Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 9 năm 2012

Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 9 năm 2012

TOÁN

LÍT

Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học Những kiến thức mới cần hình thành cho HS

- Biết thực hiện cộng, trừ các số đo kèm theo đơn vị.

- Biết giải bài toán có lời văn. - Bước đầu làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa).

- Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và ký hiệu của lít ( l ).

I. Mục tiờu

1. Kiến thức:

Giúp HS:

- Bước đầu làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa).

- Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và ký hiệu của lít (l)

- Biết tính cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít.

- Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít và giải toán có liên quan đến đơn vị lít.

3. Thái độ: HS yêu thích môn học.

 

doc 20 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 9 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai ngày 15 thỏng 10 năm 2012
Tuần 9:
Tiết 41:
toán
lít
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới cần hình thành cho HS 
- Biết thực hiện cộng, trừ các số đo kèm theo đơn vị.
- Biết giải bài toán có lời văn.
 - Bước đầu làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa).
- Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và ký hiệu của lít ( l ).
I. Mục tiờu
1. Kiến thức:
Giúp HS:
- Bước đầu làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa).
- Biết ca 1 lít, chai 1 lít. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và ký hiệu của lít (l)
- Biết tính cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít.
- Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cộng, trừ các số đo theo đơn vị lít và giải toán có liên quan đến đơn vị lít.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. Đồ dựng dạy – học 
GV: Ca 1 lít, chai 1 lít, cốc, bình nước.
HS: SGK
III. Hoạt động dạy – học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- GV nêu phép tính. 
- Y/C HS đặt tính rồi tính.
 37+ 63 18 + 82
- Nhận xét chữa bài
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài + ghi đầu bài 
b. Giới thiệu đơn vị đo là lít 
- Đưa ra một cốc nước hỏi các em có biết trong cốc có bao nhiêu nước không?
- Để biết trong cốc có bao nhiêu nước hay trong một cái can có bao nhiêu dầu (mắm ) ta dùng đơn vị đo là lít.
a) Làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa).
- GV lấy 2 cốc thuỷ tinh to, nhỏ khác nhau. Lấy bình nước rót đầy 2 cốc đó.
- Cốc nào chứa được nhiều nước hơn?
- Cốc nào chứa được ít nước hơn ?
- Có thể chọn các vật có sức chứa khác nhau để so sánh “ sức chứa của chúng”.
b) Giới thiệu ca 1 lít. Đơn vị lít.
- Đây là cái ca 1lít ( hoặc chai 1 lít) rót nước đầy ca (chai) này ta được 1 lít.
- Để đo sức chứa của 1 cái chai, cái ca, cái thùng ta dùng đơn vị đo là lít.
- Lít viết tắt là l.
- Ghi bảng: 1l
- GV đọc : Hai lít
4. Thực hành 
Bài 1: Đọc, viết theo mẫu
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ
Bài 2: Tính (theo mẫu)(Khỏ gỏi cột 3)
- Bài yêu cầu gì ?
- GV làm mẫu.
M: 9l + 8l = 17l
Lưu ý: HS ghi tên ĐV lít vào k/q tính.
- GV chữa bài
Bài 3: Khỏ giỏi
- Phần b GV gợi ý : can dầu cú 10l dầu, rút sang ca hết 2l dầu. Hỏi trong can cũn bao nhiờu lớt dầu ? 
- Phần c tương tự
Bài 4: HDHS tìm hiểu bài toán.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết cả hai lần bán được bao nhiêu lít nước mắm ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS nêu tóm tắt - GV ghi bảng
Tóm tắt:
Lần đầu bán : 12l
Lần sau bán: : 15lh
 Cả hai lần bán : ...l?
- Nhận xét chữa bài.
5. Củng cố, dặn dò
- GV củng cố lại cách đọc ĐV đo dung tích. Nhận xét tiết học.
- VN xem lại bài.
Hỏt 
- 2 HS lên bảng, lớp làm bảng con.
- HS quan sát
- HS nghe
- HS quan sát GV rót nước vào cốc.
- Cốc to.
- Cốc bé.
VD: Bình chứa được nhiều nước hơn cốc, chai chứa được ít dầu hơn can.
- HS quan sát
- Vài HS đọc: Một lít.
- HS viết bảng: 2 l
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS quan sát
- HS lên bảng, lớp viết bảng con
Ba lít Mười lít Hai lít Năm lít
 3l 10l 2l 5l
- HS đọc bài trên bảng.
7 + 6 = 8 + 5 =  
- Tính
- 3 HS lên bảng.
- Cả lớp làm vào vở.
9l + 8l = 17l 15l + 5l = 20l
17l – 6l = 11l 18l – 5l = 13l
- Vài HS đọc bài làm
- 1 HS đọc yờu cầu bai toỏn 
- HS quan sỏt hỡnh
 10l – 2l = 8l
- 1 HS nêu yêu cầu
- Thực hiện phép cộng
- 1HS lên bảng, lớp làm vở
Bài giải
 Cả hai lần cửa hàng bán được:
 12 + 15 = 27 (l)
 Đáp số: 27 l nước mắm
- Vài HS đọc bài làm.
Tiết 25: 
tập đọc
ôn tập giữa học kì 1(t1)
I. Mục tiờu
1. Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
- Chủ yếu là kiểm tra kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc thông các bài tập đọc đã học trong 8 tuần đầu (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 35 tiếng/phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu).
- Kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc - hiểu: HS trả lời được 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc.
2. Ôn lại bảng chữ cái.
3. Ôn tập về các từ chỉ sự vật.
II. Đồ dựng dạy – học 
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc. 
- Kẻ sẵn bảng bài tập 3. 
III. Hoạt động dạy – học 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc: ( khoảng 5,6 em)
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
- Gọi HS đọc và trả lời một câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Cho điểm từng HS (những HS chưa đạt giờ sau kiểm tra lại).
3. Đọc thuộc lòng bảng chữ cái.
- Mời HS đọc thuộc bảng chữ cái.
- Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc bảng chữ cái.
4. Xếp từ đã cho vào ô thích hợp trong bảng.
- GV dán giấy khổ to yêu cầu HS lên bảng.
- Cả lớp và GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.
5. Tìm thêm các từ khác xếp vào các ô trong bảng.
- Yêu cầu HS tự viết thêm các từ chỉ người, chỉ đồ vật con vật, cây cối vào bảng trên.
- Nhận xét chữa bài.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tiếp tục học thuộc bảng 29 chữ cái.
Đọc thêm bài Ngày hôm qua đâu rồi ?
- 5,6 em đọc.
- Lần lượt từng HS lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị.
- HS đọc 1 đoạn hoặc cả bài trong phiếu đã chỉ định.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- 1HS đọc y/c của bài tập. Lớp đọc thầm.
- Vài HS đọc bảng chữ cái.
- Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bảng chữ cái.
- 2 HS đọc toàn bộ bảng chữ cái.
- 1 HS yêu cầu của BT. Lớp đọc thầm.
- 4 HS lên bảng, lớp làm vở.
- Chỉ người: Bạn bè, Hùng.
- Chỉ đồ vật: Bàn, xe đạp.
- Con vật: Thỏ, mèo.
- Cây cối: Chuối, xoài.
- 1 số HS đọc bài . HS trên bảng đọc k/q
của nhóm.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở.
- 3, 4 HS lên bảng làm.
- Nhiều HS đọc bài của mình
Tiết 26 : 
tập đọc
ôn tập giữa học kì 1 (t2)
I. Mục tiờu
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
2. Ôn cách đặt câu theo mẫu Ai là gì ?
3. Ôn cách sắp xếp tên riêng của người theo thứ tự trong bảng chữ cái.
II. Đồ dựng dạy – học 
- Phiếu ghi các bài tập đọc.
- Bảng phụ viết mẫu câu ở bài tập 2.
III. Hoạt động dạy – học 	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới 
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu MĐ,YC của tiết học.
2. Kiểm tra tập đọc: (Khoảng 5,6 em)
- Cho HS lên bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài học.
- Nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm từng học sinh.
3. Đặt 2 câu theo mẫu.
- Đưa bảng phụ đã viết sẵn mẫu câu.
- Yêu cầu 1, 2 HS khá giỏi nhìn bảng, đặt câu tương tự câu mẫu
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau nói câu các em vừa đặt.
- GV nhận xét
4. Ghi lại tên riêng của các nhân vật trong bài tập đọc đã học ở T7, T8 theo đúng thứ tự bảng chữ cái.
- Yêu cầu HS đọc tên các bài tập đọc (kèm số trang)
- Tên riêng của các nhân vật trong bài tập đọc đã học trong tuần 7.
- GV ghi bảng: Dũng, Khánh ( Người thầy cũ).
- Đọc tên các bài tập đọc trong tuần 8
- Tên riêng của các nhân vật trong bài tập đọc đã học trong tuần 8.
- Sắp xếp lại 5 tên riêng theo thứ tự bảng chữ cái.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc thuộc bảng chữ cái.
- Đọc thêm bài: Mít làm thơ
- Lần lượt từng HS lên bốc thăm rồi về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- 1HS đọc câu mẫu
Ai (cái gì, con gì ? là gì ?)
M: - Bạn Lan là học sinh giỏi.
- Nhiều HS nói câu vừa đặt.
VD:- Chú Nam là nông nhân.
 - Bố em là bác sĩ.
 - Em trai em là HS mẫu giáo.
- 1 HS nêu yêu cầu.
- Cả lớp mở mục lục sách tìm tuần 7, tuần 8.
- 1 HS tên các bài tập đọc (tuần 7)
- Người thầy cũ (trang 56)
- Thời khoá biểu (trang 58)
- Cô giáo lớp em (trang 60)
- Người mẹ hiền (trang 63)
- Bàn tay dịu dàng (trang 66)
- Đổi giày (trang 68)
- Minh, Nam (Người mẹ hiền)
- An (Bàn tay dịu dàng).
- 3 HS lên bảng. Lớp làm vào nháp.
An, Dũng, Khánh, Minh, Nam
- 1 số HS trình bày bài.
 Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Tiết 42: 
toán
luyện tập
i. Mục tiờu
1. Kiến thức:
Giúp học sinh:
 - Biết thực hiện các phép tính với các số đo theo đơn vị lít
 - Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít
 - Thực hành củng cố biểu tượng về dung tích
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng làm tính, giải toán với các số đo theo đơn vị lít
3. Thái độ: HS yêu thích học toán
ii. Đồ dựng dạy – học 
 GV: Hình minh hoạ bài tập 2
 HS: SGK
iii. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- GV nêu phép tính
- Nhận xét
3. Bài mới 
- Giới thiệu bài + ghi đầu bài 
4. Thực hành 
Bài 1: Tính
- Hướng dẫn HS làm bài (nhắc HS viết
đơn vị lít vào k/q tính)
Bài 2: Số
- GVHDHS tìm hiểu (lệnh) của bài toán qua các thông tin trên hình vẽ.
- Nhận xét chữa bài
Bài 3: HDHS tìm hiểu bài toán.
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- GV vẽ sơ đồ lên bảng.
- Cả lớp và GV chữa bài trên bảng
Bài 4: (khỏ giỏi)
- GV giỳp HS chuyển nước tự chai 1l sang cỏc cốc 
5. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- VN xem lại bài.
Hỏt 
- 2 HS lên bảng, lớp bảng con
9l + 7l = 16l 
 18l - 6l = 12l
- HS làm vở
- 3 HS lên bảng
2l + 1l = 3l 15l - 5l = 10l
16l + 5l = 21l 35l - 12l = 23l
3l + 2l - 1l = 4l
16l - 4l + 15l = 27l
- HS đọc yêu cầu đề
- HS tự nhìn hình vẽ, nêu bài toán và nêu phép tính giải bài toán- nhẩm kết quả điền vào ô trống.
- HS làm bảng lớp, bảng con.
a. 1l + 2l + 3 l = 6l
b. 3 l + 5 l = 8l
c. 10l + 20l = 30l
- HS đọc yêu cầu đề. Nêu bài toán qua sơ đồ.
- Thuộc dạng toán “ ít hơn”.
- 1HS lên bảng, lớp làm vở.
Bài giải:
Số dầu thùng thứ 2 có là:
16 - 2 = 14 (1)
Đáp số: 14 lít dầu.
- 1 số HS trình bày bài.
- Một số HS lờn thực hành 
Tiết 24:
tập đọc
ôn tập giữa học kì 1 (T5)
I. Mục tiờu
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
2. Ôn luyện trả lời câu hỏi theo tranh và tổ chức câu thành bài.
 + Quyền được bố mẹ quan tâm chăm sóc (đưa đón đi học hàng ngày).
II. Đồ dựng dạy – học 
- Phiếu ghi các bài tập đọc.
III. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: 
- GV nêu mục đích, yêu cầu.
2. Kiểm tra tập đọc:( khoảng5,6 em)
- Hướng dẫn HS kiểm tra như T1
3. Dựa vào tranh, trả lời câu hỏi (miệng).
- GV nêu yêu cầu bài, hỏi HS :
- Để làm tốt bài tập này, em phải chú ý điều gì ?
- GV nhận xét, giúp HS hoàn chỉnh các câu  ...  9 
 C . 10
II. Hướng dẫn đỏnh giỏ 
Bài 1: Điền tiếp các số có 2 chữ số vào ô trống: (1điểm)
 Điền đúng một dãy số được 0,5 điểm. 
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
90
91
92
93
94
95
96
97
98
99
Bài 2: Tính: (5 điểm)
 a) Tính nhẩm: Mỗi phép tính đúng được 0,25 điểm:
 9 + 7 = 16 18 - 7 = 11
 8 + 2 + 1 =11. 17 - 7 - 3 = 7
 b) Đặt tính rồi tính: Mỗi phép tính đúng được 1 điểm:
 91 82 62 60
Bài 3: Bài toán: (2 điểm) 
Bài giải
 Thùng bé đựng được số lít nước là : ( 0,5 điểm ) 
 62 - 22 = 40 ( lít ) ( 1 điểm )
 Đáp số : 40 lít nước ( 0,5 điểm )
Bài 4: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng. (2 điểm )
 Khoanh đúng mỗi ý được 1 điểm:
 a) Hình bên có số hình tam giác là :
 b) Đoạn thẳng AB dài khoảng mấy cm ?
 A . 8
 B . 9
 C . 10
 Tiết 17: 
chính tả
ôn tập giữa học kì 1 (Tiết 7)
I. Mục tiờu
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc (những em chưa đạt).
 2. Ôn luyện cách tra mục lục sách.
 3. Ôn luyện cách nói lời mời, nhờ, đề nghị.
+ Quyền được tham gia (đọc sách, tra mục lục sách). Quyền được tham gia (nói lời mời, nhờ, đề nghị)
II. Đồ dựng dạy – học 
 - Phiếu ghi các bài tập đọc
III. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới 
1. Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Kiểm tra đọc:
- Những em chưa đạt.
- Đọc thêm bài: Đổi giày.
3.Tìm các bài đã học ở tuần 8 theo
mục lục sách.
Bài 2:
- GV cho HS nêu y/c của bài.
- GV: Các em có quyền được tham gia đọc sách, tra mục lục sách.
4. Ghi lại lời mời, nhờ, đề nghị
- Giáo viên hướng dẫn HS làm.
- GV ghi bảng những lời nói hay.
- GV ghi bảng những lời nói hay
- GV: Các em có quyền được tham gia nói lời mời, nhờ. đề nghị nhưng cần nói với thái độ lịch sự với bạn bè,lễ phép với người trên để cho người nghe được hài lòng.
4. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét chung tiết học.
- Chuẩn bị kiểm tra đọc hiểu, viết.
Hỏt
- HS bốc thăm (2') đọc bài trả lời câu hỏi
- HS đọc yêu cầu bài 2.
- Mở mục lục sách T8 (đọc)
- HS làm việc CN, báo cáo kết quả.
Tuần 8: Chủ điểm thầy cô.
TĐ: Người mẹ hiền (trang 63)
KC: Người mẹ hiền (trang 64)
Chính tả tập chép: Người mẹ hiền (65)
Tập đọc: Bàn tay dịu dàng. (66)
LTVC: Từ chỉ hoạt động(67)
- HS đọc yêu cầu đề, lớp đọc thầm.
- HS làm vở.
a. Mẹ ơi, mẹ mua giúp con 1 tấm thiếp chúc mừng cô giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 nhé !
b. Để bắt đầu buổi liên hoan văn nghệ, xin mời các bạn cùng hát chung bài: Bốn phương trời nhé !
- Xin mời bạn Thu Nguyệt hát tặng thầy cô, bài hát Mẹ và Cô.
c.Thưa cô xin cô nhắc lại dùm em câu hỏi của cô!
- HS nêu KQ, cả lớp nhận xét.
- 2,3 HS đọc lại các lời nói hay.
Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2012
Tiết 45: 
toán
tìm một số hạng trong một tổng
Những kiến thức HS đã biết có liên quan đến bài học
Những kiến thức mới cần hình thành cho HS
 - Biết tên gọi thành phần, kết quả của phép cộng. 
- Biết giải toán có lời văn.
- Biết cách tìm 1 số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
- Bước đầu làm quen với kí hiệu chữ (ở đây, chữ biểu thị cho một số chưa biết).
i. Mục tiờu
1. Kiến thức:
 Giúp HS:
- Biết cách tìm 1 số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
- Bước đầu làm quen với kí hiệu chữ (ở đây, chữ biểu thị cho một số chưa biết).
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm 1 số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
ii. Đồ dựng dạy – học 
GV: Phóng to hình vẽ lên bảng.
HS: SGK, bảng.
iii. Hoạt động dạy - học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Cho HS chơi trò chơi “Trán, cằm, tai”
- GVHD cách chơi và luật chơi.
- GV kết thúc trò chơi, vào bài mới.
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài + ghi đầu bài 
b. Giới thiệu ký hiệu chữ và cách tìm 1 số hạng trong một tổng.
- Cho HS quan sát hình vẽ trên bảng.
- HS nhận xét về số hạng và tổng trong phép cộng 6 + 4 = 10 (Mỗi số hạng bằng tổng trừ đi số hạng kia).
- Cho HS quan sát hình vẽ ở cột giữa rồi nêu bài toán.
- Số ô vuông bị che lấp là số chưa biết. Ta gọi số đó là x.
- Lấy x cộng 4 (tức là lấy số ô vuông chưa biết (x) cộng với số ô vuông đã biết (4) tất cả có 10 ô vuông.
- Trong phép cộng này x gọi là gì ?
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta phải làm thế nào ?
Lưu ý: Khi tìm x (các dấu bằng phải thẳng cột ).
GVHDHS cột thứ 3( tương tự).
- Cho HS đọc thuộc cách tìm số hạng chưa biết
4. Thực hành 
Bài 1: Tìm x ( khỏ giỏi g)
a) x + 3 = 9
 x = 9 - 3
 x = 6
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống. (khỏ giỏi cột 4,5,6)
- Cho HS nêu cách tìm tổng và tìm số hạng.
Bài 3: (khỏ giỏi)
- HDHS tìm hiểu bài toán. 
 Bài toán cho biết gì?
 Bài toán hỏi gì?
 Tóm tắt:
Có : 35 học sinh 
Trai: 20 học sinh 
 Gái :  học sinh ?
- GV cùng HS chữa bài.
5. Củng cố, dặn dò
- Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
- Khi tìm x các dấu bằng ghi ntn ?
- Nhận xét giờ học.
Hỏt
- Cả lớp cùng tham gia chơi.
- 1 HS làm quản trò, theo dõi các bạn chơi, bắt lỗi.
- Cho HS quan sát trên bảng và tự viết vào giấy nháp. . 6 + 4 = 10
6 = 10 - 4
4 = 10 - 6
- Có tất cả 10 ô vuông, có 1 số ô vuông bị che lấp và 4 ô vuông không bị che lấp. Hỏi có mấy ô vuông bị che lấp ?
- Số hạng chưa biết.
- Trong phép cộng x + 4 = 10
(X là số hạng, 4 là số hạng, 10 là tổng).
- Muốn tìm số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
x + 4 = 10
 x = 10 - 4
 x = 6
- Muốn tìm 1 số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- HS nêu y/c của bài
- HS theo dõi mẫu.
- HS làm bảng lớp, bảng con
b. x + 5 = 10 d. x + 8 = 19
 x = 10 - 5 x = 19 - 8
 x = 5 x = 11
c. x + 2 = 8 e. 4 + x = 14
 x = 8 - 2 x = 14 - 4
 x = 6 x = 10
- 1 HS đọc y/c của bài.
- HS làm bảng con.
Số hạng
12
 9
10
15
Số hạng
 6
 1
24
 0
Tổng
18
10
34
15
- 1 HS đọc đề toán.
- Lớp có 35HS , trong đó có 20HS trai.
- Lớp học đó có? HS gái.
- 1 HS lên bảng. Lớp làm vở. 
Bài giải
 Lớp học có số học sinh gái là:
 35 - 20 = 15 (học sinh)
 Đáp số: 15 học sinh
- 1 số HS trình bày bài làm.
- Muốn tìm 1 số hạng ta lấy tổng từ đi số hạng kia.
- Khi tìm x ( các dấu bằng ghi thẳng cột).
Tiết 9:
tập làm văn
Kiểm tra định kì lần 1
I. Kiểm tra viết : (10 điểm) - Thời gian 50 phút 
 1/ Chính tả: ( 5 điểm ) - Thời gian 20 phút 
 Nghe viết bài : Người mẹ hiền (Đoạn 4)
 2/Tập làm văn: (5 điểm) - Thời gian 30 phút 
 	 Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về thầy cô giáo cũ của em theo gợi ý dưới đây: 
 - Thầy giáo ( hoặc cô giáo ) cũ của em tên là gì ? 
 - Tình cảm của cô ( hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào ? 
 - Em nhớ nhất điều gì ở cô ( hoặc thầy) cũ của em ?
 - Tình cảm của em đối với thầy (hoặc cô giáo) như thế nào ?
ii. Hướng dẫn đỏnh giỏ: 
 1. Chính tả: (5 điểm) 
 - Bài viết không mắc lỗi chính tả , chữ viết rõ ràng , trình bày đúng đoạn văn : 5 điểm .( Mỗi lỗi chính tả trong bài viết : sai - lẫn phụ âm đầu , vần hoặc dấu thanh không viết hoa đúng qui định ) trừ 0,3 điểm . Đối với những lỗi sai do ảnh hưởng tiếng địa phương mỗi lỗi trừ 0,1 điểm . 
 -Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng , sai về độ cao , khoảng cách ,kiểu chữ hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài .
2.Tập làm văn: ( 5 điểm )
 - Học sinh viết được 3 đến 5 câu theo gợi ý của đề bài; câu văn dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 5 điểm .
 ( Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết , có thể cho các mức điểm : 4,5 - 4 - 3,5 - 3 - 2,5 - 2 - 1,5 - 1 - 0,5 .)
Tiết 9:
kể chuyện
ôn tập giữa học kì 1 (T3)
I. Mục tiờu
1. Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc.
2. Ôn tập về các từ chỉ họat động.
II. Đồ dựng dạy – học 
- Phiếu ghi các bài tập đọc.
- Bảng phụ bài tập 2.
III. Hoạt động dạy – học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới 
1. Giới thiệu bài: 
GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Kiểm tra tập đọc( khoảng 5,6 em).
- Gọi HS bốc thăm
- Đặt câu hỏi HS trả lời.
- Nhận xét cho điểm, với những em không đạt yêu cầu luyện đọc lại để kiểm tra tiết sau).
3. Tìm những từ ngữ chỉ hoạt động của mỗi vật, mỗi người trong bài: Làm việc thật là vui (Miệng)
- GV cùng cả lớp chữa bài trên bảng.
Từ ngữ chỉ vật, chỉ người
Từ ngữ chỉ hoạt động
- Đồng hồ
- Gà trống
- Tu hú
- Chim
- Cành đào
- Bé
- Báo phút, báo giờ.
- Gáy vang òóoo báo giờ sáng.
- Kêu tu hú,tu hú báo sắp đến mùa vải chín.
- Bắt sâu bảo vệ mùa màng.
- Nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ.
- Đi học, quét nhà, nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.
4. Đặt câu về hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối (Viết).
- Giúp HS nắm vững yêu cầu bài.
- GV nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS ôn lại bài TĐ- HTL
Hỏt 
- Đọc thêm bài: DS HS tổ 1, lớp 2A.
- Xem lại khoảng 2 phút
- HS đọc (đoạn, cả bài).
- 1 HS đọc yêu cầu
- Lớp đọc thầm bài.
- Làm nháp.
- Tìm từ ngữ.
- 1 HS làm bảng phụ.
-1 số HS đọc bài làm của mình.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Nêu hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối và ích lợi hoạt động ấy.
- HS làm bài vào vở.
- HS nối tiếp nhau nói câu văn em đặt về 1 con vật,1 đồ vật,1 loài cây.
Ví dụ: Mèo bắt chuột, bảo vệ đồ dùng, thóc lúa trong nhà.
- Chiếc quạt trần quay suốt ngày xua cái nóng ra khỏi nhà.
- Cây bưởi cho trái ngọt để bày cỗ Trung thu.
- Bông hoa mười giờ xoè cánh ra, báo hiệu buổi trưa đã đến.
Tiết 9: 
hoạt động tập thể
Sinh hoạt lớp
I. Nhận xột hoạt động tuần 9:
 a. Ưu điểm:
- Ổn định tổ chức lớp, duy trì sĩ số, nề nếp lớp.
 - Các em đã có ý thức ôn bài để chuẩn bị cho kiểm tra.
- Đa số em làm bài tương đối tốt. 
 - Một số em học bài ở nhà đầy đủ.
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài.
 - Một số em đã có ý thức luyện chữ viết.
 b. Nhược điểm:
- Qua kiểm tra 1 số em đọc, viết còn yếu.
- Một số em nói chuyện trong lớp, chưa chú ý nghe giảng.
- Một số em về nhà chưa học bài và làm bài tập.
- Chữ viết còn xấu nhiều.
- Vẫn còn hiện tượng quên sách vở, đồ dùng học tập.
II. Phướng hướng tuần 10:
- Duy trì sĩ số, nề nếp lớp đã có.
- Phát động phong trào thi đua giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Qua kiểm tra những em đọc, viết còn yếu tự luyện đọc và viết thêm ở nhà.
- Mang đầy đủ sách vở, đồ dùng đến lớp.
- Biết vệ sinh cá nhân sạch sẽ và phòng bệnh theo mùa.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 9.doc