Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 29 năm học 2013

Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 29 năm học 2013

Tập đọc

NHỮNG QUẢ ĐÀO

I.Mục tiêu:

- Hiểu nghĩa các từ: cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt. Hiểu nội dung:Nhờ có những quả đào mà người ông biết được tính nết của từng cháu mình.Ông rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó dễ lẫn. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Bước đầu biết đọc diễn cảm, đọc phân biệt lời các nhân vật

- Giáo dục HS lòng nhân hậu, quan tâm đến mọi người.

II- Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh SGK, bảng phụ viết sẵn câu văn dài cần hd luyện đọc.

- HS: SGK

 

doc 77 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 736Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 2 - Tuần số 29 năm học 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Thứ hai ngày 25 tháng 3 năm 2013
Hoạt động tập thể
Nhà trường tổ chức
________________________________
Tập đọc
NHỮNG QUẢ ĐÀO
I.Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa các từ: cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt. Hiểu nội dung:Nhờ có những quả đào mà người ông biết được tính nết của từng cháu mình.Ông rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ khó dễ lẫn. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. Bước đầu biết đọc diễn cảm, đọc phân biệt lời các nhân vật
- Giáo dục HS lòng nhân hậu, quan tâm đến mọi người.
II- Đồ dùng dạy học: 
- GV: Tranh SGK, bảng phụ viết sẵn câu văn dài cần hd luyện đọc.
- HS: SGK
III- Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của GV
1- Kiểm tra:(3-5') 
- Gọi 2HS đọc thuộc lòng bài: Cây dừa + TLCH
- Nhận xét - đánh giá.
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài.(1-2')Cho HS quan sát tranh .
b- Nội dung: 
HĐ1. Luyện đọc( 30-32')
a, Đọc mẫu.	
- Giáo viên đọc mẫu, hướng dẫn giọng đọc : Lời kể khoan thai, rành mạch. Giọng ông lúc ôn tồn, hiền hậu, hồ hởi, lúc ngạc nhiên. Giọng Xuân hồn nhiên, nhanh nhảu. Giọng Vân ngây thơ. Giọng Việt lúng túng, rụt rè.
b, Luyện phát âm.
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp nhau, mỗi bạn một câu.
 Chú ý: Khi đọc lời nhân vật phải đọc hết lời nói của người đó.
- GV nghe, chỉnh sửa cho HS. Viết những từ mà HS đọc sai lên bảng, yêu cầu HS đọc lại cho đúng.(VD: nó, làm vườn, hài lòng, nói, tấm lòng...)
- Y/ c HS đọc nối tiếp câu lần 2 cả bài.
GV nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.
c, Luyện đọc đoạn.
? Để đọc bài tập đọc này, chúng ta phải sử dụng mấy giọng đọc khác nhau? Là giọng của những ai?
- Bài này có mấy đoạn?
- Phân chia các đoạn như thế nào?
- Y/c HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
+Gọi 1 HS đọc đoạn 1.
- Nêu giọng đọc và tổ chức cho HS luyện đọc hai câu nói của ông.
- Y/c HS đọc lại đoạn 1.
+ Y/c HS đọc đoạn 2.
- Gọi HS đọc mẫu câu nói của bạn Xuân. Chú ý đọc với giọng hồn nhiên, nhanh nhảu.
- Gọi HS đọc mẫu câu nói của bạn ông.
- Y/c HS đọc lại đoạn 2.
+ HD HS đọc các đoạn còn lại tương tự như trên.
- Y/c HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Luyện đọc trong nhóm.
 GV y/c HS luyện đọc đoạn theo nhóm 4.
 d, Thi đọc giữa các nhóm.
 GV theo dõi, sửa lỗi cho HS
e, Đọc đồng thanh.
- Y/c cả lớp đọc đồng thanh cả bài 1 lần.
- Đọc đồng thanh.
Hoạt động của HS
- 2HS lên bảng
- HS quan sát tranh, nghe giới thiệu.
- Học sinh theo dõi đọc thầm.
- Học sinh đọc nối tiếp mỗi em một câu đến hết bài.
- 5 HS đọc từ cá nhân, nhóm, lớp đọc đồng thanh.
- HS đọc nối tiếp câu lần 2.
- Đọc với 5 giọng khác nhau, là giọng của người kể chuyện, của ông, của Xuân, của Vân, của Việt.
- HS nêu: Chia làm 4 đoạn.
Đoạn 1: Sau một chuyến.... có ngon không?
Đoạn 2: Cậu bé Xuân..... nhận xét.
Đoạn 3:Cô bé Vân....dại quá!
Đoạn 4: Phần còn lại.
- 1HS đọc.
-1 HS đọc.
- Một số HS đọc các nhân, sau đó lớp đọc đồng thanh.
- 2HS đọc.
- 1HS đọc.
- 1HS đọc,các HS khác nhận xét và đọc lại.
- 1HS đọc,các HS khác nhận xét và đọc lại.
- 2 HS luyện đọc lại đoạn 2.
- Nối tiếp nhau đọc các đoạn.( 2 vòng)
- HS luyện đọc trong nhóm 4.
- Cả lớp đọc đồng thanh một lần đoạn 3,4.
TIẾT 2
 HĐ2.Tìm hiểu bài:(18-20')
- Gọi 1 HS đọc lại bài
- Người ông dành những quả đào cho ai?
- Xuân đã làm gì với quả đào ông cho?
- Ông đã nhận xét về Xuân như thế nào?
- Vì sao ông lại nhận xét về Xuân như vậy?
- Bé Vân đã làm gì với quả đào ông cho?
- Ông đã nhận xét về Vân như thế nào?
- Chi tiết nào trong truyện chứng tỏ bé Vân còn rất thơ dại?
- Việt đã làm gì với quả đào ông cho?
- Ông đã nhận xét Việt như thế nào?
- Vì sao ông lại nhận xét về Việt như vậy?
*KKHS trả lời: Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
- Em học tập được điều gì ở Việt?
GDHS: Có lòng nhân hậu, biết quan tâm đến mọi người.
HĐ3.Luyện đọc lại.(17-18')
- Y/c HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
- Tổ chức cho HS luyện đọc phân vai theo nhóm.
- GV nhận xét, ghi điểm.
*KKHS trả lời: Nội dung bài tập đọc nói nên điều gì?
GV chốt nội dung:Nhờ có những quả đào mà người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ông rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ, đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu.
- 1 HS đọc bài
- Người ông dành những quả đào cho vợ và ba đứa cháu nhỏ.
- Xuân đã ăn quả đào rồi lấy hạt trồng vào một cái vò. Em hi vọng hạt đào sẽ lớn thành một cây đào to.
- Sau này Xuân sẽ trở thành một người làm vườn giỏi.
- Vì khi ăn đào, thấy ngon, Xuân đã biết lấy hạt đem trồng để sau này có một cây đào thơm ngon như thế.
- Vân ăn hết quả đào của mình rồi đem vứt hạt đi. Đào ngon đến nỗi cô bế ăn xong vẫn còn thèm mãi.
- Ôi, cháu của ông còn thơ dại quá.
- Bé rất háu ăn, ăn hết phần của mình vẫn còn thèm mãi. Bé chẳng suy nghĩ gì, ăn xong là vứt hạt đào đi luôn.
- Việt đem quả đào của mình cho bạn Sơn bị ốm. Sơn không nhận. Việt đặt quả đào lên giường bạn rồi trốn về.
- Việt là người có tấm lòng nhân hậu.
- Vì Việt rất thương bạn, biết nhường phần quà của mình cho bạn khi bạn ốm.
- Biết quan tâm đến người khác.
- 4 HS đọc toàn bài mỗi em đọc một đoạn
- HS luyện đọc bài theo vai nhóm 5.
 - Thi đọc giữa các nhóm.
- HS trả lời: Nhờ có những quả đào mà người ông biết được tính nết của từng cháu mình.
3- Củng cố, dăn dò.(1-2')
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài, trả lời các câu hỏi trong bài. Luyện phát âm chuẩn l/n qua câu:
 Dòng nước lững lờ như một nỗi niềm thương nhớ mông lung.
___________________________________
Toán
CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200
I - Mục tiêu:
- HS biết cấu tạo thập phân của các số từ 111 đến 200 là gồm các trăm, các chục, các đơn vị.
Biết đọc viết các số tròn chục từ 111 đến 200. So sánh được các số từ 111đến 200 và nắm được thứ tự của các số này. BT cần làm: 1; 2(a); 3.
- Rèn kĩ năng đọc, viết số và so sánh các số có ba chữ số.
- Giáo dục HS ý thức học tập tốt 
II- Đồ dùng dạy học: 
Các hình vuông mỗi hình biểu diễn 100.
Phiếu học tập ghi bài 1.
III- Các hoạt động dạy:
Hoạt động của GV
1 Kiểm tra: ( 5’)So sánh các số :
 102.... 103; 109...110
 105....104; 105...105
- Nhận xét- đánh giá.
2 Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nội dung:
HĐ1: Giới thiệu các số từ 111 đến 200. ( 12’)
- GV gắn lên bảng hình biểu diễn 100
- Có mấy trăm? Gắn tiếp một hình chữ nhật biểu diễn 1 chục và một hình vuông nhỏ 
- Có mấy chục, mấy đơn vị?
- Gv giới thiệu số 111
- GV hướng dẫn đọc: Một trăm mười một
- GV hướng dẫn tương tự để HS nhận biết các số từ 112 đến 200
- Củng cố cách đọc, viết số từ 111 đến 200.
HĐ2: Luyện tập(18-19')
Bài 1. Gọi HS nêu y/c của bài: Viết(theo mẫu)
M: 110: một trăm mười.
- Cho HS làm bài vào PHT
Chốt: Cách đọc các số có 3 chữ số.
Bài 2. Gọi HS nêu y/c
- Y/c HS làm vở phần a..
*KKHS làm các phần còn lại.
- Chấm, chữa bài.
Chốt. Thứ tự các số từ 111 đến 200.
Bài 3. Gọi HS nêu y/c.
- Chữa bài, nhận xét.
123 120; 186 = 186;
126> 122; 135 > 125; 136 = 136; 148 > 128.
Chốt: So sánh các số có 3 CS ta so sánh theo từng hàng.
Hoạt động của HS
- 1 HS lên bảng.
- HS quan sát
- Có 1 trăm, 
- 1 chục, 1đơn vị
- HS đọc, viết
- HS đọc, viết các số từ 112 đến 200
- HS nêu y/c của bài.
- HS làm bài vào PHT
- Đổi chéo bài kiểm tra cho nhau
- Nêu y/c: Số?
- HS làm bài vào vở.
a,111; 112; 113; 114; 115; 116; 117;118;119;120 
- Điền dấu: >;<; =
- HS làm bài vào b/c
- 2 HS lên bảng.
3. Củng cố dặn dò:( 1-2’)
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập đếm các số có ba chữ số từ 110- 200
_____________________________________________________________________________
Thứ ba ngày 26 tháng 3 năm 2013
Tập đọc
CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG
I - Mục tiêu:
- Hiểu nghĩa các từ: thời thơ ấu, cổ kính, lững thững, ... Hiểu ND bài: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương . HS trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK..
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần khó dễ lẫn: không xuể, nổi lên, lúa vàng, nặng nề, yên lặng,... Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi đúng các dấu câu và cụm từ.
- Giáo dục HS thêm yêu cảnh đẹp của thiên nhiên.
II- Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ phóng to.
Bảng phụ ghi câu luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy:
Hoạt động của GV
1- Kiểm tra:(3-5') Học sinh đọc bài: Những quả đào, TLCH.
-GV nhận xét, ghi điểm.
2 - Bài mới: ( 30’)
a Giới thiệu bài: (3’) Dùng tranh minh hoạ giới thiệu
b Nội dung: ( 27’)
HĐ1. Luyện đọc (12’)
a, Đọc mẫu
- Giáo viên đọc mẫu. Giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
b, Luyện phát âm
-Y/c Hs luyện đọc câu.
- Gv theo dõi, ghi các từ HS dễ đọc sai.
(VD: gắn liền, nổi lên, quái lạ, vòm lá, gẩy lên, li kì, nói, lúa vàng...)
- Y/c HS đọc từng câu. Giáo viên nghe sửa lỗi
c, Luyện đọc đoạn 
Bài có thể chia làm mấy đoạn?
Phân chia các đoạn như thế nào?
-Y/c HS luyện đọc đoạn 1.
-(Treo bảng phụ ghi câu văn cần luyện đọc )
+Câu: Trong vòm lá,/gió... gẩy lên ... li kì,/ tưởng... đang cười,/ đang nói./
- Y/c HS nêu cách đọc câu văn này và luyện đọc.
- Gọi HS đọc lại đoạn 1.
 - Y/c HS đọc đoạn2. 
- Y/c HS nêu cách ngắt giọng 2 câu văn cuối bài.
( Xa xa......yên lặng)
Y/c HS luyện đọc từng đoạn lần lượt trước lớp. GV và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Y/c luyện đọc đoạn theo nhóm 2
d, Thi đọc
e, Cả lớp đọc đồng thanh.
HĐ2:Tìm hiểu bài(10')
-Những từ ngữ, câu văn nào cho thấy cây đa đã sống rất lâu?
-Các bộ phận của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào?
-Yêu cầu HS thảo luậnN2 trả lời câu hỏi 3. Nói lại đặc điểm mỗi bộ phận của cây đa bằng 1 từ.
-Ngồi hóng mát ở gốc đa tác giả còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương? 
*KKHS nêu ND của bài? 
Chốt: Tả vẻ đẹp của cây đa quê hương, thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương 
HĐ3. Luyện đọc lại(5')
Hoạt động của GV
- 2HS đọc.
- HS quan sát tranh, nghe giới thiệu.
- Học sinh theo dõi ,đọc thầm
- 1HS khá đọc mẫu lần 2.
- HS nối tiếp đọc câu.
- HS đọc cá nhân ,đọc đồng thanh cả lớp
- HS nối tiếp đọc câu lần 2.
Bài chi ... __________________
Thứ sáu ngày 06 tháng 4 năm 2012
Toán
MÉT
I - Mục tiêu:
- HS biết được tên gọi, ký hiệu và độ lớn của đơn vị đo độ dài m
- Làm quen với thước mét. Hiểu mối liên quan giữa mét với dm với cm
- Thực hiện các phép cộng trừ với đơn vị đo độ dài m
- Bước đầu tập đo độ dài và tập ước lượng độ dài theo đơn vị m 
Khuyến khích HS biết phân tích và tự phát hiện ra cách làm một số bài toán.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II- Đồ dùng dạy học:
- Thước mét
III- Các hoạt động dạy học.
1- Kiểm tra:(3-5') HS làm lại bài tập 3 của tiết trước.
2- Bài mới.
a - Giới thiệu bài.(1-2')
b- Nội dung.
HĐ1. Giới thiệu mét(10-12')
- GV đưa 1 thước mét cho HS quan sát, chỉ cho HS thấy vạch 0 và vạch 100
- Giới thiệu độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài 1 mét lên bảng
- Giới thiệu: Đoạn thẳng này dài 1 mét
- Mét là đơn vị đo độ dài
- Mét viết tắt là m
- Yêu cầu HS đọc viết đơn vị mét
- Yêu cầu HS dùng thước loại 1 dm đo đoạn thẳng trên bảng
- Đoạn thẳng trên dài bao nhiêu dm?
- Giới thiệu 1 m = 10 dm
- Yêu cầu HS quan sát thước mét và hỏi
- 1 mét dài bằng bao nhiêu cm
- Gv nêu 1 m = 100 cm
- Yêu cầu HS đọc phần bài học SGK
HĐ2. Luyện tập(18-20')
Bài 1. Gọi HS nêu y/c 
Chốt: Mối quan hệ giữa các đơn vị đo cm, dm, m.
Bài 2. Gọi HS nêu y/c.
* Y/c một HS làm mẫu một phép tính và nêu cách làm. 
- Các phép tính còn lại y/c HS làm vào vở.
Chốt: Thực hiện phép tính cộng, trừ với đơn vị đo.
Bài 3. HD HS đọc đề và phân tích đề.
- Chấm, chữa bài, nhận xét.
Chốt: Giải bài toán về nhiều hơn làm bằng phép tính cộng.
Bài 4. HD HS tập ước lượng độ dài điền đơn vị đo thích hợp vào chỗ chấm. 
- HS quan sát
- HS lĩnh hội
- Một HS vẽ đoạn thẳng lên bảng
- HS đọc viết m
- HS thực hiện yêu cầu
- Đoạn thẳng dài 10 dm
- 1 m = 100 cm
- 1 HS đọc 
- HS nêu y/c rồi làm bài vào bảng lớp, b/c
- HS làm và nêu cách làm.
- Làm vở rồi đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.
- Hs phân tích đề xđ cách làm
- 1 hs làm bảng lớp. Lớp làm vở.
3- Củng cố dặn dò:(1-2')
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Vận dụng đơn vị mét vào học toán và đời sống hàng ngày.
_________________________________________
Tập làm văn
ĐÁP LỜI CHIA VUI. NGHE TRẢ LỜI CÂU HỎI
I- Mục tiêu:
- Biết đáp lại lời chia vui của người khác bằng lời của mình
- Biết nghe chuyện: Sự tích hoa dạ lan hương và trả lời các câu hỏi
- Biết nghe và nhận xét lời đáp, nhận xét câu trả lời của bạn
- Giáo dục học sinh ý thức giao tiếp lịch sự.
II- Đồ dùng dạy học: 
-Tranh ảnh, chuyện: Sự tích hoa dạ lan hương
III- Các hoạt động dạy học:
1 Kiểm tra:( 2’) Bài tập
2 Bài mới:
a. Giới thiệu bài: ( 1-2’)
b. Nội dung:( 30’)
Bài 1:Gọi HS đọc yêu cầu
- Một HS đọc các tình huống đưa ra trong bài.
- Yêu cầu HS sắm vai thể hiện lại các tình huống
- Yêu cầu lớp nhận xét 
Bài 2: Đọc đề bài
- GV kể chuyện Sự tích hoa dạ lan hương
+ Gọi HS nêu các câu hỏi: 
- Vì sao cây hoa biết ơn ông lão?
- Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào?
- Về sau cây hoa xin trời điều gì?
- Vì sao trời lại cho hoa có hương thơm vào ban đêm?
 + Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện
* Yêu cầu HS kể chuyện có sáng tạo.
- HS đọc yêu cầu
- HS hoạt động theo cặp
- 1 HS hỏi, 1 HS đáp
- HS đọc đề bài
- HS nghe kể chuyện
- HS hỏi đáp theo nội dung bài
- Lớp nhận xét bổ sung
- 1-2 HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- HS kể chuyện có sáng tạo
3 Củng cố dặn dò:( 1-2’)
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà tập kể lại câu chuyện ở BT2.
______________________________
Tự nhiên xã hội
MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG DƯỚI NƯỚC
I- Mục tiêu.
- HS nói tên, lợi ích một số loài vật sống dưới nước.
- HS phân biệt được loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn
- Rèn luyện kĩ năng quan sát,nhận xét, mô tả. 
- Giáo dục học sinh biết chăm sóc bảo vệ loài vật.
II- Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh sưu tầm , tranh SGK
III- Các hoạt động dạy học.
1- Kiểm tra:( 3’)Sự chuẩn bị của HS
2- Bài mới:
a- Giới thiệu bài( 1-2’)
b- Nội dung:
HĐ1: Làm việc với SGK ( 10’)
- Học sinh biết tên một số loài vật sống dưới nước (nước ngọt và nước mặn)
- Tiến hành: 
- GV cho HS làm việc theo cặp
- Để các loài vật trên sống và phát triển chúng ta phải làm gì?
- Cần bảo vệ nguồn nước để các loài vật sống dưới nước tồn tại và phát triển.
HĐ2: Triển lãm tranh ảnh sưu tầm được ( 7’)
- GV tổ chức cho từng tổ HS sắp xếp và phân loại tranh ảnh sưu tầm được
HĐ3: Chơi trò chơi: Thi kể về các con vật.( 7-10’)
- GV cho HS thi kể về các con vật sống ở nước mặn và các con vật sống dưới nước ngọt.
- Chia thành 2 nhóm thi tiếp sức: lần lượt từng em lên bảng viết tên con vật mình biết , xong quay về đưa phấn cho bạn tiếp theo lên viết.
- Sau thời gian quy định, đội nào viết được nhiều tên con vật và đúng là thắng cuộc.
- HS quan sát hình vẽ trong SGK: nêu tên và ích lợi của từng con vật trong hình vẽ - nhận xét.
- HS đặt thêm 1 số câu hỏi về các con vật trên và trả lời.
+ Ví dụ: Con nào sống ở nước mặn? Con nào sống ở nước ngọt?
- Giữ sạch nguồn nước.
- HS trưng bày, phân loại và dán vào giấy khổ to.
- Đại diện các nhóm lên dán phần trưng bày mà các nhóm sưu tầm được.
- HS tham gia chơi trò chơi.
- Nhận xét.
- Bảo vệ các con vật sống dưới nước.
3. Củng cố dặn dò:( 1-2’)	
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét tiết học.
- Cần biết bảo vệ các loài vật sống dưới nước, khai thác hợp lí.
___________________________________
Mĩ thuật
GV chuyên soạn giảng
___________________________________
Chiều
Luyện viết chữ đẹp
ÔN CHỮ HOA A (KIỂU 2 – CHỮ NGHIÊNG)
I. Mục tiêu
- HS nắm được kĩ thuật viết chữ hoa A kiểu chữ nghiêng. Hiểu ý nghĩa câu ứng dụng: Ai yêu nhi 
đồng bằng Bác Hồ Chí Minh.
- Viết đúng, viết đẹp các chữ hoa , cụm từ ứng dụng, cỡ vừa và nhỏ, theo kiểu nghiêng.
 - GD tính cẩn thận, kiên trì.
II. Đồ dùng dạy học: 
 GV:- Bảng chữ cái viết nghiêng nét đều và bảng chữ cái viết nghiêng thanh đậm.
 HS: Vở Tập viết 2, tập một; vở luyện viết chữ đẹp (Quyển 2) .
 III. Các hoạt động dạy học. 
1 - Bài cũ:( 5’)
- Yêu cầu viết chữ hoa Y cỡ nhỏ, kiểu
đứng vào bảng con.
- 2 HS lên viết trên bảng lớp, cả lớp viết bảng con.
- Nhận xét- đánh giá.
2 - Bài mới. 
 HĐ1: HD viết chữ hoa A ( 5’)
- GV viết mẫu
- Cho HS so sánh chữ A (kiểu chữ đứng) với chữ hoa A (kiểu nghiêng) 
 - GV viết mẫu - Hướng dẫn viết.
- Nhận xét , sửa chữa.
HĐ2: HD HS viết chữ nghiêng: Ai. ( 5’)
- GV viết mẫu.
- Cho HS nhận xét độ cao của các con chữ trong chữ.
* Cho HS nhận xét 2 cách viết: Ai ; Ai.
HĐ3: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.( 5’)
- GT câu ứng dụng.
- Cho HS nhận xét độ cao các con chữ trong 1 chữ, k/c giữa chữ với chữ,...
- Lưu ý HS độ nghiêng của chữ.
HĐ4: Hướng dẫn viết thanh đậm. ( 5’)
 GV viết mẫu - Hướng dẫn viết.
HĐ5: GV chấm1 số bài , nhận xét. ( 5- 7’)
 Tuyên dương những em viết đẹp.
3. Củng cố, dặn dò.( 1-2’)
- Các em đã được học viết chữ gì? 
- Dặn dò: Luyện kĩ năng viết chữ đúng, đẹp.
- Về nhà luyện viết thêm cho đẹp hơn.
- Quan sát.
- Nêu cấu tạo chữ: 
- HS tự nêu cách viết.
- 1 HS nhắc lại quy trình viết
- HS viết bảng con.
- HS nêu.
- Viết bảng con 2 - 3 lần.
- Nêu nhận xét.
- Viết bảng con.
- Luyện viết vở Luyện viết (Quyển 2.)
- HS trả lời.
______________________________________
Toán(Tăng)
LUYỆN TẬP : MÉT. GIẢI TOÁN
I- Mục tiêu: 
- Củng cố cách đọc, viết đơn vị đo độ dài: mét. Đổi được đơn vị đo độ dài đã học. Cộng, trừ các số đo với đơn vị là m. Giải toán có lời văn liên quan đến đơn vị mét.
Khuyến khích HS áp dụng giải các bài toán có liên quan khác.
- Giáo dục HS lòng say mê học toán.
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: Hệ thống bài tập
- HS: VBT Toán, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học. 
HĐ1. Ôn tập kiến thức lí thuyết(7-8')
- Các em đã được học những số đo khối lượng, độ dài, thể tích nào?
- Mét là đơn vị dùng để đo gì?
- 1 m = ...... dm?
1m = ........ cm?
Chốt: mét là đơn vị dùng để đo độ dài.
1m = 10 dm; 1m = 100 cm
- HS nêu cá nhân.
HĐ2: Thực hành(25’)
- HS hoàn thành các bài tập 1, 2, 3, 4 trang 64 trong VBT Toán.
Bài 1: Chốt cách đổi đơn vị đo độ dài.
Bài 2: Chốt cách cộng, trừ đơn vị đo độ dài
Bài 3: Chốt cách giải bài toán có lời văn với đơn vị đo độ dài m.
Bài 4: Chốt cách ước lượng, nhận diện các đơn vị đo độ dài đã học để điền vào chỗ chấm.
- Làm thêm các bài tập sau.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
5 m = .......... dm
6 m = .......... cm
2 m 70 cm = ....... cm
4dm = ....... cm
3m 6 dm = .......... dm
1 m 8 cm = .......... cm
Chốt cách đổi đơn vị đo độ dài 
- HS làm vào vở.
Bài 2: Tính
14 m + 9 m =........
27 m + 8m = .........
35 m + 26 m = ...........
63 m – 18 m = ...........
42 m – 16 m = ...........
52 m – 17 m = ...........
Chốt cách cộng, trừ với số đo là mét.
Bài 3*: Với ba chữ số 2, 5, 6. Hãy viết các số có ba chữ số đó mà trong mỗi số không có chữ số giống nhau.
b) Sắp xếp các số đó theo thứ tự từ lớn đến bé
Đáp án: 256; 265; 526; 562; 625; 652
b) 652 > 625 > 562 > 526 > 265 > 256 
HĐ3: Theo dõi HS làm bài, chấm bài – chữa bài.(7-8')
HĐ4: Củng cố - nhận xét.(1-2') 
- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Cần biết áp dụng đơn vị m vào thực tiễn để đo độ dài.
______________________________
Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP
KIỂM ĐIỂM NỀN NẾP HỌC TẬP TRONG TUẦN
I. Mục tiêu
- HS thấy được ưu, nhược điểm của mình, của bạn trong tuần 27 vừa qua. 
- Biết phát huy ưu điểm, khắc phục những mặt tồn tại. 
- Nắm được phương hướng tuần tới. 
II. Chuẩn bị: Gương HS ngoan.
III. Nội dung: 
HĐ1. Các lớp phó lên nhận xét chung về ưu điểm, nhược điểm mọi mặt: 
 - Truy bài đầu giờ
 - Ý thức học tập
 - Thể dục
 - Ca múa hát giữa giờ.
HĐ2. Cá nhân HS phát biểu ý kiến. 
HĐ3. Lớp trưởng nhận xét chung.
HĐ4. GV nhận xét, đánh giá. Tuyên dương HS chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn. Nhắc nhở HS ý thức chưa tốt
HĐ5.Vui văn nghệ: Các tổ tự chọn các tiết mục văn nghệ để biểu diễn trước lớp.
IV. Phương hướng
- Khắc phục những nhược điểm của tuần qua
- Duy trì và phát huy tốt nề nếp sẵn có.
_____________________________________________________________________________
Kiểm tra, ngày 2 tháng 4 năm 2012

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2tuan 29.doc