A/ MỤC TIÊU:
Học sinh hiểu.
- Vì sao cần giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
- Học sinh biết giữ gìn trật tự, vệ sinh những nơi công cộng.
- Học sinh có thái độ tôn trọng những qui định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu học tập.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động 1: Bài cũ:.Học sinh xử lý tình huống, giáo viên đưa ra
Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng
Hoạt động 3: Tham gia giữ vệ sinh nơi công cộng.
*Giúp học sinh thực hiện được hành vi giữ vệ sinh một nơi công cộng bằng chính việc làm của bản thân.
- Giáo viên đưa học sinh đi dọn sân trường, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ.
- Học sinh nhận xét đánh giá.
Hoạt động4: Quan sát tình hình trật tự vệ sinh nơi công cộng.
* Giúp học sinh thấy được tình hình trật tự vệ sinh nơi công cộng thân quen và nêu ra các biện pháp cải thiện thực trạng đó.
- Giáo viên đưa học sinh đến nơi công cộng gần trường để quan sát tình hình trật tự vệ sinh nơi đó.
- Học sinh trả lời các câu hỏi ngay tại hiện trường.
- Học sinh làm bài tập 4. Giáo viên kết luận đúng sai.
Tuần 17 Thứ hai ngày 31 tháng 12 năm 2007 ĐẠO ĐỨC – TIẾT 17 GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG (T 2) VBT Tr 28 Thời gian dự kiến: 35 phút A/ MỤC TIÊU: Học sinh hiểu. - Vì sao cần giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng. - Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng. - Học sinh biết giữ gìn trật tự, vệ sinh những nơi công cộng. - Học sinh có thái độ tôn trọng những qui định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Phiếu học tập. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ:.Học sinh xử lý tình huống, giáo viên đưa ra Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: Tham gia giữ vệ sinh nơi công cộng. *Giúp học sinh thực hiện được hành vi giữ vệ sinh một nơi công cộng bằng chính việc làm của bản thân. - Giáo viên đưa học sinh đi dọn sân trường, giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ. - Học sinh nhận xét đánh giá. Hoạt động4: Quan sát tình hình trật tự vệ sinh nơi công cộng. * Giúp học sinh thấy được tình hình trật tự vệ sinh nơi công cộng thân quen và nêu ra các biện pháp cải thiện thực trạng đó. - Giáo viên đưa học sinh đến nơi công cộng gần trường để quan sát tình hình trật tự vệ sinh nơi đó. - Học sinh trả lời các câu hỏi ngay tại hiện trường. - Học sinh làm bài tập 4. Giáo viên kết luận đúng sai. Hoạt động 5: Học sinh trình bày những câu thơ, bài hát. * Giúp học sinh củng cố lại sự cần thiết phải giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng và những việc cần làm. - Học sinh trình bày bài hát, đọc thơ, giới thiệu tranh ảnh. - Giáo viên kết luận: mọi người đều phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng, học sinh làm bài 5. Hoạt động6: Củng cố, dặn dò. - Học sinh đọc câu ghi nhớ SGK. - Thực hiện tốt những điều đã học. D/ BỔ SUNG: TẬP ĐỌC – Tiết 51 GÀ “ TỈ TÊ” VỚI GÀ - SGK Tr 141-142 Thời gian dự kiến : 40phút A/ MỤC TIÊU: 1, Rèn kỹ năng đọc thành tiếng. - Đọc trơn toàn bài, biết nghỉ hơi đúng. - Bước đầu biết đọc bài với giọng kể tâm tình thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn. 2, Rèn kỹ năng đọc hiểu. - Hiểu các từ ngữ khó : Tỉ tê, tín hiệu, xôn xao, hớn hở. - Hiểu nội dung bài: Loài gà cũng biết nói với nhau có tình cảm với nhau, che chở, bảo vệ, yêu thương nhau như con người . B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi câu và đoạn C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1:Bài cũ: Tìm ngọc Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: Luyện đọc đúng * HS đọc trơn bài, đọc đúng các từ khó và giải nghĩa các từ mới. - Giáo viên đọc mẫu toàn bài. Học sinh đọc từng câu lần 1. - Giáo viên rút từ khó ghi bảng, học sinh đọc từng câu lần 2. - Học sinh đọc đoạn giải nghĩa từ mới SGK. - Luyện đọc đoạn trong nhóm ( các nhóm nhận xét). -Thi đọc giữa 2 em ( lớp bình chọn) Hoạt động 4: Đọc hiểu bài . * HS hiểu bài và trả lời các câu hỏi SGK. - Gọi học sinh đọc câu hỏi, cả lớp đọc thầm nội dung có chứa câu hỏi, giáo viên hỏi học sinh trả lời và nhắc lại. Câu 1: Gà con biết trò chuyện với mẹ từ khi chúng còn nằm trong trứng. Câu 2: Gà mẹ kêu đều đều, cúc, cúc, cúc. - Gà mẹ xù lông, miệng kêu liên tục, gấp gáp “ roóc roóc”. Hoạt động 5: Luyện đọc lại * HS đọc bài với giọng kể tâm tình, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn. - Gọi học sinh đọc diễn cảm 5-7 em. - Học sinh thi đọc lại bài. - Cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất. Hoạt động 6: Củng cố dặn dò - Bài văn giúp em hiểu điều gì? - Về nhà luyện đọc thêm. D/ BỔ SUNG: TOÁN – Tiết 83 ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ (TT) – SGK Tr 84 Thời gian dự kiến : 35 phút A/ MỤC TIÊU : Giúp HS Củng cố về cộng trừ nhẩm trong phạm vi các bảng tính và cộng trừ viết (có nhớ) trong phạm vi 100 . - Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép cộng và phép trừ ( kèm HS yếu ) - Củng cố về giải bài toán và nhận dạng hình tứ giác ( kèm HS yếu ) B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ học sinh, giải bài 4. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Sữa bài 5 SGK. Hoạt động2: - Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: Thực hành vở bài tập trang 88. a. Áp dụng bảng cộng, bảng trừ đã học để tính. Bài 1: Tính nhẩm. - Học sinh nêu miệng, cả lớp sửa sai. b. Vận dụng toán cộng, trừ đã học để đặt tính và tính. Bài 2:Đặt tính rồi tính - Học sinh làm bảng con, lớp sửa sai, nhận xét. c, Vận dụng dạng toán tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết để tính. Bài 3: Tìm x. - Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm, giúp học sinh yếu d. Rèn kỹ năng giải toán có lời văn và tên đơn vị. Bài 4:Giải toán. - Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm, giúp học sinh yếu đặt lời giải. e.Vận dụng các hình đã học để nhận biết số hình đã có trong vở. Bài 5: Khoanh tròn vào chữ đặt kết quả đúng. -Học sinh làm miệng, lớp sửa sai, làm vở. Hoạt động4: Củng cố, dặn dò. - Học sinh nêu lại cách tìm số trừ, số bị trừ. - Về nhà làm bài 3,4 SGK.. D/ BỔ SUNG: TẬP VIẾT - TIẾT 17 Chöõ hoa OÂ, Ô. Sách giáo khoa trang 37 Thời gian dự kiến: 35 phút. A/ MỤC TIÊU: -Biết viết chữ cái hoa OÂ, Ô theo cỡ vừa và nhỏ. -Viết cụm từ ứng dụng : Ôn saâu nghóa naëng ,cỡ nhỏ chữ viết đúng mẫu đều và nối chữ đúng qui định. - HS có ý thức rèn chữ viết. B/ ĐỒDÙNG DẠY HỌC: - Mẫu chữ OÂ, Ô. Bảng phụ . C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Học sinh viết bảng con chữ O . Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết chữ hoa * HS nắm được cấu tạo con chữ và cách viết. - Cho học sinh quan sát mẫu chữ và nhận xét . - So sánh các chữ hoa ô, ơ giống như chữ o,chỉ thêm các dấu phụ . -GV viết chữ ô,ơ ,vừa viết vừa nhắc lại cách viết . - Hướng dẫn học sinh viết bảng con. - Hướng dẫn học sinh viết trên mẫu chữ oâ, ô. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh viết cụm từ ứng dụng. * HS hiểu ý nghĩa và nắm cách viết. - 1HS đọc cụm từ ứng dụng . - Giáo viên giới thiệu cụm từ ứng dụng, . - Giúp học sinh hiểu cụm từ ứng dụng. - Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét. - Độ cao của các con chữ, khoảng cách, cách nối nét giữa các tiếng. - Hướng dẫn học sinh viết tiếng Ôn vào bảng con 2 lần . Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh viết vào vở . - Học sinh viết vào vở - Giáo viên chấm 5-7 bài nhận xét. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò. - Học sinh nêu lại độ cao của chữ OÂ, Ô. - Về nhà viết phần ở nhà. D/ BỔ SUNG: Thứ ba ngày 01 tháng 01 năm 2008 Nghỉ Tết Dương lịch. Thứ tư ngày 02 tháng 01 năm 2008 Nghỉ, đ/c Linh dạy Thứ năm ngày 03 tháng 01 năm 2008 THỂ DỤC - Tiết 34. TRÒ CHƠI “ VÒNG TRÒN” và “ BỎ KHĂN” Thời gian dự kiến : 35 phút A/ MỤC TIÊU: Ôn 2 trò chơi vòng tròn và bỏ khăn. Yêu cầu học sinh tham gia chơi tương đối chủ động. HS có ý thức tập luyện. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: -Vòng tròn, cờ, còi . C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Phần mở đầu: * HS thực hiện các động tác khởi động. - Giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu của tiết học . - Xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông. - Đi thường theo vòng tròn và hít sâu. - Ôn các động tác tay, chân, toàn thân nhảy của bài thể dục 2 x 8 nhịp.Gv theo dõi giúp các em tập còn sai Hoạt động 2: Phần cơ bản. * HS thực hiện 2 trò chơi tương đối chủ động. - Ôn trò chơi: vòng tròn. - Ôn trò chơi: Nhanh lên bạn ơi. - Giáo viên đi đến các nhóm giúp đỡ, uốn nắn cách chơi.Sau mỗi lần chơi GV cho HS nhận xét ưu khuyết điểm . Hoạt động 3: Phần kết thúc. * Thực hiện động tác thả lỏng. - Đi đều theo 4 hàng dọc và hát. - Hồi tĩnh . - Hệ thống bài. -Nhận xét và giao bài tập. D/ BỔ SUNG: CHÍNH TẢ ( TC). Tiết 34 GÀ “TỈ TÊ” VỚI GÀ – SGK Tr 145 Thời gian dự kiến : 35 phút A/ MỤC TIÊU: 1-Chép lại chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trong bài: Gà “ tỉ tê” với gà. Viết đúng các dấu hai chấm, dấu ngoặc kép. 2- Luyện viết đúng những âm, vần dễ lẫn au/ ao, r/ d / g . 3- HS có ý thức luyện chữ viết. B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng phụ ghi bài tập 1. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1:Bài cũ: Học sinh viết từ sai bài Tìm ngọc. Hoạt động 2:Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tập chép. * HS nắm được nội dung và cách viết bài. - Giáo viên đọc bài 1 lần; 3 học sinh đọc lại. - Giáo viên hỏi: Đoạn văn nói điều gì? Trong đoạn văn, những câu nào là lời gà mẹ nói với gà con? Cần dùng dấu câu nào để ghi lời mẹ? - Hướng dẫn học sinh luyện viết từ khó. Hoạt động 4: Học sinh chép bài vào vở. * HS trình bày đúng đoạn chính tả. - Học sinh nhìn SGK chép bài. - Giáo viên quan sát học sinh viết, giúp học sinh yếu. -Giáo viên đọc, học sinh soát lỗi bút mực, đổi chéo bút chì. - Tổng kết lỗi. - Chấm chữa bài. - Giáo viên chấm 5-7 bài, nhận xét. Hoạt động 5: Hướng dẫn học sinh làm vở bài tập. Bài 1: Điền ao hoặc au vào chỗ trống. - Học sinh làm vở bài tập, giáo viên giúp đỡ học sinh làm bài.1em làm bảng phụ sửa sai . Bài 2: Điền vào chỗ trống r, d hoặc gi. -Học sinh làm làm VBT-GV chấm –Giúp các em yếu làm . Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò. -Tuyên dương những em viết bài đẹp ,đúng . - GV nhận xét tiết học . D/ BỔ SUNG: TOÁN – Tiết 85 ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG –SGK Tr 87 Thời gian dự kiến : 35 phút A/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh củng cố về: - Xác định khối lượng (qua sử dụng cân). -Xem lịch để biết số ngày trong mỗi tháng và các ngày trong tuần lễ - Xác định thời điểm ( qua xem giờ đúng trên đồng hồ). B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Cân, lịch,mô hình đồng hồ . C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ : Sửa bài 2,3 SGK. Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: Thực hành vở bài tập Tr 90.-91 a. Xác định khối lượng qua cân để nêu. Bài 1: Viết tiếp vào chỗ chấm. - Học sinh nêu miệng, cả lớp nhận xét, sửa sai. b,Giúp HS biết cách xem lịch và xác định được các ngày ,thứ trong tháng 10,11,12 qua các tờ lịch .,thời điểm trong các tuần -HS làm VBT,đổi chéo kiểm tra . Bài 2: Xem lịch rồi điền số thích hợp vào chỗ chấm. HS làm VBT,đổi chéo kiểm tra . Bài 3: Xem tờ lịch của bài 2, rồi điền tên ngày trong tuần vào chỗ chấm. - Học sinh làm vở, giáo viên kiểm tra và nhắc nhở thêm. c. Xác định và nhận biết số giờ đã học trên đồng hồ có sẵn. Bài 3: Xem đồng hồ, viết vào chỗ chấm cho thích hợp. - Học sinh làm vở bài tập, giáo viên chấm, nhận xét giúp học sinh yếu làm. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. - Củng cố lại kiến thức vừa học. - Về nhà chuẩn bị bài tiếp theo. D/ BỔ SUNG: Thủ công . Tiết 17 Gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.( tiết 1 ) DKTG: 35 phút A.Mục tiêu: - HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. - Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. - HS có hứng thú với giờ học thủ công. B. Chuẩn bị: Gv: Mẫu hình tròn; Giấy màu, kéo; bảng quy trình. HS: giấy nháp, kéo. C.Các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra dụng cụ HS. Hoạt động 2: GTB – ghi bảng Hoạt động 3: Hướng dẫn HS quan sát , nhận xét. HS nhận dạng biển báo giao thông cấm đỗ xe được dán trên nền hình vuông. GV giới thiệu mẫu. HS quan sát , nhận xét. GV chốt lại ý chính. Hoạt động 4: Hướng dẫn mẫu Biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. GV treo bảng quy trình và hướng dẫn lần lượt ( gồm 3 bước ) HS theo dõi – 1 HS nhắc lại quy trình. Hoạt động 5: HS làm nháp HS gấp , cắt , dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe trên giấy nháp. HS thực hành trên giấy trắng ( GV quan sát, theo dõi và giúp đỡ HS yếu ) NHận xét một số bài làm đẹp. Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò Nhận xét thái độ, tinh thần học tập của HS Dặn dò tiết sau thực hành. Thu dọn vệ sinh. D.Bổ sung: Thứ sáu ngày 04 tháng 01 năm 2008 Nghỉ, đ/c Linh dạy
Tài liệu đính kèm: