’) -HS hát lại các bài hát vừa học. -GV nhận xét giờ học -Về ôn lại cho kĩ hơn. ------------***------------ Thứ 4 ngày 11 tháng 2 năm 2009 Luyện Tiếng việt Luyện kể chuyện: Một trí khôn hơn trăm trí khôn I.Mục tiêu: -Rèn kĩ năng kể chuyện cho học sinh. -Có kĩ năng vận dụng ngôn ngữ của mình để kể chuyện. II.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) ?Tiết trước ta học kể câu chuyện gì ?Nêu ý nghĩa câu chuyện -HS trả lời , GV nhận xét và ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (1’) -Tiết học này ta tiếp tục kể lại câu chuyện Một trí khôn hơn trăm trí khôn và kể theo lời của mình. 2.Hướng dẫn HS kể chuyện: (30’) -GV gọi 2 HS đọc lại bài tập đọc Một trí khôn hơn trăm trí khôn. -Cả lớp đọc thầm. -HS kể theo nhóm toàn bộ câu chuyện. -GV theo dỏi, gợi ý cho HS còn lúng túng. -HS kể toàn bộ câu chuyện trước lớp. -HS nhận xét lẫn nhau +Về cử chỉ, điệu bộ, nét mặtđã được chưa? +Lời kể phù hợp với từng nhân vật chưa? -3 HS thi kể lại câu chuuyện. -GV nhận xét . 3.Củng cố, dặn dò: (2’) ?Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì -HS trả lời. -GV nhận xét giờ học. -Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. ------------***--------------- Luyện Toán Luỵên viết phép chia từ phép nhân và ngược lại I.Mục tiêu: -Rèn kĩ năng viết phép nhân và phép chia. -Rèn kĩ năng nhớ lại bảng nhân và bảng chia. -HS khá giỏi giải tóan II.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài : (2’) 2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’) Bài 1: Có phép nhân, viết hai phép chia (theo mẫu) 5 x 4 = 20 ; 4 x 6 = 24 ; 3 x 8 = 24 ; 2 x 7 = 14 Mẫu: 5 x 7 = 35 35 : 5 = 7 35 : 7 = 5 -HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm -GV nhận xét. Bài 2: Viết phép nhân từ phép chia (theo mẫu) Mẫu: 12 : 6 = 2 ; 18 : 2 = 9 ; 14 : 2 = 7 ; 20 : 4 = 5 6 x 2 = 12 ; 6 : 2 = 3 ; 8 : 4 = 2 ; 10 : 5 = 2 2 x 6 = 12. -HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm. -GV cùng HS nhận xét. Bài 3:Tính 5 x 6 = 3 x 8 = 30 : 5 = 24 : 3 = 30 : 6 = 24 : 8 = -HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm. -GV chữa bài. *Dành cho HS khá giỏi Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. ....: 2 = 4 ; ....: 2 = 6 ; ....: 2 = 9 ; ....: 10 = 2 ; ....: 2 = 8 -GV gợi ý: Mấy chia hai bằng 4, có nghĩa là 4 x 2 =? -HS làm bài, GV nhận xét. Bài 2: Một đường gấp khúc có ba đoạn thẳng, đoạn thẳng thứ nhất dài 28 cm, đoạn thẳng thứ hai dài 1 dm 4 cm, đoạn thẳng thứ ba dài 12 cm. Tính độ dài đường gấp khúc đó? -GV gợi ý : Các đoạn thẳng đó đã cùng đơn vị đo chưa? ?Vậy muốn tính độ dài đường gấp khúc thì ta phải làm gì -HS trả lời và làm vào vở,1 HS lên bảng làm -GV chữa bài. Bài giải Đổi 1dm 4 cm = 14 cm Độ dài đường gấp khúc là: 28 + 14 + 12 = 54 (cm) Đáp số : 54 cm Bài 3: Một đàn vịt 92 con. Trong đàn có 17 con vịt trống. Hỏi đàn vịt có bao nhiêu con vịt mái? ?Bài toán cho biết gì ?Bài toán hỏi gì -HS làm bài vào vở, 1HS chữâ bài -GV nhận xét. 3.Chấm, chữa bài: -GV chấm bài cho HS và nhận xét. C.Củng cố, dặn dò: -HS nhắc lại nội dung tiết học. -1HS đọc bảng chia 2. -GV nhận xét giờ học. ------------***------------ Tự nhiên và xã hội Cuộc sống xung quanh(Tiếp theo) I.Mục tiêu: -HS biết kể tên một số nghề nghiệp và những hoạt động sinh sống của người dân. -Có ý thức gắn bó, yêu quê hương. II.Đồ dùng: -Tranh ở SGK (trang 46, 47) III.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: (5’) -Tiết trước ta học bài gì? -Em hãy kể tên một số nghề mà em biết? -GV nhận xét. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) -Nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2.Hoạt động1: Làm việc với SGK: (12’) *Mục tiêu: Nhận biết về nghề nghiệp và cuộc sống chính ở thành thị. *Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm. -HS quan sát tranh ở SGK và nói về những gì các em thấy trong hình. ?Trong tranh vẽ những gì ở thành thị? ?Nghề nghiệp của họ là gì? -HS thảo luận theo cặp. Bước 2: HS ở một số nhóm trình bày. -GV cùng HS nhận xét. GV kết luận: Những bức tranh đó thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ở thành phố, thị trấn. 3.Hoạt động 2: Nói về cuộc sống ở địa phương: (12’) Mục tiêu: HS biết nói được tên huyện, xã và nghề nghiệp của người dân. *Cách tiến hànhg: -Gv nêu yêu cầu: Bạn ở huyện, xã nào? -HS trả lời miệng. -GV nhận xét. ?Người dân nơi bạn sống thường làm những nghề gì? -HS thảo luận theo cặp. -GV theo dỏi. -Các nhóm trả lời. GV kết luận: ở nơi các em sống là nghề công nhân, trồng chè, làm nông. C.Củng cố, dặn dò: (2’) -Hôm nay ta học bài gì? -GV nhận xét giờ học. ----------***---------- Thứ 5 ngày 12 tháng 2 năm 2009 Luyện Tiếng việt Luyện từ và câu : Từ ngữ về loài chim. Dấu chấm, dấu chấm phẩy. I.Mục tiêu: -Củng cố vốn từ ngữ về loài chim, biết nói thêm một số thành ngữ về loài chim. -Củng cố về cách đặt dấu chấm, dấu phẩy. II.Đồ dùng: -Tranh vẽ các loài chim. III.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.Hưóng dẫn làm bài tập: (35’) Bài tập1: Nêu tên các loài chim. -GV treo tranh, HS quan sát và trả lời. -GV kết luận : Tranh 1: chim bồ câu, Tranh 2: chim khứơc, sẻ, chim sâu, ... Bài tập 2: Hãy chọn tên loài chim thích hợp với mỗi chỗ chấm dưới đây: Nhanh như ....... Hôi như ......... Trắng như....... (vẹt, cú, quạ, cò, cắt, khứơc) -GV gợi ý: Các em hãy chọn những con chim để điền vào chỗ chấm để tạo thành câu. -HS đọc yêu cầu và làm vào vở. -GV chữa bài: Nhanh như cắt. Hôi như cú. Trắng như cò. Bài tập 3: Viết dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ chấm: Sau trận mưa rào mọi vật đều sáng và tươi... Những đoá râm bụt thêm đỏ chói .... Bầu trời xanh bóng như vừa được gội rửa ...... Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ ...sáng rực lên trong ánh mặt trời. -HS đọc bài ra. -GVgợi ý: Các em đọc thong thả để ngắt ý thì dùng dấu dùng dấu phẩy, Không phải tên riêng mà viết hoa thì trước đó ta dùng dấu chấm. -HS làm vào vở và đọc lên, 1HS lên bảng làm. -GV cùng HS chữa bài. 3.Chấm, chữa bài : (5’) -HS ngồi tại chỗ, GV chấm và nhận xét. 4.Củng cố, dặn dò: (3’) -HS nhắc lại nội dung bài học -HS đọc lại bài tập 2. -GV nhận xét giờ học. -Về ôn bài. ----------***---------- Luyện Toán Luyện bảng chia, giải toán I.Mục tiêu: -Rèn kĩ năng nhớ bảng chia và giải toán có lời văn. II.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.Hướng dẫn HS làm bài tập: (35’) Bài 1: Đọc thuộc lòng các bảng chia -GV nêu cách làm: Từng cặp một đứng dậy một em đọc phép tính một em nêu kết quả. -HS lần lượt thực hiện. -HS cùng GV nhận xét. Bài 2: Tính. 14 : 2 = 16 : 2 = 18 : 2 = 8 : 2 = 12 : 2 = 6 : 2 = 10 : 2 = 20 : 2 = -HS đọc yêu cầu và làm vào vở, 2HS lên bảng làm. -GV chữa bài. Bài 3: Có 12 cái kẹo chia đều cho 2 bạn. Hỏi mỗi bạn được bao nhiêu cái kẹo? ?Bài toán cho biết gì ?Bài toán hỏi gì -HS làm vào vở, 1HS lên giải bài toán. Bài giải Mỗi bạn có số cái kẹo là: 12 : 2 = 6 (cái kẹo) Đáp số: 6 cái kẹo -GV nhận xét. Bài 4: Mỗi bạn có 4 cái bút .Hỏi 5 bạn như thế có bao nhiêu cái bút? -HS đọc bài toán. ?Bài toán cho biết gì ?Bài toán hỏi gì -HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm. -GV nhận xét, chữa bài. Bài giải: 5 bạn có số cái bút là: 4 x 5 = 20 (cái) Đáp số : 20 cái bút Bài 5: Một cửa hàng ngày đầu bán được 14 lít dầu, ngày sau bán đựơc nhiều hơn 5 lít dầu. Hỏi ngày sau bán đựơc bao nhiêu lít dầu? -HS đọc bài toán và trả lời. ?Bài toán cho biết gì ?Bài toán hỏi gì ?Bài toán thuộc dạng toán gì đã học -HS làm vào vở, 1HS lên bảng làm. -HS cùng GV nhận xét. -GV chấm, chữa bài. 3.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS cùng GV hệ thống bài học. -GV nhận xét giờ học. -Về ôn bài. -------***---------- Thứ 6 ngày 13 tháng 2 năm 2009 Luyện Toán của đơn vị, giải toán I.Mục tiêu: -Rèn kĩ năng đọc, viết một phần hai và giải toán có lời văn một cách thành thạo. II.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’) Bài 1: (miệng) -HS đọc yêu cầu: Hình nào có số ô vuông được tô màu? A B C -HS trả lời:Hình A. C đã tô màu một phần hai số ô vuông. -GV nhận xét. Bài 2: Hãy khoanh vào số hình tròn, hình tam giác , trái tim? -HS làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài. -GV chữa bài. Bài 3: Có 20 học sinh xếp thành các hàng, mỗi hàng có 2 bạn. Hỏi tất cả có bao nhiêu hàng? -HS đọc bài toán và trả lời câu hỏi sau. ?Bài toán cho biết gì ?Bài toán hỏi gì -HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng làm. Bài giải: Có tất cả số hàng là: 20 : 2 = 10 (hàng ) Đáp số: 10 hàng Bài 4: Có 20 học sinh xếp thành 2 hàng. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu học sinh? -HS đọc và phân tích bài toán. ?Bài toán cho biết gì ?Bài toán hỏit gì -HS giải vào vở, 1HS lên bảng làm. Bài giải Mỗi hàng có số học sinh là: 20 : 2 = 10 (học sinnh) Đáp số : 10 học sinh -GV chữa bài. -GV chấm, chữa bài cho HS. 3.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS nhắc lại tên bài. -GV nhận xét giờ học. -Về ôn lại bài. Luyện Tiếng việt Luyện viết câu: Sáo tắm thì mưa I.Mục tiêu: -Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp câu Sáo tắm thì mưa cỡ nhỏ. -HS có ý thức trình bày đẹp II.Hoạt động dạy học: 1.Giới thiệu bài :(1’) 2.Hướng dẫn HS luyện viết:(25’) -GV viết mẫu lên bảng : S áo tắm thì mưa. -GV đọc câu ứng dụng, 2HS đọc lại. -GV hướng dẫn HS cách viết: Độ cao các con chữ và khoảng cách giữa các chữ trong câu ứng dụng. +Đây là câu ứng dụng nên các em nhớ viết sát lề và mỗi dòng viết hai lần và cứ như vậy cho đến hết 2 trang vào vở luyện viết. -GV yêu cầu HS nhìn bảng và viết vào vở luyện viết 2 trang. -HS viết bài. -GV theo dỏi uốn nắn. 3.Chấm, chữa bài:(5’) -HS ngồi tại chỗ, GV đến từng bàn chấm bài cho HS và nhận xét. 4.Củng cố, dặn dò:(2’) -GV nhận xét giờ học. -Dặn dò: Hải,Nhiên, Thái, Hiếu, Dũng về luyện viết thêm -----------***----------- Hoạt động tập thể Vệ sinh trường, lớp I.Mục tiêu: -Hs biết làm vệ sinh trường, lớp sạch sẽ. -Có ý thức giữ vệ sinh lớp học. -Giáo dục HS biết cách bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp II.Đồ dùng: -Chổi, giẻ lau, sọt rác, xúc rác. II.Hoạt động dạy học: 1.Bài cũ: (2’) -Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. -GV nhắc nhở. 2.Bài mới: (30’) a.Giới thiệu bài .(2’) bHướng dẫn HS làm vệ sinh: -GV hỏi: ?Quét nhà dùng đến dụng cụ gì ?Lau cửa tủ cần đến dụng cụ gì ?Nhặt rác cần đến dụng cụ gì -HS trả lời: -GV chia nhóm theo dụng cụ: +Nhóm 1 :Quét nhà. +Nhóm 2: Lau cửa, tủ, bảng. +Nhóm 3: Nhặt rác xung quanh trường lớp. -Các nhóm thực hiện. -GV theo dõi, nhắc nhở. -Các nhóm đánh giá lẫn nhau. -GV tuyên dương các nhóm 3. Củng cố dặn dò: (4’) ?Vì sao ta lại vệ sinh trường, lớp? ?Vậy ta muốn trường lớp sạch, đẹp ta làm gì? -HS trả lời: -GV: Các em nhớ thực hiện tốt hơn vệ sinh để bảo vệ môi trường sạch đẹp.
Tài liệu đính kèm: