A.Mục tiêu :
- Ôn lại kiến thức đã học từ đầu năm.
- Thực hành được các kĩ năng đã học.
- Có thái độ lễ phép, biết giúp đỡ gia đình.
B.Chuẩn bị :
- Phiếu bài tập.
C.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Yêu cầu học sinh nhắc lại các bài đạo đức đã học ( 2 HS ).
Hoạt động 2 : Giới thiệu bài ( nêu mục tiêu ) – Ghi bảng
Hoạt động 3 : Ôn lại kiến thức đã học
- Thảo luận nhóm 4, ghi vào phiếu bài tập nội dung các bài đạo đức đã học ( mỗi nhóm 1 bài )
- HS trình bày trước lớp.
- Lớp nhận xét , góp ý.
- GV chốt lại và bổ sung thêm ý kiến.
Hoạt động 4: Thực hành kĩ năng đạo đức.
* Biết thực hiện một số công việc cho bố mẹ vui lòng.
- Y/C học sinh nêu ý kiến của mình ( mỗi em phải nêu được 1 ý kiến ).
- GV chốt lại sau các ý kiến của HS.
Tuần 11: Thứ hai ngày 19 tháng 11 năm 2007 Đạo đức . Tiết 11 Thực hành kĩ năng giữa HKI. DKTG : 35 phút A.Mục tiêu : - Ôn lại kiến thức đã học từ đầu năm. - Thực hành được các kĩ năng đã học. - Có thái độ lễ phép, biết giúp đỡ gia đình. B.Chuẩn bị : - Phiếu bài tập. C.Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1 : Yêu cầu học sinh nhắc lại các bài đạo đức đã học ( 2 HS ). Hoạt động 2 : Giới thiệu bài ( nêu mục tiêu ) – Ghi bảng Hoạt động 3 : Ôn lại kiến thức đã học - Thảo luận nhóm 4, ghi vào phiếu bài tập nội dung các bài đạo đức đã học ( mỗi nhóm 1 bài ) - HS trình bày trước lớp. - Lớp nhận xét , góp ý. GV chốt lại và bổ sung thêm ý kiến. Hoạt động 4: Thực hành kĩ năng đạo đức. * Biết thực hiện một số công việc cho bố mẹ vui lòng. - Y/C học sinh nêu ý kiến của mình ( mỗi em phải nêu được 1 ý kiến ). - GV chốt lại sau các ý kiến của HS. Hoạt động 5 : Củng cố - dặn dò : - Liên hệ ở lớp – giáo dục các em biết chăm chỉ học tập. D.Bổ sung : Tập đọc . Tiết 33 Cây xoài của ông em. SGK/ 89 DKTG : 40 phút A.Mục tiêu : 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng các từ khó đọc : lẫm chẫm, nở trắng cành - Biết đọc ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài . 2.Đọc - hiểu : - Hiểu nghĩa của các từ ngữ đã được chú giải trong bài . - Hiểu được nội dung bài. 3. Biềt yêu quý, trân trọng người thân của mình. B.Chuẩn bị : Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn luyện đọc . C.Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1 : Bài cũ Gọi 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi “ Bà cháu .” Hoạt động 2 :GTB – Ghi bảng Hoạt động 3 : Luyện đọc đúng Giúp HS đọc đúng các từ khó , đọc trơn toàn bài và giải nghĩa được các từ mới . - GV đọc mẫu - HS đọc câu nối tiếp - GV rút từ khó – Ghi bảng – HS đọc từ khó - Yêu cầu HS đọc lần lượt từng đoạn rồi giải nghĩa từ (các từ trong chú giải SGK). Hướng dẫn HS đọc câu, đoạn khó (cá nhân , cặp). HS đọc đoạn trong nhóm: GVchia nhóm 4 em phân công mỗi lần đọc 1 em Thi đọc giữa các nhóm (GV tuyên dương, khuyến khích HS). Lớp đồng thanh (1 lần) Hoạt động 4: Tìm hiểu bài. HS hiểu được nội dung bài và trả lời được các câu hỏi SGK. Gv yêu cầu HS đọc câu hỏi . Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi. GV chốt lại sau ý kiến của HS. Hoạt động 5: Luyện đọc lại Giúp HS đọc diễn cảm,ngắt, nghỉ đúng chỗ. - GV hướng dẫn cách đọc - Đọc mẫu lần 2 - HS đọc bài ( đọc mời ) Hoạt động 6 : Củng cố - dặn dò - 1 HS đọc lại toàn bài - Qua bài em rút ra được bài học gì ? - GV liên hệ giáo dục HS . - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài . D.Bổ sung : Toán. Tiết : 53 32 – 8 . SGK/53 DKTG: 40 phút A.Mục tiêu: Giúp HS : - Biết vận dụng bảng trừ đã học để thực hiện các phép trừ dạng 32 – 8 khi làm tính ( tính nhẩm , tính viết ) và giải toán. - Củng cố về cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia. B.Chuẩn bị: - GV: Que tính, bảng gài, bộ số, bảng phụ. - HS: Que tính, bảng gài, bộ số, bảng con. C.Các hoạt động dạy - học : Hoạt động 1: Bài cũ: 12 – 8 . Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập và 2 HS đọc lại bảng trừ 12 trừ đi một số. - GV nhận xét bài cũ – ghi điểm. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép trừ : 32 – 8. Học sinh biết cách thực hiện phép trừ 32 – 8. - GV yêu cầu HS lấy que tính đồng thời GV đính que tính lên bảng dẫn dắt để có phép trừ 32 – 8. - HS thực hành trên que tính để tìm kết quả: 32 – 8 = 24 - HD đặt tính: - HS nêu cách tính vài lần. Hoạt động 4 : Thực hành Bài 1 : - HS nêu yêu cầu – Trình bày miệng. Bài 2: - HS làm bảng con – nhận xét, sửa sai. Bài 3: HS nêu đề toán – Điền vào chỗ trống cho hoàn chỉnh bài toán. Tìm hiểu đề bài Lớp làm VBT – 1 em làm bảng phụ . Sửa bài: Hoa còn lại số quả táo là: 32 – 9 = 23 ( quả ) Đáp số : 23 quả Bài 4: Lớp làm VBT – 1 HS lên bảng Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò HD bài tập về nhà. D.Bồ sung: Tập viết . Tiết 11 Chöõ hoa I . SGK / 82 DKTG : 35 phút A/ MỤC TIÊU: - Biết viết chữ I theo cỡ vừa và nhỏ . - Biết viết câu ứng dụng “ Ích nước lợi nhà ” theo cỡ nhỏ . - Chữ viết đúng mẫu , đều nét và nối chữ đúng quy định - Rèn ý thức cẩn thận , thẫm mỹ B/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu chữ, bảng phụ ghi câu ứng dụng. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động 1: Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS ; chấm bài viết ở nhà ( 5 HS ) Hoạt động 2 : GTB – ghi bảng Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết chữ cái hoa. - Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ I - Chữ I cao mấy ô li, gồm mấy nét cơ bản. - Cách viết chữ I như thế nào? Gồm mấy nét. - Giáo viên viết mẫu trên bìa, học sinh viết trên không. - Giáo viên viết mẫu lên bảng, vừa viết, vừa hướng dẫn cách viết. - Học sinh viết bảng con chữ I hai lần. - Giáo viên nhận xét, uốn nắn. Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh viết câu ứng dụng. - Giới thiệu câu ứng dụng. - Nêu cách hiểu, giải thích câu. - Học sinh nêu lại cách hiểu. - Giáo viên giảng độ cao của các con chữ, cách đặt dấu thanh khoảng cách giữa các tiếng, cách nối nét. - Hướng dẫn học sinh viết chữ: Ich - HS viết bảng con. - Giáo viên chú ý uốn nắn, sửa sai. Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết Hoạt động 5: Chấm chữa bài - Giáo viên chấm 5-7 bài nhận xét. Hoạt động 6: Củng cố, dặn dò. - Nêu lại độ cao của chữ I - Về nhà viết phần ở nhà. D/ BỔ SUNG: Thứ ba ngày 20 tháng 11 năm 2007 Nghỉ, sinh hoạt 20/11 Thứ tư ngày 21 tháng 11 năm 2007 Mĩ thuật Tiết : 11 Vẽ trang trí: Vẽ tiếp hoạ tiết vào đường diềm và vẽ màu. VTV/ trang 15. Dự kiến thời gian : 35 phút A.Mục tiêu : - HS biết cách trang trí đường diềm đơn giản. - Vẽ tiếp được hoạ tiết và vẽ màu vào đường diềm. - Thấy được vẽ đẹp của đường diềm. B.Chuẩn bị : GV : Đồ vật có trang trí đường diềm; mẫu đường diềm. HS : Bút chì , bút màu C.Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1 : Bài cũ : Kiểm tra vở tập vẽ của HS và bút màu Hoạt động 2 : GTB ( tranh ) – ghi bảng Hoạt động 3 : Quan sát , nhận xét : Giúp HS bước đầu có biểu tượng về đường diềm. GV giới thiệu một số vật có trang trí đường diềm HS quan sát và nêu nhận xét. GV giới thiệu đường diềm mẫu ( HS nhận xét về hoạ tiết, cách vẽ màu ) Hoạt động 4: HD cách vẽ. HS nắm được các bước vẽ. - GV hướng dẫn cách vẽ hoạ tiết và vẽ màu. - HS theo dõi Hoạt động 5:Thực hành HS vẽ được đường diềm và tô màu sáng tạo. - HS vẽ vào vở tập vẽ (GV theo dõi , động viên ) Hoạt động 6: Nhận xét , đánh giá Chọn một số bài vẽ đẹp của HS – Lớp nhận xét , đánh giá Hoạt động 7: Củng cố , dặn dò . - Dặn dò về nhà – nhận xét tiết học D.Bổ sung : Luyện từ và câu . Tiết 11 Từ ngữ về đồ dùng và công việc trong nhà. SGK / 90 DKTG : 40 phút A.Mục tiêu : - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ liên quan đến đồ dùng và công việc trong nhà. - Biết sử dụng một số đồ dùng thông dụng. - HS có ý thức chăm làm việc nhà. B.Chuẩn bị : Phiếu bài tập cho bài 1; bảng phụ. C.Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1 : Bài cũ : - Kiểm tra vở bài tập HS Hoạt động 2 : GTB – ghi bảng Hoạt động 3 : Hướng dẫn bài tập * HS biết được tên một số đồ dùng trong nhà và công dụng của chúng. Bài 1 : - HS đọc yêu cầu bài tập HS làm việc theo nhóm 4 và ghi vào PBT ( quan sát tranh và nêu tên từng đồ dùng và công dụng của chúng ) Các nhóm trình bày , nhận xét và sửa sai . GV kết luận các ý kiến của HS. Bài 2 : *HS biết được các từ chỉ việc làm trong nhà có trong bài thơ. - HS đọc y/c bài tập . HS làm VBT – 1 HS làm bảng phụ ( HD học sinh gạch chân các từ cần tìm ) Sửa bài - Lớp nhận xét, bổ sung Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dò - GD học sinh biết giúp đỡ bố mẹ một số công việc vừa sức. - Dặn HS về hoàn thành bài tập - Nhận xét tiết học D.Bổ sung : TOÁN . Tiết 54 52 – 28 . SGK/54 DKTG :40 phút A.Mục tiêu : - Giúp HS : + Vận dụng bảng trừ đã học để thực hiện phép trừ dạng 52 – 28 khi làm tính và giải toán. + Biết thực hiện phép trừ ( có nhớ ) số bị trừ là số có hai chữ số và chữ số hàng đơn vị là 2, số trừ là số có 2 chữ số. B.chuẩn bị : HS : Bảng con, que tính GV : Que tính và bảng gài . C.Các hoạt động dạy – học : Hoạt động 1 : Bài cũ : - Sửa bài tập về nhà. Hoạt động 2 : GTB – Ghi bảng. Hoạt động 3 : Giới thiệu phép trừ 52 – 28 HS biết cách thực hiện phép trừ dạng 52 – 28 - GV yêu cầu HS lấy que tính đồng thời GV đính que tính lên bảng dẫn dắt để có phép trừ 52 – 28. - HS thực hành trên que tính để tìm kết quả: 52 – 28 = 24 - HD đặt tính: - - HS nêu cách tính vài lần. Hoạt động 4 : Thực hành Bài 1 : - HS nêu yêu cầu – Trình bày miệng. Bài 2: - HS làm bảng con – nhận xét, sửa sai. Bài 3: HS nêu đề toán. Tìm hiểu đề bài Lớp làm VBT – 1 em làm bảng phụ . Sửa bài: Số ki-lô-gam đường buổi chiều bán được là: 72 – 28 = 44 ( kg ) Đáp số : 44 kg Bài 4: Lớp làm VBT – 1 HS lên bảng Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò HD bài tập về nhà. D.Bồ sung: Tập làm văn . Tiết 11 Chia buồn, an ủi. SGK / 94 DKTG : 40 phút Mục tiêu : 1.Rèn kĩ năng nghe và nói : - Biết nói lời chia buồn, an ủi. 2.Rèn kĩ năng viết : - Biết viết bưu thiếp thăm hỏi . 3.HS có tình cảm đối với mọi người, nhất là những người thân như ông, bà. B.Chuẩn bị : - Mỗi HS mang mảnh giấy nhỏ cắt giống bưu thiếp. C.Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1 : Bài cũ : Yêu cầu 3 HS đọc đoạn văn kể về người thân. Hoạt động 2 : GTB – ghi bảng Hoạt động 3 : Hướng dẫn làm bài tập Bài 1 : * HS biết nói lời quan tâm đến ông, bà. - HS đọc yêu cầu bài tập HS làm việc theo cặp và nêu miệng trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét Bài 2 : * HS biết nói lời an ủi đến ông, bà. - HS đọc y/c bài tập GV giúp HS hiểu y/c của bài HS làm việc theo nhóm đôi – GV giúp đỡ HS yếu Trình bày trước lớp – nhận xét, bổ sung. Bài 3: * HS biết viết bưu thiếp thăm hỏi ông, bà. 1HS đọc lại bài bưu thiếp HS thực hành viết trên mảnh giấy đã chuẩn bị Gọi nhiều HS đọc lại. Hoạt động 4 : Củng cố - dặn dò Chọn một số bài viết hay tuyên dương trước lớp. Giáo dục HS biết thương yêu những người trong gia đình, họ hàng. D.Bổ sung : Thứ năm ngày 22 tháng 11 năm 2007 Thể dục . Tiết 22 Trò chơi “Bỏ khăn” . Ôn bài thể dục phát triển chung DKTG : 35 phút A.Mục tiêu: - Tiếp tục ôn bài thể dục phát triển chung. Y/C thực hiện động tác chính xác. ... c. Đứng tại chổ vỗ tay và hát. Cử động bằng các động tác xoay các khớp tay , chân , hông , đầu gối Hoạt động 2: Phần cơ bản * Giúp HS tập thành thạo bài thể dục 8 động tác và biết tham gia trò chơi “ Bỏ khăn”. - Ôn 8 động tác (giao nhiệm vụ cho lớp trưởng điều khiển ) - Ôn điểm số ( lần 1 GV hướng dẫn , sau đó giao nhiệm vụ cho lớp trưởng điều khiển ) - Trò chơi : Bỏ khăn. Cả lớp cùng chơi Hoạt động 3: Phần kết thúc. Biết thực hiện các động tác thả lỏng người. - Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát. -GV nhận xét giờ học và giao bài tập về nhà -GV hô “ Giải tán !”, HS đồng thanh hô to “ Khoẻ !”. D.Bổ sung: Chính tả ( nghe viết ). Tiết 22 Cây xoài của ông em. SGK/93 DKTG : 42 phút A.Mục tiêu : - Nghe – viết chính xác, trình bày đúng đoạn đầu của bài: “ Cây xoài của ông em” . - Làm đúng các bài tập phân biệt g/gh; ươn/ương. - Có ý thức luyện chữ viết , giữ gìn vở cẩn thận . B.Chuẩn bị : GV : Bảng phụ HS : Bảng con C.Các hoạt động dạy – học : Hoạt động 1 : Bài cũ - Gọi HS sửa bài tập tiết trước. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS . Hoạt động 2 : GTB – ghi bảng Hoạt động 3 : Hướng dẫn chính tả HS nắm được cách viết và trình bày đúng đoạn chính tả GV đọc mẫu đoạn chính tả. 2 HS đọc lại GV đặt câu hỏi - HS trả lời HS viết bảng con từ khó : cây xoài, cát, lẫm chẫm Đọc lại từ khó GV đọc - HS viết bài ( GV theo dõi và giúp đỡ HS yếu ) Chấm , sửa bài ( 8 bài ) Hoạt động 4 :HD bài tập Giúp HS phân biệt được g/gh; ươn/ương. Bài 2 : HS làm bảng con. Bài 3 : HS điền vào vở ( chọn câu b) . GV giúp đỡ HS yếu . Hoạt động 5 : củng cố, dặn dò. Nhận xét chính tả - Gọi 3 HS yếu viết lại các từ còn sai trong bài . Dặn dò tiết sau. D.Bổ sung : Toán . Tiết 55 . Luyện tập. SGK/ 55 DKTG : 40 phút A.Mục tiêu : - Giúp HS : + Củng cố và rèn luyện kĩ năng thực hiện phép trừ dạng 12 trừ đi một số . + Củng cố và rèn kĩ năng cộng, trừ có nhớ ( dạng tính viết ) + Củng cố về tìm thành phần chưa biết của phép cộng khi biết tổng và số hạng kia, kĩ năng giải toán có lời văn. B.chuẩn bị : HS : Bảng con, que tính. GV : Bảng phụ. C.Các hoạt động dạy – học : Hoạt động 1 : Bài cũ : - Sửa bài tập về nhà. Hoạt động 2 : GTB – Ghi bảng. Hoạt động 4 : HD luyện tập. * Ôn lại bảng trừ ( 12 trừ đi một số ) và cách đặt tính theo cột dọc. Bài 1 : - HS nêu yêu cầu – Trình bày miệng. Bài 2: - HS làm bảng con – nhận xét, sửa sai. * Củng cố lại kĩ năng tìm số hạng chưa biết. Bài 3: HS nêu đề toán. Lớp làm VBT – 3 HS lên bảng sửa bài. HS nhắc lại về tìm thành phần chưa biết của phép cộng. Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn. Bài 4: - HS nêu đề toán. - Tìm hiểu đề bài - Lớp làm VBT – 1 em làm bảng phụ . - Sửa bài: Số con vịt trên bờ có là: 92 – 65 = 27 ( con ) Đáp số : 27 con Hoạt động 5: Củng cố - dặn dò - 1 HS đọc lại bảng trừ 12 trừ đi một số. - HD bài tập về nhà. D.Bồ sung: Thủ công . Tiết 11 Gấp thuyền phẳng đáy có mui ( tt ). DKTG : 35 phút A.Mục tiêu : - HS biết vận dụng cách gấp thuyền phẳng đáy không mui để gấp thuyền phẳng đáy có mui. - HS gấp được thuyền phẳng đáy có mui. - HS hứng thú gấp thuyền. B.Chuẩn bị : - GV : Mẫu thuyền gấp sẵn , giấy màu ; bảng quy trình - HS : Giấy , kéo C.Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1 : Bài cũ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS . Gọi 2 HS nhắc lại các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui. 1 HS thực hiện lại cách gấp. Hoạt động 2 : Giới thiệu bài – Ghi bảng Hoạt động 4 : Hướng dẫn thực hành * HS gấp được thuyền phẳng đáy có mui đúng quy trình . - GV treo bảng quy trình HS nhắc lại để khắc sâu kiến thức, gồm 4 bước: + Gấp tạo mui thuyền. + Gấp các nếp gấp cách đều. + Gấp tạo thân và mũi thuyền. + Tạo thuyền phẳng đáy có mui - Tổ chức cho HS thực hành gấp trên giấy màu( GV nhắc nhỡ trong quá trình gấp cần miết các đường mới gấp cho phẳng và giúp đỡ một số HS yếu ) Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá. - Chọn một số sản phẩm đẹp nhận xét. - GD học sinh cách đi thuyền an toàn. Hoạt động 6 : Củng cố - dặn dò GV nhận xét tinh thần , thái độ , kết quả học tập của HS Dặn HS chuẩn bị tiết sau Thu dọn vệ sinh . D.Bổ sung : Thứ sáu ngày 23 tháng 11 năm 2007 Âm nhạc . Tiết: 12 Ôn tập bài hát : Cộc cách tùng cheng – Giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc.VTH/12 DKTG: 35 phút A.Mục tiêu: - Học thuộc bài hát, hát chuẩn xác và tập biểu diễn. - Biết tên gọi và hình biểu diễn bài hát . - HS mạnh dạn , tự tin. B.Chuẩn bị: - Hình ảnh một số nhạc cụ gõ. - Nhạc cụ gõ . C.Các hoạt động dạy – học: Hoạt động 1: Bài cũ : HS hát lại bài hát Cộc cách tìng cheng Hoạt động 2: Giới thiệu bài – ghi bảng Hoạt động 3: Ôn bài hát Cộc cách tùng cheng * HS thuộc lời và gõ đệm đúng giai điệu bài hát . - Chia thành từng nhóm , từng dãy bàn hát. - Gõ đệm theo nhịp 2/4 ( GV phát hiện kịp thời và sửa sai cho HS ) - Gõ theo tiết tấu bài hát. Hoạt động 4 : Tập biểu diễn bài hát. Biết múa một vài động tác đơn giản. Tập cho cả lớp vừa hát vừa múa. Gọi từng nhóm lên biểu diễn. GV động viên khuyến khích , tuyên dương nhóm múa hay. Hoạt động 5: GT một số nhãc cụ gõ dân tộc HS bước đầu làm quen với một số nhạc cụ gõ dân tộc. GV cho HS xem hình ảnh một số nhạc cụ gõ dân tộc. Lớp hát lại bài hát và gõ đệm bằng mõ. Hoạt động 6 : Củng cố - dặn dò Cả lớp hát lại + vỗ tay. Dặn dò, nhận xét. D.Bổ sung: Tập đọc . Tiết 34, 35 Sự tích cây vú sữa. SGK/ 96 DKTG: 70 phút A.Mục tiêu : 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng : - Đọc trơn toàn bài . Đọc đúng các từ khó đọc : vùng vằng, run rẫy, sữa trắng, vỗ về - Biết đọc ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu , giữa các cụm từ dài . - Bước đầu biết bộc lộ cảm xúc qua giọng đọc. 2.Đọc - hiểu : - Hiểu nghĩa của các từ ngữ đã được chú giải trong bài . - Hiểu ý nghĩa của bài : Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ với con 3.HS biết vâng lời và yêu quý cha mẹ. B.Chuẩn bị : Bảng phụ viết sẵn câu văn cần hướng dẫn luyện đọc . C.Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1 : Bài cũ: Cây xoài của ông em - Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi. Hoạt động 2 :GTB – Ghi bảng Hoạt động 3 : Luyện đọc đúng Giúp HS đọc đúng các từ khó , đọc trơn toàn bài và giải nghĩa được các từ mới . - GV đọc mẫu - HS đọc câu nối tiếp - GV rút từ khó – Ghi bảng – HS đọc từ khó - Yêu cầu HS đọc đoạn và giải nghĩa từ (các từ trong chú giải SGK). - Hướng dẫn HS đọc câu, đoạn khó (cá nhân , cặp). HS đọc đoạn trong nhóm: GVchia nhóm 2 em phân công mỗi lần đọc 1 em Thi đọc giữa các nhóm (GV tuyên dương, khuyến khích HS). Lớp đồng thanh (1 lần) Hoạt động 4: Tìm hiểu bài. HS hiểu được nội dung bài và trả lời được các câu hỏi SGK. Gv yêu cầu HS đọc câu hỏi . Yêu cầu HS đọc thầm đoạn và trả lời câu hỏi. Hoạt động 5: Luyện đọc lại Giúp HS đọc diễn cảm , đúng giọng kể. - GV hướng dẫn cách đọc - Đọc mẫu lần 2 - HS đọc bài ( đọc mời ) Hoạt động 6 : Củng cố - dặn dò - 1 HS đọc lại toàn bài - Qua bài em rút ra được bài học gì ? - GV liên hệ giáo dục HS . - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài . D.Bổ sung : Toán . Tiết 56 Tìm số bị trừ . SGK/ 56 DKTG: 40 phút A.Mục tiêu: - HS bước đầu biết tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ. - Củng cố về vẽ đoạn thẳng và tìm điểm cắt nhau của 2 đoạn thẳng. B.Chuẩn bị: - GV : Bảng phụ ; các ô vuông; bảng gài. - HS : Bảng con C.Các hoạt động dạy- Học: Hoạt động 1: Bài cũ : Gọi 2 HS ( yếu ) lên bảng sửa bài tập về nhà. Hoạt động 2 : GTB - ghi bảng Hoạt động 3 : Tìm số bị trừ HS bước đầu biết tìm số bị trừ khi biết số trừ và hiệu. GV gắn 10 ô vuông lên bảng , lấy đi 4 ô vuông , y/c HS tìm kết quả: 10 – 4 = 6 ( HS nêu tên từng thành phần ) GV đưa VD: X – 4 = 6 HD cách giải: X = 6 + 4 X = 10 - Nêu quy tắc ( HS nhắc lại nhiều lần ) Hoạt động 4: Thực hành ( VBT ) * HS biết làm toán dạng tìm số bị trừ. Bài 1 : - 1 HS nêu quy tắc. - Lớp làm bảng con. Bài 2 : HS làm VBT – sửa bài Bài 3 : Giảm tải Bài 4 : Vẽ trong vở - 2 HS lên bảng lớp sửa bài Hoạt động 6 : Củng cố - dặn dò - HS nêu quy tắc tìm số bị trừ . - HD học ở nhà D.Bổ sung : Kể chuyện . Tiết : 12 Sự tích cây vú sữa . SGK/ 97 DKTG : 35 phút A.Mục tiêu : 1.Rèn kĩ năng nói : - Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện ( đoạn 1 ) bằng lời của mình. - Biết dựa theo từng ý tóm tắt, kể lại được phần chính của câu chuyện. - Biết kể đoạn kết của câu chuyện theo mong muốn ( tưởng tượng ) của mình. 2.Rèn kĩ năng nghe : Có khả năng tập trung theo dõi bạn kể chuyện , biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn . 3.HS biết vâng lời cha, mẹ, ông, bà. B.Chuẩn bị : - Bảng phụ ghi các ý tóm tắt bài 2 C.Các hoạt động dạy học : Hoạt động 1 : Bài cũ : Gọi 3 HS nối tiếp nhau kể chuyện bà cháu Hoạt động 2 : GTB – ghi bảng Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS kể đoạn 1 câu chuyện. *Giúp HS kể lại đoạn 1 câu chuyện bằng lời của mình. - 1 HS đọc y/c HS kể chuyện theo nhóm đôi ( kể cho nhau nghe ) Kể trước lớp bằng lời của mình (GV có thể gợi ý giúp đỡ bằng 1 số câu hỏi ) Tuyên dương bạn kể hay . Hoạt động 4 : Kể lại phần chính câu chuyện . * HS biết kể lại phần chính câu chuyện dựa vào các ý tóm tắt. Chia nhóm kể chuyện. Từng nhóm thi kể HS nhận xét bạn kể( về nội dung , cách diễn đạt , thể hiện ) Khen ngợi nhóm HS kể hay . Hoạt động 5: Kể đoạn kết câu chuyện Kể lại đoạn kết câu chuyện theo tưởng tượng của mình. Làm việc theo cặp Kể trước lớp. HS nhận xét , chọn bạn kể hay. Hoạt dộng 6 : Củng cố - dặn dò Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì ? Liên hệ giáo dục HS Dặn dò tiết sau D.Bổ sung : Sinh hoạt tuần 11 1.Nhận xét , đánh giá tuần qua : - Đa số các em có ý thức chấp hành tốt nội quy trường lớp : đi học đúng giờ , ăn mặc gọn gàng , sạch sẽ - Có ý thức học tập , biết tham gia phát biểu xây dựng bài - Bên cạnh còn nhiều em đọc yếu , cần luyện đọc ở nhà nhiều ( Rồi , Tài , Hiền , Lộc , Hải ) 2.Phương hướng tuần tới : - Nhắc nhỡ HS về nề nếp lớp học , tác phong đến lớp , vệ sinh thân thể , vệ sinh trường lớp - Thực hiện đúng nội quy trường lớp - Tập trung vào việc học tập có chất lượng - Giữ gìn vở sạch – viết chữ đẹp - Đôn đốc HS đóng các khoản tiền trường . Thứ bảy ngày 24 tháng 11 năm 2007 Nghỉ, đ/c Sang dạy Tuần 12 Từ thứ hai đến thứ sáu nghỉ, tham gia dự thi
Tài liệu đính kèm: